Tỷ lệ sinh giảm mạnh: Bước tiến của giới trẻ và bước lùi của xã hội

tannhat

Đã tốn tiền
(KTSG) – Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại vì tình trạng này sẽ làm cạn kiệt lực lượng lao động trong độ tuổi cần thiết để cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Ở góc độ cá nhân, không ai có trách nhiệm phải sinh cho đất nước mình một đứa con, để kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp hay dựng xây đất nước. Nhưng việc chọn không sinh con chắc chắn là một sự mất mát đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

Ty-le-sinh_.jpg


Dân số thế giới có khoảng 8 tỉ người, quốc gia có số dân đông nhất trên thế giới là Trung Quốc. Đây là những thông tin về tình hình dân số rất mực quen thuộc với mỗi người chúng ta. Dân số Trung Quốc có thể nói là đông đến mức choáng ngợp và ngay cả chính phủ nước này phải áp dụng chính sách “một con” (one-child policy) trong suốt hơn ba thập kỷ, từ năm 1980-2015 nhằm đối phó với thực trạng dân số tăng nhanh và số dân đông đúc của mình. Tuy vậy trong những năm gần đây, Trung Quốc đã phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng tăng và đến cuối năm 2023, theo số liệu công bố của Cơ quan Dân số LHQ (UNPD), Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trong năm 2023, Trung Quốc có 9,02 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra, giảm so với mức 9,56 triệu vào năm 2022. Đây cũng là năm thứ bảy liên tiếp có số trẻ em được sinh ra ở nước này thấp nhất. Thêm vào đó, số người chết trong năm lên tới 11,1 triệu người khiến Trung Quốc trở thành nước có nhiều người già hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới mà con số này còn đang tăng lên nhanh chóng. Theo Cục Thống kê quốc gia, tổng dân số Trung Quốc vào cuối năm 2023 là 1,4 tỉ, con số này đã giảm 2 triệu người so với năm trước đó.

Những con số kể trên không đơn thuần là số liệu dân số của một quốc gia mà qua đó ta có thể nhận thấy tình hình dân số đang báo động cho một nguy cơ đối với xã hội hiện đại của tất cả các quốc gia, chứ không riêng Trung Quốc.

Những thách thức mang tầm vóc xã hội

Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại vì tình trạng này sẽ làm cạn kiệt lực lượng lao động trong độ tuổi cần thiết để cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điển hình trong đó là Nhật Bản, Hàn Quốc phải thường xuyên nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển để phục vụ cho quá trình sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp khi nguồn nhân lực của các nước này giảm đáng kể sau nhiều năm có tỷ lệ sinh thấp kỷ lục.

Mặt khác, để đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực, những người vốn đã qua độ tuổi lao động ở các nước có tỷ lệ sinh thấp vẫn phải tiếp tục làm việc. Theo Nikkei Asia, trong năm 2023, gần 40% số doanh nghiệp Nhật Bản phải thuê người lao động hơn 70 tuổi để làm việc. Dù là quốc gia từng được xem là cha đẻ của robot, thì ngay dưới thời kỳ công nghệ có robot hay AI – những công cụ được cho là có thể thay thế được con người – tại Nhật Bản, những người già đã qua tuổi nghỉ hưu vẫn phải tiếp tục lao động.

Tình trạng thiếu hụt lao động này ngày càng diễn ra trầm trọng đến mức các quốc gia có tỷ lệ sinh thấp đã phải thay đổi luật để tăng độ tuổi nghỉ hưu nhằm đối phó với thực trạng ngày càng có ít trẻ em ra đời. Độ tuổi nghỉ hưu theo luật của những nước này cao hơn so với mặt bằng chung. Ví dụ, phụ nữ ở Nhật Bản phải làm việc đến 64 tuổi trong khi đó ở Việt Nam độ tuổi này là 55 tuổi 4 tháng (kể từ năm 2021).

Như vậy, khi phụ nữ Việt Nam bước vào giai đoạn nghỉ hưu thì phụ nữ Nhật Bản vẫn phải tiếp tục lao động thêm gần một thập kỷ nữa. Đặc biệt, do sự thiếu hụt lao động mà độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở Nhật Bản là như nhau, thay vì có sự chênh lệch như ở Việt Nam, nữ giới có độ tuổi nghỉ hưu sớm hơn nam giới.

Sự chuyển hóa độ tuổi lao động từ nhóm người trẻ sang nhóm người già trong xã hội sẽ như quả bóng tuyết đang lăn tròn, mỗi lúc một to hơn rồi dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân khẩu học và gây áp lực cho hệ thống lương hưu, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người già, khiến chính phủ phải đổ dồn nguồn lực của quốc gia, chống đỡ cho thế hệ công dân ngày một già đi của mình.

Hiện trạng này còn là gánh nặng lên đôi vai của thế hệ trẻ nối tiếp đang phải lớn lên cùng sự thiếu hụt nhân lực kèm với trách nhiệm gánh vác cán cân xã hội ngày càng chênh lệch. Người trẻ trong độ tuổi lao động chật vật bởi tình trạng thiếu nhân công, họ buộc phải tăng ca, làm thêm giờ để mua những thực phẩm với giá ngày một cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ còn giá nhà thì ngày một tăng, tiền lương không đuổi kịp tốc độ lạm phát.

