Thread giải đáp thắc mắc về thủy điện - xả lũ

PECC1

Senior Member
Mấy hôm nay đang nóng lên mưa lũ ở miền trung, " giang cư mận'' đang chia làm 2 phe chửi nhau ác liệt, 1 bên chửi thủy điện là tác nhân gây ra lũ, thậm chí x2 lũ, lũ chồng lũ và 1 bên phản bác ý kiến của bên kia.:)
Xin giới thiệu trước về em, em công tác ở thủy điện cũng ~ 5 năm, giờ nghỉ rồi,tuy thời gian không nhiều, nhưng đủ hiểu về quy chế làm việc nay xin phép làm rõ 1 số thắc mắc của vozer, qua đó khai thông dân trí cho lều báo 3 môn 9đ cứ thích viết bài dạy thủy điện vận hành hồ chứa :oops:
P/S : Em không công tác ở PECC1, đặt tên này là do hồi xưa định xin vào đây nhưng rẽ ngang đi thủy điện nên thôi, trong đây có bác @traitimlolam là công tác ở PECC1 thôi, mà bác ý xin nghỉ để ra bán iphone lâu rồi.
Để tiện thì em xin phép lấy quy trình hồ chứa của thủy điện Thác Bà làm trích dẫn, vì đây cũng là 1 thủy điện khá nổi tiếng cho vozer dễ hình dung. Và hầu như quy trình vận hành hồ chứa của tất cả thủy điện đều cùng 1 form này cả, chỉ khác số liệu thôi. Về tính pháp lý của quy trình thì do đích thân thứ trưởng or bộ trưởng BCT kí duyệt, kể cả thủy điện nhỏ hay lớn. Nên a/e khỏi phải xoắn quẩy về nguồn.
Thứ nhất về HIỆU LỆNH KHI XẢ NƯỚC
trích điều 8
1602988820961.png
Thứ 2 về chế độ xả nước
Ưu tiên điều tiết nước qua TỔ MÁY, sau khi hết khả năng điều chỉnh thì mới được chuyển qua điều chỉnh bằng cửa van đập tràn, và trình tự đóng mở cửa van ở bảng 1, điều 6
Thứ 3, về quy trình vận hành hồ, trích ra thì thành wall of text, sợ các bác lười đọc nên em tóm tắt, giải thích 1 số thuật ngữ cho các bác hiểu
Mực nước dâng bình thường : các bác hiểu nôm na là mực nước định mức của hồ, ở thác bà là 58m
Mực nước dâng trước lũ : thấp hơn MNDBT, sử dụng để cắt lũ cho hạ du, ở thác bà là 56m, tức là có độ cao 2m nước hồ để cắt lũ ( tương ứng bao nhiêu m3 thì em lười tính )
Mực nước dâng gia cường : tức là max của hồ chứa, đoạn từ MNDBT -> MNDGC để cắt lũ khi đã mở hoàn toàn cửa van đập tràn.
Q : Lưu lượng nước
Khi vận hành thì các ca trực vận hành sẽ điều tiết nước để Qvề hồ = Q xả tổ máy+ Qcửa van
Khi bước vào mùa lũ, có quy định từ ngày nào đến ngày nào, các hồ chứa sẽ hạ mức nước hồ xuống Mực nước dâng trước lũ, cuối mùa lũ sẽ tích nước trở lại để phục vụ mùa cạn
Trước khi bắt đầu xả lũ qua cửa van, thì sẽ thông báo bằng VĂN BẢN cho các hộ dân ở thượng lưu, hạ lưu, chính quyền các cấp từ thôn, bản, xã, huyện, tỉnh, các trưởng ban PCTT và TKCN của huyện, tỉnh trước ít nhất 2 tiếng, mà thường ở cơ quan cũ em toàn thông báo trước 1 ngày. Khi nâng các cửa van để xả nước thì nâng theo quy trình, tức là từng bước 1, nên không có chuyện là âm thầm xả làm dân không kịp chạy đâu ạ, còn các TH xả lén lút, hoặc xả không theo quy trình cái này do người thực hiện nhé các bác:confused:
Có 1 số người thì trích dẫn khi Qvề < Q xả ở huế, xin thưa là do nhận được cảnh báo lũ đợt 2 nên phải hạ mức nước xuống mực nước dâng trước lũ để cắt lũ ạ. Chứ nếu hết lũ phát lại ngừng xả ngay thì cái hồ chứa còn có tác dụng cắt lũ nữa không ?:ops:
Thứ 4, về việc giảm sát quá trình vận hành hồ
Phải lắp camera ở thượng lưu và hạ lưu để truyền TRỰC TIẾP quá trình xả lũ và vận hành hồ về UBND tỉnh, UB PCTT và TKCN tỉnh, bộ Công thương,....
Thứ 5 : Tổ chức tuyên truyền đến người dân, diễn tập PCLB định kì hàng năm, nên các vozer vùng hạ lưu không biết có phải ở hạ lưu thật hay fake nữa mà bảo không biết thủy điện vận hành như nào chỉ có thể là nói phét hoặc không tham gia các buổi họp dân, cái này là do các bác chứ do ai?:beated:
1602990646845.png

