Trẻ dùng công nghệ sớm, ít muốn nói chuyện với cha mẹ

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Một nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ trong thời gian dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm giảm các cuộc trò chuyện với cha mẹ, vốn là yếu tố quan trọng trong gắn kết mối quan hệ gia đình và giáo dục.

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh: trẻ mới biết đi tiếp xúc với màn hình càng nhiều, càng có ít tương tác với cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Điều này có thể bao gồm nói ít hơn, nghe ít hơn và ít trao đổi với người lớn hơn, so với các trẻ không dành nhiều thời gian dùng thiết bị công nghệ.

Công nghệ làm gián đoạn tương tác của trẻ với gia đình

Những phát hiện được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics, góp phần đưa ra các bằng chứng nhằm xác nhận các tác hại thực tế của công nghệ.

Không chỉ liên quan đến tỉ lệ béo phì, trầm cảm và hiếu động thái quá cao hơn ở trẻ em, tiếp xúc với màn hình nhiều làm hạn chế các tương tác trực tiếp trong gia đình, với những tác động lâu dài đáng lo ngại.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng việc lớn lên trong môi trường giàu ngôn ngữ là điều quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ sớm. Tiếp xúc với ngôn ngữ sớm có liên quan đến sự phát triển xã hội, chỉ số IQ cao và thậm chí chức năng não tốt hơn.

Với giá trị này, các nhà nghiên cứu muốn xem xét các yếu tố tiềm ẩn trong môi trường gia đình có thể làm gián đoạn cơ hội tương tác bằng lời nói của cha mẹ với con cái.

Các nghiên cứu trước đây về tác động của công nghệ chủ yếu kiểm tra việc sử dụng thiết bị di động của cha mẹ thay vì của trẻ, đồng thời dựa vào các biện pháp tự báo cáo thời gian sử dụng thiết bị thay vì giám sát tự động.

Nghiên cứu mới, dẫn đầu bởi Mary E. Brushe, nhà nghiên cứu tại Viện Trẻ em Telethon thuộc Đại học Tây Úc, đã thu thập dữ liệu từ 220 gia đình trên khắp Nam Úc, Tây Úc và Queensland có trẻ sinh vào năm 2017.

Sáu tháng một lần cho đến khi lên 3, trẻ em mặc áo đính kèm bộ xử lý ngôn ngữ kỹ thuật số tự động. Qua đó, theo dõi mức độ tiếp xúc của chúng với một số loại tiếng ồn điện tử, cũng như ngôn ngữ mà trẻ, cha mẹ hoặc người lớn khác nói.

Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến ba thước đo ngôn ngữ gồm: lời nói của người lớn, cách phát âm của trẻ em và cách diễn đạt trong cuộc trò chuyện.

Họ lập mô hình cho từng thước đo riêng biệt và điều chỉnh kết quả theo độ tuổi, giới tính và các yếu tố khác, chẳng hạn như trình độ học vấn của người mẹ và số trẻ em trong nhà.

Nhiều ảnh hưởng tiêu cực

Nghiên cứu phát hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, việc tăng thời gian sử dụng thiết bị sẽ cản trở cuộc trò chuyện.

Chẳng hạn, khi trẻ được 18 tháng tuổi, mỗi phút tiếp xúc với màn hình có liên quan đến việc trẻ phát âm ít hơn 1,3 lần. Khi trẻ 2 tuổi, thêm một phút có liên quan đến việc trẻ sẽ nói chuyện ít hơn 0,4 lần.

Mối liên hệ tiêu cực mạnh mẽ nhất xuất hiện khi trẻ 3 tuổi và tiếp xúc với màn hình trung bình 2 giờ 52 phút mỗi ngày.

Ở độ tuổi này, chỉ cần thêm một phút ngồi trước màn hình, trẻ bị giảm 6,6 từ vựng của người trưởng thành, giảm 4,9 lần phát âm của trẻ em và giảm 1,1 lượt trò chuyện.

Sarah Kucker, chuyên gia về phát triển ngôn ngữ và phương tiện truyền thông kỹ thuật số tại Đại học Southern Methodist ở Dallas, nhấn mạnh việc hiểu được các sắc thái về cách thức và thời điểm phương tiện truyền thông được sử dụng trong môi trường rộng lớn hơn và dân số đông hơn là "bước quan trọng tiếp theo".

"Truyền thông sẽ không biến mất, nhưng chú ý đến cách thức và thời điểm sử dụng phương tiện truyền thông có thể là phương hướng tốt trong tương lai", tiến sĩ Kucker nói.

............
 
bởi tôi nuôi con đâu có dám quăng cho nó cái ipad hay cái đt gì đâu, đi làm về mệt chết cđm cũng ráng ngồi vào xếp lego với nó, hôm nào khoẻ thì đạp xe đạp, cuối tuần thì đi bơi bóng rổ đá banh patin, riết rồi mua game mua máy cho cố mà thời gian chơi làm gì có
duhPt8D.png
 
bởi tôi nuôi con đâu có dám quăng cho nó cái ipad hay cái đt gì đâu, đi làm về mệt chết cđm cũng ráng ngồi vào xếp lego với nó, hôm nào khoẻ thì đạp xe đạp, cuối tuần thì đi bơi bóng rổ đá banh patin, riết rồi mua game mua máy cho cố mà thời gian chơi làm gì có
duhPt8D.png

Đã lập gia đình thì...

