thảo luận Tổng hợp ( tất tần tật về tiếng Nhật ) Tài liệu - Phương pháp học - Lộ trình - Nơi học

Bạn học tiếng nhật bao giờ chưa

  • Votes: 106 7.3%
  • chưa

    Votes: 790 54.1%
  • n5 nhập môn sơ cấp 1 A1/A2-1

    Votes: 199 13.6%
  • n4 sơ cấp 2 A2-1 A2-2 A2-3

    Votes: 101 6.9%
  • n3 trung cấp 1 A2-4 A2B1 B1-1

    Votes: 103 7.1%
  • n2 trung cấp 2 B1-1 B1-2

    Votes: 93 6.4%
  • n1 Cao cấp B1-2 B2C1 C1-1 C1-2

    Votes: 67 4.6%

  • Total voters
    1,459
em học 1 thời gian cũng nói là chểnh mảng lúc học lúc không...giờ mọi thứ thấy mơ hồ quá...học xong hết minna cả 1 chút n3 mà giờ nói không nói được :too_sad: cần lắm tư vấn giải quyết
 
em học 1 thời gian cũng nói là chểnh mảng lúc học lúc không...giờ mọi thứ thấy mơ hồ quá...học xong hết minna cả 1 chút n3 mà giờ nói không nói được :too_sad: cần lắm tư vấn giải quyết
10h tối hết ca em , tư vấn nhé
 
em học 1 thời gian cũng nói là chểnh mảng lúc học lúc không...giờ mọi thứ thấy mơ hồ quá...học xong hết minna cả 1 chút n3 mà giờ nói không nói được :too_sad: cần lắm tư vấn giải quyết
Mơ hồ thì kiểm tra kiến thức cũ dễ thôi.
Lên kế hoạch kiểm tra như sau
1.
mua 1 bản 500 câu hỏi n4 , n5
2.
cứ 20 giây làm 1 câu , nếu không biết thì bỏ qua , hết 20 giây làm sang câu mới
trong 50 phút , làm 150 câu.
làm xong , mở tra cứu đáp án ra , check
soát xem trong 150 câu , có 50 câu chữ hán , 50 câu từ vựng , 50 câu ngữ pháp . Xem điểm được trung bình chưa
sau khi xem xong thì soát lại những câu sai , câu chưa làm được, trong phần đáp án có đầy đủ giải thích cặn kẽ chi tiết. bao gồm cả dịch

Nghỉ 30 phút , sau đó tiếp tục làm tiếp 2 đợt như trên , cho xong 450 câu.

Sau đó làm nốt 50 câu còn lại .

Nếu trong 500 câu mà bạn chỉ đúng được 1/2 . Bạn nên tầm soát lại n4 và n5
nếu trong 500 câu mà bạn đúng hơn 2/3 như vậy là khá ổn , đọc lại 2 quyển sơ cấp 1 và 2 lại một lần nữa , làm các bài fukushu A B C D H G K L bên đó rồi sang quyển minna trung cấp 1 và trung cấp 2 .

3.
Về N3

Hiện tại mình xác định là học kiểu trộn somatome , shinkanzen master mất nhiều hơn gian hơn việc chỉ học minna no nihongo trung cấp 1 và 2.

Ở voz có bác Sơn học minna no nihongo chắc kèo trung cấp 1 , mới học qua đến bài 6 , và đây là điểm số pass N3

chứng chỉ N4 : sau khi học xong minna no nihongo 50 bài :
https://drive.google.com/drive/u/3/folders/1J3vsAVKkg5ibHdbF7xF9PPOiC0B0piTF
Chứng chỉ N5 sau khi học xong minna no nihongo 25 bài
https://drive.google.com/drive/u/3/folders/1e_H4_rG3XX8srRNibwhaDdXYsocxyrgy
Chứng chỉ N3 sau khi học mới được 1 nửa minna no nihongo trung cấp
https://drive.google.com/drive/u/3/folders/1IO_CRqlyz6t3T-Zq58HKjWo55ASYU2vu

Mình mới thí nghiệm được có vậy ! và có kết quả cụ thể !
 
