Trăn trở của người Trung Quốc khi dân số lần đầu giảm sau 6 thập kỷ

Nếu Trung Quốc muốn đảo ngược tình trạng suy giảm dân số, cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp các gia đình nuôi dạy con cái, Wei Chao, bà mẹ 31 tuổi, chia sẻ.

Người mẹ đưa con đi chơi tại một trung tâm thương mại ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, hồi tháng 6/2021. Ảnh: Reuters.

Người mẹ đưa con đi chơi tại một trung tâm thương mại ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, hồi tháng 6/2021. Ảnh: Reuters.

“Ngày nay, nhiều người không muốn có con nếu họ không thể cho chúng một nền giáo dục tốt", Wei nói với hãng thông tấn Reuters hôm 18/1 khi cô ngồi trong công viên với chồng và các con. “Khi chúng tôi có thu nhập tốt, tất nhiên chúng tôi sẽ đầu tư được nhiều hơn cho con cái mình”.

Chính phủ Trung Quốc đã tung ra hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân sinh thêm con, như miễn giảm thuế, nghỉ thai sản dài hơn hay trợ cấp nhà ở hậu hĩnh hơn, nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa làm gì nhiều để đảo ngược xu hướng giảm dân số trong dài hạn.

Cục thống kê Trung Quốc mới đây công bố báo cáo cho thấy dân số nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1961. Theo đó, dân số Trung Quốc cuối năm 2022 là 1,41175 tỷ người, giảm 850.000 người so với cuối năm 2021.

Dù vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới, bước sụt giảm về số dân vẫn là tín hiệu gây báo động đối với các nhà nhân khẩu học và giới phân tích Trung Quốc, những người đã nhìn thấy trước hàng loạt vấn đề phía trước mà nền kinh tế sẽ phải đối mặt nếu xu hướng giảm tiếp diễn.

Chi phí giáo dục cao ngất ngưởng và triển vọng kinh tế mờ mịt đã khiến nhiều người Trung Quốc không muốn sinh nhiều hơn một con hoặc thậm chí không muốn sinh con, bất chấp việc chính phủ đã bãi bỏ chính sách một con vào năm 2015.

Nhiều người Trung Quốc sinh ra trong hai thập kỷ sau khi chính sách này được áp dụng vào năm 1980 đặc biệt không muốn sinh con vì họ đã thấm thía nỗi vất vả khi phải chăm sóc cha mẹ và ông bà mình mà không có anh chị em giúp đỡ.

“Những người sinh vào những năm 1980 hoặc 1990 không muốn có con như thế hệ cha mẹ chúng tôi”, Ding Ding, 37 tuổi, cha của một bé ba tuổi, nói. “Cha mẹ chúng tôi nghĩ rằng nếu họ sinh nhiều con hơn, họ sẽ được chăm sóc tốt hơn khi về già. Nhưng thế hệ trẻ không nghĩ như vậy nữa, họ có một tâm lý khác. Họ nghĩ rằng nuôi một đứa trẻ đã là điều rất mệt mỏi”.

Theo các chuyên gia dân số, những chính sách “Không Covid-19” nghiêm ngặt mà Trung Quốc áp dụng trong ba năm qua cũng gây thêm thiệt hại cho triển vọng nhân khẩu học của đất nước. Trung Quốc là một trong những nơi đắt đỏ nhất để nuôi dạy một đứa trẻ, chỉ đứng sau Hàn Quốc, theo Viện Nghiên cứu Dân số YuWa, trụ sở tại Bắc Kinh.

Trong một nghiên cứu công bố vào năm ngoái, tổ chức tư vấn này đã so sánh chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đến 18 tuổi so với GDP bình quân đầu người ở các quốc gia khác nhau. Ở Australia, chi phí gấp 2,08 lần GDP bình quân, tỷ lệ này là 2,24 ở Pháp, 2,91 ở Thụy Điển, 3,64 ở Đức và 4,11 ở Mỹ.

Để so sánh, các nước Bắc Á có chi phí cao nhất, với Nhật Bản là 4,26 lần, Trung Quốc 6,9 lần và Hàn Quốc 7,79 lần. Đây cũng là các nước mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng thấp hơn nhiều về bình đẳng giới so với các quốc gia như Phần Lan hay Na Uy, nơi tỷ lệ sinh đang tăng. Các nhà nhân khẩu học cho rằng nguyên nhân gốc rễ của tỷ lệ sinh thấp là bất bình đẳng giới.


Chính phủ ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm khuyến khích người dân sinh con, nhưng vẫn còn không ít người phản đối việc lập gia đình.

“Lý do lớn nhất là mọi người dường như không đủ khả năng trả chi phí hoặc thời gian để sinh con và nuôi dạy con cái”, Yu Hyun-su, sinh viên đại học 23 tuổi người Hàn Quốc, cho hay.

Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm ngoái, các chuyên gia Liên Hợp Quốc dự đoán Ấn Độ sẽ có dân số 1,412 tỷ người vào năm 2022 và kỳ vọng quốc gia Nam Á này sẽ vượt qua Trung Quốc trong năm nay.

Trên đường phố thủ đô Ấn Độ, một số người tin rằng chính phủ cần thực hiện các biện pháp để chế ngự đà gia tăng dân số, mặc dù nó đã chậm lại.

“Họ nên đưa ra một số quy tắc và quy định”, cư dân New Delhi Azhar Khan nói. “Chỉ khi dân số của đất nước được kiểm soát, lúc đó, chúng ta mới có thể phát triển hơn nữa”.

Trở lại Trung Quốc, Luna Zhu, 28 tuổi, sống tại Bắc Kinh cùng chồng, quả quyết cô “không thể chịu trách nhiệm chăm sóc cho một sinh mạng mới ra đời”. Bố mẹ của cả hai đều sẵn sàng chăm sóc cháu, và cô hiện làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước có chế độ nghỉ thai sản tốt. Dù vậy, Zhu không hứng thú với việc làm mẹ.

Rachel Zhang, nhiếp ảnh gia 33 tuổi ở Bắc Kinh, trước khi kết hôn đã nói rõ với chồng rằng họ sẽ không sinh con. Cặp đôi này áp dụng lối sống được gọi là “Không con, thu nhập gấp đôi”. Thỉnh thoảng, những người lớn tuổi trong gia đình vẫn cằn nhằn họ.

https://nongnghiep.vn/tran-tro-cua-...an-so-lan-dau-giam-sau-6-thap-ky-d342457.html
 
Câu cửa miệng ngày xưa để nói về dân số khựa,
"dân khựa mà đi tiểu cùng 1 lúc thì cả việt nam nó trôi ra biển đông"
:doubt:
 
Tự nhận mình là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới mà mức sống của người dân chỉ ngang nc hạng 3
 
Back
Top