Nói sơ qua 1 chút. Chuẩn bị vào mùa mưa, mà mùa mưa độ ẩm lên cao, mối bắt đầu phát sinh lan rộng. Con mối nó chuẩn bị ăn cả nhà Các thím.
Mình đang làm bên ngành trừ mối - khử trùng. Mà trong voz chắc không có khứa nào cần khử trùng nên bỏ qua, mình chỉ nói kinh nghiệm về mối.
- Kinh nghiệm của mình thì thuộc hàng lão làng, phòng trừ mối nhà nào là nhà sạch mối. Tất nhiên vẫn có trường hợp hiếm là mấy khứa kỹ thuật bơm thiếu thuốc vị trí thôi.
- Khu vực xử lý: Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai
H tao vào thẳng vấn đề. Trước h có nhiều thằng than nhà nó bị mối, xử lý hoài không bao h hết được, ăn mẹ nó cái nhà. mình sẽ truyền lại cho các thím cách phòng tránh và xử lý mối để có thêm tí hiểu biết và bảo vệ cái chuồng.
Nên nhớ rằng, xử lý mối thì các thím có thể tự làm được, chỉ có cái là phải mua đúng hàng thật, pha đúng cách, phun đúng phương pháp theo định kỳ là sẽ hiệu quả.
Mình tính chi phí xử lý mối như sau:
- Giá vật tư: 20%
- Giá nhân công: 30%
- Xăng xe, bảo hành: 20%
- Lợi nhuận: 30%
Do đó, nếu các thím tự làm ở nhà, giá chỉ bỏ ra 20% mà thôi. VD 1 đơn mối mình xử lý 2tr/năm (Bảo hành 1 năm, kiểm tra 1 năm 2 lần), thì nếu tự làm ở nhà, chi phí chỉ tầm 300k-400k, mà có khi thấp hơn, có đơn mình dùng chai thuốc có hơn 100k cho đơn hàng mối 2tr5 xài được cả năm.
1. Mối: Phải phân biệt, có 3 dạng mối phổ biến: Mối chúa, mối thợ, mối cánh.
- Mối chúa sống trong tổ, chức năng chính sinh sản. Mà tổ nó thì thường nằm dưới đất.
- Mối thợ: bảo vệ mối chúa, kiếm ăn
- Mối cánh: Mối tách đàn, bay ra tạo tổ mới nếu đủ điều kiện.
Vậy đối tượng nên xử lý là thằng nào: Đó là mối chúa.
Chỉ cần xử lý mối chúa, mọi chuyện sẽ được giải quyết.
2. Các phương pháp xử lý sai lầm của (đa số) khách bên mình gặp phải
- Xử lý mối bằng chai xịt mua cửa hàng tạp hóa. Mối có chết ko? Có chứ sao ko, nhưng chết mối thợ, đéo chết mối chúa. Vài ngày sau nó lại quay trở lại cắn tờ rim các thím.
- Phát hiện mối ăn đồ gỗ trong nhà (Tủ bếp, kệ gỗ) -> Tháo ra, phun thuốc xung quanh, bỏ kệ cũ, mua kệ mới. Thế thì cuối cùng ngựa cũng quay về hướng cũ. Bên mình từng xử lý vài cái nhà hàng, nó ốp gỗ vào cột, chân tường bị mối ăn, sau đó tháo ra cho thay lại, sau vài tua vẫn đéo được (Vì cơ bản cái tổ mối nó vẫn còn), thế là gọi bên mình tới làm.
3. Thế h làm cách nào cho chuẩn
Nhà thím nào chưa xây dựng, đang xây dựng, đang sửa chữa, bảo trì thì nên xử lý bằng phương pháp phun xịt bằng cao áp.
Có nhiều loại thuốc xử lý, cũng có các thuốc rất hiệu quả, nhưng đã bị cấm dùng (Agenda, Map Sedan, Lenfos), cũng có thuốc đang cho phép trên thị trường (Mythic, Termize, PMC, PMs,) nhưng mình chỉ khuyên dùng loại nào dựa vào kinh nghiệm sử dụng với sự hiệu quả và chi phí)
- Nếu thím nào mua được các chai Agenda, Map Sendan, Lenfos còn tồn thì sử dụng.