Lâu lắm mới mạn bàn lại về tiếng Nhật.
Căn bản , mình dạy môn này lâu rồi : được 6 năm
Thì mình thấy tiếng nhật có lẽ là thứ tiếng dễ xơi nhất với người việt nam.

Ưu điểm duy nhất cũng như dễ nhất khiến cho tất cả các nhược điểm khác trở lên bình thường.
Đó là phát âm.

5 nguyên âm trong tiếng nhật là a i ư ê ô
phụ âm trong tiếng nhật là
ka ki kư kê kô
ga gi gư gê gô
sa shi sư sê sô
za ji zư zê zô
ta chi tsu tê tô
da di dư dê dô
na ni nư nê nô
ma mi mư mê mô
ha hi fu hê hô
ba bi bư bê bô
pa pi pư pê pô
wa wo n ( n đọc là ưn , chính là ừ , khi bạn nói ừ trong tiếng việt )
ya yư yô

các âm ghép như
kya kyu kyo ...vvv

đều rất dễ đọc.
--------------------------------
Về lý thuyết tiếng nhật có các bảng chữ cứng , chữ mềm , chữ hán .
Thì trong các bảng chữ này nắm được chữ mềm : hiragana là khá ổn
chữ cứng thì có thể tra cứu dần , và chữ hán thì hầu như nắm được chữ mềm hiragana là có thể tự tra được tự điển.
-------------------------------
Việc học tiếng nhật ở mức phát âm dễ sẽ khiến bạn dễ đọc được âm đó khi các âm ghép vào nhau

thứ hai sẽ khiến bạn đọc từ mới dễ hơn

thứ ba sẽ rất nhanh làm quen với câu tiếng nhật và từ trong tiếng nhật
____________________________
về trí nhớ

các bạn ở bước đầu học bảng chữ thì phải tập phiên latinh cho các câu , các chữ mềm , từ bài 1 đến hết bài 50 , ở mức sơ cấp , để đảm bảo học xong 50 bài đó bạn sẽ thông thạo chữ mềm và chữ cứng .

Về trí nhớ chữ hán
các bạn ở bước đầu phải chịu khó phân ra bảng chữ hán có trong câu , bằng việc
viết toàn bộ phiên ở mặt phải , và phiên chữ hán có trong câu đó ở mặt trái .

khi các bạn đọc cả câu có chữ hán , đến chữ hán nào quên các bạn liếc sang là nhớ . Còn để check hẳn kiến thức chỉ cần gấp đôi vở lại và cố gắng đọc hết là được .
____________________________
về tiến trình nâng N
tối giản hóa giải thích ngữ pháp
đừng chú tâm vào giải thích ngữ pháp mà chú tâm vào cách dịch mà sách cho. Việc đọc giải thích ngữ pháp quá sâu làm bạn lẫn lộn do các từ ngữ mang tính học thuật cao , người bình thường đọc sẽ cảm thấy áp lực và khó hiểu .

vd: đặt câu có nghi vấn từ => đặt câu có từ để hỏi
từ để hỏi = dare = ai , doko = ở đâu , donna = nào , như thế nào , nani = cái gì , itsu = lúc nào , nan ji = mấy giờ vvvv...

luôn phiên dịch trợ từ ở tiến độ thấp thành ý nghĩa có thể hiểu
vd: trợ từ ni
ở mới học nên phiên là = lúc
wa ở mới học nên phiên là = thì
trợ từ de
ở mới học nên phiên là bằng phương tiện , bằng cách thức

sau một thời gian lên tầm cao hơn nó sẽ có ý nghĩa mới là
de = trong số
no nake de = ở trong số

de + động từ = làm gì đó ở
vd: shokudo de tabemasu - ăn ở nhà ăn


---------------------
chúng ta sẽ quen với trợ từ , khi trợ từ này ở tình huống này nó sẽ có biến đổi về nghĩa như thế nào , biến đổi là gì .

