Tỉ lệ sinh viên/giảng viên các trường đại học chênh nhau hàng chục lần

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Hầu hết các trường đại học có tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao hơn quy định. Cá biệt có trường có tỉ lệ này lên đến hơn 600.

1711969536793.png

Hầu như các trường đều có tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao hơn so với tỉ lệ khi xác định chỉ tiêu - Ảnh minh họa: MINH GIẢNG

Thông tư 03/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các điều kiện để các trường xác định chỉ tiêu. Trong số này có tỉ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi.

Theo quy định, có 7 khối ngành với 25 lĩnh vực đào tạo khác nhau. Thông tư 03 quy định tỉ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi theo từng lĩnh vực như sau:

1711969972370.png

Các khối ngành, lĩnh vực đào tạo và tỉ lệ sinh viên/giảng viên khi xác định chỉ tiêu - Đồ họa: MINH GIẢNG

Các trường dựa vào trình độ và chức danh của giảng viên để tính quy đổi khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Kết thúc mỗi năm học, các trường phải công khai các thông tin liên quan, bao gồm tỉ lệ sinh viên/giảng viên. Hầu như các trường đều có tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao hơn so với tỉ lệ khi xác định chỉ tiêu. Tỉ lệ cao có nghĩa sinh viên đông hoặc giảng viên ít hơn so với quy định.

Ở nhiều trường đại học khác, tỉ lệ sinh viên/giảng viên có sự chênh lệch không hề nhỏ. Các trường đa số là đại học đa ngành. Mỗi khối ngành có tỉ lệ khác nhau. Trong thống kê này, Tuổi Trẻ Online chọn khối ngành có tỉ lệ cao nhất của các trường làm tham số so sánh.

Trường mới thành lập chưa lâu có tỉ lệ cao nhất trong số các trường chúng tôi có số liệu thống kê.

1711969978077.png

Đồ họa: MINH GIẢNG

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh có tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao nhất trong thống kê này. Bình quân 39,5 sinh viên/một giảng viên. Khoảng 50% số trường thống kê có tỉ lệ cao nhất hơn 25 sinh viên/giảng viên.

Cùng là hai trường đào tạo khối ngành khoa học xã hội và nhân văn nhưng tỉ lệ ở Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cao gấp đôi Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Dù các trường có tỉ lệ sinh viên/giảng viên khá cao so với tiêu chí xác định chỉ tiêu hiện nay. Tuy nhiên so với chuẩn đại học năm 2030 thì vẫn còn thấp hơn (vượt chuẩn).

Ở so sánh cao nhất, chênh lệch giữa các trường nhiều nhất khoảng hơn 5 lần. Ở chiều ngược lại, ở so sánh thấp nhất, chênh lệch giữa các trường lên đến 20 lần.

1711969995933.png

Đồ họa: MINH GIẢNG

Hầu hết các trường có tỉ lệ giảng viên khối ngành cao nhất cũng có tỉ lệ khối ngành thấp nhất cao hơn khối cao nhất của rất nhiều trường đại học khác.

Chẳng hạn Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Tài chính - marketing, Hạ Long, Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) dù khối thấp nhất cũng đã 25 sinh viên/giảng viên.

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh chỉ đào tạo hai khối ngành III và V. Trong đó khối ngành V có tỉ lệ cao nhất, khối ngành III lại nằm ở mức thấp nhất.

........
 
Thừa thầy thiếu thợ cầm bằng đh đi chạy shiper với grab, trong khi thợ giỏi thợ lành nghề đếu có

Mà cũng do cái chính sách đất đai ngu học, để bọn cò thổi giá cho lắm vào, giờ doanh nghiệp coa chịu sản xuất cc đâu, có tiền rhif dồn vào đất đợi tăng giá

Còn đồ thì cứ sang tàu nhập về bán, rồi bảo sao thất nghiệp tràn lan
 
Lương thấp ko ai làm.
Từ hồi mình còn đi học thấy giảng viên phần lớn toàn có ô tô, chắc cũng dạng khá giả có chân trong chân ngoài chứ chả mấy người sống bằng lương.

Thường là thấy họ giàu sẵn rồi mới đi làm giảng viên chứ ít thấy ông bà giảng viên nào chỉ bám vào nghề để sống cả. :bad_smelly:
 
Thừa thầy thiếu thợ cầm bằng đh đi chạy shiper với grab, trong khi thợ giỏi thợ lành nghề đếu có
do phụ huynh và hs ảo tưởng về cái bằng dh thôi chứ ai dí súng bắt đi học đâu
hướng nghiệp chỉ là 1 phần, giờ bắt đầu thay đổi rồi, cứ xong c3 đi học nghề rồi xklđ nhanh kiếm tiền
 
Thừa thầy thiếu thợ cầm bằng đh đi chạy shiper với grab, trong khi thợ giỏi thợ lành nghề đếu có

