Thời thế đã thay đổi, giờ kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm

456

Senior Member
Ngay từ nhỏ, thế hệ Z đã được thầy cô, phụ huynh cho rèn luyện các kỹ năng mềm như sáng tạo, thuyết trình hay làm việc nhóm như hành trang chuẩn bị cho tương lai. Thế nhưng, theo kết quả của một khảo sát gần đây, các Gen Z đã đi làm lại chỉ ra mong muốn ngược lại.
Kỹ năng cứng lên ngôi
Kỹ năng cứng (hard skills) là những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần có cho một ngành nghề nào đó. Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu về kỹ năng cứng khác nhau, chẳng hạn như bác sĩ thì phải có kiến thức về y khoa hay thợ chụp ảnh cần nắm rõ cấu hình của máy ảnh và các phần mềm chỉnh ảnh.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là ở chỗ: Kỹ năng cứng thường là “đặc sản” của một ngành nghề, trong khi kỹ năng mềm có thể được ứng dụng và chuyển đổi qua lại giữa nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn như thuyết trình trước đám đông hay làm việc nhóm.
Thời thế đã thay đổi, giờ kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm ảnh 1


Gần đây, công ty Adobe đã thực hiện một cuộc khảo sát nhân lực tương lai khi phỏng vấn hơn 1.000 nhân sự Gen Z hiện đang làm việc ở Mỹ. Kết quả tiết lộ rằng 48% người được khảo sát muốn được đào tạo kỹ năng cứng nhiều hơn, và chỉ 33% muốn được đào tạo thêm kỹ năng mềm.
Mặc dù khảo sát này không đại diện cho tất cả Gen Z trên toàn cầu nhưng nó cũng phần nào cho thấy mong muốn của giới trẻ trong việc được huấn luyện chuyên môn nhiều hơn trong công việc.
Thời thế đã thay đổi, giờ kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm ảnh 2

Đặc biệt, với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo, việc sử dụng thành thạo các loại công cụ này cũng là một loại kỹ năng cứng mà Gen Z mong muốn lĩnh hội. Theo khảo sát trên 4.000 người ở Mỹ, Anh và Úc của công ty Salesforce, 70% Gen Z tham gia khảo sát trả lời rằng họ đã dùng qua các công cụ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), và mục đích chủ yếu là phục vụ cho công việc.
Khi ngày càng nhiều công ty bình thường hóa việc sử dụng các công cụ như ChatGPT hay Midjourney, việc thông thạo các phần mềm này sẽ giúp người trẻ đóng góp hiệu quả hơn trong công việc. Thế nhưng, không phải công ty nào cũng tổ chức huấn luyện sử dụng trí tuệ nhân tạo cho nhân viên, và đa số người trẻ phải tự mò mẫm học một mình.
Các ngành Sáng tạo thì không cần kỹ năng cứng?

Ở cấp phổ thông, các môn học thường được chia thành hai khối là Tự nhiên hoặc Xã hội, và các môn thuộc khối Tự nhiên như Toán, Lý Hoá thường được mặc định là đòi hỏi lượng kiến thức chuyên môn nhiều hơn những môn Xã hội như Văn, Sử, Địa.

Điều này vô tình khiến nhiều bạn trẻ nghĩ rằng chỉ những công việc đòi hỏi phần lớn kiến thức khối Tự nhiên như bác sĩ, lập trình viên hoặc tài chính ngân hàng mới cần kỹ năng cứng. Trên thực tế, mọi công việc dù thuộc lĩnh vực Tự nhiên hay Xã hội đều đòi hỏi kiến thức chuyên môn như nhau.

Thời thế đã thay đổi, giờ kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm ảnh 3
Ảnh: NVCC
Chị Ngọc Trâm (nhân sự ngành Truyền thông tại TP.HCM) cho biết, chị gặp nhiều bạn trẻ nghĩ rằng chỉ cần biết sáng tạo, giao tiếp, hay biết mỗi thứ một chút là có thể làm việc trong ngành Marketing, Truyền thông.
Cụ thể, ở lĩnh vực Marketing, Truyền thông, một số kỹ năng cứng thường gặp và cần thiết cho công việc là khả năng phân tích thị trường, phân tích người tiêu dùng; khả năng lập kế hoạch, định hướng chiến dịch.

“Khi xung quanh mọi người nói về thuật ngữ, về thị trường, về các định nghĩa ngành, nếu bạn không nắm bắt được hết thì sẽ khó theo kịp và phát triển nhanh như những bạn đã có sẵn nền tảng”, chị Ngọc Trâm chia sẻ. “Bên cạnh đó, khi có kiến thức và kỹ năng cứng thì nếu phải thuyết trình kế hoạch, ý tưởng của mình với người khác, mình cũng có cơ sở để bảo vệ quan điểm, góc nhìn và ý tưởng của mình”.