Đứa nào bảo trợ từ toàn bộ là không dịch được , cứ kệ nó ... Xài học thuật làm gì , ta cần thực hành và tư duy ngôn ngữ là được .
_________________
về tiến trình nâng N , theo như ngữ pháp

Học thuộc càng nhiều từ vựng không có nghĩa ngữ pháp bạn càng giỏi
mà bạn cần hiểu được quy tắc học ngữ pháp như sau .

1 từ vựng - tương đương với 1 cách dùng của từ vựng đó là tối thiểu , như vậy ngữ pháp cũng chính là từ vựng .

Không bao giờ học từ vựng đơn mà chỉ học từ vựng đơn mà không học theo bài
, luôn học từ vựng xong rồi vào bài luôn .

Cách ghi nhớ ngữ pháp :
Cách nói rất quan trọng , cách viết rất quan trọng , nhưng đừng để ý quá từ có trong cách nói hay có trong cách viết có gì khác nhau . Vì ở tại nhật họ sẽ dùng chung, nên các bạn càng phân biệt càng dở hơi.

Hãy dùng tự nhiên , miễn sao ra đúng ý .

1 ngữ pháp , có từ vựng , ta ứng dụng ngữ pháp đó với những từ vựng đã học có thể ứng dụng được

VD ngữ pháp chia thể quá khứ

kimasu = kimashita
sẽ đến ( đến ) = đã đến

tabemasu = sẽ ăn
tabemashita = đã ăn

với ngữ pháp lưu ý :
mới đầu học
ta thường dịch :
masu = sẽ
mashita = đã
động từ chia thể ru = từ đó nói trống không
động từ chia thể ta = mashita = đã ( cũng là cách nói trống không )

---------------------------------
Cách học lên N4 mà học êm về mặt chữ hán

Học chữ hán , ta không học theo chữ hán đơn . Vì mới học bộ tự điển chữ hán ta đã học còn rất hạn chế , nó không nhiều để ta bị lẫn lộn . Ta nên học theo kiểu flash card và đọc theo sách chữ hán sơ cấp 1 , sơ cấp 2

Nhiều bác voz học ở ngoài nói với mình học như thế sao hiểu được , mình nói luôn 100% voz học kanji ở nhà mình sau đó làm đơn , và phải học ở trung tâm bên ngoài , đều được các trung tâm đó đánh giá chữ hán là tốt nhất trong số các học viên mà họ có.

Về phương pháp , thì họ có hỏi học viên của mình , nhưng khi giải thích thì cũng chẳng có ai tin là nó dễ như thế . Quả thực dễ như thế . Do cách học của họ quá phức tạp rườm rà và mất thì giờ .

Tóm tắt cách học :
học trực tiếp chữ hán ghép
trước khi học chữ hán ghép thì nên thuộc từ vựng có chữ hán đó
Sau này học càng nhiều chữ hán ghép , thì trong đầu đã có phản xạ về chữ hán. Lúc này ta không cần học âm on âm kunyomi làm gì . Trong đầu tự nhiên sẽ đọc ra được chữ hán đó trong bất kỳ hoàn cảnh bối cảnh nào . kể cả là một chữ hán mới chưa từng gặp bao giờ , nhưng dựa trên nền tảng kiến thức cữ đã học có thể nói được ra cách phát âm đúng của chữ hán mới.

------------------
Về tư duy ngôn ngữ :

Học minna là để đi thi
học marugoto là để tư duy ngôn ngữ tốt
học irodori là để ăn xổi và rút gọn thời gian học giao tiếp

Theo thứ tự về sách có tư duy ngôn ngữ tốt nhất
thì mình chọn marugoto

Lượng kiến thức của marugoto nhiều hơn rất nhiều lần so với minna
Học marugoto đến trung cấp B1-1 có thể xem bất kỳ phim truyền hình nào , theo kiểu phản xạ, trừ phi bạn bịt tai thì bạn không hiểu được . Người nhật có nói lỡ câu gì bạn cũng đều nghe được.

