thảo luận [Tổng hợp] Những bộ phim KINH ĐIỂN phải xem trước khi DẸO

Đã xem xong, kết hơi cụt, còn nhiều nút thắt quá mà hết kinh phí.
Phim này thấy mấy season k có sub việt trên subscene phải xem tạm engsub.
Còn phim nào thể loại khám phá vũ trụ nữa k fency

Gửi bằng vozFApp
Cày bộ For all mankind đi fen, thú vị lắm, lúc đầu coi có thể như đang xem phim lịch sử (do kiểu đạo diễn cho màu sắc phim nó vậy) nhưng càng coi càng cuốn khi nó kết hợp các sự kiện lịch sử với viễn tưởng về sự phát triển trong công cuộc khám phá vũ trụ của loài người, ss3 năm ngoái có lấy cảm hứng từ Elon Musk và hành trình chinh phục sao Hỏa nữa. Còn series Halo ss1 mới ra năm ngoái cũng khá ổn.
 
Em vừa xem phim Soul hay . hết
1680511595124.png
 
Nói thiệt đến giờ phút này chưa cái gì thuộc về Pháp mà ta chưa biết cả, quan trọng là cái khâu chuyên môn đó ta đã ăn nằm với nó được bao nhiêu thôi. Duy chỉ riêng vai diễn của mấy bà diễn viên Pháp là điều mà có lẽ ta chưa được thông suốt cho lắm. Lẽ nào vạn vật trên đời đều có lời giải đáp, chỉ riêng đàn bà là không? Ý ta là đã đóng phim thì phải xác định được vai trò mấy bả về thuộc cá tính gì để người ta còn biết đường mà nhận diện, nhưng quả thật là nhìn đám phụ nữ Pháp ta chỉ biết nhìn trong vô phương. Ta không biết nền công nghiệp điện ảnh của Pháp có phương pháp đào tạo cụ thể cho mấy bả không hay là mấy bả vào phim trường rồi cũng tự lực luôn để tự thiết kế vai diễn? Mà cụ thể là thời Làng Sóng Mới, mà mấy bà mà ta coi phải đều rút ra một điểm chung là: mấy bà điên, họ điên không theo một quy tắc hay lề lối gì cả, thậm chí cái đám bọn bả điên theo từng kiểu riêng biệt và vẫn chứng tỏ đường nét của từng cá thể chứ không như công thức xây dựng rập khuôn truyện ngôn tình của Tàu Khựa thời nay cứ trăm con main thì như một, đều đúc từ một khuôn bánh bèo, ủy mị, vô dụng, yếu sinh lý thì ta dám cá cái đám vàng vẩu ở xứ này có lần đầu tiếp xúc nền điện ảnh Pháp thì nó cũng đếu hiểu con mẹ gì đâu, dù cả chúng lẫn mấy bà đều mang phận đàn bà chứ nào có xa vời gì. Có lẽ duy nghiệm thực tiễn duy nhất là ta có về tư duy đám vàng vện Châu Á khác tư duy đám phụ nữ Pháp chỗ nào là vào cái thời ta còn mê đọc ngôn tình classic của Quỳnh Dao, bởi Tàu thì viết quá rập khuôn, Việt Nam thì càng không có trình nên ta sẽ đặt cái mốc xây dựng nhân vật nữ của Quỳnh Dao làm tâm lý và tư duy điển hình của đám vàng vện.

Ta không có lời lý giải chính xác gì cho việc này, nhưng ta chỉ dám khẳng định vài điều:

Làng Sóng Mới ở thập niên 60 trở đi thuộc về kỷ nguyên yếu tố hiện sinh đang rầm rộ trên toàn cầu, trừ Việt Nam đang ở thời chiến miên man chưa biết đâu là điểm dừng thì việc bắt kịp tinh thần hiện sinh sẽ sinh sôi muộn hơn nên có lẽ nhận thức người Việt Nam không bắt kịp nhịp với điện ảnh Pháp kể cả trong thời đại nay. Bởi trong đời ta chưa bao giờ gặp một con vàng vện nào làm gì đó để chứng tỏ cho ta thấy là chúng nắm bắt được cái tinh thần hiện sinh của phụ nữ Pháp cả. Tuy đã được mang tiếng là thống nhất với chả thời bình rồi nhưng nền giáo dục của + soản còn cấy sâu mọt vào não đám thế hệ non trẻ quá nên có lẽ phải đợi khi chúng trưởng thành và tập đánh vầng 2 chữ: tự do thì mới may ra chúng hiểu hiện sinh là gì, hoặc chi ít chúng phải được gửi từ trời tây du học để tiếp xúc nền văn minh của xứ dân chủ bên đấy nó hoạt động như thế nào. Bởi tự do đại diện cho nhiều thứ, bao gồm hiện sinh, hiện sinh mà mang tính kịch quá thì không hiện sinh nổi. Nói đơn giản lắm, giờ thay vì Việt Nam mình viết Nỗi Buồn Chiến Tranh, Tuổi Thơ Dữ Dội, hay Thép Đã Tôi Thế Đấy để thể hiện sự gắn bó với một nhiệm vụ, một đảng phái thì lại viết ra mấy quyển như Giã Từ Vũ Khí, Bẫy 22 về đề tài phản chiến là lịch sử văn học sẽ thay đổi liền cùng dân trí xứ này, ta spoil chút thôi là 2 quyển trên mấy anh lính Mỹ tuân thủ chiến đấu cho chiến trường Châu Âu là một chuyện nhưng đôi khi họ đái luôn vào cả nhiệm vụ đó.

