thảo luận [Trả lời nhanh][Thảo luận][Chia sẻ kiến thức] English - Hỏi nhanh đáp gọn!

Câu 1 là cấu trúc câu gì vậy bác? Với câu 2 có từ điển tiếng Anh chính xác hay không? :waaaht: Em hiểu ý câu đấy nhưng không rõ từ đoạn "to which..." thuộc loại cấu trúc câu gì.
Mệnh đề quan hệ bình thường thôi bác (bổ nghĩa cho Church of England). Có thể viết lại là: The British Monarch is also the head of the Church of England, WHICH the monarch must convert TO if not already a member.

Từ transitive: nghĩa tiếng anh là từ từ điển, nghĩa tiếng việt là mình phịa ra. Hóng cao nhân cho nghĩa TV ngắn gọn + sát nghĩa vs ngữ cảnh hơn.
 
Mệnh đề quan hệ bình thường thôi bác (bổ nghĩa cho Church of England). Có thể viết lại là: The British Monarch is also the head of the Church of England, WHICH the monarch must convert TO if not already a member.

Từ transitive: nghĩa tiếng anh là từ từ điển, nghĩa tiếng việt là mình phịa ra. Hóng cao nhân cho nghĩa TV ngắn gọn + sát nghĩa vs ngữ cảnh hơn.
lol "must" convert à bác, nó ghi là much nên mãi không hiểu :waaaht: . Thanks bác nhé. Hóng luôn cái transitive
 
Câu 1 là cấu trúc câu gì vậy bác? Với câu 2 có từ điển tiếng Anh chính xác hay không? :waaaht: Em hiểu ý câu đấy nhưng không rõ từ đoạn "to which..." thuộc loại cấu trúc câu gì.

Conditional sentence, "to which" thay cho convert to...

Gửi từ HUAWEI H60-L01 bằng vozFApp
 
lol "must" convert à bác, nó ghi là much nên mãi không hiểu :waaaht: . Thanks bác nhé. Hóng luôn cái transitive
First: don't be Catholic.

The British Monarch is also the head of the Church of England to which the monarch much convert if not already a member. Except that if you're Catholic, no crown for you.

The history of the royal family and how this rule came to be is a story for another time, but suffice it to say that bigger-army diplomacy was involved.

And, BTW, no you can't cleverly get around this rule by converting from Catholicism to something else then to Church of England. In the eyes of the crown, Catholicism is transitive.

Đầu tiên, đừng gia nhập đạo Công giáo.
nhà vua vương quốc anh cũng là người đứng đầu nhà thờ anh quốc, cũng chính là nhà thờ/đạo mà nhà vua sẽ gia nhập nếu ông ta chưa phải là một thành viên. Ngoại trừ là, nếu ông ta là một người công giáo thì ông ta sẽ ko dc lên ngôi.
[...]
nhân tiện, bạn cũng không thể chơi kiểu khôn lỏi bằng cách chuyển từ Công giáo sang đạo khác, rồi lại chuyển sang đạo anh quốc. trong trường hợp này, đạo Công giáo mang tính chuyển tiếp/có thể được truyền tiếp.
Ý là dù anh chuyển sang đạo khác, cái gốc Công giáo vẫn chuyển tiếp và ở trong anh.
Dịch theo ngu ý cho anh em tham khảo.
h1kRuMc.jpg
 
câu này đúng ngữ pháp ko nhỉ
Nobody seems the slightest bit concerned.
Ss nhất ko đi với N mà đi với adj

đúng nha. nghĩa là không hề, cấu trúc này t gặp tương đối nhiều. còn nó chỉ là một cụm người ta hay dùng hay là một điểm ngữ pháp t không chắc.
 
câu này đúng ngữ pháp ko nhỉ
Nobody seems the slightest bit concerned.
Ss nhất ko đi với N mà đi với adj
The slightest bit có thể coi là cụm trạng từ, chính cụm này thực ra đã thỏa mãn công thức so sánh nhất rồi: the + est (slightest) + N (bit)
 
