Thực trạng buồn của ngành chip Trung Quốc

GloryJack

Senior Member

Mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ nhà nước, các công ty phát triển chip hàng đầu Trung Quốc vẫn đang đối mặt với khó khăn, đe dọa sự phát triển bền vững của ngành.​



Dưới áp lực trừng phạt của Mỹ, các nhà phát triển chip hàng đầu của Trung Quốc đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thành quả nghiên cứu không trở thành sản phẩm có tính cạnh tranh

Vừa qua, Xu Lingjie - CEO kiêm đồng sáng lập của công ty phát triển chip Biren - nhà phát triển card đồ họa (GPU - Graphic Processing Unit) lớn nhất Trung Quốc cho máy tính và máy học hiệu năng cao, đã tuyên bố từ chức.

Biren là công ty đã đưa ra thị trường một dòng GPU có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tiên tiến nhất của Nvidia.

Xu Lingjie là người có kinh nghiệm làm việc trong rất nhiều các công ty công nghệ lớn trên thế giới, từng trải qua nhiều cương vị tại Nvidia, AMD và bộ phận nghiên cứu Bắc Mỹ của Samsung. Chuyên môn và kinh nghiệm của Xu Lingjie cực kỳ hữu ích trong quá trình phát triển thế hệ chip GPU đầu tiên của Biren.

Năm 2022, Mỹ đã đưa Biren vào ‘danh sách đen’, bắt buộc họ phải có giấy phép đặc biệt khi sử dụng công nghệ của Mỹ. Vì điều này, nhà sản xuất mạch tích hợp theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC đã buộc phải từ bỏ hợp tác với Biren.

Vì không có cơ sở sản xuất riêng, Biren không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với các công ty nội địa, chẳng hạn như SMIC, để sản xuất chip theo thiết kế của riêng mình. Dù đã đạt được một số thành công nhưng SMIC vẫn chưa có được các quy trình công nghệ tiên tiến tương tự như TSMC.

Việc sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đặc tính của sản phẩm, khiến chúng kém cạnh tranh hơn, đặc biệt là trên thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh chính của Biren trên thị trường GPU AI - AMD , Intel và Nvidia - lại có quyền tiếp cận không hạn chế các công nghệ mới nhất và kiếm được hàng tỷ USD của chính các khách hàng Trung Quốc.

Các nhà phát triển GPU Trung Quốc đang gặp vô vàn khó khăn.

Các nhà phát triển GPU Trung Quốc đang gặp vô vàn khó khăn.

Kết quả kinh doanh ngày càng bi đát

Sau khi Mỹ một lần nữa thắt chặt các hạn chế xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Trung Quốc, các công ty Trung Quốc mất cơ hội mua ngay cả những phiên bản “cắt giảm” các dòng GPU phổ biến của Nvidia – H800 và A800. Điều đó khiến Biren có lý do để kỳ vọng thành công, do nhu cầu về GPU tại thị trường nội địa ngày càng tăng.

Biren là một trong những nhà phát triển GPU có khả năng cạnh tranh nhất của Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Các mẫu GPU hiện tại của Biren là HPC BR100 và BR104 có thể cạnh tranh trực tiếp với các dòng sản phẩm A100 và H100 của Nvidia trong một số tác vụ nhất định.

Tháng 12/2023, Biren đã huy động được 2 tỷ nhân dân tệ (280 triệu USD) từ một nhà đầu tư giấu tên để tiếp tục triển khai các kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Công ty cũng có kế hoạch huy động thêm vốn thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Tuy nhiên, việc Xu Lingjie từ chức mới đây là dấu hiệu cho thấy hy vọng của ban lãnh đạo công ty hoặc các nhà đầu tư đã không thành hiện thực và ngay cả “cha đẻ” của Biren cũng không còn tin vào thành công.

Trong khi đó, Nvidia đang mở rộng hoạt động sang thị trường Ấn Độ. Khách hàng của Nvidia bao gồm Tata Group, Reliance Industries và gã khổng lồ đám mây Yotta.

Một nhà phát triển chip nổi tiếng khác của Trung Quốc, Cambricon, cũng đang đối mặt với kết quả kinh doanh bi đát. Công ty đã thua lỗ suốt 7 năm qua và vốn hóa thị trường đã giảm gần 50% kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải vào năm 2020.

Giống như Biren, các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng mang tính hủy diệt đối với Cambricon. Vào tháng 8/2023, Singgo, một công ty con của Cambricon, phát đi tín hiệu xấu liên quan đến quá trình phát triển dòng chip SD5223 được thiết kế cho xe tự lái cấp 4.

Những khó khăn nghiêm trọng của Cambricon bắt đầu sau khi một trong những đối tác quan trọng nhất, gã khổng lồ công nghệ Huawei, từ chối các dịch vụ của công ty do chuyển sang phát triển chip nội bộ.

Việc sa thải hàng loạt nhân viên mà Cambricon thực hiện vào năm 2023, liên quan trực tiếp đến các vấn đề tài chính, không phải là một tín hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư của công ty.

