Tránh tình trạng sinh viên 0 điểm thi cuối kỳ vẫn qua môn

Cryolite.11

Member
https://thanhnien.vn/tranh-tinh-trang-sinh-vien-0-diem-thi-cuoi-ky-van-qua-mon-post1540602.html
Nếu áp dụng quy định hiện hành sẽ có tình trạng sinh viên 0 điểm thi cuối kỳ vẫn được qua môn. Thực tế này khiến nhiều trường ĐH đưa ra các quy định về điểm liệt trong quá trình đánh giá sinh viên.

Nếu không vượt qua mức điểm tối thiểu này, sinh viên (SV) bị áp dụng quy định riêng về cách tính điểm học phần.

Điểm thi cuối kỳ dưới 3 là… liệt​

Mới đây nhất, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thông tin tới SV về quy định kết quả thi cuối kỳ nhỏ hơn 3 bị tính là điểm liệt, bắt đầu áp dụng từ học kỳ 2 năm học 2022 - 2023. Tiến sĩ Quách Thanh Hải, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết Hội đồng Khoa học - Đào tạo của trường đã thông qua quy định này và dự kiến sẽ ban hành trong thời gian tới.

Lý giải về quy định điểm liệt, tiến sĩ Quách Thanh Hải cho biết hiện nay ngoại trừ thực hành, các học phần của trường đang được tính điểm dựa vào 50% điểm quá trình và 50% điểm thi cuối kỳ. Trong đó, điểm quá trình được đánh giá từ học trên lớp, bài tập về nhà, làm việc nhóm… “Nhưng áp dụng cách đánh giá này cho thấy một thực tế có những SV đạt 10 điểm quá trình nhưng 0 điểm thi cuối kỳ, vẫn được qua môn khi đạt trung bình 5 điểm. Thực tế này nếu kéo dài sẽ khiến chất lượng người học đi xuống và sẽ khó khăn cho SV ra trường tìm việc làm”, ông Hải nói.

Tránh tình trạng sinh viên 0 điểm thi cuối kỳ vẫn qua môn - ảnh 1
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành
ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo ông Hải, quy định này hiện đang được áp dụng cho SV khóa 2020 trở về trước và sắp tới sẽ áp dụng với SV các khóa 2021 và 2022. Trước đó, từ năm 2018, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng bổ sung vào quy chế của trường một quy định riêng về điểm liệt trong kỳ thi cuối kỳ. Theo lý giải của cán bộ đào tạo thời điểm đó, quy định này của trường nhằm siết chặt hơn chất lượng đào tạo, đặc biệt khi có khoảng 1% SV đạt môn nhưng điểm thi cuối kỳ dưới 3 điểm.

Quy định điểm liệt ở các trường​

Tùy theo đặc thù ngành nghề đào tạo, các trường có những quy định khác nhau về mức điểm liệt trong quá trình đánh giá SV. Nhiều trường ĐH đào tạo khối ngành công nghệ kỹ thuật đều có những quy định ràng buộc mức điểm tối thiểu này.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết hiện tại trường có 3 loại học phần gồm: lý thuyết, tích hợp cả lý thuyết và thực hành, khóa luận/đồ án. Trong đó, học phần lý thuyết có 3 cột điểm gồm: 20% điểm quá trình, 30% điểm giữa kỳ thi tập trung và 50% điểm thi kết thúc môn. Với học phần tích hợp, điểm trung bình là tổng điểm của điểm lý thuyết và thực hành với trọng số tương ứng theo số lượng tín chỉ. Riêng phần thực hành có 3 - 5 cột điểm đánh giá tùy theo số lượng tín chỉ thực tế.

“Trường đào tạo theo định hướng ứng dụng nên quá trình thực hành của SV được xem trọng. Ở nội dung thực hành, trường có đưa ra quy định ràng buộc mức điểm tối thiểu cần đạt được. Cụ thể, ở những học phần tích hợp SV cần đạt từ 3 điểm thực hành trở lên mới được thi kết thúc học phần. Ngoài ra, trường còn khống chế thêm một điều kiện khác - SV bị 0 điểm thi giữa kỳ cũng không được thi cuối kỳ”, tiến sĩ Nhân cho hay.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng không ngoại lệ. Quy chế đào tạo và học vụ bậc ĐH, CĐ được cập nhật năm 2020 của trường ĐH này cũng quy định, kết quả môn học được đánh giá bằng điểm tổng kết môn học, tính từ các điểm thành phần theo tỷ lệ đánh giá tương ứng. Trường hợp điểm thi cuối kỳ hoặc điểm thí nghiệm nhỏ hơn 3 thì điểm tổng kết chính thức được tính là điểm nhỏ nhất trong các điểm. Như vậy, dù có cách làm khác nhưng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng có quy định mức điểm liệt dưới 3 với điểm thi cuối kỳ hoặc thí nghiệm trong đánh giá SV.

Không chỉ khối trường công lập, việc khống chế điểm liệt thi cuối kỳ cũng được vận dụng tại trường tư thục. Chẳng hạn, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM từ năm học 2017 - 2018 đã bắt đầu triển khai cách tính điểm học phần mới cho SV tất cả các hệ gồm: 50% điểm quá trình và 50% thi cuối kỳ. Tuy nhiên, trường hợp SV có điểm thi kết thúc học phần dưới 1 thì dù điểm quá trình đạt tuyệt đối, điểm học phần tối đa vẫn không quá 3 điểm. Ví dụ, SV có điểm quá trình 10 điểm và điểm thi kết thúc học phần 0,5 điểm thì điểm học phần này tối đa 3 điểm do điểm thi cuối kỳ dưới 1.