1709703718737.png
 
xem tivi đỡ hơn đấy, cháu tôi xem tivi chứ không cầm đt, cầm đt toàn là nt cho chú nó
 
Con nhà tôi dùng ipad từ khi chưa đc 1 tuổi đến giờ đi học rồi chả vấn đề gì cả. Giờ nó bắn fps trên điện thoại với ipad còn giỏi hơn cả mình :(
 
ko phải do cái ipad đâu
mà cơ bản bố mẹ quăng cho nó là vì k ngồi với nó
có ngồi cũng chả bao giờ hé miệng nc gì thì nó ko có phản xạ
đừng đợi bé biết nói mới nói với nó
cứ nói với nó mọi lúc mọi nơi chỉ cái này cái kia hỏi tới hỏi lui đơn giản zị á, não bé nghe xe dần phản xạ
nó sẽ nhanh biết nói, và sau đó nó sẽ có xu hướng giao tiếp nói với bố mẹ hơn

thời nay đứa nào chả ipad vơi tv youtube, ít nhiều có hết
mấy case mấy đứa ít nói ít giao tiếp thì tôi để ý bố mẹ chơi với nó cả mấy tiếng mà chả hé miệng nói với nó nửa lời thì bảo sao nó có phản xạ đc
 
Cho tiếp xúc sớm cũng tốt. Trẻ sẽ biết nhiều hơn và sớm hơn đám khác về công nghệ máy tính. Biết lập trình sớm hơn ý chứ.
Dùng máy tính sớm sẽ khiến mắt ngày càng tinh tường hơn. Thực tế cho thấy những đứa trẻ dùng máy tính điện thoại từ sớm thì mắt rất tốt và tỉ lệ cận thị rất thấp.
Tôi sau này sẽ huấn luyện cho con tôi 10 tuổi trở thành lập trình viên Fullstack, 1 Devops toàn năng ở tuổi 12 lun. Trong khi mắt cháu vẫn giữ đc ở mức 12/10.
 
Ông bạn có đứa con bị chậm nói và cuối cùng tự kỷ cũng vì cha mẹ đi làm suốt, để đứa nhỏ ở nhà với ông bà cùng chiếc iPad. Cháu nó ôm iPad suốt ngày chẳng nói chuyện với ai hết. Chưa kể vì sợ cháu ra ngoài bụi bặm hay gặp bạn bè xấu mà nhốt cháu ở nhà cả ngày nên càng nhát nữa. Cũng không cho cháu đi nhà trẻ sớm vì nghĩ có ông bà trông, sợ đi nhà trẻ cháu bị ăn hiếp, hoặc bị bảo mẫu hành hạ.

Đến khi gia đình tá hỏa vì cháu bị chậm nói thì đã muộn. Đến tuổi đi học thì cháu đó sợ giao tiếp với bạn bè nên nhát hẳn rồi tự kỷ luôn. Bị bạn bè cô lập. Gia đình phải tốn cả đống tiền để điều trị tự kỷ cho cháu nó và cháu nó học chậm hơn hẳn các bạn cùng lứa.

Quan trọng vẫn là giao tiếp với trẻ con nhất là khi con còn nhỏ hoặc đang tuổi tập nói. Nhưng do người lớn quá bận rộn và mệt mỏi nên mặc kệ, không nói chuyện và giao tiếp khiến trẻ con trở nên nhút nhát và tự cô lập bản thân.
 
Xem ngày 20p thì có làm sao :rolleyes: Cái chính là phải trò chuyện, tương tác với nó, chứ k phải vứt nó cho cái đt, tv trông.
Cạnh nhà tôi có 2 đứa, nhạc thiếu nhi mở cả ngày và chả đứa nào nói chuyện :burn_joss_stick: ba me nó người ôm cái đt, để đứa 4t trông đứa 1t, mà đứa 4t nó k nói thì sao 1t nói được, ai dạy đâu mà nói :rolleyes: k vừa ý là gào mồm lên khóc rồi lăn ra ăn vạ :sweat:
 
Thằng nhà mình 2 tuổi rưỡi cũng xem tv suốt ngày nhưng nó chạy nhảy nghịch ngợm hát hò đủ kiểu, giao tiếp với mọi người như bình thường. Có lẽ mấu chốt là vì cha mẹ không dành thời gian cho con cái chứ không chỉ là do thiết bị điện tử đâu.
 
Cha mẹ cũng đang cắm đầu vào điện thoại rồi, thời gian đâu nói chuyện, mỗi người một cái máy cho tiện.
 
sợ nó bị cận thôi
cận thì sẽ éo chưa đc lại như mắt bt
Cận hay ko chả liên quan gì đến việc dùng máy tính điện thoại. Lí do chính là do gen và sức khỏe của từng người thôi.
Trong ngành CNTT đầy thằng chơi game từ năm 10 tuổi, lên ĐH cũng theo IT, ra trường đi làm dùng máy tính 14h/ ngày mà mắt vẫn 10/10, hay 14/10 như tôi chẳng hạn.
 
Back
Top