Tòa buộc văn phòng công chứng bồi thường cho người mất đất

4 More Years

Senior Member

(PLO)- Tòa sơ thẩm nhận định văn phòng công chứng công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sai quy định khiến người dân mất đất nên phải bồi thường.


Theo dự kiến ngày 10-4, TAND TP Cần Thơ sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ kiện về bồi thường thiệt hại do văn bản công chứng vô hiệu giữa nguyên đơn là vợ chồng bà LTN và bị đơn là một văn phòng công chứng (VPCC) ở TP Cần Thơ.

Đi kiện vì bỗng dưng thành người bán đất

Theo hồ sơ, vợ chồng bà N có thửa đất gần 500 m2 tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Ông bà ở xa nên để lại cho con cháu canh tác, giữ gìn.

Năm 2008, bà N thế chấp thửa đất này cho ông T để vay 200 triệu đồng. Hợp đồng vay được công chứng. Sau 30 ngày, bà N không trả được nợ gốc nên ông T đồng ý cho bà trả từ từ. Dần dần, bà đã trả hết nợ gốc và lãi.

văn phòng công chứng
Thửa đất của vợ chồng bà N hiện đã sang tên đổi chủ bốn lần dù bà không ký chuyển nhượng. Ảnh: NHẪN NAM
Tuy nhiên, bà N phát hiện quyền sử dụng đất của mình đã được sang tên cho ông NQĐ. Hợp đồng chuyển nhượng lập năm 2010 tại VPCC có chữ ký của bà nhưng thực tế bà không ký tên. Chồng bà là đồng sở hữu thửa đất cũng không ký tên trong hợp đồng. Ông bà không biết ông NQĐ là ai. Đáng chú ý là ông Đ đã chuyển nhượng thửa đất cho người khác, rồi thửa đất được sang tên đổi chủ thêm hai lần nữa.

Vợ chồng bà N đi kiện, yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng giữa bà với ông Đ ký năm 2010 cùng các hợp đồng chuyển nhượng sau đó vô hiệu; buộc ông T, ông Đ trả lại giấy chứng nhận.

Các cấp tòa đã tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bà với ông Đ nhưng cho rằng giao dịch chuyển nhượng đất sau cùng là ngay tình nên phải công nhận… Ông bà N được quyền kiện người có lỗi là ông Đ và văn phòng công chứng hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất và bồi thường thiệt hại.

Do đó, vợ chồng bà N tiếp tục khởi kiện vụ án mới, kiện văn phòng công chứng yêu cầu bồi thường hơn 7,4 tỉ đồng.

Có căn cứ kết luận việc công chứng sai quy định

Giai đoạn xét xử sơ thẩm, phía VPCC cho rằng chính bà N đã ký tên trong văn bản công chứng; khi đó có mặt ông Đ, cháu bà N chứng kiến nên không có chuyện giả mạo chữ ký.

Tòa chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên buộc văn phòng công chứng bồi thường hơn 7,4 tỉ đồng cho vợ chồng bà N.
Ngoài ra, văn phòng công chứng cũng nêu rằng hai bản án trước đó mà tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng bà N với ông Đ vô hiệu không xác định số tiền bồi thường do lỗi của công chứng viên mà chỉ tuyên tách ra giải quyết thành vụ kiện khác để yêu cầu VPCC và ông Đ bồi thường thiệt hại. Hiện VPCC đã khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm vào khoảng tháng 3, tháng 4-2023, đến nay chưa có văn bản trả lời.

Tháng 9-2023, TAND quận Cái Răng nhận định rằng căn cứ điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS thì các tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật là chứng cứ chứng minh VPCC công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà N với ông Đ sai quy định.

Theo tòa, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người nhận chuyển nhượng ngay tình nên không còn căn cứ pháp lý để giao trả thửa đất lại cho vợ chồng bà N.

