Thread cho Vozer thích vũ khí quân sự - Phương thức hoạt động của 1 số loại vũ khí

View attachment 295277
Trước mình hay viết mấy bài về phương thức hoạt động của 1 số thiết bị vũ khí trên group Facebook, mãi mới mượn được cái nick voz bác nào cùng sở thích thì cùng vào bàn luận cho xôm nhé.
Phần I Radar hoạt động như thế nào:
Từ “RADAR” là từ viết tắt của RAdio Detection And Ranging. Về cơ bản, radar hoạt động theo phương thức phát ra sóng radio, sóng này gặp vật cản sẽ phản xạ lại. Qua đó radar biết có mục tiêu. Tương tự như việc ta ném 1 hòn đá xuống mặt hồ sẽ thấy các vòng sóng tỏa ra từ chỗ hòn đá rơi xuống, nếu chỗ nào có vật nổi lênh bềnh trên hồ thì khi sóng đập vào đó sẽ có 1 phản sóng dịch chuyển theo hướng ngược lại. Do vận tốc của sóng radio trong không gian là cố định, tương đương vận tốc ánh sáng nên bằng cách tính thời gian từ khi phát sóng, đến khi nhận được sóng phản xạ mà có thể biết được khoảng cách tới vật là bao nhiêu xa.
th3.png

radar.jpg


Điều quan trọng tiếp theo là làm thế nào để xác định vận tốc của mục tiêu?: để làm được điều đó radar tận dụng hiệu ứng Doppler. Hiệu ứng Doppler là hiện tượng tần số của sóng vô tuyến sẽ bị thay đổi khi phản xạ từ một mục tiêu di chuyển so với radar. Để đo tốc độ chính xác, bộ xử lý trung tâm của radar tính toán sự khác biệt giữa tần số của sóng mà radar truyền đi và tần số của sóng phản xạ lại từ mục tiêu.
Trong các hình dưới đây, fo là tần số truyền của radar và ft là tần số của sóng phản xạ.
Đối với mục tiêu đứng yên, tần số của tín hiệu phản xạ sẽ bằng tần số của tín hiệu đã truyền
img_20151124_213315.jpg


Đối với mục tiêu di chuyển về phía radar, tần số của tín hiệu phản xạ sẽ cao hơn tần số của tín hiệu truyền đi
img_2.jpg


Đối với mục tiêu di chuyển ra xa khỏi radar, tần số của tín hiệu phản xạ sẽ thấp hơn tần số của tín hiệu mà radar truyền đi
img.jpg


Mục tiêu di chuyển càng nhanh thì mức thay đổi tần số này sẽ càng lớn. Tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng Doppler không phải là vận tốc tuyệt đối của mục tiêu mà là vận tốc tương đối của mục tiêu so với radar. Do đó, góc do chuyển giữa mục tiêu và radar là rất quan trọng.
nggg3.png

Tuy nhiên câu hỏi tiếp theo được đặt ra là làm thế nào để biết được mục tiêu ở hướng nào, góc nào? Thực ra việc này cũng vô cùng đơn giản nếu ta biết hướng mà chùm tia radar (radar beam) hướng tới khi nhận được tín hiệu phản xạ radar, thì ta có thể biết hướng của của mục tiêu. Ví dụ, chùm tia đang hướng về bên phải khi nhận được tín hiệu phản xạ của mục tiêu thì mục tiêu sẽ là ở bên phải . Tất nhiên để dẫn bắn hay thậm chí là để cảnh báo sớm thì chỉ đơn thuần biết được mục tiêu ở bên trái hay bên phải là chưa đủ, phải biết chính xác, lệch vài độ thôi cũng đã là cả 1 vấn đề lớn. Vậy ta có thể thấy là chùm tia radar (radar beam) càng hẹp, càng nhỏ, thì độ chính xác của radar trong việc định vị hướng và phương vị của mục tiêu sẽ càng tốt vì chùm tia càng bé thì ta sẽ càng biết chính xác được góc và phương vị mà nó chiếu đến.
Trước hết chúng ta sẽ làm quen với 1 số từ chuyên môn:
1- Beam width: là độ rộng của chùm tia radar (khác với band width là dải tần số mà radar hoạt động nhé). Như đã nêu trước đó, độ rộng chùm tia radar đóng một vai trò quan trọng trong các đặc tính chính xác góc của chúng vì miễn là các mục tiêu nằm trong chùm tia radar thì sẽ có phản xạ. Vấn đề là nếu một số mục tiêu bay đủ gần để khoảng cách góc của chúng sẽ nhỏ hơn độ rộng chùm tia radar thì tín hiệu phản xạ sẽ bị kết hợp và radar sẽ chỉ hiển thị một mục tiêu duy nhất trên màn hình. Để có khả năng hiển thị 2 mục tiêu gần nhau thì chùm tia radar cần có khả năng quét qua khoảng trống giữa chúng mà không có tín hiệu phản xạ. Để cho dễ tưởng tượng thì giả sử beam width của radar là 15 độ thì ở khoảng cách 200 km tín hiệu của 2 mục tiêu bay ngang cách nhau 53 km cũng hòa vào làm 1. Ngoài ra chùm tia càng nhỏ thì năng lượng xung càng tập trung và radar có thể nhìn được càng xa
hf-frequency4.png


