thảo luận Trao đổi và thảo luận về sách vở

Có thím nào biết nhiều về chủ nghĩa khắc kỷ không ạ?
Em thấy nó khá hay, tiếc là không có a
Sách dịch ra tiếng Việt, khả năng đọc hiểu tiếng Anh thì còn hạn chế :(
 
Có thím nào biết nhiều về chủ nghĩa khắc kỷ không ạ?
Em thấy nó khá hay, tiếc là không có a
Sách dịch ra tiếng Việt, khả năng đọc hiểu tiếng Anh thì còn hạn chế :(
Thím có thể đọc về Đạo Phật để thay thế. 2 cái có nhiều điểm tương đồng lắm.

Đây là 1 bài so sánh giữa Chủ nghĩa Khắc kỷ với Triết lý của Phật giáo
http://vietnamstoic.blogspot.com/2018/12/bai-nay-co-nguon-tu-httpsdailystoic.html
 
văn học hay ở chỗ, tác giả chỉ kể một hay nhiều câu truyện, tác giả chỉ đưa ra vấn đề, không đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. còn người đọc tự cảm nhận, thẩm thấu, chiêm nghiệm.

loại self help thì buff tinh thần là chính, ko đúng hoàn toàn cho nhiều đối tượng. khi gặp vấn đề nào đó mình cố gắng tìm hiểu hoặc trợ giúp từ ai đó có kinh nghiệm đã trải qua hơn là tìm đọc self help.
cuốn đắc nhân tâm, luôn nằm trong top bán chạy nhiều năm nay. cũng dễ hiểu. ai đọc không nhiều hay lần đầu đọc thường trầm trồ thích thú, bởi nó dạy người ta sống khôn khéo, áp dụng ngay vào đời sống thường ngày được. vận dụng linh hoạt kết hợp khả năng tự thân sẽ thuận lợi hơn trong công việc, đạt được mục đích mong muốn.
tuy nhiên mặt trái (nhìn nhận hơi tiêu cực một chút) thì nó làm mình đánh mất cá tính, bản thể.

mình theo chủ nghĩa duy cảm (?), đề cao cảm xúc, vì vậy thích đọc văn học hơn :)
 
Quá trình mình đọc cuốn này là:

Thấy người khác khen - Đọc Review - Mua sách - Đọc 1/2 bỏ - Tặng cho bạn - Rảnh rỗi ngồi xét lại - Lên mạng tìm ebook đọc.
VkD3FU0.png


Bộ này quá nổi tiếng. Ai đọc sách chắc ít nhất cũng có vài lần nghe người khác thảo luận về nó. Sai lầm đầu tiên là mình đọc review trước khi xem quyển này. Quanh đi quẩn loại là những lời ca ngợi: "Kim chỉ nam cuộc sống", "Kinh thánh thứ 2", "Giúp giải quyết những rắc rối trong cuộc đời"...
25 tuổi, đọc sách với tâm thế kỳ vọng như vậy. Nhưng nhận ra nó chỉ là quyển truyện, buff tinh thần không hơn không kém. Vậy là thất vọng tràn trề và quyết định cho luôn quyển sách.

Nhưng thời gian sau nhìn lại, thử bỏ những định kiến ban đầu và phân tích vì sao nó nổi tiếng như vậy. Thế là quyết định đọc lại nó dưới dạng 1 quyển tiểu thuyết. Đọc để trải nghiệm hành trình của nhân vật, thưởng thức cái cách "Vũ trụ vận hành xoay quanh nvc".
jmEBCky.gif

NGK hay vì nó dễ hiểu, và cũng kiểu lồng ghép mấy thứ triết lí tôn giáo và suy nghiệm cuộc sống. tôi cho đấy là 1 cuốn sách đơn giản, nói chung là nó làm tốt những gì muốn truyền tải. chỉ là giống như Đắc nhân tâm, hơi bị overrated quá đáng.

tôi xưa nay ko có đọc selp help. vì thực ra có nhiều sách tiểu thuyết mà đọc xong cũng có những suy nghĩ y như ta đọc selp help vậy. hơn nữa nó còn có những giá trị lớn hơn. ví dụ như Không gia đình của bác trên kia, hoặc bộ ba Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của Maksim Gorki chẳng hạn.