Những khó khăn này gộp lại sẽ thành một bức tường thành đủ cao để người trẻ chọn không sinh con, vì nếu sinh con họ còn phải đối mặt thêm với nhiều chi phí khác. Không những vậy, gánh nặng đè gánh nặng, trường hợp gia đình chỉ có một đứa con đang trong độ tuổi lao động thì người này sẽ phải chăm lo cho cả ba và mẹ khi họ về già, thay vì như trước đây, khi tỷ lệ sinh còn cao, nhiều đứa con có thể chia sẻ việc chăm ba mẹ với nhau.
 
Ở góc độ cá nhân, không ai có trách nhiệm phải sinh cho đất nước mình một đứa con, để kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp hay dựng xây đất nước. Nhưng việc chọn không sinh con chắc chắn là một sự mất mát đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
 
Lều báo khóc to lên nào

Xu hướng chung của cả thế giới rồi. Nhìn sang các nước phát triển xem có nước nào giàu mà tỷ lệ sinh tăng ko?

Thay vì bất mãn gào khóc xã hội, chửi giới trẻ ít đẻ. Sao ko tự mình hành động đi, đẻ 10 - 15 đứa như các cụ ngày xưa ấy?
rojZIis.png
 
Lều báo khóc to lên nào

Xu hướng chung của cả thế giới rồi. Nhìn sang các nước phát triển xem có nước nào giàu mà tỷ lệ sinh tăng ko?

Thay vì bất mãn gào khóc xã hội, chửi giới trẻ ít đẻ. Sao ko tự mình hành động đi, đẻ 10 - 15 đứa như các cụ ngày xưa ấy?
Có. Duy nhất Israel, mỗi bà mẹ vẫn 3 con 40 năm nay
 
Lều báo khóc to lên nào

Xu hướng chung của cả thế giới rồi. Nhìn sang các nước phát triển xem có nước nào giàu mà tỷ lệ sinh tăng ko?

Thay vì bất mãn gào khóc xã hội, chửi giới trẻ ít đẻ. Sao ko tự mình hành động đi, đẻ 10 - 15 đứa như các cụ ngày xưa ấy?
rojZIis.png
nghe nói sinh con thứ 3 vẫn bị phạt
 
Ở góc độ cá nhân, không ai có trách nhiệm phải sinh cho đất nước mình một đứa con, để kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp hay dựng xây đất nước. Nhưng việc chọn không sinh con chắc chắn là một sự mất mát đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
sinh con để gánh 6 trăm mấy ngàn tỏi ngoài biển+2x tỏi đô cứu trợ thêm 1 lô 1 lốc quả đấm thép và vài ngàn cái quốc tịch mẽo uh, mell nha : )))))))
 
Quan sát thấy trên thế giới mấy vùng có tính dòng tộc mạnh thường sẽ giữ mức sinh không quá thấp, còn mấy vùng 'thế tục', quan hệ họ hàng lỏng lẻo...thường giảm nhanh và sâu. Vd đồng bằng miền bắc, đồng bằng TNT, tương lai mức sinh có khi còn cao hơn các bạn miền núi, và hiện cũng đang cao hơn 1 số tỉnh miền núi rồi.
 
Cứ hay nói sinh 1 đứa con thì nó sẽ bị áp lực chăm sóc ba mẹ, ông bà 2 bên khi về già. Sao ko tính ngược lại, 1 đứa con thì 1 mình nó sẽ hưởng hết tài nguyên 2 nhà nội ngoại, khỏi phải chia gia sản thừa kế cho anh chị em???
Vấn đề là gia sản 2 nhà nội ngoại có cái gì không đã?
Hay lại cũng gia cảnh bình thường đủ ăn?
Mà cái dạng gia cảnh bình thường thì hết đời bà già đời tôi chứ đợi đấy mà đòi hưởng với thừa kế.
 
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
XE8gxo0.png
Ở góc độ cá nhân, không ai có trách nhiệm phải sinh cho đất nước mình một đứa con, để kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp hay dựng xây đất nước. Nhưng việc chọn không sinh con chắc chắn là một sự mất mát đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.


:rolleyes: gì mà nghe đao to búa lớn thế nhỉ
 
Quan sát thấy trên thế giới mấy vùng có tính dòng tộc mạnh thường sẽ giữ mức sinh không quá thấp, còn mấy vùng 'thế tục', quan hệ họ hàng lỏng lẻo...thường giảm nhanh và sâu. Vd đồng bằng miền bắc, đồng bằng TNT, tương lai mức sinh có khi còn cao hơn các bạn miền núi, và hiện cũng đang cao hơn 1 số tỉnh miền núi rồi.
Cần giảm bớt sự cổ hủ, tăng tinh thần phóng khoáng ở các vùng miền để không đẻ nữa.
 
Back
Top