Trong khi minna no nihongo thì dù bạn có học lên trung cấp , thì cũng rất khó để tạo ra tư duy ngôn ngữ và phản xạ ngôn ngữ.
---------------------------------
Học tiếng nhật trong bao lâu và thế nào thì tốt

- Không bao giờ có chuyện bạn ép 2000 tiếng đồng hồ , và mỗi ngày 8 đến 15 tiếng để học sẽ hiệu quả . Lượng kiến thức nhồi vào đầu các bạn phải được tiêu hóa . Nếu học nhồi 15 tiếng trong khoảng thời gian ngắn , thì bạn sẽ mất gấp 10 lần số thời gian đó để tiêu hóa được kiến thức.

VD 2000 giờ để lên n1 - nhưng để chuẩn n1 thì là 20.000 giờ .

Kiến thức ngấm vào đầu có 2 vấn đề , 1 kiến thức mới sẽ khiến bạn bị ngợp và không nghĩ được , nhiều kiến thức mới sẽ làm giao thông thông tin trong não bạn bị tắc , thời gian quá tải đó sẽ không có ích gì . Nên khi học kiến thức mới thì bạn bạn chỉ cần học tầm 30 phút về giải thích ngữ pháp .

Đổ hết thời gian còn lại sang ghi chép , đọc rồi phiên ra latinh , sau đó khi làm xong sẽ tốt tầm 2 giờ , hai giờ đó bạn không phải tư duy nhiều nên não sẽ được xả , lúc này bạn mới đọc lại và dịch . Lúc đó bạn sẽ ngấm nhanh hơn.

---------------------------------

nguyên tắc học : cái này mình sẽ để phông to

nguyên tắc :
1 mới sơ cấp
đọc từ mới 2 lần :

ca 1
viết từ tiếng nhật cần học trong bài
phiên từ tiếng nhật đó sang chữ la tinh
đọc từ tiếng nhật đó , nhìn hình ảnh , ko cần suy luận
ca 2
dùng phiên latinh đó dịch sang tiếng việt , chau chuốt lại văn phong

2 mới lên trung cấp
đọc từ mới 2 lần
đọc hết toàn bộ nội dung học mà không cần dịch
đọc lại lần thứ 2 , vừa mở từ mới vừa cố gắng làm bài tập , và vừa cố gắng dịch
lần thứ tự đọc , đọc mà không cần dịch nhưng đầu tự hiểu
vẫn chưa hiểu
lặp lại bước đọc trên cho đến khi hiểu 80 90%

lúc này mới nghe
nghe lần 1 đọc theo
nghe lần 2 đọc theo
nghe lần 3 dịch theo

3 mới lên cao cấp
lên cao cấp
mua hoặc tìm bất kỳ sách báo nào của nhật để đọc
đọc không cần dịch , nhìn hình không cần đoán

tiếp tục đọc thêm các tài liệu khác chỉ về cùng 1 chủ đề

hãy cố gắng đọc , không cần hiểu nghĩa .
đọc cho đến khi nghĩa đó tự đến.

( nghe hơi khó hiểu nhưng theo nguyên tắc sau :
ở cao cấp , bạn có tra nghĩa như thế nào đi chăng nữa vẫn khó để dịch sát nghĩa
ở cao cấp bạn cần tập trung vào việc đọc ra tiếng và cần nhìn xem những hình ảnh có liên quan
ở cao cấp não bạn sẽ tự động não để liên kết các đầu mối lại
ở cao cấp khi các đầu mối đủ nhiều , tự nhiên câu mà bạn đọc sẽ fix dần dần các nghĩa
cuối cùng bạn sẽ hiểu ý nghĩa đó mà không cần bất kỳ 1 quyển từ mới nào

( nói vui : các ông đọc convert của tầu cũng thế , lúc đầu chả ai hiểu từ nó nói là gì cả đúng không , nhưng dựa trên những từ khác , dựa trên tình huống , các ông lần sau cứ đọc đến từ đó là hiểu tình hình . )
 