Do đó, thiệt hại từ việc công chứng hợp đồng sai này sẽ được tính theo giá trị đất để bồi thường. Tuy nhiên, tại thời điểm tòa xử, việc định giá không thực hiện được nên tòa căn cứ vào giá trị đất đã được định giá trong vụ án trước đây để tính thiệt hại và trách nhiệm bồi thường.
 
Last edited:
Tuy nhiên, bà N phát hiện quyền sử dụng đất của mình đã được sang tên cho ông NQĐ. Hợp đồng chuyển nhượng lập năm 2010 tại VPCC có chữ ký của bà nhưng thực tế bà không ký tên. Chồng bà là đồng sở hữu thửa đất cũng không ký tên trong hợp đồng. Ông bà không biết ông NQĐ là ai. Đáng chú ý là ông Đ đã chuyển nhượng thửa đất cho người khác, rồi thửa đất được sang tên đổi chủ thêm hai lần nữa.

Vợ chồng bà N đi kiện, yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng giữa bà với ông Đ ký năm 2010 cùng các hợp đồng chuyển nhượng sau đó vô hiệu; buộc ông T, ông Đ trả lại giấy chứng nhận.

VPCC nào? Sao không nêu tên ra :rolleyes:
 
Các cấp tòa đã tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bà với ông Đ nhưng cho rằng giao dịch chuyển nhượng đất sau cùng là ngay tình nên phải công nhận… Ông bà N được quyền kiện người có lỗi là ông Đ và văn phòng công chứng hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất và bồi thường thiệt hại.
Ô hay, hoá ra tiêu thụ đồ ăn cắp mà vẫn không phải trả lại à. Thằng phòng công chứng và ông Đ vụ này cũng không dính tội lừa đảo? Thế giờ mỗi tháng nó trả cho bà kia 1tr thì sao?

Cái câu pháp luật công bằng với mọi người nhưng với một số người nó công bằng hơn thấm thật. Vụ này rõ ràng giả mạo chữ ký nhưng không đòi lại được đất, còn vụ gia đình Lam Trường bán đất đã uỷ quyền, ký cọt đàng hoàng rồi mà còn đòi lại được đất từ người mua
 
Sao không trả lại đất rồi bắt VPCC bồi thường cho người mua???
Bảo vệ quyền lợi người mua còn người mất đất thì không cần bảo vệ à :haha:
Theo tòa, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người nhận chuyển nhượng ngay tình nên không còn căn cứ pháp lý để giao trả thửa đất lại cho vợ chồng bà N.
 
Ô hay, hoá ra tiêu thụ đồ ăn cắp mà vẫn không phải trả lại à. Thằng phòng công chứng và ông Đ vụ này cũng không dính tội lừa đảo? Thế giờ mỗi tháng nó trả cho bà kia 1tr thì sao?

Cái câu pháp luật công bằng với mọi người nhưng với một số người nó công bằng hơn thấm thật. Vụ này rõ ràng giả mạo chữ ký nhưng không đòi lại được đất, còn vụ gia đình Lam Trường bán đất đã uỷ quyền, ký cọt đàng hoàng rồi mà còn đòi lại được đất từ người mua
Tòa xử vậy là hợp lý rồi fen. Những giao dịch sau là giao dịch ngay tình mà, người ta mua thật bán thật thì sao mà tuyên vô hiệu rồi bắt trả đất được. Sai ở đâu xử lý ở đó, chứ bắt hủy từng HĐ 1 thì xử biết khi nào cho xong.
 