Tránh tình trạng sinh viên 0 điểm thi cuối kỳ vẫn qua môn - ảnh 2
Sinh viên trong giờ tự học
ĐÀO NGỌC THẠCH

Quy chế đào tạo chưa đủ mạnh?​

Với những quy định khác nhau của các trường như trên, câu hỏi được đặt ra là phải chăng quy chế đào tạo của Bộ GD-ĐT trong đánh giá SV chưa đủ mạnh để đảm bảo chất lượng đầu ra?

Hiện nay các trường ĐH xây dựng quy định riêng dựa vào Thông tư 08/2021 của Bộ

GD-ĐT về Quy chế đào tạo trình độ ĐH. Theo điều 9 quy chế này, mỗi học phần được đánh giá qua tối thiểu 2 điểm thành phần (trừ học phần nhỏ hơn 2 tín chỉ). Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10, điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng và được làm tròn tới một chữ số thập phân. Cụ thể, SV được đánh giá đạt khi từ 4 điểm trở lên và mức không đạt là dưới 4 điểm.

Quy định về đánh giá kết quả học tập SV

Quy chế đào tạo trình độ ĐH của Bộ GD-ĐT năm 2021 quy định có 4 mức đạt trong đánh giá học phần có tính điểm trung bình học tập: A từ 8,5 - 10 điểm; B từ 7 - 8,4 điểm; C từ 5,5 - 6,9 điểm và D từ 4 - 5,4 điểm. Học phần chỉ yêu cầu đạt không tính điểm trung bình học tập là P từ 5 điểm trở lên. Loại không đạt là F dưới 4 điểm.

Kết quả học tập của SV được đánh giá sau từng học kỳ hoặc từng năm học dựa trên kết quả các học phần. Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như sau: A quy đổi thành 4, B thành 3, C thành 2, D thành 1 và F thành 0.

SV được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy theo thang điểm 4 gồm: xuất sắc (3,6 - 4 điểm); giỏi (3,2 - cận 3,6 điểm); khá (2,5 - cận 3,2 điểm); trung bình (2 - cận 2,5 điểm); yếu (1 - cận 2 điểm) và kém (dưới 1 điểm).

...
 
Xưa học tlu, 0 điểm cuối kỳ thi lại luôn, còn nếu có điểm mới xét trung bình để xem vào mốc thi lại hay ko
thời tôi đi học mới cập nhật hình thức học tín chỉ nên kì đầu không ai bỏ thi vì vậy ai có điểm ở ngưỡng 2.1+ là không được học cải thiện, sang kì 2 thì ai thấy điểm môn đó không được tầm 2,7 trở lên thì sẽ bỏ thi luôn để điểm còn 1. thì chắc chắn được học cải thiện điểm.
Vì cái kì đầu nên vài người bị bằng trung bình ra trường.
 
Hồi t đi học điểm quá trình x3, cuối kỳ x7, tổng chia 10. Đây lại cào bằng à. Ai chả biết điểm quá trình toàn bậy bạ
 
Xưa học tlu, 0 điểm cuối kỳ thi lại luôn, còn nếu có điểm mới xét trung bình để xem vào mốc thi lại hay ko
K bao nhiêu thế bro, tôi K18 thì dưới 5 thi lại, tạch thi lại thì học lại. Hình như còn được thi lại 1 lần để cải thiện điểm.
 
trường hồi đấy chế độ cũ 7đ thi hk, 1đ chuyên cần với 2đ bài tập nhóm, thi thì tự luận học thuộc 100%
Sav7b7X.png
mỗi lần thi là mất ăn mất ngủ, học thuộc cả mấy chục trang sách, ngó qua lũ bạn trường khác thi qq gì cũng trắc nghiệm đã vl
y3ZqB1U.png
 
Hiếm có môn nào quá trình - cuối kỳ là 50:50 lắm, thường là 30:70. Nhưng cũng rất ít có trường hợp 10 điểm tròn quá trình, vì nó gồm điểm danh - báo cáo - giữa kỳ. Thường cuối kỳ mà dưới 3 điểm là học lại luôn, trường hợp 10 điểm quá trình, 0 điểm cuối kỳ rất hiếm trong thực tế.
 
tài thật, hồi xưa học BK tbm 3,9 tạch cay vãi b :ah::ah::ah: đừng nói tới việc điểm 0 hay dưới 3, auto học lại không nói nhiều :cry:
 
K bao nhiêu thế bro, tôi K18 thì dưới 5 thi lại, tạch thi lại thì học lại. Hình như còn được thi lại 1 lần để cải thiện điểm.
K24

Hồi đó hình như cũng dưới 5 là thi lại. Cho thi lại 2 lần, vẫn tạch thì học lại.

Cải thiện điểm (nâng điểm) được 1 nháy, lấy điểm cao nhất của 2 lần thi.
 
Hồi đi học chuyên cần 0.1, đầu kỳ 0.3, cuối kỳ 0.6. Nhiều môn cuối kỳ thi 2 điểm là qua.
 
tôi thấy học là cả 1 quá trình: thi giữa kì, bài tập lớn, thi cuối kì. Nên nếu trong thời gian học, thi giữa kì điểm tốt, bài tập lớn xuất sắc, cuối kì ngủ quên thì vẫn phải cho sinh viên qua môn chứ
 
Back
Top