Thuyết Big Bang sụp đổ, chuyện gì xảy ra với vũ trụ?

Status
Not open for further replies.
Nội cái việc dự báo động đất đã dự đoán được chưa. Trong khi máy móc, dữ kiện đầy ra đó còn đéo biết. Thế mà cũng tin được cái thuyết dự đoán vũ trụ cách xa hàng tỷ tỷ năm. Nghe là đã thấy xạo loz bỏ mẹ rồi chứ cần cm gì phản bác này nọ.
 
Nội cái việc dự báo động đất đã dự đoán được chưa. Trong khi máy móc, dữ kiện đầy ra đó còn đéo biết. Thế mà cũng tin được cái thuyết dự đoán vũ trụ cách xa hàng tỷ tỷ năm. Nghe là đã thấy xạo loz bỏ mẹ rồi chứ cần cm gì phản bác này nọ.
Anh có biết nguyên nhân tại sao chưa dự báo tốt được không? Không phải vì khoa học kém mà do bản chất của động đất phức tạp. còn Lý thuyết vũ trụ không phải chỉ "dự đoán" đâu anh, nó dựa trên các bằng chứng thực nghiệm rõ ràng. Anh có đọc kĩ chưa hay chỉ đại loại khinh thường thế? Nếu chỉ vì có một số điểm chưa giải thích được, anh có quyền bác bỏ hết cả tiến trình phát triển khoa học sao . Nói chung tôi thấy anh nói chuyện như mấy thằng cùn
 
Anh có biết nguyên nhân tại sao chưa dự báo tốt được không? Không phải vì khoa học kém mà do bản chất của động đất phức tạp. còn Lý thuyết vũ trụ không phải chỉ "dự đoán" đâu anh, nó dựa trên các bằng chứng thực nghiệm rõ ràng. Anh có đọc kĩ chưa hay chỉ đại loại khinh thường thế? Nếu chỉ vì có một số điểm chưa giải thích được, anh có quyền bác bỏ hết cả tiến trình phát triển khoa học sao . Nói chung tôi thấy anh nói chuyện như mấy thằng cùn
Thôi, tôi lạy anh.. bớt bị dắt mũi giùm tôi cái. Động não cái đi anh
 
Nội cái việc dự báo động đất đã dự đoán được chưa. Trong khi máy móc, dữ kiện đầy ra đó còn đéo biết. Thế mà cũng tin được cái thuyết dự đoán vũ trụ cách xa hàng tỷ tỷ năm. Nghe là đã thấy xạo loz bỏ mẹ rồi chứ cần cm gì phản bác này nọ.
2 chuyện này có liên quan gì đến nhau?
 
2 chuyện này có liên quan gì đến nhau?
Là những thứ đơn giản thế còn ko dự đoán được thì a nghĩ cái thuyết nói về nguồn gốc vũ trụ nó phức tạp gấp tỷ tỷ lần cái đó thì a nghĩ nó đúng dc mấy %. Thế mà vozer ở đây xem nó như chân lý rồi đấy. Thật vloz
 
Là những thứ đơn giản thế còn ko dự đoán được thì a nghĩ cái thuyết nói về nguồn gốc vũ trụ nó phức tạp gấp tỷ tỷ lần cái đó thì a nghĩ nó đúng dc mấy %. Thế mà vozer ở đây xem nó như chân lý rồi đấy. Thật vloz
Lập luận của a rất tào lao.
Vì đó là 2 chuyện khác nhau.
Khi nào A là nền tảng của B thì ko làm đc A mà đòi làm B trước mới nói.
Đằng này chuyện dự báo động đất kết nối chuyện nghiên cứu vũ trụ chỗ nào vậy a zai?

Thiếu gì chuyện đơn giản con ng chưa làm đc méo đâu mà kể.
 