2- Gain: là 1 chỉ số thể hiện độ lợi của antenna thể hiện khả năng bức xạ công suất của sóng radio đưa tới cho nó, cứ hiểu 1 cách nôm na là gain càng lớn thì Beam width càng nhỏ, và ngược lại.
118347430_1237278439946787_2013228438542662626_n.jpg

3- Pulse width/pulse length: Độ dài của mỗi xung được phát ra từ radar. Xung càng dài thì năng lượng càng lớn tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc range resolution sẽ giảm. Tất nhiên có cách giảm cái này nhờ vào pulse compression nhưng đó là topic khá phức tạp nên mình sẽ viết bài riêng
radartechniques.png

4- Range resolution: là khả năng của radar tách hai mục tiêu ở gần nhau trong 1 phạm vi và ở gần cùng một góc phương vị. Ví dụ: ở phía trước khoảng cách 100 km có 1 chiếc F-16, ở khoảng cách 102 km có 1 chiếc F-15 và ở khoảng cách 120 km có 1 chiếc F-18, các máy bay này ở cùng 1 góc phương vị. Nếu radar của bác có range resolution là 3 km thì sẽ phân tách được chiếc F-18 thành 1 mục tiêu riêng, nhưng không phân tách được chiếc F-15 và F-16 ở đây thành 2 mục tiêu, mà sẽ hợp thành 1 mục tiêu.
hf-frequency2.png


5- Resolution cell: Độ dài mỗi xung, độ rộng chùm tia theo chiều ngang và độ rộng chùm tia theo chiều dọc cùng tạo thành một ô ba chiều (nôm na chính là thể tích của chùm tia phát ra). Ô phân giải (resolution cell) là thể tích nhỏ nhất của vùng trời mà trong đó radar không thể xác định sự hiện diện của nhiều hơn một mục tiêu, hay nói cách khác là 1000 mục tiêu trong ô thì cũng chỉ tính là 1 và không thể biết rõ vị trí của mục tiêu nằm ở đâu trong ô này. Ô phân giải của radar là thước đo mức độ radar có thể phân giải các mục tiêu trong phạm vi, phương vị và độ cao. Kích thước ngang và dọc của ô độ phân giải thay đổi theo phạm vi. Càng xa radar, ô độ phân giải sẽ càng lớn , tức là độ chính xác càng tệ. Ví dụ beam width là 2 độ, ở khoảng cách 100km thì kích thước ngang và dọc của ô phân giải sẽ vào khoảng 3.5 km, ở khoảng cách 2500 km thì kích thước ngang và dọc của ô phân giải sẽ là 87 km.
resolution-cell.png