Mình đang rèn tiếng Anh lại nên có 1 số thắc mắc mong mọi người giải đáp dùm :
1/ Mình cần luyện lại kỹ năng writing thì sách nào là tốt nhất, mục tiêu thi ielts. Sách có ví dụ cụ thể về từ, các cụm từ thì càng tốt. Sách tiếng Anh hay Việt đều được.
2/ Có trang web online nào (trả phí cũng được) để rèn đề thi Listening, Reading ?
3/ Mình có thể coi lại mấy bài thi ielts của mấy kì thi trước được không ?
4/ Nếu gặp thì 1 từ khó thì mình hay vào oxford hay longman để tra nghĩa + cách đọc. Ngoài 2 trang đó ra thì mọi người có thể suggest mình trang khác với yêu cầu là : từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
4+/ Cũng tương tự như (4), ví dụ mình có 1 từ hiểu rõ nghĩa nhưng nghe hơi "phèn" - unclear chẳng hạn thì mình có thể dùng "ambiguous", nghe có vẻ học thuật. Đương nhiên 1 số trường hợp không thể thay thế 100% qua lại cho nhau. Cái mình muốn là mấy từ nghe "phèn" bây giờ muốn sửa lại cho academic xiu.

Note : giờ có nên cào bằng ielts hay nhảy qua học cefr nhĩ

Cám ơn và chúc mọi người buổi tối vui vẻ!
 
Mình đang rèn tiếng Anh lại nên có 1 số thắc mắc mong mọi người giải đáp dùm :
1/ Mình cần luyện lại kỹ năng writing thì sách nào là tốt nhất, mục tiêu thi ielts. Sách có ví dụ cụ thể về từ, các cụm từ thì càng tốt. Sách tiếng Anh hay Việt đều được.
2/ Có trang web online nào (trả phí cũng được) để rèn đề thi Listening, Reading ?
3/ Mình có thể coi lại mấy bài thi ielts của mấy kì thi trước được không ?
4/ Nếu gặp thì 1 từ khó thì mình hay vào oxford hay longman để tra nghĩa + cách đọc. Ngoài 2 trang đó ra thì mọi người có thể suggest mình trang khác với yêu cầu là : từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
4+/ Cũng tương tự như (4), ví dụ mình có 1 từ hiểu rõ nghĩa nhưng nghe hơi "phèn" - unclear chẳng hạn thì mình có thể dùng "ambiguous", nghe có vẻ học thuật. Đương nhiên 1 số trường hợp không thể thay thế 100% qua lại cho nhau. Cái mình muốn là mấy từ nghe "phèn" bây giờ muốn sửa lại cho academic xiu.

Note : giờ có nên cào bằng ielts hay nhảy qua học cefr nhĩ

Cám ơn và chúc mọi người buổi tối vui vẻ!
4. Khi ko chắc mình có hiểu rõ về cái từ nghe "academic" kia thì tốt nhất là ko dùng, vì nếu dùng mà sai thì sẽ còn nghe "phèn" hơn cả cái từ mà mình nghĩ là "phèn" trước đó. Và unclear là một từ không phèn tí nào, rất hay là đằng khác.

Ưu tiên dùng từ "phèn" mà đúng hơn là dùng từ "academic" mà sai nha. Cái này 7749 người dạy và học Ielts mắc phải rồi.

Note: quan trọng là fen định làm gì với cái bằng ielts hay cefr đó ?
 
4. Khi ko chắc mình có hiểu rõ về cái từ nghe "academic" kia thì tốt nhất là ko dùng, vì nếu dùng mà sai thì sẽ còn nghe "phèn" hơn cả cái từ mà mình nghĩ là "phèn" trước đó. Và unclear là một từ không phèn tí nào, rất hay là đằng khác.

Ưu tiên dùng từ "phèn" mà đúng hơn là dùng từ "academic" mà sai nha. Cái này 7749 người dạy và học Ielts mắc phải rồi.