Thứ 6: Qúa trình làm việc phải liên tục update tình hình quan trắc lưu lượng nước về hồ và lưu lượng mưa cho Cục tài nguyên nước - BTNMT, sở công thương tỉnh, phòng TNMT huyện, trung tâm dự báo KTTV miền, quốc gia,......mùa cạn ít nhất 2 lần vào 7h và 19h, mùa lũ ít nhất 4 lần vào 1h-7h-13h-19h
Thứ 7: Các trường hợp điều tiết trái quy trình phải được cấp trên thông qua.
Các bác còn thắc mắc gì cứ nêu ra, em giải đáp trong sự hiểu biết của em. Xin cảm ơn các bác đã đọc.
P/S : Hồi nhỏ khu nhà em nhà nào cũng phải có 1 cái thuyền nhỏ nhỏ để nước lên còn có cái di chuyển, từ sau khi xây thủy điện thì xóm em bán hết thuyền rồi, vì làm gì có lũ nữa mà dùng. Cùng lắm ngập tí chút.
P/s2: Trận lũ này được đánh giá 100 năm có 1 lần, thủy điện đã cố hết sức rồi các bác =((. Bản thân em ở miền trung đây. Mưa lũ gây thiệt hại là chuyện đau buồn chứ bọn em chẳng sung sướng gì đâu. Hết lũ mà thiệt hại nhà dân ở hạ lưu thì thủy điện PHẢI BỒI THƯỜNG cho dân đấy ạ. Năm nào hết lũ mà e chẳng phải đi kiểm kê để lên danh sách bồi thường :(
Thuật ngữ 100 năm có 1 lần k phải nói vui đâu ạ. Được dùng chính thống trong quy trình, có tần suất lũ 50 năm,100 năm,... được quy định hẳn hỏi.
Edit : Thường ở sau đập sẽ có sân tiêu năng / hố tiêu năng để giảm bớt thế năng của nước. Nên các bác đừng bảo là nước chảy qua đập thì mạnh hơn nhé. Nó chỉ mạnh hơn ở chân đập thôi. Và khu vực 100m từ chân đập trở ra là khu vực nguy hiểm, chui vào đấy rồi đừng đổ tại số.
 
Last edited:
dippe thông não bn lần rồi mà bno có hiểu đéo đâu. Thuỷ điện ở mình là khá hợp lý r. Điện hạt nhân vs chình độ y quy và các tàu há mồm ở VN boom boom bỏ mẹ. :go:
Đến thằng Thuỵ Sĩ trên xe buýt điện của nó còn khoe là: điện sạch từ nguồn thuỷ điện mà :censored:
 
Bọn nó chỉ muốn chửi chứ k muốn nghe giải thích đâu thím :(
Chửi đúng thì sẵn sàng tiếp thu bác. Chửi phải để người ta phục. Chứ chửi đổng thì khác gì chí phèo 😃
Chúng tôi xin trân trọng thông báo: Bây giờ là 12h đêm, sớm mai xả lũ lúc 3h...
Muốn troll thì đọc bài đi rồi troll ông eii. Cứ lôi cái táo quân ra làm gì. Táo quân là đúng hết chắc
Lo lắng không phải thủy điện lớn và vừa mà thủy điện nhỏ, công suất không lớn nhưng phải quy hoạch vài trăm ha rừng để làm. Chính các thủy điện nhỏ khiến mất đi lượng lớn rừng phòng hộ.,
Cái này do quy hoạch thủy điện, vấn đề này em xin phép k bàn. Nói đến tác dụng thủy điện bác ạ
 