Đã bao giờ các bác tự hỏi: tại sao radar VHF (dải tần số 30-300MHz) được quảng cáo chống tàng hình tốt như thế mà đa số các radar điều khiển hỏa lực vẫn nằm trong dải tầm S (2-4 GHz) tới X band (8-12 GHz) ?. Tại sao không lắp luôn radar HF (dải tần số 3-30 MHz) hay VHF lên máy bay cho nó máu?. Tại sao các radar OTH lại phải to đến thế?. Thực ra tất cả đều liên quan đến radar beam width và radar gain mà mình đã giải thích bên trên. . Không cần biết loại radar sử dụng là gì AESA hay PESA, thì độ rộng của chùm tia radar (Gain) vẫn có mối quan hệ trực tiếp với diện tích ăng ten và tần số hoạt động của radar. Về cơ bản, diện tích ăng ten càng lớn thì Gain càng lớn (hay nói cách khác là chùm tia càng bé). Ngược lại, radar hoạt động ở tần số càng thấp thì để đạt cùng 1 mức gain, diện tích của ăng ten lại càng phải lớn. Ví dụ ở tần số 3 Ghz, radar với đường kính 1 mét đã có thể có chỉ số gain tương ứng 30 dBi tuy nhiên ở tần số 300 MHz thì radar có đường kính 10 mét thì chỉ số gain cũng chỉ đạt tầm 29 dBi mà thôi. Hay nói 1 cách đơn giản lý do người ta không sử dụng radar dẫn bắn tần số HF hay VHF trên máy bay chiến đấu hay thậm chí tàu chiến đơn giản là vì chúng cần kích cỡ siêu to khổng lồ thì chùm tia radar của chúng mới có thể đủ nhỏ để nhìn được chính xác.
View attachment 201234

Phần II Radar tần số thấp và máy bay tàng hình
Phần III gây nhiễu và tác chiến điện tử
Phần IV Giảm tín hiệu hồng ngoại
Phần V Radar vượt đường chân trời

Phần VI Đưa tên lửa phóng từ tàu chiến lên máy bay
Phần VII Radar thụ động và hệ thống theo dõi điện tử thụ động
Phần VIII Tàng hình Plasma - Phương thức hoạt động và nhược điểm
Phần IX Các chủng loại vũ khí siêu vượt âm
ông lảm nhảm cái gì thế, ra da ra điếc gì, nôn công nghệ chế tạo 2 quả bom nguyên tử kia ra đây
 
em đọc báo năm ngoái thấy nga đang nâng cấp tên lửa siêu thanh lên mach 27 chắc là chém phải không bác thớt, còn nói max hiện nay là mach 35 và đang cố lên mốc đó
 
em đọc báo năm ngoái thấy nga đang nâng cấp tên lửa siêu thanh lên mach 27 chắc là chém phải không bác thớt, còn nói max hiện nay là mach 35 và đang cố lên mốc đó
Không chém đâu, đấy là con Avangard, boost glider. Tàu lượn siêu vượt âm mà mình có đề cập ở đây đó
https://voz.vn/t/thread-cho-vozer-t...-1-so-loai-vu-khi.135637/page-8#post-11115985
Con Avangard nó đặt trên quả tên lửa đạn đạo liên lục địa nên bay nhanh cũng phải thôi
Quả đạn đạo liên lục địa như con Trident II từ đời tám hoánh cũng Mach 24 rồi.
Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa thì ở pha giữa nó bay trong không gian nên không bị giảm tốc, còn Avangard là tàu lượn nên nó lượn ở rìa khí quyển, sẽ bị giảm tốc dần đều
 
em đọc báo năm ngoái thấy nga đang nâng cấp tên lửa siêu thanh lên mach 27 chắc là chém phải không bác thớt, còn nói max hiện nay là mach 35 và đang cố lên mốc đó
Không chém đâu, bổ sung thêm tí thông tin