Đổ hết thời gian còn lại sang ghi chép , đọc rồi phiên ra latinh
mình thấy cái này không đúng lắm. tại sao không phải phiên ra hiragana, vì mình học tiếng nhật thì nên dùng chữ của họ mà chữ hiragana cũng dễ đọc mà. phiên ra latinh làm mình thụ động hơn phải đưa về mặt chữ của mình =((
 
khởi động học tiếng nhật tốn tầm 2 tiếng/ ngày . 7 ngày / tuần .

thím muốn học dễ thì tớ lên kế hoạch cho.
chỉ cần áp dụng là học được.

nhưng như bác ở trên nói. chỉ sợ thím bỏ bê tiếng anh nên dốt tiếng anh đi đó

Chuẩn luôn. Em quên hết tiếng cmn anh. Nc vs thằng tây mà cứ bắn tiếng nhật. Nghĩ trong đầu là mấy câu tiếng anh, vậy mà xuất ra lại toàn tiếng nhật =((
 
mình thấy cái này không đúng lắm. tại sao không phải phiên ra hiragana, vì mình học tiếng nhật thì nên dùng chữ của họ mà chữ hiragana cũng dễ đọc mà. phiên ra latinh làm mình thụ động hơn phải đưa về mặt chữ của mình =((
hoàn toàn đúng bác ơi
em đang nói là phiên từ kanji và cả hiragana sang chữ latinh.
lý do :
1 các bác chưa làm quen chữ , phiên hết cho đến khi nào phát âm đúng đã , mỗi lần phiên chữ latinh là một lần tự phát âm trong đầu
2 vấn đề thụ động bác nói là đúng , nhưng bác ơi đến n3 và n2 mới giải quyết được vấn đề đấy , không thiếu gì các bác học đến n3 mà phát âm thì như đánh vần
3 phương pháp này em đã thí nghiệm rồi , mọi người đều nói lưu loát trôi chảy mạch lạc không sai. Khi học ai cũng chỉ ăn dễ không ăn khó , cũng đừng tự mình tạo ra độ khó
4 việc chuyển đổi từ ngôn ngữ mẹ đẻ , sang ngôn ngữ khác là cả một quá trình dài , và phiên latinh chính là một yếu tố thiết yếu
5 đây là cách mà các sensei người nhật khuyên , họ nói rằng khi dạy cho bên châu âu hoặc những nước có nền tảng chữ latinh thì bắt buộc phải yêu cầu phiên ra. Họ mất quá nhiều thì giờ để nắn việc học sinh phát âm , khi học sinh cứ kiểu chữ nhớ chữ quên.
6 đây là bài luyện tập bắt buộc và không được lười.

Chốt : các bác cứ làm thử đi , làm theo mà tạch thì lên ý kiến ý cọt
- kinh nghiệm này đúc kết từ rất nhiều ca em dạy cho anh em vozer trên này , cả người đi làm , người khó tiếp thu cũng từ cái cách này mà leo đến N3, N1 có một bác tự thân leo lên rồi đó
 
phương pháp học thì đã ghi chi tiết rồi.
bây giờ còn về vấn đề giáo trình học.

1. tất cả giáo trình học bây h mình sẽ edit lại rồi up lên youtube .

lý do edit vì để nguyên bị đấm bản quyền vỡ mồm các đồng chí ạ.

mình sẽ ghi rõ các list là :
tiếng nhật sơ cấp
bài 1 đến 50
tiếng nhật trung cấp
bài 1 đến 24

mỗi bài sẽ có tầm 5 đến 6 part .
tầm 300 video thì may ra xong tiếng nhật sơ cấp và 200 video là xong tiếng nhật trung cấp.

sau khi mình làm xong độ 500 video mình sẽ xoá các video cũ có dấu hiệu vi phạm bản quyền để anh em xài luôn video mới nhé.