2 cuốn Đắc nhân tâm và NGK là 2 cuốn đc người ta tìm kiếm nhiều nhất và cũng nổi tiếng nhất ở vn. đọc ít hay đọc nhiều thì cũng đã nghe tới nó. cho nên tôi có lí do để khi nc với người khác mà hỏi họ thích cuốn nào, họ rep là ĐNT hoặc NGK thì phần lớn tôi nghĩ là những người đọc tương đối bt (các bác đừng gạch:beat_shot:)
ngược lại chỉ cần họ nói tới bất cứ quyển nào khác thôi là đã khác rồi. như bộ 3 Marsim Gorki kia đọc xong thấy hay, đem ra nói chuyện thì thừa sức vênh mặt với thiên hạ :beauty::beat_brick:

À, theo em thì giá trị nó tùy vào mỗi người thôi. Ví dụ cuốn Không gia đình em thấy cũng rất hay, tình cảm, thằng đực rựa như em mà đọc cũng nước mắt lưng tròng mấy hồi :sexy_girl: Không biết giá trị sâu xa của nó thế nào nhưng mà đọc xong cũng thấy mình giàu tình cảm hơn :big_smile: Còn cuốn NGK thì em đọc lúc còn mơ cuộc đời màu hường, thấy phương trâm, triết lý nó hay, đang cái tuổi lơ ngơ lấc cấc tự nhiên vớ được cuốn như thế lại trả tôn nó là kinh thánh. Mà sau này đọc lại thêm nhiều lần em thấy nó vẫn hay, nhưng theo thým @trivu11 phân tích thì em thuộc 2 kiểu rồi. Lúc đầu đọc thì thuộc kiểu 1, sau đã "thấm nhuần" cách "vũ trụ vận hành" thì không thấy nó chạm đến thâm tâm mình nữa mà lúc này lại thấy hay ở sự việc xoay quanh nhân vật. Nhưng mà có điều không nhận ra cách cảm thụ của mình đã thay đổi, mà phải nhờ thým @trivu11 mới hiểu :beat_brick: Có khi nhiều người nói thích NGK nhất vì nó giúp người ta thay đổi vào đúng thời điểm nên ấn tượng nó mãi thôi. Như em sau đọc thêm thì cũng thấy nhiều tiểu thuyến khác cuốn lắm như Hai Số Phận, Thép đã tôi thế đấy, ... (trong đầu giờ nhớ mỗi 2 cuốn này)
 
bàn luận văn chương lý thuyết mãi cũng chán. hn thì đang nghỉ dịch lại còn mưa rét. đọc sách bao hợp. anh em nào thích đọc sách khoa học thường thức mình vote quyển này. Những nhà khám phá lịch sử tri kiến vạn vật và con người. Khảo luận viết theo kiểu biên niên sử về văn minh nhân loại. Dễ hiểu, khách quan, đọc khá phê. giá bìa 207k mà mình mua ở Nhã Nam có 170k gì đó. :beauty:
2020b90e5bc2-c739-4783-b634-1db70a5b4412.jpg
 
Chủ nghĩa hiện sinh là 1 trào lưu triết học của thế kỉ 20. 1 số người nổi tiếng nhất gồm có Jean Paul Sartre hoặc Nietzsche, Dostoevski, Albert Camus. Nó chú trọng thể hiện những trải nghiệm chủ quan của con người hơn những chân lý khách quan của khoa học, coi ý thức cá nhân là xuất phát của sáng tạo, khắc họa một tình trạng mất định hướng và bối rối của con người khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Văn học hiện sinh quan tâm đến những câu hỏi, những cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của cuộc sống.
Văn học theo khuynh hướng hiện sinh xưa nay chỉ xoay quanh những đề tài chính của thuyết hiện sinh như sự phi lý, cô đơn, lo âu, cái chết, lạc loài, bị bỏ rơi, dấn thân, nổi loạn, vân vân. Nhiều nhà văn hiện sinh đề cập đến nỗi cô đơn như một trạng thái mang tính bản chất của con người.
Nổi tiếng nhất bây giờ có lẽ là các tác phẩm của Murakami, trước đó thì có Dostoevski, Franz Kafka, Albert Camus, Kawabata Yasunari hoặc Yukio Mishima, vv. Việt Nam cũng đóng góp 1 tác giả rất lớn với các tác phẩm mang nặng tính hiện sinh chính là Trịnh Công Sơn.