Tên lửa siêu vượt âm nó nguy hiểm ở chỗ là nó điều khiển được, còn nếu ko điều khiển được thì tên lửa đạn đạo đã đạt được vận tốc này từ lâu và đã có các hệ thống như S400, S500 cũng có thể đánh chặn.
Chú ý thêm là tốc độ âm thanh lại còn phụ thuộc vào độ cao, ở mặt đất không khí dày đặc nhất, nên 1 March có tốc độ rất nhanh so với 1 March ở các tầng cao khí quyền, và dĩ nhiên ma sát ở gần mặt đất lại cao hơn tầng cao, vì thế cho nên làm được tên lửa siêu thanh ở tầng đối lưu là cực khó khăn về mặt động cơ và vật liệu vỏ (trong bài trên có nói)
Tiếp theo là về điều khiển: Nguyên lý đánh chặn dựa trên Propotional Navigation (và các biến thể), có 1 ý đại loại là ông muốn chặn được mục tiêu có tốc độ v1 thì ông phải bay được tốc độ v2> v1, nghĩa là tên lửa đánh chặn phải bay còn nhanh hơn tên lửa mục tiêu, và trong thời gian rất ngắn để gia tốc, lại còn từ mặt đất vốn không khí dày đặc => đánh chặn còn khó hơn làm ra tên lửa siêu vượt âm
Mà điều khiển phải tự động, chứ từ xa hơi khó, mà nếu đc thì càng vĩ đại, như bài viết ở trên thì vốn chưa nước nào làm được như Nga nên kiến thức về tên lửa khi bay ở môi trường gần mặt đất với tốc độ khủng thế này là ko có, mô phỏng cũng bó tay, lớp plasma bao quanh sẽ phản ứng thế nào với sóng vô tuyến, rồi truyền tín hiệu xuyên qua lớp đó như thế nào.... Mọi thứ đề rất mới mẻ
Tiếp nữa là con Kinzhal, con này tên tiếng Nga nghĩa là dao găm, đúng nghĩa luôn, vì nó không phải phóng từ bệ như con Avangard, mà có thể mang trên máy bay cỡ như Mig-31, Tu-160, tương lai là Su-57, thì càng đáng sợ bởi thể biết phóng từ đâu, mặc dù tốc độ cũng như sức phá hoại của Kinzhal sẽ nhỏ hơn avangard 1 chút
Và kinh nhất là con Zirkon, tên lửa chống hạm siêu vượt âm, nó là thứ ảo lòi nhất mà tụi Ngố làm được, và thành công. Phải hiểu như này, Avangard hay Kinzhal đều đánh mục tiêu mặt đất, vốn là cố định, ngoài ra avangard nó có thể mang đầu đạn hạt nhân nên ko cần chính xác lắm vì bán kính hủy diệt của đầu đạt hạt nhân quá lớn, tuy nhiên mục tiêu của Zirkon là chiến hạm, nó nhỏ và động, đặc biệt là bắt buộc phải đi xuyên qua mục tiêu! Nghĩa là con Zirkon này phải có hệ thống tự dẫn đưòng, bắt bám mục tiêu, và như đã nói ở trên, với cái tốc độ đấy, bay ở lớp không khí mặt biển với lớp plasma nóng bao quanh thì nó sẽ dẫn đường kiểu gì? Vô tuyến? Laser? Hồng ngoại? Quang ảnh?
Còn thách thức tiếp nữa đó là thiết kế phần đầu, còn gọi là đầu dome, muốn đầu dẫn vô tuyến hay laser hoạt động tốt thì đầu phải tròn, nhưng đầu tròn thì khí động học kém sẽ khó bay nhanh :))) =>Khó vãi, vì thế nên mấy con tên lửa thường hay làm bầu bầu vừa nhọn nhưng cũng vừa tròn để trade off. Với con Zirkon ko chơi kiểu thiết kế đấy được, nhưng vẫn phải đảm bảo đầu dẫn hoạt động, thế mới khoai :))) Theo hình ảnh trên mạng thì đầu của con Zirkon như cải mỏ vịt
Thế mới bảo tên lửa siêu vượt âm là vũ khí chiến lược của Nga, ngang tầm với vũ khí hạt nhân, vì thế nên lúc sửa đổi hiến pháp, người ta định ghi là "Nga là cường quốc hạt nhân" trong hiến pháp mới thì Putin gạt phắt đi, bảo là tương lai công nghệ phát triển, chưa chắc hạt nhân đã là chiến lược nhất, ví dụ như tên lửa siêu vượt âm chẳng hạn :p
Sương sương thế thôi.
 