Thời thế đã thay đổi, giờ kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm ảnh 4
Ảnh: NVCC
Nếu như kỹ năng mềm giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, thì kỹ năng cứng chính là cốt lõi giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Thanh Ngân (du học sinh tại Bulgaria) chia sẻ:

“Sau nhiều lần được sửa CV và nộp đơn xin thực tập, tớ đã rút ra được kinh nghiệm rằng một chiếc CV có thật nhiều kỹ năng cứng sẽ gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng nhiều hơn là những kỹ năng chung chung như làm việc nhóm hay giao tiếp”.
Cô bạn cũng chia sẻ rằng cách nhanh nhất để bổ sung kỹ năng cứng chính là đăng ký học các chứng chỉ bên ngoài. “Là học sinh ngành Báo chí - Truyền thông, tớ đã đăng ký học ngay lớp Phân tích dữ liệu để phục vụ cho công việc phân tích thị trường, phân tích khách hàng sau này”.
 
Hiện tại giao tiếp qua phần mềm, chương trình hết rồi nên kỹ năng cứng lại cần thiết hơn là phải rồi.
 
nó chỉ là lợi thế khi ít người có. Giờ ai cũng có thì còn gì mà đòi lợi thế
 
thời trc đặc biệt là boomer kĩ năng mềm cực kì quan trọng, thế nên mấy các sách self help phát triển cực thịnh mặc dù cũng chả dạy cho ngta cái gì cụ thể. thời trc con ng lv vs con ng là chính, chứ giờ cn máy móc AI phát triển, nhu cầu giao tiếp ng vs ng giảm đi rồi. mấy a đa cấp ngày càng mất đất sống
 
trước giờ chưa có khi nào mà cứng lại thấp hơn mềm cả. chỉ là thị trường lao động ưa chuộng loại nào hơn thôi.
thời buổi bây giờ công nghệ can thiệp nhiều, thằng nào xạo lol vô nhà nước còn khỏi sống chứ mà ở tư nhân.
 
thời trc đặc biệt là boomer kĩ năng mềm cực kì quan trọng, thế nên mấy các sách self help phát triển cực thịnh mặc dù cũng chả dạy cho ngta cái gì cụ thể. thời trc con ng lv vs con ng là chính, chứ giờ cn máy móc AI phát triển, nhu cầu giao tiếp ng vs ng giảm đi rồi. mấy a đa cấp ngày càng mất đất sống
Thực ra là thời Boomer kiến thức cứng nhiều quá r nên cần kỹ năng mềm bù lại cho cân bằng ấy chứ.

Kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm đều quan trọng, thậm chí kỹ năng cứng còn lấn lướt ấy chứ. Chẳng qua về cái xứ này cái éo j cũng có thể bị bơm thổi để mở lớp học lùa gà: ielts, toán tư duy, kỹ năng mềm...
 
Thằng nhà báo nhìn nhận chủ quan zị? Thời trước thời giờ đều như nhau. Chưa bao giờ kỹ năng mềm là hơn cả. Làm 1 công việc mà chuyên môn tệ thì không bao giờ có cửa phát triển.
Chỉ có những môi trường nn con ông cháu cha, cung phụng, chạy chọt thì giờ nó vẫn y như vậy, có chăng là ở mức tinh vi hơn.
Ko nói đến những ngành chuyên môn chính đòi hỏi kỹ năng mềm nhé. Mấy ngành đó thì giờ đòi hỏi kỹ năng mềm còn hơn là ngày trước. Nhất là các chuyên gia lùa gà, bất cứ cái gì chúng nó cũng lùa được. Cứ như mỗi thằng đều sắm sẵn cái bô hở ra là úp lên đầu người khác
 
Thực ra là thời Boomer kiến thức cứng nhiều quá r nên cần kỹ năng mềm bù lại cho cân bằng ấy chứ.

Kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm đều quan trọng, thậm chí kỹ năng cứng còn lấn lướt ấy chứ. Chẳng qua về cái xứ này cái éo j cũng có thể bị bơm thổi để mở lớp học lùa gà: ielts, toán tư duy, kỹ năng mềm...
cứng thì thời nào cũng nhiều mà quan trọng, nhưng thời xưa cứng mà k đi đôi vs mềm thì khó mà sống, ví dụ sói già phố wall mà k biết tạo cảm hứng cho ng khác thì chả có cái vẹo gì. nhưng giờ 1 thằng gọi tư vấn ck t chửi thẳng mặt, có gì t lên mạng check trc cái đã, muốn marketing thì giờ tạo platform app trên mạng, tạo kênh Youtube tiktok.
 
Cái môn kỹ năng mềm này nếu tu luyện đến đại thành là có thể xưng vương xưng đế, hiệu triệu quần hùng, mỗi câu mỗi chử nói ra đều có thằng theo sau đít lấy sổ ghi lại để viết thành sách chứ ở đó mà chê. :shame:
 
cứng thì thời nào cũng nhiều mà quan trọng, nhưng thời xưa cứng mà k đi đôi vs mềm thì khó mà sống, ví dụ sói già phố wall mà k biết tạo cảm hứng cho ng khác thì chả có cái vẹo gì. nhưng giờ 1 thằng gọi tư vấn ck t chửi thẳng mặt, có gì t lên mạng check trc cái đã, muốn marketing thì giờ tạo platform app trên mạng, tạo kênh Youtube tiktok.
như anh nói thì cũng 1 dạng kĩ năng mềm khác thôi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top