Tòa xử vậy là hợp lý rồi fen. Những giao dịch sau là giao dịch ngay tình mà, người ta mua thật bán thật thì sao mà tuyên vô hiệu rồi bắt trả đất được. Sai ở đâu xử lý ở đó, chứ bắt hủy từng HĐ 1 thì xử biết khi nào cho xong.
Fen xem vụ ca sỹ Lam Trường chưa. Cả nhà bố mẹ và mấy người con mua 1 mảnh đất rồi để bố mẹ đứng tên, bố mẹ lại uỷ quyền cho 1 người con, người con mang đất đi bán. Mua bán ở văn phòng công chứng, hoàn toàn hợp pháp, giao dịch ngay tình. Thế nhưng sau đó khi mảnh đất lên giá gấp 3 thì nhà Lam Trường lật kèo kêu ông anh kia tự ý bán nên đòi lại đất. Hài cái là lại đòi lại được
 
Fen xem vụ ca sỹ Lam Trường chưa. Cả nhà bố mẹ và mấy người con mua 1 mảnh đất rồi để bố mẹ đứng tên, bố mẹ lại uỷ quyền cho 1 người con, người con mang đất đi bán. Mua bán ở văn phòng công chứng, hoàn toàn hợp pháp, giao dịch ngay tình. Thế nhưng sau đó khi mảnh đất lên giá gấp 3 thì nhà Lam Trường lật kèo kêu ông anh kia tự ý bán nên đòi lại đất. Hài cái là lại đòi lại được
Cái này mình chịu, phải xem hết hồ sơ bản án mình mới nói được. Nhưng mà nếu đã mua bán ngay tình, đúng luật, vậy thì khi người mua đất bị tuyên phải trả đất lại cho nhà Lam Trường, sau họ có kiện VPCC hay 1 bên nào khác làm sai gây thiệt hại cho họ không, và có thắng kiện không?
 
Last edited:
Sao không trả lại đất rồi bắt VPCC bồi thường cho người mua???
Bảo vệ quyền lợi người mua còn người mất đất thì không cần bảo vệ à :haha:
cái luật này là để hợp thức hóa việc ăn cướp đó bạn

Theo tòa, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người nhận chuyển nhượng ngay tình nên không còn căn cứ pháp lý để giao trả thửa đất lại cho vợ chồng bà N.

tức nếu bạn (là B) lừa được mảnh đất từ thằng A, bạn bán đi cho thằng C, THÌ VIỆC MUA VÀ BÁN GIỮA BẠN (B) VÀ THẰNG (C) LÀ HỢP PHÁP nha, và việc mua bán này pháp luật công nhận

Còn việc mua bán giữa bạn (B) và (A) là lừa đảo không hợp pháp.
nhưng việc mua bán giữa bạn (B) và (C) là hợp pháp , nên tòa bảo vệ quyền lợi của người sau cùng. Mình sai chỗ này TỰ GẠCH :beat_brick:
phải (C) và (D) giao dịch nữa. (C), không biết gì với (A), không liên quan gì cả
thì giao dịch của (C) và (D) hợp pháp. ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ


Vì thế lừa được ai mảnh đất hay căn nhà là lập tức hóa giá đem bán ngay lập tức bán rẻ cho bà con họ hàng, (qua nhiều người), để được pháp luật bảo hộ vụ giao dịch cuối.
Nhưng luật này chỉ có với dân đen ít tiền thôi.

Chứ tui biết có vụ, đụng gia đình quen gốc hơi bự thì thằng mua cuối cùng phải nôn trở ra hết, cho tới thằng công chứng láo luôn.

Muốn tránh mấy vụ này thì tốt nhất sổ đỏ phải giữ kỹ, đừng giao cho ai, đừng cầm cố cho ai, sổ đỏ mà trao người khác thì nguy cơ mất nhà/mất đất khá cao, vì giờ công chứng nó bùa phép giao dịch không cần chủ đất, không cần đọc hiểu ký như hồi xưa.

