Trường ĐH giảm đào tạo chuyên sâu để sinh viên dễ tìm việc

Quantum

Senior Member

Cùng với việc cắt giảm các môn học hàn lâm như toán cao cấp để thay bằng toán ứng dụng, nhiều trường ĐH đang 'sửa' chương trình đào tạo bậc ĐH theo hướng cắt giảm các môn học chuyên ngành.​

Xu hướng này hướng đến mục tiêu đào tạo người học tăng cường kiến thức tổng hợp, liên ngành hơn đào tạo chuyên môn đặc thù. Sự điều chỉnh này sẽ tác động đến quá trình thích ứng với công việc của sinh viên khi ra trường ra sao?

Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Đây là một trong những trường giảm kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo
Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Đây là một trong những trường giảm kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo
 
Từ xưa đến giờ tôi thấy có chuyên sâu cái gì đâu mà giảm. Còn toán cao cấp cũng chẳng phải hàn lâm gì. Vấn đề của môn này là nó được dạy xa vời, không hữu ích, không phục vụ môn học khác trong trường. Nói đúng thì nên đào tạo những nội dung, những môn mà thực sự cần, hữu ích cho học viên.
 
Giảm mấy môn linh tinh như triết, đường lối, mác thì ko giảm đi giảm chuyên ngành, cái cần nữa là đưa những môn sát với nhu cầu doanh nghiệp cần thiết vào giảng dạy chứ ko phải dạy lan man, tràn lan ra nhưng cuối cùng chả áp dụng được gì khi đi làm.
Do fen ko làm mấy đơn vị nhà nước thôi, chứ mấy môn đó cực kỳ quan trọng để thi tuyển viên chức, công chức và thăng tiến.
 
Giảm mấy môn linh tinh như triết, đường lối, mác thì ko giảm đi giảm chuyên ngành, cái cần nữa là đưa những môn sát với nhu cầu doanh nghiệp cần thiết vào giảng dạy chứ ko phải dạy lan man, tràn lan ra nhưng cuối cùng chả áp dụng được gì khi đi làm.
Bỏ thì lại suy nghĩ, suy nghĩ dẫn đến …
 
Giảm mấy môn linh tinh như triết, đường lối, mác thì ko giảm đi giảm chuyên ngành, cái cần nữa là đưa những môn sát với nhu cầu doanh nghiệp cần thiết vào giảng dạy chứ ko phải dạy lan man, tràn lan ra nhưng cuối cùng chả áp dụng được gì khi đi làm.

Cắt 4 môn Mác Lê, tư tưởng HCM đi cho nhẹ chương trình.
Hồi còn trẻ tuổi tôi cũng nghĩ như các ông đấy.
Sau đi làm càng ngày càng thấy mấy ông giỏi Mác là thực sự hiểu cái cách mà xã hội vận hành để mà sống, quan hệ
 
Hồi còn trẻ tuổi tôi cũng nghĩ như các ông đấy.
Sau đi làm càng ngày càng thấy mấy ông giỏi Mác là thực sự hiểu cái cách mà xã hội vận hành để mà sống, quan hệ
Hồi sinh viên tôi cũng nghĩ như ông hiện tại.

Giờ đi làm lâu năm, tôi thấy nó vô bổ vl. Cái cần học là hệ thống tài chính, kinh tế để hiểu cách mà thế giới này vận hành. Hiểu về lạm phát, về chính sách tiền tệ, về mối tương quan giữa các quốc gia .v.v.
 
Hồi sinh viên tôi cũng nghĩ như ông hiện tại.

Giờ đi làm lâu năm, tôi thấy nó vô bổ vl. Cái cần học là hệ thống tài chính, kinh tế để hiểu cách mà thế giới này vận hành. Hiểu về lạm phát, về chính sách tiền tệ, về mối tương quan giữa các quốc gia .v.v.
Mấy cái ông nói cũng là mấy cái cơ bản thôi ông tướng ạ.
Còn chuyên sâu hẳn thì 1 cái đã khó. Ông học thi CFA đã mệt vl ra ở đó mà đòi hiểu thế giới vận hành.
 
Không ai biết học xong 4 năm sẽ đi theo hướng nào,yêu cầu kỹ năng gì, xã hội thay đổi ra sao.
Nhiệm vụ của trường DH là cung cấp đủ kỹ năng để sau này thích ứng với nhiều công việc khác nhau.
Lược bỏ bớt không khác nào m không xin được đúng ngành m học thì m chỉ có đi chạy grab.
Vd học IT mà thất nghiệp, với mớ kiến thức toán học đã biết có thể đá qua học các ngành kỹ thuật khác. Hoặc nhảy qua kinh tế cũng ok.

Còn học để có kiến thức đi làm luôn thì vô cđ, trường nghề cho đỡ tốn kém
 
Back
Top