- Với xử lý mối công trình xây dựng, sửa chữa, bảo trì: Termize (pha 2,5ml/01 Lít nước) hoặc PMs
- Ở khu vực móng, nền chưa đổ bê tông: phun đảm bảo 5L/m2. Thằng nào dùng bột thì 1-2kg/m2.
- Ở khu vực đã trét bê tông (Chưa lót gạch): 2L/m2, không dùng bột.
- Ở tường: Phun ướt (Tường chưa sơn, chưa trét xi), chỉ có gạch.
Thế thím làm sao? Nhờ thợ mà làm, chác thím có thợ xây ở đó, nó có bơm đó, kiếm cái thung phi rồi pha thuốc vào đó, nhờ nó xịt cho. 1 nhà tầm 100m2 chúng nó pha thuốc và phun tầm 30ph là xong.
Có nhiều đứa nói là làm cái hào bên ngoài. Tức đào hào nhỏ, trộn thuốc và đất sau đó chôn lại. Thì cũng đc, nhưng mình thấy đéo cần thiết, vì cơ bản đào nó mệt, phun nền móng xong, chỉ cần phun tường rào, và phun chân tường nhà bên ngoài là đủ.
Có nhiều chỗ biệt thự, nó yêu cầu mình phòng mối (Cho các bẫy mối). Nó như sau:
Phương pháp: Chôn ngoài vườn, xung quanh nhà. Mối nó có ăn thì ăn thằng này trước. 3 tháng kiểm tra lần, nếu phát hiện mối là xử lý.
Nhận xét của mình về thằng này: Xài đc, nhưng chi phí cao. Khứa nào nhà gỗ quá nhiều, nhà dư tiền thì mua, còn không thì khỏi.
2.
Vấn đề chung của các thím
Phần lớn nhà các thím đã xây dựng và chắc chắn đéo bao h xử lý mối dưới nền đất khi xây, nên phát sinh mối là điều hiển nhiên. Nó ăn ở bên dưới (Các rễ cây bị chết), gỗ (Lúc đổ san lấp đéo lọc gỗ vụ ra), h nó mon men chạy lên khám phá nhà của các thím.
Thế chúng nó đi từ hướng nào? Có các hướng như sau:
- Bên ngoài đi vào: Chân tường ở bên ngoài bám theo tường hay góc tường lên, nhất là khu ẩm ướt như nhà bếp nhà vệ sinh
- Bên trong nhà: Những vị trí nứt tường, sàn, các vị trí chân móng chạy lên, theo ống nước (Nước cấp/nước xả) bị rỉ, đường điện.
- Nếu bên dưới nền, thì có nhiều chỗ như thợ xây dựng làm ẩu, bên dưới gạch bị hở/hổng hay do nhiệt độ là nứt.
Nếu trong trường hợp, các thím thấy mối phát sinh trong tủ bếp, hay tủ quần áo, thì tao chia buồn chúng mày luôn: Nó đã ăn hết cmn cái tủ nhà. Thế h làm cách nào để xử lý đc cái đám mối đó? Tiêu diệt, phòng trừ và thay mới.
- Tiêu diệt tổ mối
B1: Khi phát hiện mối, không được đánh động, không được bóc tách đường đi của mối.
B2: Sử dụng hộp nhữ mối: các thím lấy mấy hộp giấy nhỏ, bên trong nhét gỗ thông hoặc bã mía, đặt chỗ lối đi của mấy con mối đó : Nhớ bắt vài con mối cho vào hộp). Lưu ý hộp nó phải ẩm. Các thím phun hoặc vẫy nước vào trong đó cho ẩm. Nên đặt 2 hộp là tối thiểu.
B3: 10 ngày sau mở ra kiểm tra, Nếu mối quá nhiều rồi, rải PMC DP90 vào. Đây là dạng thuốc bột màu đỏ gạch, có tác dụng tiêu diệt lây bệnh cho mối chúa. Khi rải bột trúng con mối, nó sẽ bị động, và bò lại vào tổ. Khi vào tổ, chúng nó sẽ lây và chết.