Không chém đâu, đấy là con Avangard, boost glider. Tàu lượn siêu vượt âm mà mình có đề cập ở đây đó
https://voz.vn/t/thread-cho-vozer-t...-1-so-loai-vu-khi.135637/page-8#post-11115985
Con Avangard nó đặt trên quả tên lửa đạn đạo liên lục địa nên bay nhanh cũng phải thôi
Quả đạn đạo liên lục địa như con Trident II từ đời tám hoánh cũng Mach 24 rồi.
Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa thì ở pha giữa nó bay trong không gian nên không bị giảm tốc, còn Avangard là tàu lượn nên nó lượn ở rìa khí quyển, sẽ bị giảm tốc dần đều
Không chém đâu, bổ sung thêm tí thông tin

Tên lửa siêu vượt âm nó nguy hiểm ở chỗ là nó điều khiển được, còn nếu ko điều khiển được thì tên lửa đạn đạo đã đạt được vận tốc này từ lâu và đã có các hệ thống như S400, S500 cũng có thể đánh chặn.
Chú ý thêm là tốc độ âm thanh lại còn phụ thuộc vào độ cao, ở mặt đất không khí dày đặc nhất, nên 1 March có tốc độ rất nhanh so với 1 March ở các tầng cao khí quyền, và dĩ nhiên ma sát ở gần mặt đất lại cao hơn tầng cao, vì thế cho nên làm được tên lửa siêu thanh ở tầng đối lưu là cực khó khăn về mặt động cơ và vật liệu vỏ (trong bài trên có nói)
Tiếp theo là về điều khiển: Nguyên lý đánh chặn dựa trên Propotional Navigation (và các biến thể), có 1 ý đại loại là ông muốn chặn được mục tiêu có tốc độ v1 thì ông phải bay được tốc độ v2> v1, nghĩa là tên lửa đánh chặn phải bay còn nhanh hơn tên lửa mục tiêu, và trong thời gian rất ngắn để gia tốc, lại còn từ mặt đất vốn không khí dày đặc => đánh chặn còn khó hơn làm ra tên lửa siêu vượt âm
Mà điều khiển phải tự động, chứ từ xa hơi khó, mà nếu đc thì càng vĩ đại, như bài viết ở trên thì vốn chưa nước nào làm được như Nga nên kiến thức về tên lửa khi bay ở môi trường gần mặt đất với tốc độ khủng thế này là ko có, mô phỏng cũng bó tay, lớp plasma bao quanh sẽ phản ứng thế nào với sóng vô tuyến, rồi truyền tín hiệu xuyên qua lớp đó như thế nào.... Mọi thứ đề rất mới mẻ
Tiếp nữa là con Kinzhal, con này tên tiếng Nga nghĩa là dao găm, đúng nghĩa luôn, vì nó không phải phóng từ bệ như con Avangard, mà có thể mang trên máy bay cỡ như Mig-31, Tu-160, tương lai là Su-57, thì càng đáng sợ bởi thể biết phóng từ đâu, mặc dù tốc độ cũng như sức phá hoại của Kinzhal sẽ nhỏ hơn avangard 1 chút
Và kinh nhất là con Zirkon, tên lửa chống hạm siêu vượt âm, nó là thứ ảo lòi nhất mà tụi Ngố làm được, và thành công. Phải hiểu như này, Avangard hay Kinzhal đều đánh mục tiêu mặt đất, vốn là cố định, ngoài ra avangard nó có thể mang đầu đạn hạt nhân nên ko cần chính xác lắm vì bán kính hủy diệt của đầu đạt hạt nhân quá lớn, tuy nhiên mục tiêu của Zirkon là chiến hạm, nó nhỏ và động, đặc biệt là bắt buộc phải đi xuyên qua mục tiêu! Nghĩa là con Zirkon này phải có hệ thống tự dẫn đưòng, bắt bám mục tiêu, và như đã nói ở trên, với cái tốc độ đấy, bay ở lớp không khí mặt biển với lớp plasma nóng bao quanh thì nó sẽ dẫn đường kiểu gì? Vô tuyến? Laser? Hồng ngoại? Quang ảnh?
Còn thách thức tiếp nữa đó là thiết kế phần đầu, còn gọi là đầu dome, muốn đầu dẫn vô tuyến hay laser hoạt động tốt thì đầu phải tròn, nhưng đầu tròn thì khí động học kém sẽ khó bay nhanh :))) =>Khó vãi, vì thế nên mấy con tên lửa thường hay làm bầu bầu vừa nhọn nhưng cũng vừa tròn để trade off. Với con Zirkon ko chơi kiểu thiết kế đấy được, nhưng vẫn phải đảm bảo đầu dẫn hoạt động, thế mới khoai :))) Theo hình ảnh trên mạng thì đầu của con Zirkon như cải mỏ vịt
Thế mới bảo tên lửa siêu vượt âm là vũ khí chiến lược của Nga, ngang tầm với vũ khí hạt nhân, vì thế nên lúc sửa đổi hiến pháp, người ta định ghi là "Nga là cường quốc hạt nhân" trong hiến pháp mới thì Putin gạt phắt đi, bảo là tương lai công nghệ phát triển, chưa chắc hạt nhân đã là chiến lược nhất, ví dụ như tên lửa siêu vượt âm chẳng hạn :p
Sương sương thế thôi.
Thế còn dự án con mig 41, tốc độ mach 4 trần bay 30km thì sao hả các bác ?
cái Burevestnik hình như bị huỷ r phải k, vì k thể làm nổi.
Còn poseidon hình như còn khủng hơn cả zirkon vẫn đang làm
 
