Thời thế đã thay đổi, giờ kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm

Tui thấy vấn đề kỹ năng mềm ở VN là "được lòng" đồng nghiệp và sếp. Được lòng mọi người thì làm cái éo gì cũng trôi. Nguyên nhân là do cung cách làm việc và quy trình làm việc của các cty VN rất tệ, nên hay phải nhờ vả thì ng ta mới làm cho mình. Chứ nếu quy trình ngon và việc tuân thủ chặt chẽ thì cứ áp theo quy trình mà làm, éo phải lo nghĩ gì sất.
Kỹ năng mềm lúc này nên được tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề, trình bày thông tin dễ hiểu, trao đổi thông tin vs sếp và đồng nghiệp hiệu quả
Cái này của fen nó là kỹ năng cứng của quán lý rồi chứ mềm éo gì.

Ví dụ như sale thì kỹ năng bán hàng, chốt khách là CỨNG của ngành nghề chứ cóc phải mềm.
 
Kĩ năng cứng gì sau này bị AI vả cho chết hết. Nhất tiền tệ, nhì quan hệ, ba trí tuệ mà tiến :bad_smelly:
 
Kĩ năng cứng gì sau này bị AI vả cho chết hết. Nhất tiền tệ, nhì quan hệ, ba trí tuệ mà tiến :bad_smelly:
Bác nghiên cứu AI bao giờ chưa hay đụng tới mức chuyên gia bao giờ chưa mà chém ghê thế. AI 100 năm sau thế nào t không biết, chứ AI tầm 10-20 năm tới vẫn chỉ là tool thôi.
Và nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn mới là trí tuệ. Cái trước bao gồm cái sau.
 
Nhiều anh em trong này đánh đồng giữa kĩ năng mềm và thói xạo lol nịnh bợ nhỉ? Kĩ năng mềm bản thân nó là sự tổng hợp của nhiều thứ: giao tiếp, thuyết phục, truyền đạt thông tin, tạo động lực, kết nối v.v... Sự cần thiết và quan trọng của kĩ năng mềm còn tuỳ thuộc vào vị trí và tính chất công việc/ nghề nghiệp. Ở cấp độ quản lý thì mình thấy ngoài chuyên môn giỏi ra thì kĩ năng mềm là một phần cực kì quan trọng. Khi anh em lead một tập thể thì kĩ năng mềm là thứ giúp anh em quản trị mỗi con người, đặt đúng người vào vị trí phù hợp để phát huy năng lực của họ, xây dựng tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, tạo động lực cho nhân viên làm việc v.v... để đảm bảo được team vận hành tốt nhất có thể, cùng là môt việc ra lệnh cho nhân viên làm việc abc gì đó nhưng cách giao việc của người quản lý sẽ quyết định thái độ làm việc và kết quả làm việc của nhân viên: làm vì bị ép buộc, làm vì sợ chửi sợ phạt, sợ đuổi việc sợ trừ lương v.v... làm vừa đủ việc được giao hoặc là làm hết khả năng để được công nhận năng lực, làm vì nể phục người quản lý, làm vì sự phát triển của chính người nhân viên đó. Đặc biệt trong kinh doanh dịch vụ, bán hàng, chăm sóc khách hàng mà không có kĩ năng mềm thì rất khó để đảm bảo công việc. Mỗi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, cứng hay mềm quan trọng hơn cũng chỉ mang tính tương đối. Coder, bác sĩ, cơ khí, thủ công v.v... đương nhiên quan trọng nhất là kĩ năng cứng, nhưng buôn bán, tư vấn, chăm sóc khách hàng rất cần mềm.
 
Đấy là thanh niên dễ dụ thôi, tôi giờ 35t , đi làm cái gì cũng phải cân nhắc, việc này mình ôm vào thì được gì, nếu không làm thì ai sẽ chịu thiệt hại?.
Cho nên là nếu không thuộc trách nhiệm của tôi thì có cl tôi làm, mà nhờ cái gì thì phải mở mồm cho tử tế, nhây nhây là cút, cùng 1 công việc nhờ lần 1 thì được, lười mà nhờ sang đến lần thứ 3 cùng cái việc ấy không chịu học là auto chối, riêng khoản này mấy ông bà già là chúa luôn :rolleyes:
Đó là lý do 30t trở lên mà đi xin việc ít cty nhận, vì suy nghĩ quá nhiều quá kĩ, ko công hiến cho cty nhiều, nó thà thuê bọn trẻ về sai đâu lm đó sướng hơn :D
 
Kỹ năng mềm chỗ tôi là lãnh đạo lôi người nhà vào làm, hài vãi. Cứ tưởng mỗi NN mới thế, làm thì éo giỏi về lĩnh vực nên là sai be bét hết.
 
Chỉ có xứ quái thai mới xem trọng kỹ năng mềm hơn kỹ năng cứng, tới ông bà cả trăm năm trước còn biết nhất nghệ tinh nhất thân vinh
 
Theo mình thấy thực ra phân biệt kiểu này không đúng lắm vì kĩ năng mềm thực chất cũng là 1 loại kĩ năng cứng trong 1 số ngành nghề, không có không được, vd quản trị, sales, admins, hr, v.v. nói chung là những ngành nghề liên quan nhiều đến tâm lí con người. Ai làm ngành nghề nào, vị trí nào cũng nên phát triển tối đa kĩ năng nghề nghiệp cần cho công việc của mình dù cho là “mềm” hay “cứng”, còn nếu không mạnh về mặt này thì có thể cố gắng phát triển mạnh các mặt khác bù lại, nhân vô thập toàn mà. Quan trọng là cần biết mình yếu ở đâu, dùng cái gì khắc phục, không ngừng cố gắng học hỏi tích luỹ trình độ kinh nghiệm mà vươn lên.
 
Back
Top