Note: quan trọng là fen định làm gì với cái bằng ielts hay cefr đó ?
Mình cám ơn bác đã hồi đáp. Mình làm bên ngành Software nên khi review 1 gì đó thì không có "unclear" trong những mục chỉ định mà chỉ có từ "ambiguous". Đương nhiên còn những từ khác nữa. Đó chỉ là 1 ví dụ điển hình.

Mình đang có định hướng đi nước ngoài nên đang tính lấy 1 cái Cert làm "tín" để apply vào các công ty ấy. Thật sự mình có thời gian đi công tác ở nước ngoài + trao đổi gần như hàng ngày bằng tiếng Anh với đồng nghiệp nước ngoài luôn nhưng cũng cần phải có 1 "cert" để dễ pass vòng scan CV.

IETLS thì mình học từ lúc trong trường rồi + phổ thông nên tìm được nhiều source còn CERF thì mình thấy đa số bên EU yêu cầu nên muốn tìm hiểu thử xem.
 
The slightest bit có thể coi là cụm trạng từ, chính cụm này thực ra đã thỏa mãn công thức so sánh nhất rồi: the + est (slightest) + N (bit)

Tôi vẫn chưa thấy thông chỗ này lắm.
SS nhất(The slightest)+ N(bit) thì hợp lí r,nhưng + thêm adj(concerned) ở cuối nữa thì khó hiểu quá:burn_joss_stick:

Ông trên giải thích rồi đó thôi, nguyên cụm đó là cụm trạng từ, bổ nghĩa cho concerned. Cấu thành của cụm trạng từ đó là the + est (slightest) + N (bit). Dễ hiểu mà.

Câu này t nói trong thread này một lần rồi thì phải, mà chắc phải nói lại. Muốn tiếng anh tự nhiên thì nên ít phân tích câu một cách thái quá lại. Listen and repeat. Nghe người ta nói sao thì cứ lặp lại, học như con nít á. Đỡ não một bước phải xử lý thông tin là câu này là sao, thế nào, chủ vị ngữ ra sao. Cái não cần suy nghĩa là trong ngữ cảnh này thì người ta hay dùng từ gì, câu thế nào. Tôi khuyên chỉ nên đi sâu vào ngữ pháp nếu ông đi theo hướng giảng dạy hoặc học thuật thôi.
 
Mình cám ơn bác đã hồi đáp. Mình làm bên ngành Software nên khi review 1 gì đó thì không có "unclear" trong những mục chỉ định mà chỉ có từ "ambiguous". Đương nhiên còn những từ khác nữa. Đó chỉ là 1 ví dụ điển hình.

Mình đang có định hướng đi nước ngoài nên đang tính lấy 1 cái Cert làm "tín" để apply vào các công ty ấy. Thật sự mình có thời gian đi công tác ở nước ngoài + trao đổi gần như hàng ngày bằng tiếng Anh với đồng nghiệp nước ngoài luôn nhưng cũng cần phải có 1 "cert" để dễ pass vòng scan CV.

IETLS thì mình học từ lúc trong trường rồi + phổ thông nên tìm được nhiều source còn CERF thì mình thấy đa số bên EU yêu cầu nên muốn tìm hiểu thử xem.
Thế thì đấy là phạm trù thuật ngữ chuyên ngành rồi chứ ko còn chỉ ở academic hay ko nữa, mà đã là chuyên ngành thì chỉ có làm nhiều hiểu sâu về ngành đó mới biết nó hay dùng từ gì thôi. Nếu là phạm trù academic để thi chứng chỉ thì như mình nói ở trên.

Phen cần 1 cái chứng chỉ để làm hồ sơ thì nên chọn Ielts vì tài liệu của nó nhiều, dễ ôn hơn, thủ tục đăng ký thi cũng đơn giản. CEFR thì chưa phổ biến ở VN nên thủ tục có vẻ rối rắm hơn nhiều, mình cũng k rõ ở VN chỗ nào cấp CEFR nữa.
 
T thấy nhiều người đang bị học ngược, học kiểu đi tắt đón đầu. Muốn học cấu trúc câu, ngữ pháp một cách thật chuẩn rồi từ đó có thể bao quát được cả một ngôn ngữ.