video hiện nay sẽ tập trung vào học hiểu

về video luyện thi.
mình sẽ tạo hẳn một khu vực để luyện thi riêng
 
Em chỉ muốn hỏi là 2 câu này nó nói gì. Đội ơn thím nào biết jap giải đáp dùm

「違うだろ。理由つけて騒ぎたいだけだろ。リア充どもめ」

「それ言っちゃおしまいですよ、せんぱい」
 
@CLAWRIDE Bác thớt cho mình hỏi, hồi xưa mình có học hết N5 và qua N4 1 ít rồi bỏ, cũng 7-8 năm rồi, giờ tính học lại để kiếm việc cho dễ, mình nên học bộ Minna hay Marugoto? Mình muốn có trình đủ để làm nv văn phòng hoặc biên dịch luôn dc thì càng tốt, chứ biên dịch tiếng Anh cạnh tranh khốc liệt quá.
Hiện tại mình vẫn còn thuộc bảng hiragana và 1 phần katakana, kanji cũng nhớ dc tầm trăm chữ. Nếu cày 2-3 năm, mỗi ngày 1-1,5h thì theo bác có hi vọng N2 ko?
 
@CLAWRIDE Bác thớt cho mình hỏi, hồi xưa mình có học hết N5 và qua N4 1 ít rồi bỏ, cũng 7-8 năm rồi, giờ tính học lại để kiếm việc cho dễ, mình nên học bộ Minna hay Marugoto? Mình muốn có trình đủ để làm nv văn phòng hoặc biên dịch luôn dc thì càng tốt, chứ biên dịch tiếng Anh cạnh tranh khốc liệt quá.
Hiện tại mình vẫn còn thuộc bảng hiragana và 1 phần katakana, kanji cũng nhớ dc tầm trăm chữ. Nếu cày 2-3 năm, mỗi ngày 1-1,5h thì theo bác có hi vọng N2 ko?
thế thì bác leo lại từ marugoto cho dễ bác nhé. học một lần minna no nihongo rồi, ôn lần thứ 2 sẽ hơi oải. mà học thẳng 1 phát từ a1 lên b1-1 luôn
 
Em chỉ muốn hỏi là 2 câu này nó nói gì. Đội ơn thím nào biết jap giải đáp dùm

「違うだろ。理由つけて騒ぎたいだけだろ。リア充どもめ」

「それ言っちゃおしまいですよ、せんぱい」
Phải có ngữ cảnh thì dễ dịch hơn, nôm na:
  • Chắc không phải. Chỉ là muốn kiếm lý do để bung lụa chứ gì, cái lũ nhà có điều kiện.
  • Ôi nói vậy là tiêu đó, senpai.
 
Các thím cho em hỏi có cách nào phân biệt katakana giữa chữ so với chữ n và chữ shi với chữ tsu không ạ. Với người viết chữ xấu như em thì đó là ác mộng T.T
 
sau khi học xong bảng chữ cái thì học gì tiếp các thím, nhìn #1 rối mắt quá @@
để tớ sửa #1 sau.
Học kiến thức đi thi : chọn minna no nihongo ( bản mới tái bản ) sơ cấp 1.
Học kiến thức + nói , không đi thi => học marugoto từ A1- B1-1

Marugoto thì dễ hơn minna thím nhé.
Học hết B1-1 thì đi thi pass N3 nhé . Ôn kỹ pass N2
 
Mấy thím có ai có truyện tranh hay tiểu thuyết trình độ N5, N4 cho mình xin đọc để lên trình với :love:
Tiện thể cho em xin luôn bản scan đẹp mấy cuốn minna nihongo sơ cấp. Cuốn giải thích ngữ pháp còn có bản đẹp chớ mấy cuốn khác em chỉ được bản scan khá xấu. :(
Mà thắc mắc là bên Tây chúng nó chuộng Genki thế nhỉ, tự học mà lên youtube hầu như 100% chúng nó reccomend cuốn này. :ops:
 
Back
Top