Nó ko ngược lại Big Bang nhé phen, mà ngược lại
Big Crunch là sự kiện sau Big Bang, khi vũ trụ tạm cho đạt điểm cực đại nó sẽ co lại (Nó ý hệt như quả bóng bay khi thổi vào là Big Bang, khi hết hơi bóng bị xì thì là Big Crunch), mà cái này vẫn chưa biết là đúng hay sai
PUi3vHS.gif
Nhiều khả năng, nếu không muốn nói là chắc chắn, sai nhé.

Số phận cuối cùng của vũ trụ là gì?

Sự tiến hóa của vũ trụ được quyết định bởi cuộc đấu tranh giữa đà giãn nở và sức hút (hay đẩy!) của lực hấp dẫn. Tốc độ giãn nở hiện tại được đo bằng hằng số Hubble, trong khi cường độ của lực hấp dẫn phụ thuộc vào mật độ và áp suất của vật chất trong vũ trụ. Nếu áp suất của vật chất là thấp, như trường hợp của hầu hết các dạng vật chất mà chúng ta biết, thì số phận của vũ trụ được quyết định bởi mật độ.

990350b.jpg


(Sự giãn nở của vũ trụ. Trục tung: Kích thước tương đối của vũ trụ. Trục hoành: Tỷ năm (thời gian). Now = Ngày nay.)

Nếu mật độ của vũ trụ nhỏ hơn mật độ tới hạn thì vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, giống như các đường màu lục hoặc lam trong biểu đồ trên. Lực hấp dẫn có thể làm chậm tốc độ giãn nở theo thời gian, nhưng đối với những mật độ dưới mật độ tới hạn, không có đủ lực hấp dẫn từ vật chất để dừng hoặc đảo ngược quá trình giãn nở ra ngoài. Hiện tượng này còn được gọi là “Vụ Băng Giá Lớn” (“Big Chill” hay “Big Freeze”), vì vũ trụ sẽ nguội dần khi nó giãn nở, cho đến khi nó không thể duy trì bất kỳ sự sống nào nữa.

Nếu mật độ của vũ trụ lớn hơn mật độ tới hạn thì cuối cùng lực hấp dẫn sẽ thắng và vũ trụ sẽ co lại, cái gọi là “Vụ Co Lớn” (“Big Crunch”), giống như đường màu cam của biểu đồ. Trong vũ trụ này, có đủ khối lượng để làm chậm quá trình giãn nở đến mức dừng lại, và cuối cùng đảo ngược nó.

Những quan sát gần đây đối với các siêu tân tinh xa xăm đã gợi ý rằng sự giãn nở của vũ trụ thực tế đang nhanh lên, hay tăng tốc, giống như đường màu đỏ của biểu đồ, ám chỉ sự tồn tại của một dạng vật chất có áp suất âm mạnh mẽ, chẳng hạn như hằng số vũ trụ. Dạng vật chất kỳ lạ này đôi khi còn được gọi là “năng lượng tối”. Không giống như lực hấp dẫn có tác dụng làm chậm quá trình giãn nở, năng lượng tối có tác dụng làm gia tăng tốc độ giãn nở. Nếu năng lượng tối quả thực đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của vũ trụ thì rất có thể vũ trụ sẽ tiếp tục giãn nở mãi mãi.

Có sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các nhà vũ trụ học rằng mật độ tổng của vật chất bằng mật độ tới hạn, do đó vũ trụ là phẳng về mặt không gian. Khoảng 24% trong số này ở dạng vật chất có áp suất thấp, hầu hết được cho là vật chất tối “phi baryonic”, trong khi 71% còn lại được cho là ở dạng “năng lượng tối” có áp suất âm, giống như hằng số vũ trụ. Nếu điều này là đúng thì năng lượng tối là động lực chính đằng sau số phận của vũ trụ và nó sẽ giãn nở theo cấp số nhân mãi mãi.

