Thổ Công Có Phải Là Ông Táo Không?

truongtuongtu

Senior Member
Sắp 23 tháng chạp rồi chỗ các fen cúng ông Công ông Táo thế nào?
Chỗ em ông Thổ Công ( Thổ Địa) và Táo Quân khác nhau nhưng sao đọc báo chí toàn quy hết về 1 vậy các fen nhỉ?
Chỗ em bát hương chính giữa là thờ Thổ Công còn ko có thờ Táo Quân
 
Sắp 23 tháng chạp rồi chỗ các fen cúng ông Công ông Táo thế nào?
Chỗ em ông Thổ Công ( Thổ Địa) và Táo Quân khác nhau nhưng sao đọc báo chí toàn quy hết về 1 vậy các fen nhỉ?
Chỗ em bát hương chính giữa là thờ Thổ Công còn ko có thờ Táo Quân
Thổ địa là cái ông hay ngồi với ông thần tài đó. Ông táo thì ở dưới bếp.
 
Mình nghe gọi tết ông công ông táo, công đó có phải thổ công không mình không biết. Nhưng chỗ mình mỗi nhà thường có một miếu nho nhỏ nằm phía trước nhà hoặc trong đất nhà, gọi là ông thổ thần, khác với cả ông địa trong bộ ông thần tài ông địa, và đương nhiên cũng không phải ông táo bà táo ở nhà bếp.
 
Đất có Thổ công, sông có Hà bá, còn Táo quân là ông thần bếp. Xem gặp nhau cuối năm thì cũng hiểu nôm na ông Táo quân cai quản bếp núc mọi nhà, cuối năm mới về chầu Ngọc hoàng (23/12 âl) để tấu lai cuộc sống nhân gian trong 1 năm vừa qua.
Phật giáo thì còn có thêm : Địa tạng vương bồ tát, 1 vị cai quản cõi U minh trong lòng đất.
Trong văn hoá lâu đời của ông cha ta, mỗi ông 1 chức vị, 1 công việc khác nhau. Không hề lẫn lộn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
:v e thấy báo chí viết chung Thổ Công chỉ là 1 trong 3 vị táo quân mới ảo chứ. May trong voz vẫn còn nhiều fen phân biệt rõ
 
Hồi xưa đất đai thừa mứa, thổ công ko được chức sắc cao như ông táo, nên chỉ có ông táo mới được lên trời công tác.

Bây giờ đất đai giá cao 2 tỷ/m2, ông táo 500 ngàn có 1 cái bếp branch new, nên chức tước thổ công lên vù vù, ông táo rớt chức.
 
Trên cõi trời Ban giám sát có vô số vị tuệ linh được luân phiên cắt cử xuống tu luyện (thực tập sinh làm người). Họ đươc xuống với vai trò khác nhau trong từng điền thổ, đó là thần linh, thổ địa, táo quân, thần tài. Mỗi một gia đình sẽ có đầy đủ 4 vị thần linh như vậy, cách sắp xếp là do hội đồng trên cõi trời đó sắp xếp. Các vị thần giúp đỡ con người việc quản lý phần âm trong phạm vi pháp lực cho phép. Họ chủ yếu sẽ học kinh nghiệm làm người, học cách đối nhân xử thế của con người để được luân hồi xuống tu hành. Sự thật là không có cá chép nào để các vị ấy cưỡi về trời cả. Họ sẽ di chuyển trong mã sóng của năng lượng. Việc dân gian có phong tục ngày 23 là tri ân chư thần, chư thiên. Đây là một nét đẹp để con người kết nối và tò mò tìm hiểu về các vị ấy. Còn việc thả cá chép phóng sinh là mang ý nghĩa nhân văn mà người xưa muốn thông qua việc tri ân chư thiên để răn dạy con cháu nên làm việc thiện. Ta vẫn lễ ngày 23 để tri ân và không nên cúng cá sống, mà hãy mua bất cứ con vật nào rồi thả ra sông sạch sẽ để làm hành động dạy dỗ con cháu. Bản chất việc chư thiền đi về báo cáo với hội đồng các ngài diễn ra trong tích tắc nên không phải là các vị ấy về thay phiên nhau xuống. Việc chư thiên thay phiên xuống điền thổ là có thật, nhưng không phải là ngày 23 tháng chạp, mà tùy theo việc hoàn thành hay không hoàn thành việc tu luyện của chư thiên đó tại mỗi điền thổ.
 
Sắp 23 tháng chạp rồi chỗ các fen cúng ông Công ông Táo thế nào?
Chỗ em ông Thổ Công ( Thổ Địa) và Táo Quân khác nhau nhưng sao đọc báo chí toàn quy hết về 1 vậy các fen nhỉ?
Chỗ em bát hương chính giữa là thờ Thổ Công còn ko có thờ Táo Quân
gia đình thím người hoa hay kinh tộc. Gốc nhà hệ nào thì cúng theo hệ đó, học người ta làm gì.

Do hoà trộn văn hoá nên nguồn gốc thổ công cũng ko rõ ràng.
Nếu thổ công thờ riêng thì là thổ công của người hoa, cúng bái như ông táo của người kinh
Thổ công mà thờ chung với người khác, thường là thổ địa thì lúc này thổ công là người chồng thứ 2 của bà táo, thuộc bộ 3 táo quân của việt nam ( Thổ địa - thổ công - thổ kỳ)
 
Sắp 23 tháng chạp rồi chỗ các fen cúng ông Công ông Táo thế nào?
Chỗ em ông Thổ Công ( Thổ Địa) và Táo Quân khác nhau nhưng sao đọc báo chí toàn quy hết về 1 vậy các fen nhỉ?
Chỗ em bát hương chính giữa là thờ Thổ Công còn ko có thờ Táo Quân
ko phải
 
gia đình thím người hoa hay kinh tộc. Gốc nhà hệ nào thì cúng theo hệ đó, học người ta làm gì.

Do hoà trộn văn hoá nên nguồn gốc thổ công cũng ko rõ ràng.
Nếu thổ công thờ riêng thì là thổ công của người hoa, cúng bái như ông táo của người kinh
Thổ công mà thờ chung với người khác, thường là thổ địa thì lúc này thổ công là người chồng thứ 2 của bà táo, thuộc bộ 3 táo quân của việt nam ( Thổ địa - thổ công - thổ kỳ)
Kinh Tộc thím ơi và Thổ Công cúng ở gian chính trên nhà bát hương cao nhất. Chỗ e nhà nào cũng 3 bát hương bên trái là thờ bà Cô, chính giữa là bát hương Thổ Công, bên phải là Gia Tiên.
 
Back
Top