Mà cũng do cái chính sách đất đai ngu học, để bọn cò thổi giá cho lắm vào, giờ doanh nghiệp coa chịu sản xuất cc đâu, có tiền rhif dồn vào đất đợi tăng giá

Còn đồ thì cứ sang tàu nhập về bán, rồi bảo sao thất nghiệp tràn lan
Không phải không muốn sản xuất, mà thà làm thương mại, nhập hàng về bán còn đỡ hơn
 
Thừa thầy thiếu thợ cầm bằng đh đi chạy shiper với grab, trong khi thợ giỏi thợ lành nghề đếu có

Mà cũng do cái chính sách đất đai ngu học, để bọn cò thổi giá cho lắm vào, giờ doanh nghiệp coa chịu sản xuất cc đâu, có tiền rhif dồn vào đất đợi tăng giá

Còn đồ thì cứ sang tàu nhập về bán, rồi bảo sao thất nghiệp tràn lan
Xây cái xưởng sản xuất be bé đã bị hành cho vỡ mặt rồi.
Thôi thì kiếm vài lô đất chờ thời.
 
Không phải không muốn sản xuất, mà thà làm thương mại, nhập hàng về bán còn đỡ hơn
Thì bởi vậy cang làm vậy trong nc có chịu tìm tòi sx cc gì đâu, nhập đồ lậu về bán 1 lời 10 sướng rân
 
Từ hồi mình còn đi học thấy giảng viên phần lớn toàn có ô tô, chắc cũng dạng khá giả có chân trong chân ngoài chứ chả mấy người sống bằng lương.

Thường là thấy họ giàu sẵn rồi mới đi làm giảng viên chứ ít thấy ông bà giảng viên nào chỉ bám vào nghề để sống cả. :bad_smelly:
cũng tuỳ fen, có người ko khá giả cho lắm, nhưng cũng có người lái 4 bánh thẳng vô trường, dạy 1 buổi xong lái về 8-)
 
Giảng viên đh giảng như cl, nhiều người thiếu chuyên môn sư phạm
Giảng viên chỉ là người hướng dẫn, fen đi học không chịu đọc tài liệu trước, lên lớp thầy giảng thì đơ ra sao theo kịp bài nổi.
Không có kiểu đọc chép như cấp 3 đâu.
 
Giảng viên đh giảng như cl, nhiều người thiếu chuyên môn sư phạm
đâu chả vậy, giảng viên ở nước ngoài cũng đọc slide cho sv là bình thường :amazed:
Giảng viên đa số có phải học sư phạm ra đâu, vì làm éo gì có trường đào tạo giảng viên, trường sư phạm chỉ đào tạo giáo viên
Công việc của giảng viên nếu đúng thì phần nhiều là NCKH, mà người nghiên cứu giỏi thì chưa chắc đã dạy giỏi
 
Thừa thầy thiếu thợ cầm bằng đh đi chạy shiper với grab, trong khi thợ giỏi thợ lành nghề đếu có

Mà cũng do cái chính sách đất đai ngu học, để bọn cò thổi giá cho lắm vào, giờ doanh nghiệp coa chịu sản xuất cc đâu, có tiền rhif dồn vào đất đợi tăng giá

Còn đồ thì cứ sang tàu nhập về bán, rồi bảo sao thất nghiệp tràn lan
Mấy ông điện tử đấy, kiếm việc khó muốn ẻ, có đi làm nhúng mới sống nổi chứ hàng điện tử nào cx Made in China hết rồi :sweat:
 
đâu chả vậy, giảng viên ở nước ngoài cũng đọc slide cho sv là bình thường :amazed:
Giảng viên đa số có phải học sư phạm ra đâu, vì làm éo gì có trường đào tạo giảng viên, trường sư phạm chỉ đào tạo giáo viên
Công việc của giảng viên nếu đúng thì phần nhiều là NCKH, mà người nghiên cứu giỏi thì chưa chắc đã dạy giỏi
Nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động quản lý giảng viên (https://tuoitre.vn/nhieu-vuong-mac-bat-cap-tu-thuc-tien-hoat-dong-quan-ly-giang-vien-2024040314371573.htm)
Đang tiến tới cấp chứng chỉ nghề nghiệp giảng viên mới được hành nghề
 
Sư phạm kỹ thuật vinh. Hình như xưa là cao đẳng kỹ thuật 3. Dưới con đường sung sướng ngày xưa. Phong định cảng. 🤣
 
Nhớ mấy môn chung, học trong hội trường 1 thầy nói cho hàng trăm sinh viên nghe. Lại nghĩ có khi tùy môn, như các môn thực hành cần hướng dẫn nhiều thì cần gv hướng dẫn nhiều hơn, tỷ lệ này quan trọng.
 
Back
Top