Đo đạc của WMAP

Vệ tinh WMAP đo đạc các thông số cơ bản của thuyết Big Bang trong đó có số phận của vũ trụ. Kết quả cho thấy vũ trụ có hình học phẳng và sẽ giãn nở mãi mãi. Để hiểu bản chất và ảnh hưởng của năng lượng tối đến tốc độ giãn nở trong tương lai, cần nghiên cứu sâu hơn về nó bằng những thí nghiệm và sứ mệnh không gian trong tương lai.


Ngày càng có nhiều bằng chứng (dựa trên quan sát) cho thấy vũ trụ của chúng ta đang đi theo đường đỏ.

Cho dù nó có đi theo đường cam thì, như Stephen Hawking đã từng kể lại (xin trích nguyên văn):

… Khi tôi giảng bài ở Nhật Bản, người ta đã yêu cầu tôi không đề cập đến khả năng tái suy sụp của vũ trụ vì nó có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tôi có thể tái đảm bảo với những ai đang lo lắng về khoản đầu tư của mình rằng vẫn còn hơi sớm để bán: ngay cả khi vũ trụ có đi đến hồi kết thì điều đó cũng sẽ không xảy ra trong ít nhất 20 tỷ năm nữa.
 
Last edited:
Nhiều khả năng, nếu không muốn nói là chắc chắn, sai nhé.



Ngày càng có nhiều bằng chứng (dựa trên quan sát) cho thấy vũ trụ của chúng ta đang đi theo đường đỏ.

Cho dù nó có đi theo đường cam thì, như Stephen Hawking đã từng kể lại (xin trích nguyên văn):
"… Khi tôi giảng bài ở Nhật Bản, người ta đã yêu cầu tôi không đề cập đến khả năng tái suy sụp của vũ trụ vì nó có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tôi có thể tái đảm bảo với những ai đang lo lắng về khoản đầu tư của mình rằng vẫn còn hơi sớm để bán: ngay cả khi vũ trụ có đi đến hồi kết thì điều đó cũng sẽ không xảy ra trong ít nhất 20 tỷ năm nữa." Má ơi nó xàm. Như kể truyện cổ tích cho con nít nghe z
 
"… Khi tôi giảng bài ở Nhật Bản, người ta đã yêu cầu tôi không đề cập đến khả năng tái suy sụp của vũ trụ vì nó có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tôi có thể tái đảm bảo với những ai đang lo lắng về khoản đầu tư của mình rằng vẫn còn hơi sớm để bán: ngay cả khi vũ trụ có đi đến hồi kết thì điều đó cũng sẽ không xảy ra trong ít nhất 20 tỷ năm nữa." Má ơi nó xàm. Như kể truyện cổ tích cho con nít nghe z
Anh bảo xàm hả? Xàm ở chỗ nào, tại sao vậy?

Không xàm thì phải thế nào?
 
Nếu tất cả đều có sẵn thì sao thời có hóa thạch khủng long không tìm ra hóa thạch con chó, mèo, voi, ngựa,... nào hết? Theo ý anh thì tụi nó phải tồn tại cùng lúc với khủng long luôn chứ.
Trả lời hộ tôi cái anh @Pin_63
 
Trả lời hộ tôi cái anh @Pin_63
Nó trả lời thế chó nào được.
Nếu các loài vật không tiến hóa mà đã có sẵn.
Thì mọi lớp trầm tích đã có đầy đủ vô số các loại hóa thạch rồi
Tương tự với vũ trụ tĩnh, thì bầu trời cũng sáng như ban ngày vì ánh sáng từ vô số các ngôi sao chiếu xuống
 
tôi thấy anh bắt đầu giống mấy người sợ chứng khoán bị ảnh hưởng bởi sự suy sụp vũ trụ rồi ấy. :v. Thật sự tôi ko biết nói gì. :D
Nói cho anh biết là tôi đã được đọc bài nói chuyện của Stephen Hawking từ trước (nó ở đây này):


Khi đó, tôi đã không hiểu vì sao Hawking lại đề cập con số 20 tỷ năm. Nhưng sau này, khi đọc bài trên trang chủ của WMAP ở trên, và nhìn cái biểu đồ của nó, thì tôi đã hiểu (tôi đã dịch bài này ở bên Voz cũ từ lâu rồi, đây là dịch lại). Thế mà giờ anh lại phán một câu “xàm”, thì tôi không thể không thắc mắc rằng nó xàm ở chỗ nào, và thế nào mới là không xàm.
 
