'Trời sinh voi sinh cỏ', thời ấy qua rồi

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Không chỉ ngại kết hôn, nhiều bạn trẻ đã kết hôn còn sợ sinh con với nhiều lý do mà lớn nhất vẫn là áp lực cuộc sống, phụ thuộc khả năng kinh tế hiện có.

1709349059127.png

Có con sẽ vui đó nhưng cuộc sống thành thị đắt đỏ, nhiều chi phí khiến không ít bạn trẻ dù đã kết hôn nhưng chưa dám có con - Ảnh: C.TRIỆU

Anh Lâm Trọng (31 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM) khoe có mối tình đẹp đến nay đã 7 năm. Hai người cũng sống chung với nhau đã hơn 4 năm, hai bên gia đình đều biết nhau, nhưng khi được hỏi cả hai cho biết vẫn chưa định ngày cưới hỏi gì.

Cưới mấy năm rồi nên cũng muốn có con đó nhưng thu nhập, cuộc sống hiện tại thiệt không dám, sao lo nổi. Qua rồi cái thời "trời sinh voi sinh cỏ".

Anh T. (công nhân tại TP.HCM, quê Quảng Trị)

Yêu thôi không cưới được không?

Trọng nói anh rất yêu, thậm chí là yêu cuồng nhiệt, nhưng là yêu vậy thôi chứ tuyệt nhiên rất sợ cưới. Những ngày đầu hẹn hò, Trọng nói thẳng với bạn gái về quan điểm đã yêu là phải chung thủy, sống trọn vẹn và thẳng thắn với nhau. Và nếu chấp nhận thì cả hai cứ làm người yêu của nhau, còn chuyện cưới xin thì khoan bàn tới.

"Nhiều người cứ hay nói thanh xuân của người con gái sẽ nhanh qua, rằng nếu cứ yêu mà không cưới thì thiệt thòi cho bạn gái quá. Nhưng tôi đã thẳng thắn "ngửa bài" ngay từ đầu, nếu chấp nhận thì đến với nhau, không thì thôi mà" - Trọng nói.

Trường hợp khác, N.H. (26 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) đã chung sống cùng người yêu 3 năm nay nhưng cũng chưa tính gì đến chuyện kết hôn dù bị gia đình hối thúc nhiều lần, có lúc nhắc lớn tiếng, gay gắt. H. nói cuộc sống hiện tại đang khá yên ổn, cô bạn sợ lỡ cưới xong rồi sẽ không còn thời gian, điều kiện được tung tẩy như đang có nữa.

Cô bạn thật thà rất sợ phải làm dâu. Mỗi lần nghĩ đến cảnh Tết đến cứ tất tả chạy tới lui quán xuyến, lo liệu, cúng biếu hai bên gia đình thôi H. bảo cũng đủ ngán. Điều cô bạn ấy lo là một khi "ký giấy chung thân" xong rồi dẫn tới trách nhiệm, vai vế của nhau trong mối tình cũng thay đổi. Chưa kể chi phí cưới hỏi cũng là cả vấn đề khiến H. không khỏi nhức đầu.

"Hai bên gia đình tụi mình không khá giả gì. Nếu cưới sẽ phải lo một khoản tiền rất lớn, rồi bao nhiêu thứ phải lo. Mà cưới xong vẫn thế, vẫn sống chung và yêu thương, vậy thì sao cần phải cưới làm gì" - H. cười.

Chưa sẵn sàng làm mẹ

Từng tổ chức tiệc cưới linh đình ở quê Quảng Trị hồi năm 2017 rồi sau đó hai vợ chồng dắt nhau vào TP.HCM lập nghiệp. Anh T. làm kỹ thuật cho một cửa hàng điện, chị Th. làm công nhân may tại Khu công nghiệp Tân Bình. Hơn 6 năm sống đời vợ chồng nhưng họ chưa có con.

Không phải do vấn đề sức khỏe vì cả hai đi khám đều bình thường, nhưng hai vợ chồng chưa dám sinh con. Ba năm rồi, họ chọn ăn Tết ở phòng trọ chật hẹp tại nơi làm việc thay vì về quê để né tránh những ánh nhìn, dò xét và thắc mắc sao đến giờ chưa có con, có vấn đề gì không!

Thu nhập của hai vợ chồng tổng hết mỗi tháng chừng 16 triệu đồng trong khi tiền nhà trọ, điện nước, xăng xe, hiếu hỉ... đã ngốn hết 6 triệu. Thêm khoản báo hiếu cha mẹ hai bên đều đã già và cuộc sống khó khăn cố định mỗi tháng thêm 4 triệu đồng nữa. Nhẩm tính với thu nhập đó và các khoản chi tiêu đó, hai vợ chồng nói khó lòng lo liệu thêm cho một đứa con.

"Cũng rất muốn có con đó nhưng khó tính quá. Vì nếu có con cần phải thuê chỗ lớn hơn, chứ 12m2 như hiện tại sao đủ ở. Rồi tiền bỉm sữa, tiền học hành, sợ không khéo đẻ xong đứa con thiếu trước hụt sau, nợ nần mà vợ chồng đâm ra lục đục, có khi ly dị không chừng" - anh T. than thở.

33 tuổi, lấy chồng đã 5 năm, chị D. làm chủ tiệm spa, kinh tế vững vàng nhưng chị nói dù thế vẫn chưa yên tâm để dám nghĩ đến chuyện sinh con. Một trong những lý do với hai vợ chồng là công việc cả hai đang thuận lợi, ổn định, sợ có con rồi lại làm đảo lộn mọi thứ.