Nhưng được mấy người chịu tiếp thu, toàn chí phèo là chính, thả 1 câu chửi xong chạy chứ có tranh luận đâu :(
Nay cuối tuần rỗi việc nên viết bài này. Hi vọng vả vào mặt lũ lều báo khối C đi dạy người khác làm việc
 
Lo lắng không phải thủy điện lớn và vừa mà thủy điện nhỏ, công suất không lớn nhưng phải quy hoạch vài trăm ha rừng để làm. Chính các thủy điện nhỏ khiến mất đi lượng lớn rừng phòng hộ.,
Cái TĐN mới là cái tàn phá,vừa phá rừng rồi xây TĐ, Hồ chứa thì nhỏ làm gì có hồ cắt lũ, đầu tư thì toàn đồ vớ vẩn , giám sát thì kém cộng hưởng tất cả lại.
 
Cái TĐN mới là cái tàn phá,vừa phá rừng rồi xây TĐ, Hồ chứa thì nhỏ làm gì có hồ cắt lũ, đầu tư thì toàn đồ vớ vẩn , giám sát thì kém cộng hưởng tất cả lại.
Thủy điện vừa và nhỏ có cái lợi riêng, nhiều cái nhỏ góp lại sẽ thành cái lớn. Vấn đề đặt ra là quy hoạch thủy điện còn nhiều nơi chưa hợp lý. Chứ đừng đổ lũ là do thủy điện bác :D :pudency:
 
@PECC1 : dạo này thấy dân trí trong voz tăng cao vụ thuỷ điện này rồi nên mình cũng mừng ko comment gì! Chỉ có mấy thằng học sinh cấp 3, sinh viên mới nhập học vắt mũi chưa sạch chưa hiểu cái mẹ gì ngoài chửi là giỏi thôi! Bố mẹ nó hơn mình vài tuổi mà mình lại đi hạ mình vật nhau với bọn đó làm gì cho mệt!

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thủy điện vừa và nhỏ có cái lợi riêng, nhiều cái nhỏ góp lại sẽ thành cái lớn. Vấn đề đặt ra là quy hoạch thủy điện còn nhiều nơi chưa hợp lý. Chứ đừng đổ lũ là do thủy điện bác :D :pudency:
Mấy cái sử dụng tài nguyên môi trường mà đưa vào tay tỉnh làm thì chỉ có ađbac
WBKlI1j.png
. Thế nên ông Phúc mới đóng cửa rừng
9TNCA5P.gif
, vì biết có đưa địa phương quản lý cũng chỉ nát. Giờ muốn hết phá rừng do thủy điện rồi đủ loại hệ quả xảy ra thì chỉ còn cách gom hết thủy điện cho trung ương quản lý, không để địa phương tự ý xây thủy điện nữa.
Tôi đồng ý với anh topic nói về cách vận hành thủy điện, nhưng chia sẻ chút ý kiến riêng thôi.
lLqRnCJ.png
 
@PECC1 : dạo này thấy dân trí trong voz tăng cao vụ thuỷ điện này rồi nên mình cũng mừng ko comment gì! Chỉ có mấy thằng học sinh cấp 3, sinh viên mới nhập học vắt mũi chưa sạch chưa hiểu cái mẹ gì ngoài chửi là giỏi thôi! Bố mẹ nó hơn mình vài tuổi mà mình lại đi hạ mình vật nhau với bọn đó làm gì cho mệt!

via theNEXTvoz for iPhone
Thông báo trước có 2 tiếng thì làm sao mà phản ứng kịp đc bác :burn_joss_stick:
 
Thông báo trước có 2 tiếng thì làm sao mà phản ứng kịp đc bác :burn_joss_stick:
Vấn đề là: nếu ko có thuỷ điện sẽ ko giảm đc dòng chảy, nó còn càn quét mạnh hơn! Còn nguyên tắc nước lũ tràn về bao nhiêu nó xả tràn qua bấy nhiêu chứ ko xả hơn! Nhờ có thuỷ điện sẽ bớt đi khoản lũ quét chỉ bị nước ngập! Thế giờ thích mỗi ngập (nước thiên nhiên) hay vừa thích bị lũ quét vừa thích ngập?

Bạn nghĩ rằng lũ quét về lũ nó sẽ báo trước cho mình à?
via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top