Nói cho anh biết là tôi đã được đọc bài nói chuyện của Stephen Hawking từ trước (nó ở đây này):


Khi đó, tôi đã không hiểu vì sao Hawking lại đề cập con số 20 tỷ năm. Nhưng sau này, khi đọc bài trên trang chủ của WMAP ở trên, và nhìn cái biểu đồ của nó, thì tôi đã hiểu (tôi đã dịch bài này ở bên Voz cũ từ lâu rồi, đây là dịch lại). Thế mà giờ anh lại phán một câu “xàm”, thì tôi không thể không thắc mắc rằng nó xàm ở chỗ nào, và thế nào mới là không xàm.
thằng đó nó cùn lắm có dẫn chứng gì dc đâu quote nó làm gì cho tốn time
 
Nói cho anh biết là tôi đã được đọc bài nói chuyện của Stephen Hawking từ trước (nó ở đây này):


Khi đó, tôi đã không hiểu vì sao Hawking lại đề cập con số 20 tỷ năm. Nhưng sau này, khi đọc bài trên trang chủ của WMAP ở trên, và nhìn cái biểu đồ của nó, thì tôi đã hiểu (tôi đã dịch bài này ở bên Voz cũ từ lâu rồi, đây là dịch lại). Thế mà giờ anh lại phán một câu “xàm”, thì tôi không thể không thắc mắc rằng nó xàm ở chỗ nào, và thế nào mới là không xàm.
Nói đến thế cũng ko hiểu à. Tôi thấy a ngây thơ quá bạn ơi. Cái đéo j mà chứng chứng khoán bị ảnh hưởng bởi sự suy sụp vũ trụ. Chắc cái lũ sợ điều này nó cũng ngu đần như các a z đó. Má, bị dắt mũi thế là cùng
 
Nhiều khả năng, nếu không muốn nói là chắc chắn, sai nhé.



Ngày càng có nhiều bằng chứng (dựa trên quan sát) cho thấy vũ trụ của chúng ta đang đi theo đường đỏ.

Cho dù nó có đi theo đường cam thì, như Stephen Hawking đã từng kể lại (xin trích nguyên văn):
Thế nên tôi mới nói là chưa biết là đúng hay sai, mà cũng ko ai khẳng định hiện tại nó sai nhé, kể cả bài báo, vì tất cả vẫn chỉ dựa vào công thức tính toán và các kiến thức mới, quan trọng là phải tìm ra áp suất đó là gì, áp suất gây ra vụ nở
Mà nói chung theo thuyết Big Bang thì chỉ có 3 kết thúc "Big Chill", "Big Freeze", "Big Crunch"
 
Nói đến thế cũng ko hiểu à. Tôi thấy a ngây thơ quá bạn ơi. Cái đéo j mà chứng chứng khoán bị ảnh hưởng bởi sự suy sụp vũ trụ. Chắc cái lũ sợ điều này nó cũng ngu đần như các a z đó. Má, bị dắt mũi thế là cùng
Ý anh là mấy ông Nhật kia xàm chứ không phải Hawking hả?

Còn tôi thì thấy không hẳn họ xàm, mà họ chỉ muốn ngăn ngừa bất cứ điều gì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người nghe một cách không cần thiết thôi.

Dù sao đi nữa thì hành động của họ cũng đã chứng tỏ một điều: Lời nói của Hawking rất có trọng lượng, có thể nói gần như của một vị giáo chủ vậy. Dĩ nhiên là không phải tự nhiên mà như thế. Như anh và tôi thì có tuyên bố như vậy thoải mái thì cũng chẳng có ai tin cả.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top