Tác giả là bò đỏ, chắc bên công an hay quân đội nhà nước việt nam nên mới có nhiều tư liệu quân sự thế
Mình viết bài chửi + sản việt nam nó vào cân
Đúng là bản chất bò đỏ không bao giờ thay đổi, đụng tới nhà nước và tham quan là lồng lộn cắn

via theNEXTvoz for iPhone

Thôi mày kâm mồm đi. Topic đang jải ngố cho anh em về vũ khí mà sản siếc cái éo j. Mày jống hệt thằng bạn tao, chú bác nó làm chức to evn tham ô tham nhũng, bản thân nó cũng làm evn ăn ko ngồi rồi lĩnh lương 20 củ, mà cả nó và bố nó mở mồm ra là nhà sả này nhà + nọ. Mẹ nói eoa biết ngượng
AfaxYPp.png


Gửi từ Vivo iQOO 855 bằng vozFApp
 
Thế còn dự án con mig 41, tốc độ mach 4 trần bay 30km thì sao hả các bác ?
cái Burevestnik hình như bị huỷ r phải k, vì k thể làm nổi.
Còn poseidon hình như còn khủng hơn cả zirkon vẫn đang làm
Burevestnik có đặc điểm là dùng động cơ hạt nhân, nên có thể bay xa đến bất kỳ đâu nó thích, con này vẫn đang thử nghiệm
Poseidon cũng đang thử nghiệm, cũng dùng động cơ hạt nhân, nhưng ngầm dưới nước, không hiểu nên gọi nó là tàu ngầm ko người lái hay ngư lôi nữa :))))
Ngoài mấy cái thứ kia ra thì Nga còn có 1 vũ khí độc lạ nữa đó là hệ thống tên lửa Nudol - tên lửa chống vệ tinh, được mệnh danh là di sản có giá trị nhất của Liên xô để lại, không biết nên phân loại vào nhóm vũ khí phòng không hay vũ khí tấn công nữa :)))
Tưởng tượng lũ uav của Israel hay thổ nhĩ kỳ có thể tác oai tác quái được ở Nga không, khi mà Nga nó cho hệ thống vệ tinh định vị tắt điện?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Burevestnik có đặc điểm là dùng động cơ hạt nhân, nên có thể bay xa đến bất kỳ đâu nó thích, con này vẫn đang thử nghiệm
Poseidon cũng đang thử nghiệm, cũng dùng động cơ hạt nhân, nhưng ngầm dưới nước, không hiểu nên gọi nó là tàu ngầm ko người lái hay ngư lôi nữa :))))
Ngoài mấy cái thứ kia ra thì Nga còn có 1 vũ khí độc lạ nữa đó là hệ thống tên lửa Nudol - tên lửa chống vệ tinh, được mệnh danh là di sản có giá trị nhất của Liên xô để lại, không biết nên phân loại vào nhóm vũ khí phòng không hay vũ khí tấn công nữa :)))
Tưởng tượng lũ uav của Israel hay thổ nhĩ kỳ có thể tác oai tác quái được ở Nga không, khi mà Nga nó cho hệ thống vệ tinh định vị tắt điện?

via theNEXTvoz for iPhone
S500 mới ra lò nói cũng bắn đc vệ tinh.
nhưng s400 chưa thực chiến bao h nên k biết s500 có bắn đc như vậy k ?
 