Rồi tổng kết lại đối với ta hiện sinh là phải phá vỡ gần hết mọi nguyên tắc và định kiến trên đời để tìm đến đích của tự do, bao gồm cả quyền được tự sát, chẳng hạn như việc mấy bà diễn viên Pháp thường phải làm để tròn vai đó là: ám sát bất cứ gì gây chướng ngại, ngoại tình cả lén lút lẫn công khai, phá hoại tài sản cá nhân hoặc thậm chí là tài sản công cộng, đôi khi đến hồi bất lực ta còn thấy phụ nữ Pháp muốn được chết dưới họng súng của người tình nữa nếu như không có dịp tự sát, phần nội tâm của mấy bà thường bị đẩy xuống hàng dưới cùng và nâng tầm phần hành động lên, bởi đừng cố mà tìm hiểu nội tâm mấy bà điên mà làm chi cho tồi tệ thêm cho một bộ phim dài 2h-3h còn phải chú trọng hành động thay vì nội tâm.

Nhưng tổng kết lại vài vai thì ta bắt đầu nắm bắt được một nét gì đó rất chung chung mà lại điển hình chỉ có ở phụ nữ Pháp, mà thôi ai cũng biết rồi, bất kì Pháp nổ ra cách mạng gì thì nó đều rung chuyển ở Pháp trước rồi mới lây lan sang bản đồ Châu Âu và Bắc Mỹ nên ta không định giữ cái tính độc quyền này chỉ Pháp mới có nhưng với ta thì Pháp thể hiện vai trò này một cách ấn tượng nhất, hơn bất kì phụ nữ ở quốc gia nào khác trên đời.

Mà qua những phim ta coi, ta thấy tiêu đề đặt rất kiêu sa như:

And God Created Woman (1956), ủa thế mấy phụ nữ khác như phụ nữ Anh do Anh tạo ra, còn phụ nữ Pháp được chúa tạo ra?

Pierrot le Fou (1965), Bảo Pierrot khùng điên chứ ta thấy con Marianne Renoir còn khùng nặng hơn.
 
Có quá nhiều phim hay để liệt kê ra đây, nhưng phim hay nhất với cá nhân mình thì vẫn là The Shawshank Redemption
 
Ở đây toàn các đại gia cày IMDB không nhỉ? Ta xem phim điện ảnh nhiều rồi, kinh điển thật vô số nhưng phim để mà xem lại nhiều lần mà không chán thì chỉ có 1 bộ phim bộ ngôn tình của Tung Của mà ta xem tận 42 lần (giờ vẫn còn xem) và vẫn cười tủm tỉm, đầy sảng khoái vào giữa đêm trước khi đi ngủ:sexy_girl:
 
Ở đây toàn các đại gia cày IMDB không nhỉ? Ta xem phim điện ảnh nhiều rồi, kinh điển thật vô số nhưng phim để mà xem lại nhiều lần mà không chán thì chỉ có 1 bộ phim bộ ngôn tình của Tung Của mà ta xem tận 42 lần (giờ vẫn còn xem) và vẫn cười tủm tỉm, đầy sảng khoái vào giữa đêm trước khi đi ngủ:sexy_girl:
xin tên phim với gái ơi
 
Ta thích vì độ chemistry của các cặp gần như tuyệt đối, diễn có nhu có cương, người tung kẻ hứng từ nhân vật chính đến nhân vật phụ, ai cũng diễn xuất sắc đến không ngờ :beauty:
 
Giới thiệu một số phim câm kinh điển cho các bác:

City Lights (1931): Phim của Chaplin, có một trong những cái kết xúc động nhất trong lịch sử điện ảnh (theo ý kiến cá nhân của mình).

The General (1926): Phim hài hình thể (slapstick comedy), có các cảnh hành động đỉnh cao ở thời đó.

The Gold Rush (1926): Một phim nữa của Chaplin, có một số cảnh nổi tiếng nhất của ông như điệu nhảy bánh mì:

Greed (1924): Phim nói về bi kịch của lòng tham. Đoạn kết phim rất có ý nghĩa khi mà các nhân vật bị giết bởi chính lòng tham của mình.
 
Back
Top