Thiết bị tìm kiếm người mất tích giá gần 100 triệu đồng của sinh viên Hà Nội

Con Cưng Nó Cú

Senior Member

Cho rằng trong việc cứu hộ cứu nạn, thời gian luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhóm sinh viên này đã tạo ra hệ thống tìm kiếm định vị người mất tích nhằm rút ngắn thời gian trong quá trình giải cứu nạn nhân.​

Hệ thống tìm kiếm định vị người mất tích của nhóm sinh viên đến từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa giành giải Nhì cuộc thi Sáng tạo trẻ do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức hôm 23/3.
Đinh Hữu Hoàng, sinh viên năm 3 ngành Công nghệ Đa phương tiện, đồng thời là trưởng nhóm cho biết ý tưởng tạo ra một hệ thống phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn được em ấp ủ từ những năm cấp 3.

Đó là thời điểm năm 2020, Hoàng biết tới câu chuyện 17 công nhân mất tích và thiệt mạng trong sự cố sạt lở tại Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. “Dù mọi người đã nỗ lực tìm kiếm bằng mọi cách nhưng vẫn không đem lại kết quả”, Hoàng nhớ lại. Cũng từ lúc ấy, nam sinh luôn nhen nhóm ý tưởng tạo ra một thiết bị giúp tìm kiếm người gặp nạn vì sạt lở, lũ quét.

Theo Hoàng, trong công tác cứu hộ cứu nạn, thời gian luôn là yếu tố quan trọng đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay, thời gian trung bình để tìm ra người mất tích lên tới hơn 240 tiếng. Điều này sẽ làm mất đi “thời gian vàng” để cứu sống nạn nhân.

copy-of-d6c05d29841b5045090a-1086.jpg

TS Nguyễn Việt Hưng cùng các sinh viên Nguyễn Quang Huy, Đinh Hữu Hoàng,Nguyễn Đoàn Nguyên Linh.
Luôn trăn trở với suy nghĩ đó, tháng 7/2022, sau khi lên đại học, Hữu Hoàng bắt đầu tìm kiếm tư liệu liên quan và xây dựng các thuật toán. Từng đọc một bài báo khoa học nhắc đến công nghệ WiFi probe request frame, Hoàng nảy ra ý tưởng tạo ra hệ thống tìm kiếm định vị người mất tích dựa trên thuật toán dò sóng wifi từ các thiết bị cá nhân.

Với số tiền tiết kiệm 3 triệu đồng, Hoàng bắt đầu tạo ra được một bộ vi xử lý để thử nghiệm. Sau khi hoàn thành, vì không có thiết bị bay, nam sinh nghĩ cách nối 3 đoạn tre dài 20m rồi gắn bộ vi xử lý vào ngọn, đứng trên nóc nhà để thử nghiệm gần với thực tế nhất.

Theo Hoàng, để tăng khả năng tiếp cận những khu vực khó, sau này hệ thống có thể sử dụng thiết bị bay không người lái. Điều này giúp giảm yêu cầu về mặt kỹ thuật điều khiển, đồng thời tăng độ chính xác trong phạm vi tìm kiếm. Dữ liệu sẽ liên tục được cập nhật theo thời gian thực, các vị trí sẽ được chỉ điểm nhằm gợi ý địa điểm của người mất tích.

Sau khi có ý tưởng, Hoàng rủ 3 người bạn cùng tham gia thiết kế nguyên mẫu sản phẩm. Nhóm bắt đầu tính toán nguyên vật liệu bằng khung carbon và lập trình bộ xử lý trung tâm thu phát sóng và tín hiệu. Đến tháng 4/2023, nhóm của Hoàng đã cho ra sản phẩm thử nghiệm đầu tiên.

“Trong quá trình thử nghiệm, số lượng thiết bị tìm kiếm được lên tới 500 với diện tích tìm kiếm khoảng 10.000m2, trần bay lên tới 100m, thời gian bay liên tục tối đa 30 phút với sai số chỉ khoảng +-2m”, Hoàng nói.

Nhóm sau đó cũng đem thử nghiệm trong nhiều điều kiện, môi trường khác nhau như tại Sóc Sơn (Hà Nội) hay Quảng Xương (Thanh Hóa) – nơi vốn gần biển, có mưa và gió giật cấp 7, từ đó tinh chỉnh để hệ thống đạt độ chính xác cao nhất.