Tên lửa siêu vượt âm nó nguy hiểm ở chỗ là nó điều khiển được, còn nếu ko điều khiển được thì tên lửa đạn đạo đã đạt được vận tốc này từ lâu và đã có các hệ thống như S400, S500 cũng có thể đánh chặn.
Chú ý thêm là tốc độ âm thanh lại còn phụ thuộc vào độ cao, ở mặt đất không khí dày đặc nhất, nên 1 March có tốc độ rất nhanh so với 1 March ở các tầng cao khí quyền, và dĩ nhiên ma sát ở gần mặt đất lại cao hơn tầng cao, vì thế cho nên làm được tên lửa siêu thanh ở tầng đối lưu là cực khó khăn về mặt động cơ và vật liệu vỏ (trong bài trên có nói)
Tiếp theo là về điều khiển: Nguyên lý đánh chặn dựa trên Propotional Navigation (và các biến thể), có 1 ý đại loại là ông muốn chặn được mục tiêu có tốc độ v1 thì ông phải bay được tốc độ v2> v1, nghĩa là tên lửa đánh chặn phải bay còn nhanh hơn tên lửa mục tiêu, và trong thời gian rất ngắn để gia tốc, lại còn từ mặt đất vốn không khí dày đặc => đánh chặn còn khó hơn làm ra tên lửa siêu vượt âm
Mà điều khiển phải tự động, chứ từ xa hơi khó, mà nếu đc thì càng vĩ đại, như bài viết ở trên thì vốn chưa nước nào làm được như Nga nên kiến thức về tên lửa khi bay ở môi trường gần mặt đất với tốc độ khủng thế này là ko có, mô phỏng cũng bó tay, lớp plasma bao quanh sẽ phản ứng thế nào với sóng vô tuyến, rồi truyền tín hiệu xuyên qua lớp đó như thế nào.... Mọi thứ đề rất mới mẻ
Tiếp nữa là con Kinzhal, con này tên tiếng Nga nghĩa là dao găm, đúng nghĩa luôn, vì nó không phải phóng từ bệ như con Avangard, mà có thể mang trên máy bay cỡ như Mig-31, Tu-160, tương lai là Su-57, thì càng đáng sợ bởi thể biết phóng từ đâu, mặc dù tốc độ cũng như sức phá hoại của Kinzhal sẽ nhỏ hơn avangard 1 chút
Và kinh nhất là con Zirkon, tên lửa chống hạm siêu vượt âm, nó là thứ ảo lòi nhất mà tụi Ngố làm được, và thành công. Phải hiểu như này, Avangard hay Kinzhal đều đánh mục tiêu mặt đất, vốn là cố định, ngoài ra avangard nó có thể mang đầu đạn hạt nhân nên ko cần chính xác lắm vì bán kính hủy diệt của đầu đạt hạt nhân quá lớn, tuy nhiên mục tiêu của Zirkon là chiến hạm, nó nhỏ và động, đặc biệt là bắt buộc phải đi xuyên qua mục tiêu! Nghĩa là con Zirkon này phải có hệ thống tự dẫn đưòng, bắt bám mục tiêu, và như đã nói ở trên, với cái tốc độ đấy, bay ở lớp không khí mặt biển với lớp plasma nóng bao quanh thì nó sẽ dẫn đường kiểu gì? Vô tuyến? Laser? Hồng ngoại? Quang ảnh?
Còn thách thức tiếp nữa đó là thiết kế phần đầu, còn gọi là đầu dome, muốn đầu dẫn vô tuyến hay laser hoạt động tốt thì đầu phải tròn, nhưng đầu tròn thì khí động học kém sẽ khó bay nhanh :))) =>Khó vãi, vì thế nên mấy con tên lửa thường hay làm bầu bầu vừa nhọn nhưng cũng vừa tròn để trade off. Với con Zirkon ko chơi kiểu thiết kế đấy được, nhưng vẫn phải đảm bảo đầu dẫn hoạt động, thế mới khoai :))) Theo hình ảnh trên mạng thì đầu của con Zirkon như cải mỏ vịt
Thế mới bảo tên lửa siêu vượt âm là vũ khí chiến lược của Nga, ngang tầm với vũ khí hạt nhân, vì thế nên lúc sửa đổi hiến pháp, người ta định ghi là "Nga là cường quốc hạt nhân" trong hiến pháp mới thì Putin gạt phắt đi, bảo là tương lai công nghệ phát triển, chưa chắc hạt nhân đã là chiến lược nhất, ví dụ như tên lửa siêu vượt âm chẳng hạn :p
Sương sương thế thôi.