Kiểu học này nghe có vẻ hệ thống, dễ học, và nhanh. Có người học theo cách này rất tốt và nó cũng rất hiệu quả cho người mới vỡ lòng, khi mà mọi thứ còn đơn giản. Nhưng phần lớn khi học lên mà vẫn giữ phương pháp học này thì sẽ bị loạn.

Bởi vì công thức của ngôn ngữ không giống trong toán học, công thức trong ngôn ngữ là không có công thức. Quy tắc thì ít, còn bất quy tắc thì nhiều. Học mà lấy cấu trúc câu, ngữ pháp làm trọng mà không biết chắc lọc thì sẽ như đi vào mê cung. Nếu may mắn hay khôn khéo ra khỏi được mê cung này thì sẽ biết rất nhiều cái hay. Nhưng những thông tin này thường là vô dụng cho người học ngôn ngữ thông thường, ngoại trừ những nhà ngôn ngữ học, giáo viên ngôn ngữ.

Học không ngược là đưa vào não nhiều nhất có thể từ vựng và câu nói cụ thể trong ngữ cảnh. Là học vẹt nhưng có kèm theo ngữ cảnh. Từ đó, cấu trúc câu sẽ tự nhiên mà đến.

Khi cảm thấy trình độ đã ở mức tương đối, nên bỏ lối học mà trường lớp đang dạy để đọc thật nhiều sách báo phim ảnh. Sống như mình là công dân của ngôn ngữ đó, bao quanh bản thân bằng ngôn ngữ đó. Từ cái nhỏ như thay đổi ngôn ngữ hiện thị của điện thoại đến cái lớn như dùng ngôn ngữ đang học để thay thế tiếng mẹ đẻ trong bất kì hoạt động nào của cuộc sống mà đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ.

Đây là suy nghĩ đao to búa lớn của t; thực hành thì vẫn chưa đâu đến đâu. Mời mn chém.
 
Ông trên giải thích rồi đó thôi, nguyên cụm đó là cụm trạng từ, bổ nghĩa cho concerned. Cấu thành của cụm trạng từ đó là the + est (slightest) + N (bit). Dễ hiểu mà.

Câu này t nói trong thread này một lần rồi thì phải, mà chắc phải nói lại. Muốn tiếng anh tự nhiên thì nên ít phân tích câu một cách thái quá lại. Listen and repeat. Nghe người ta nói sao thì cứ lặp lại, học như con nít á. Đỡ não một bước phải xử lý thông tin là câu này là sao, thế nào, chủ vị ngữ ra sao. Cái não cần suy nghĩa là trong ngữ cảnh này thì người ta hay dùng từ gì, câu thế nào. Tôi khuyên chỉ nên đi sâu vào ngữ pháp nếu ông đi theo hướng giảng dạy hoặc học thuật thôi.
đúng r t học chuyên ngành,phân tích dữ lắm nên phải cố hiểu
 
T thấy nhiều người đang bị học ngược, học kiểu đi tắt đón đầu. Muốn học cấu trúc câu, ngữ pháp một cách thật chuẩn rồi từ đó có thể bao quát được cả một ngôn ngữ.

Kiểu học này nghe có vẻ hệ thống, dễ học, và nhanh. Có người học theo cách này rất tốt và nó cũng rất hiệu quả cho người mới vỡ lòng, khi mà mọi thứ còn đơn giản. Nhưng phần lớn khi học lên mà vẫn giữ phương pháp học này thì sẽ bị loạn.

Bởi vì công thức của ngôn ngữ không giống trong toán học, công thức trong ngôn ngữ là không có công thức. Quy tắc thì ít, còn bất quy tắc thì nhiều. Học mà lấy cấu trúc câu, ngữ pháp làm trọng mà không biết chắc lọc thì sẽ như đi vào mê cung. Nếu may mắn hay khôn khéo ra khỏi được mê cung này thì sẽ biết rất nhiều cái hay. Nhưng những thông tin này thường là vô dụng cho người học ngôn ngữ thông thường, ngoại trừ những nhà ngôn ngữ học, giáo viên ngôn ngữ.