Sau nhiều lần cải tiến, thời gian bay trong lần gần nhất tăng lên 43 phút liên tục, diện tích tìm kiếm mỗi lần bay lên tới 14.300m2, sai số giảm còn +-1,5m.
 
Là điện thoại cũng tự phát wifi khi không bật ah các anh?
Hình như phải bật mới dò được, kiểu như đt fence bật wifi để dò các trạm cấp wifi ấy. Trường hợp đi du lịch ít khi bật wifi lắm, toàn bật dữ liệu di động
 
Tóm lại là người mất tích phải bật wifi à? Cũng gọi là có tác dụng trong 1 số điều kiện nhất định. Thực tế thì có nhiều vấn đề như địa hình nhiều cây cối đồi núi nên sóng wifi bị chặn, đt hỏng hoặc hết pin. Cái quan trọng nhất là nếu tôi bị lạc mà đt vẫn còn hoạt động thì tôi sẽ tắt mọi kết nối k cần thiết, bao gồm wifi để kéo dài thời gian sử dụng pin nhất có thể.
 
dùng sóng wifi tốn pin, không khả dụng với trường hợp tìm người mất tích.
Như thằng Apple vẫn tìm được điện thoại kể cả khi bị sập nguồn là nó dùng sóng bluetooth. Ý tưởng mấy bạn này chỉ dừng lại ở bài tập thôi.
 
Trường hợp như Rào Trăng thì thiết bị ngập nước hỏng cmnr, tìm làm sao?
Đã tai nạn thì có gì tìm đó chứ?
Tóm lại là người mất tích phải bật wifi à? Cũng gọi là có tác dụng trong 1 số điều kiện nhất định. Thực tế thì có nhiều vấn đề như địa hình nhiều cây cối đồi núi nên sóng wifi bị chặn, đt hỏng hoặc hết pin. Cái quan trọng nhất là nếu tôi bị lạc mà đt vẫn còn hoạt động thì tôi sẽ tắt mọi kết nối k cần thiết, bao gồm wifi để kéo dài thời gian sử dụng pin nhất có thể.
trường hợp a bất tỉnh?
tính khả dụng = 0
lẽ ra nên fail từ khâu ý tưởng
:nosebleed:
lý do =0?
trường hợp rãnh đến mức bật tắt wifi điện thoại liên tục có bao nhiêu đâu? bật liên tục tốn có bao nhiêu pin đâu? ít nhất nó có ít trong trường hợp điện thoại hoạt động và nạn nhân bất tỉnh
 
Đã tai nạn thì có gì tìm đó chứ?

trường hợp a bất tỉnh?

lý do =0?
trường hợp rãnh đến mức bật tắt wifi điện thoại liên tục có bao nhiêu đâu? bật liên tục tốn có bao nhiêu pin đâu? ít nhất nó có ít trong trường hợp điện thoại hoạt động và nạn nhân bất tỉnh
+1, trường hợp công nhân đang trong hầm bất ngờ bị sụp hố hoặc động đất bất ngờ bị kẹt trong đống đổ nát thì vẫn có tác dụng chán. Thứ nữa là sáng tạo sinh viên thì nó đến thế là tốt rồi chứ đòi thực tế, khả thi 100% thì bọn doanh nghiệp trên thế giới là phế vật hết à mà chưa nghĩ ra :LOL:)
 
sao k làm lấy cái máy quét hồng ngoại như trong phim nhỉ, nhìn là thấy rồi tìm đường vào có phải nhanh không
 
Tóm lại là người mất tích phải bật wifi à? Cũng gọi là có tác dụng trong 1 số điều kiện nhất định. Thực tế thì có nhiều vấn đề như địa hình nhiều cây cối đồi núi nên sóng wifi bị chặn, đt hỏng hoặc hết pin. Cái quan trọng nhất là nếu tôi bị lạc mà đt vẫn còn hoạt động thì tôi sẽ tắt mọi kết nối k cần thiết, bao gồm wifi để kéo dài thời gian sử dụng pin nhất có thể.
Khi k kết nối dc wifi thì dĩ nhiên dt càng dùng lâu càng tốt. Còn đã có wf, sóng đt mà còn tắt làm gì?
 
sao k làm lấy cái máy quét hồng ngoại như trong phim nhỉ, nhìn là thấy rồi tìm đường vào có phải nhanh không
ý a là máy tầm nhiệt à? cái đó k hiệu quả ở cự ly quá xa, soi đc cự ly xa thì hàng hịn, giá thành quá cao để phổ biến cho công tác cứu hộ cứu nạn.
 
Back
Top