Không phải tôi cố tình nitpick đâu nhưng sửa lại 1 chút nhé:
1- Vận tốc âm thanh là Mach, không phải March, March là tháng 3
2- Kinzhal hiện mới phóng được từ Mig-31 và Tu-22 thôi, khả năng là cả Tu-160 nữa. Bản Kinzhal cho Su-57 thì đang phát triển, dự là kích cỡ, vận tốc và tầm bắn đều nhỏ hơn rất nhiều
3- Zircon không bay bám biển được, chính xác là không có tên lửa siêu vượt âm nào bay bám biển hết.


Ngoài mấy cái thứ kia ra thì Nga còn có 1 vũ khí độc lạ nữa đó là hệ thống tên lửa Nudol - tên lửa chống vệ tinh, được mệnh danh là di sản có giá trị nhất của Liên xô để lại, không biết nên phân loại vào nhóm vũ khí phòng không hay vũ khí tấn công nữa :)))
Tưởng tượng lũ uav của Israel hay thổ nhĩ kỳ có thể tác oai tác quái được ở Nga không, khi mà Nga nó cho hệ thống vệ tinh định vị tắt điện?
Tên lửa chống vệ tinh thì thực ra không hẳn là vũ khí quá lạ, con ASM-135 từ vài thập kỷ trước đã làm được rồi, gần đây hơn thì có SM-3. Nudol thì về bản chất cũng thế.
9226571330_16b70fed32_b.jpg


Tuy nhiên những tên lửa này đều chỉ diệt được vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp thôi
Chứ vệ tinh GPS nó ở quỹ đạo cách trái đất 20200 km cơ
1.PNG
 
Last edited:
Tên lửa chống vệ tinh thì thực ra không hẳn là vũ khí quá lạ, con ASM-135 từ vài thập kỷ trước đã làm được rồi, gần đây hơn thì có SM-3. Nudol thì về bản chất cũng thế.
View attachment 692851

Tuy nhiên những tên lửa này đều chỉ diệt được vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp thôi
Chứ vệ tinh GPS nó ở quỹ đạo cách trái đất 20200 km cơ
View attachment 692865
GPS ko diệt nổi, có thể làm nhiễu 1 phần nếu có tổ hợp tác chiến điện tử đủ rộng
Vệ tinh tầm thấp vệ tinh hình ảnh
ko diệt đám này để đối phương soi trận địa chỉ thị tấn công là đi luôn.
 
Last edited:
Không chém đâu, đấy là con Avangard, boost glider. Tàu lượn siêu vượt âm mà mình có đề cập ở đây đó
https://voz.vn/t/thread-cho-vozer-t...-1-so-loai-vu-khi.135637/page-8#post-11115985
Con Avangard nó đặt trên quả tên lửa đạn đạo liên lục địa nên bay nhanh cũng phải thôi
Quả đạn đạo liên lục địa như con Trident II từ đời tám hoánh cũng Mach 24 rồi.
Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa thì ở pha giữa nó bay trong không gian nên không bị giảm tốc, còn Avangard là tàu lượn nên nó lượn ở rìa khí quyển, sẽ bị giảm tốc dần đều
muốn theo dõi mấy thớt tương tự của thím thì link nào nhỉ ? Hay quá thím ơi
 
Mấy ông có kiến thức về vũ khí, khí tài, quân sự này mà giỏi cả văn học, viết truyện tốt thì hay.
Đọc các truyện về quân sự hiện tại đa phần khai thác ít, không có chiều sâu do thiếu kiến thức.
 
Back
Top