Học không ngược là đưa vào não nhiều nhất có thể từ vựng và câu nói cụ thể trong ngữ cảnh. Là học vẹt nhưng có kèm theo ngữ cảnh. Từ đó, cấu trúc câu sẽ tự nhiên mà đến.

Khi cảm thấy trình độ đã ở mức tương đối, nên bỏ lối học mà trường lớp đang dạy để đọc thật nhiều sách báo phim ảnh. Sống như mình là công dân của ngôn ngữ đó, bao quanh bản thân bằng ngôn ngữ đó. Từ cái nhỏ như thay đổi ngôn ngữ hiện thị của điện thoại đến cái lớn như dùng ngôn ngữ đang học để thay thế tiếng mẹ đẻ trong bất kì hoạt động nào của cuộc sống mà đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ.

Đây là suy nghĩ đao to búa lớn của t; thực hành thì vẫn chưa đâu đến đâu. Mời mn chém.
Nhầm nhé :LOL: Chả phải ngẫu nhiên mà nó sinh ra ngành ngôn ngữ học và phương pháp giảng dạy đâu.

Học kiểu thụ động như thế chỉ có tác dụng tốt khi
  • chưa dậy thì
  • có môi trường 100% tiếng anh liên tục trong nhiều năm
  • có động lực lớn để học

Còn lí do tại sao học công thức mà không dùng được là do thiếu môi trường để áp dụng thực tế, không vó động lực, không có người sửa, không biết áp dụng hoặc ....... tiếp thu chậm

Cách tốt nhất đối với người trưởng thành là kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành, biết cách chọn lọc phần để học
 
T thấy nhiều người đang bị học ngược, học kiểu đi tắt đón đầu. Muốn học cấu trúc câu, ngữ pháp một cách thật chuẩn rồi từ đó có thể bao quát được cả một ngôn ngữ.

Kiểu học này nghe có vẻ hệ thống, dễ học, và nhanh. Có người học theo cách này rất tốt và nó cũng rất hiệu quả cho người mới vỡ lòng, khi mà mọi thứ còn đơn giản. Nhưng phần lớn khi học lên mà vẫn giữ phương pháp học này thì sẽ bị loạn.

Bởi vì công thức của ngôn ngữ không giống trong toán học, công thức trong ngôn ngữ là không có công thức. Quy tắc thì ít, còn bất quy tắc thì nhiều. Học mà lấy cấu trúc câu, ngữ pháp làm trọng mà không biết chắc lọc thì sẽ như đi vào mê cung. Nếu may mắn hay khôn khéo ra khỏi được mê cung này thì sẽ biết rất nhiều cái hay. Nhưng những thông tin này thường là vô dụng cho người học ngôn ngữ thông thường, ngoại trừ những nhà ngôn ngữ học, giáo viên ngôn ngữ.

Học không ngược là đưa vào não nhiều nhất có thể từ vựng và câu nói cụ thể trong ngữ cảnh. Là học vẹt nhưng có kèm theo ngữ cảnh. Từ đó, cấu trúc câu sẽ tự nhiên mà đến.

Khi cảm thấy trình độ đã ở mức tương đối, nên bỏ lối học mà trường lớp đang dạy để đọc thật nhiều sách báo phim ảnh. Sống như mình là công dân của ngôn ngữ đó, bao quanh bản thân bằng ngôn ngữ đó. Từ cái nhỏ như thay đổi ngôn ngữ hiện thị của điện thoại đến cái lớn như dùng ngôn ngữ đang học để thay thế tiếng mẹ đẻ trong bất kì hoạt động nào của cuộc sống mà đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ.

Đây là suy nghĩ đao to búa lớn của t; thực hành thì vẫn chưa đâu đến đâu. Mời mn chém.

Chuẩn roài, hs ở trường lớp toàn học kỉu nì nên học xong đh roài cũng ko nói/ viết đc 1 câu ra hồn, nghe cũng ko xong! :unsure:

Gửi từ HUAWEI H60-L01 bằng vozFApp
 
Back
Top