Trường hợp Biren và Cambricon là minh chứng cho những thách thức mà các công ty trong ngành chip của Trung Quốc đang phải đối mặt. Thành công ban đầu và việc sở hữu những kết quả nghiên cứu đột phá không đảm bảo cho thành công lâu dài.

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, với khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế, việc duy trì tăng trưởng kinh doanh là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

 
Ngành có giá trị hàng tỷ USD này chính là bán dẫn. Theo ông Pat Gelsinger, CEO của Intel, chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ): "Hạn chế xuất khẩu được các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan tiến hành áp dụng thời gian gần đây đã tạo nên rào cản lớn tới mức 7 – 10 nm đối với ngành công nghiệp bán dẫn ở Trung Quốc. Chúng tôi hiện đang chạy đua với công nghệ dưới 2 nm và tiến tới 1,5 nm, chưa có dấu hiệu để cuộc đua này ngừng lại".

 
đầu tư rõ mạnh là bao nhiêu, dân tàu có ưa chuộng bóng đá méo đâu mà chuộng các môn thể thao cá nhân như cầu lông, bóng bàn hơn, cũng như mỹ chuộng bóng bầu dục, hàn nhật chuộng bóng chày vậy :LOL:.
Mấy chục tỷ USD đủ mạnh chưa. Không phải top1 nhưng cũng chả phải top10 mà nói như không thèm chơi 🤣
Hàn Nhật chuộng bóng chày mà vẫn cân châu Á, đi wc ầm ầm đấy.
 
Mấy chục tỷ USD đủ mạnh chưa. Không phải top1 nhưng cũng chả phải top10 mà nói như không thèm chơi 🤣
Hàn Nhật chuộng bóng chày mà vẫn cân châu Á, đi wc ầm ầm đấy.
Tàu nó đầu tư ngáo, hay nói chính xác hơn là đầu tư tự phát chứ chẳng có kế hoạch gì. Kiểu như mấy thằng giàu xổi mua được con Ferrari xong đem ra đường khoe vậy, chứ có biết bảo trì bảo dưỡng hay thậm chí biết lái đâu. Dân nó cũng không phải dạng nhiệt tình với bóng đá lắm nên đợt đầu tư ăn xổi đó chỉ được 1 thời gian rồi tạch vì chẳng ai quan tâm. Nôm na là bóng bàn cầu lông hạng 1-2 thì bóng đâ chắc phải ngoài top10.

Còn Hàn Nhật bóng chày hạng 1 thì bóng đá cũng hạng 2, đầu tư bài bản từ cấp tiểu học mà không mạnh thì lại hơi lạ.
 
Tàu nó đầu tư ngáo, hay nói chính xác hơn là đầu tư tự phát chứ chẳng có kế hoạch gì. Kiểu như mấy thằng giàu xổi mua được con Ferrari xong đem ra đường khoe vậy, chứ có biết bảo trì bảo dưỡng hay thậm chí biết lái đâu. Dân nó cũng không phải dạng nhiệt tình với bóng đá lắm nên đợt đầu tư ăn xổi đó chỉ được 1 thời gian rồi tạch vì chẳng ai quan tâm. Nôm na là bóng bàn cầu lông hạng 1-2 thì bóng đâ chắc phải ngoài top10.

Còn Hàn Nhật bóng chày hạng 1 thì bóng đá cũng hạng 2, đầu tư bài bản từ cấp tiểu học mà không mạnh thì lại hơi lạ.
Hồi xưa rồ tàu bảo bóng đá hạng 2 hạng 3 mà giờ anh bảo ngoài hạng 10 rồi à :D
 
đầu tư rõ mạnh là bao nhiêu, dân tàu có ưa chuộng bóng đá méo đâu mà chuộng các môn thể thao cá nhân như cầu lông, bóng bàn hơn, cũng như mỹ chuộng bóng bầu dục, hàn nhật chuộng bóng chày vậy :LOL:.
crying_wojak_feels_guy_smile_mask_meme_template_venjv_thumbnail.jpg



E3RZoP9QpxitHIc9uyVpMNtXrJ4CE-MNKAln1DgKFO4.jpg


shirt.jpg
 
Hồi xưa rồ tàu bảo bóng đá hạng 2 hạng 3 mà giờ anh bảo ngoài hạng 10 rồi à :D
Hạng 2 hạng 3 mà giải vô địch như qq, đá đội vùng trũng còn thua lên thua xuống từ đội trẻ đến đội già thì mạt vận cho cả nền thể thao rồi mike fence :go: .
 
crying_wojak_feels_guy_smile_mask_meme_template_venjv_thumbnail.jpg



E3RZoP9QpxitHIc9uyVpMNtXrJ4CE-MNKAln1DgKFO4.jpg


shirt.jpg
:sexy_girl:nghe đồn bác Tập hồi thiếu thời trai trẻ cũng mê môn đá bóng lắm
 
Back
Top