Chủ nghĩa siêu thực, thực chất cũng bắt nguồn là 1 trào lưu triết học và trở nên nổi tiếng nhất trong các tác phẩm hội họa. Siêu thực và hiện sinh về cơ bản đối lập nhau.
Siêu thực đi từ triết học phân tâm học của Freud, coi vô thức như chủ thể của sáng tạo. Siêu thực là hiện thân của mộng mị, ảo giác, đề cao vai trò của ảo giác. Hiện sinh thì ngược lại, coi ý thức mới là chủ thể của sáng tạo.
Ko có văn học siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực trong văn học đc biết đến với 2 nhánh gồm 2 cái tên khác là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và chủ nghĩa tượng trưng.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo - hay văn học huyền ảo - khởi nguồn từ châu Âu với các tác phẩm của Franz Kafka nhưng lại trở nên nổi tiếng nhất khi đặt chân tới châu Mỹ và chính xác là Mỹ Latin, bởi nó hòa nhập đc 1 cách sâu sắc với văn hóa thổ dân bản địa châu Mỹ. Văn học huyền ảo thể hiện những vấn đề tâm linh, niềm tin tôn giáo, thần thánh, huyền thoại và truyền thuyết trong đời sống hiện thực. Hiện thực trong tiểu thuyết huyền ảo ko phải là hiện thực khách quan mà là hiện thực đc chi phối bởi các yếu tố siêu nhiên, thần thánh, nơi mà hiện thực và phi hiện thực chồng chéo lên nhau. Có thể kể đến Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả của G. Marquez, Âm thanh và cuồng nộ, Cọ hoang của William Faulkner, Mắt biếc, Yêu dấu của Toni Morrison, vv... Kafka bên bờ biển và Biên niên kí chim văn dây cót của Murakami cũng là 1 tiểu thuyết hiện thực huyền ảo.

Chủ nghĩa tượng trưng hơi khó giải thích. Chủ yếu là ở thơ ca.Nó chủ trương chống lại sự cứng nhắc, các hình thức giáo khoa, giả tạo, chủ quan, thay vào đó tìm cách thể hiện các ý tưởng của mình bằng 1 hình thức ngôn ngữ phức tạp, mơ hồ, phi logic. Hình thức này ko có tính chủ đích, nó vừa dùng để diễn tả ý tưởng tác phẩm mà bản thân nó cũng chính là minh họa trực quan của ý tưởng.
Chính vì sự mơ hồ phi lý trong ngôn ngữ thể hiện làm ngta rất khó hiểu mà chủ yếu chỉ có thơ tượng trưng, ko có văn học tượng trưng. Vì tính chất mơ hồ khó hiểu của chủ nghĩa này vô hình trung trùng khớp với nghệ thuật của thơ. Ở Việt Nam có rát nhiều nhà thơ tượng trưng. Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thậm chí Huy Cận, giai đoạn trước 1945 đều rất nổi tiếng với phong cách này.

Chủ nghĩa hậu hiện đại thì hơi chuyên môn. Chỉ có thể nói ngắn gọn, nó đặc trưng bởi sự chối bỏ những chân lý phổ quát, chối bỏ sự thực khách quan, những thiết chế đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại đi trước nó. Chủ nghĩa hậu hiện đại đại diện cho sự phê phán những tư tưởng khoa học về sự khách quan và tiến bộ gắn liền với văn minh phương Tây. Do đó ở châu Á nó rất nổi tiếng, nhưng ở Châu Âu thì thường bị bài xích
Sách về phân tâm học đc xuất bản ở việt nam ngoài freud hiện giờ mình thấy còn có lacan và carl jung. 2 ông này có gì khác biệt hả bác :nosebleed:
 