Lưu ý: Thuốc này chỉ có tác dụng tiêu diệt tổ mối, không có tác dụng phòng trừ.
2. Phòng trừ mối
Sau khi các thím xử lý xong tổ mối, thì nên phòng trừ bằng cách phun thuốc. Có 2 loại thuốc nên dùng là
- Mythic 240SC (BAFS - Đức) - Chai 100ml hoặc 1L
- Termize 200SC (Hợp Trí - Việt Nam) - Chai 50ml hoặc 500ml
Các thím mua chai 50ml hay 100ml là đc rồi. Pha tỉ lệ 50ml -> Pha trong bình xịt tưới cây 5L -> phun ướt, hoặc 100ml-> Pha đủ bình xịt 10L.
Vòi phun: Phun mạnh, không phải chỉnh dạng sương hay rẻ quạt (Điều chỉnh ở pét phun), chỉ cần phun đều, phun ướt. Nên nhớ rằng, khi pha thuốc nếu ko xài hết thì có thể để nguyên lại, dán giấy cảnh báo bên ngoài và bịt kín, bữa nào xài tiếp, đừng đổ ra ngoài rồi lấy bình đó đi tưới cây.
Vị trí phun: Phun sau các tủ bếp, tủ gỗ nhà (Tủ quần áo, kệ ti vi, giường, cửa gỗ, các vị trí bên trong tường trước khi ốp gỗ), nhất khi thằng nào ốp gỗ nền nhà càng phải phun.
Tường: Khoan tường như các thím hay gắn ốc nhét tắc kê, bơm thuốc vào đó, phun 0,5L/lỗ, cao độ cách tầm 20cm là được, 1m/lỗ.
Lưu ý khi phun: Khóa mõm các con chó mèo trong nhà lại, chúng nó liếm là đi gặp tổ tiên đấy.
Phun nhớ mang khẩu trang, găng tay, phun xong thì cách lý 2h, cho cái quạt nó thổi bớt mùi ra ngoài là xong.
Phun định kỳ năm đầu: (2 lần. 6 tháng/lần), năm sau: Phun 1 lần. Phun tổng 3 lần là đc. 3 năm sau nữa hãy phun lại.
Mua PMC ở đâu: Shopee, lazada,... nó bán đầy nhóc, nhưng lưu ý: Thuốc này bị làm giả rất nhiều. Lưu ý khi mua cẩn thận.
Mua Mythic và Termize ở đâu: Shopee, lazada,... nó bán đầy nhóc, nhưng lưu ý: Thuốc này bị làm giả rất nhiều. Lưu ý khi mua cẩn thận.
Mình cũng bán, nhưng thích tư vấn chia sẽ kinh nghiệm hơn.
Múa rìu: Có nhiều thằng nó báo là bên nó có máy dò radar phát hiện mối dưới nền nhà, nền đất. Hình dáng nó như sau:
Bên mình có máy này không? Có, mua hơn 5k USD, nhập từ Úc về, nhưng kết quả sao? Đéo xài được, chỉ mang đi để lòe thiên hạ thôi.
Lưu ý khi mua hàng nội thất gỗ: Có tiền thì báo thằng bán nội thất xông trùng cả cái tủ cho mình. Vì đồ nội thất cơ bản là từng tấm ghép lại với nhau, kêu nó nhét cái nội thất đó vào trong cái bao nilong và bơm thuốc khí vào. Nếu không có ngày các thím sẽ hối hận.
Nếu ko xông trùng được, thì phun cái thuốc mối lên nội thất các thím trước khi lắp đặt như các vị trí bắt vít, chân, lưng phía sau cho kỹ (Chỗ nào tiếp xúc với tường, nền, bắt vít, và không sơn PU). Không phải phòng mối mà còn phòng mọt nữa.
Hi vọng các chia sẽ ở trên giúp ích cho các thím sau này.