Lý do khác là chị D. thừa nhận bản thân chưa sẵn sàng có con vì tự thấy mình chưa tích đủ kinh nghiệm việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. "Công việc của mình nếu có con thì cũng không thể tách ra ở nhà chỉ lo chăm con được, phải thuê bảo mẫu thôi. Mà bữa giờ đọc thấy nhiều vụ thuê bảo mẫu mà họ chăm không tốt đã đành lại còn hành hạ, đánh đập con quá đáng thương, nghĩ cũng hơi ớn" - chị D. nói.

.............
 
thực ra nhiều đứa nó cứ nghĩ quá lên , muốn dành những thứ tốt nhất cho con cái nhưng vấn đề là con cái có hấp thu dc hết những cái đó ko . Hàng xóm nhà cơ bản , bố mẹ chả giàu có chỉ đủ nuôi con ăn học trường công , đẻ 3 đứa con mà đứa thì thi quốc tế đứa thì dc tuyển thẳng đại học . Giờ nhìn tương lai mấy đứa biết là sáng cửa hơn mấy khối đứa ở cái đất nc này
 
Giờ đủ sống thì đỡ hơn xưa, nhưng đời sống nâng lên nhiều kéo theo khoảng cách giàu nghèo, sợ con thua thiệt bạn bè nên không dám đẻ cũng nhiều. Trước đây lớn lên như cây như cỏ nó hoàn toàn khác. Chưa kể chính sách bđs của các IQ ta bốc họ tương lai nên dần nó thành như vậy đó.
 
Theo mình thấy thì thời nay còn dễ sống, sinh tồn hơn ngày trước. Công việc đầy ra, giao thương thuận lợi thực phẩm dễ mua, đi làm bảo vệ ngồi chơi cũng đủ sống.
nhưng đủ sống thôi, chứ không phát triển được. kết hôn là một chuyện, sinh con ra là chuyện nữa. Chẳng lẽ nhìn gia đình ở nhà trọ, học trường kém. Lại muốn con có cuộc sống khổ giống mình. Nhiều người không chịu được đâu
 
thực ra nhiều đứa nó cứ nghĩ quá lên , muốn dành những thứ tốt nhất cho con cái nhưng vấn đề là con cái có hấp thu dc hết những cái đó ko . Hàng xóm nhà cơ bản , bố mẹ chả giàu có chỉ đủ nuôi con ăn học trường công , đẻ 3 đứa con mà đứa thì thi quốc tế đứa thì dc tuyển thẳng đại học . Giờ nhìn tương lai mấy đứa biết là sáng cửa hơn mấy khối đứa ở cái đất nc này
thanh niên chưa vợ con nhìn nhà người ta thì phát biểu thì dễ lắm
ruAbZ9q.png
 
Giờ tồn tại thì dễ, chứ sống thì khó hơn xưa nhiều.
Vậy bạn thích ngày xưa không có máy tính, điện thoại cục gạch, chiến tranh, đói kém, không có sách để đọc, hay là ngày nay công nghệ phát triển, con điện thoại rẻ nhất cũng mạnh hơn cái máy tính cách đây vài chục năm
 
Last edited:
Theo mình thấy thì thời nay còn dễ sống, sinh tồn hơn ngày trước. Công việc đầy ra, giao thương thuận lợi thực phẩm dễ mua, đi làm bảo vệ ngồi chơi cũng đủ sống.
Vấn đề là con người thà sở hữu mức lương 10 tr/ tháng trong khi xã hội đều có lương 5 tr/ tháng hơn là sở hữu mức lương 80 tr/ tháng trong khi lương chung của xã hội là 160 tr

Nuôi con mà thấy con thua bạn kém bè, con tủi thân mà cha mẹ cũng tủi thân

Còn cái thời nhà tranh vách đất ăn cơm độn khoai thì nhà nào cũng thế, không có gì để phải ức chế khi so sánh

Đôi khi cách cải thiện cuộc sống tốt nhất lại là chuyển đến một nơi mà mặt bằng chất lượng cuộc sống thấp hơn, bạn khá giả ở khu nhà giàu có thể cảm thấy ức chế, nhưng chuyển sang xóm nhà nghèo thì lại hết, dù lẽ ra khu nhà giàu chất lượng sống phải cao hơn nhiều
 
Thời xưa, nông nghiệp là chủ yếu, lao động dựa trên sức người, nhà nào không có con hay ít con là thấy mẹ luôn. Chưa kể lúa theo mùa vụ nên nhiều thời gian dành cho con cái hơn chút.

Bây h, đô thị hóa nhanh và mạnh, đẻ con ra gần như phải phải bao nuôi k nhiều thì ít trong 20 năm đầu mà k tạo ra giá trị kinh tế gì. Chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh, thời gian cho các mqh khác ít đi nhiều.
 
Theo mình thấy thì thời nay còn dễ sống, sinh tồn hơn ngày trước. Công việc đầy ra, giao thương thuận lợi thực phẩm dễ mua, đi làm bảo vệ ngồi chơi cũng đủ sống.
Nhưng kỳ vọng, chuẩn mực cuộc sống của người ta càng ngày càng cao. Nhà xe là mục tiêu tối thượng rồi ko nói, con cái giờ từ lúc đẻ ra cái tã, sữa, quần áo cũng phải thế nào đấy, đi viện cũng phải viện tư, đi học cũng phải ngoại khóa, tiếng anh tùm lum
 
Back
Top