Last edited:
Sách về phân tâm học đc xuất bản ở việt nam hiện giờ mình thấy còn có lacan và carl jung. 2 ông này có gì khác biệt hả bác :nosebleed:
Má toàn hỏi khó với dài như vầy làm sao trả lời hết đc :sweat: mấy bố này mỗi người đại diện cho 1 phái khác nhau. Freud là phân tâm học, Jung là tâm lí học phân tích, Lacan chịu :sweat:
Cả Freud và Jung đều tin rằng tâm lý con người được tạo thành từ ba thành phần.
Freud phân chia tâm lý người thành vô thức, tiền ý thức và ý thức, Jung thì phân chia thành bản ngã, vô thức cá nhân và vô thức tập thể.
Cả hai đều coi trọng phân tích giấc mơ, Freud coi giấc mơ là sự tái diễn lại suy nghĩ, động cơ và những khao khát của vô thức, và những bản năng tính dục được đàn áp bởi ý thức. Jung cho rằng giấc mơ không chỉ là một biểu hiện của những ham muốn bị dồn nén, nó còn bù trừ cho những bộ phận của tâm lý chưa đc phát triển
Jung không đồng ý với ảnh hưởng của phức cảm loạn luân Oedipus và 1 số vấn đề khác của Freud trong các giai đoạn tâm lí người.
May mà hồi xưa đọc đc mấy bài về phê bình phân tâm học ko thì còn chả biết Jung là thằng nào. Hỏi khó vc :sweat::sweat:
 
À, theo em thì giá trị nó tùy vào mỗi người thôi. Ví dụ cuốn Không gia đình em thấy cũng rất hay, tình cảm, thằng đực rựa như em mà đọc cũng nước mắt lưng tròng mấy hồi :sexy_girl: Không biết giá trị sâu xa của nó thế nào nhưng mà đọc xong cũng thấy mình giàu tình cảm hơn :big_smile: Còn cuốn NGK thì em đọc lúc còn mơ cuộc đời màu hường, thấy phương trâm, triết lý nó hay, đang cái tuổi lơ ngơ lấc cấc tự nhiên vớ được cuốn như thế lại trả tôn nó là kinh thánh. Mà sau này đọc lại thêm nhiều lần em thấy nó vẫn hay, nhưng theo thým @trivu11 phân tích thì em thuộc 2 kiểu rồi. Lúc đầu đọc thì thuộc kiểu 1, sau đã "thấm nhuần" cách "vũ trụ vận hành" thì không thấy nó chạm đến thâm tâm mình nữa mà lúc này lại thấy hay ở sự việc xoay quanh nhân vật. Nhưng mà có điều không nhận ra cách cảm thụ của mình đã thay đổi, mà phải nhờ thým @trivu11 mới hiểu :beat_brick: Có khi nhiều người nói thích NGK nhất vì nó giúp người ta thay đổi vào đúng thời điểm nên ấn tượng nó mãi thôi. Như em sau đọc thêm thì cũng thấy nhiều tiểu thuyến khác cuốn lắm như Hai Số Phận, Thép đã tôi thế đấy, ... (trong đầu giờ nhớ mỗi 2 cuốn này)
M đọc Hai số phận rồi thì m tìm đọc thử " Người đàn bà quỷ quyệt" đi
 
Có thím nào biết nhiều về chủ nghĩa khắc kỷ không ạ?
Em thấy nó khá hay, tiếc là không có a
Sách dịch ra tiếng Việt, khả năng đọc hiểu tiếng Anh thì còn hạn chế :(
Thým vào nhóm Việt Nam này mà hỏi nè
https://www.facebook.com/groups/2683095235087244/

M đọc Hai số phận rồi thì m tìm đọc thử " Người đàn bà quỷ quyệt" đi
Nó với cuốn Hai số phận là như nào thế fen?
 
mình đang có hứng đọc sách lịch sử.
Có bác nào giới thiệu cuốn nào hay về lịch sử không nhỉ ?

Mình đã đọc cuốn : Bán Đảo Ả Rập - Tinh Thần Hồi Giáo Và Thảm Kịch Dầu Mỏ, khá thích, nhưng có vài chỗ quá chi tiết thành ra lại lan man (hoặc là cái lịch sử của dân Ả Rập nó loằng ngoằng như thế )

Mình đang nhắm cuốn Lịch Sử Văn Minh Ả Rập, có ai đọc cuốn này chưa review giúp mình cũng được :D
 
Back
Top