Hồi xưa ký gì ngoài phòng công chứng, là công chứng viên phải cầm đọc (dù hợp đồng dài chục trang cũng phải đọc) đọc chậm từ từ, rồi phải nói rõ ràng, và khi ký thì người ký phải ghi rõ là: đã được công chứng viên đọc và hiểu rõ, đồng ý.. rồi mới ký tên
 
Last edited:
Fen xem vụ ca sỹ Lam Trường chưa. Cả nhà bố mẹ và mấy người con mua 1 mảnh đất rồi để bố mẹ đứng tên, bố mẹ lại uỷ quyền cho 1 người con, người con mang đất đi bán. Mua bán ở văn phòng công chứng, hoàn toàn hợp pháp, giao dịch ngay tình. Thế nhưng sau đó khi mảnh đất lên giá gấp 3 thì nhà Lam Trường lật kèo kêu ông anh kia tự ý bán nên đòi lại đất. Hài cái là lại đòi lại được
Mới bán 1 cầu thì chịu. Nếu nhanh tay xào qua 2 lần trở lên thì nó khác b ạ. Mua lần 1 thì là tiêu thụ sản phẩm trộm cắp mà có nhưng mua lần 2 thì không phải.

via theNEXTvoz for iPhone
 
cái luật này là để hợp thức hóa việc ăn cướp đó bạn



tức nếu bạn (là B) lừa được mảnh đất từ thằng A, bạn bán đi cho thằng C, THÌ VIỆC MUA VÀ BÁN GIỮA BẠN (B) VÀ THẰNG (C) LÀ HỢP PHÁP nha, và việc mua bán này pháp luật công nhận

Còn việc mua bán giữa bạn (B) và (A) là lừa đảo không hợp pháp.
nhưng việc mua bán giữa bạn (B) và (C) là hợp pháp , nên tòa bảo vệ quyền lợi của người sau cùng.

Vì thế lừa được ai mảnh đất hay căn nhà là lập tức hóa giá đem bán ngay lập tức bán rẻ cho bà con họ hàng, để được pháp luật bảo hộ vụ giao dịch cuối.
Nhưng luật này chỉ có với dân đen ít tiền thôi.

Chứ tui biết có vụ, đụng gia đình quen gốc hơi bự thì thằng mua cuối cùng phải nôn trở ra hết, cho tới thằng công chứng láo luôn.

Muốn tránh mấy vụ này thì tốt nhất sổ đỏ phải giữ kỹ, đừng giao cho ai, đừng cầm cố cho ai, sổ đỏ mà trao người khác thì nguy cơ mất nhà/mất đất khá cao, vì giờ công chứng nó bùa phép giao dịch không cần chủ đất, không cần đọc hiểu ký như hồi xưa.

Hồi xưa ký gì ngoài phòng công chứng, là công chứng viên phải cầm đọc (dù hợp đồng dài chục trang cũng phải đọc) đọc chậm từ từ, rồi phải nói rõ ràng, và khi ký thì người ký phải ghi rõ là: đã được công chứng viên đọc và hiểu rõ, đồng ý.. rồi mới ký tên
Anh nói thế chứ em thấy nước mình mới trải qua chiến tranh nên người dân còn chưa hiểu biết pháp luật mới dẫn đến nhầm lẫn. Chứ làm gì có lừa đảo chiếm đoạt hay lợi dụng chức quyền ở đây. Anh cứ nghe các thế lực chống phá thế là phản động đấy
 
Fen xem vụ ca sỹ Lam Trường chưa. Cả nhà bố mẹ và mấy người con mua 1 mảnh đất rồi để bố mẹ đứng tên, bố mẹ lại uỷ quyền cho 1 người con, người con mang đất đi bán. Mua bán ở văn phòng công chứng, hoàn toàn hợp pháp, giao dịch ngay tình. Thế nhưng sau đó khi mảnh đất lên giá gấp 3 thì nhà Lam Trường lật kèo kêu ông anh kia tự ý bán nên đòi lại đất. Hài cái là lại đòi lại được
khó tin zị ủy quyền mua bán rồi mà đòi lại được vậy giấy ủy quyền chùi đ à ta
 
Sổ giữ cho kỹ
Vì chỉ cần có sổ đỏ trong tay thì
Cmnd giả
Công chứng làm sai
Người mua , người bán có hết
Sổ mún sang tên phải qua cơ quan nhà đất. Chỗ này sổ là thật . Quan trọng nhất
 
Back
Top