khoe Truyện ngắn buồn

TuanHank

Senior Member
Danh sách truyện ngắn:

1. Cô gái với hình xăm anh đào
2. Chị tôi
3. Mình chia tay rồi đấy
4. Đéo ai quan tâm đâu
5. Bà già lẩn thẩn
6. Vẫn chưa đến Tết
7. Những giấc mơ
8. Em cứ sai đi
9. Cơm vua
10. Nỗi buồn màu xanh lá
11. Cúi đầu
12. Thư cuối năm viết cho em từ đảo
13. Chuyện của mùa đông
14. Phượng buồn!
15. Bài hát buồn của riêng em

Còn tiếp...

*Update:


Hi mọi người (các ông bà, cô bác, chị em voz)

Sau 2 năm chơi voz, mình thấy bản thân đã học hỏi được rất nhiều từ các chiếu cũ ở đây, từ tiếng Anh, lập trình, kinh tế cho đến Bịp lót,...có nhiều vấn đề trong cuộc sống mình lên đây hỏi thì đều được các thím trả lời tư vấn rất tận tình, làm mình rất cảm động.

Được các thím giúp nhiều vậy mà không đóng góp gì cho diễn đàn, thì bản thân mình cảm thấy áy náy vô cùng. Vì thế, mình lập nên thread này để chia sẻ cho mọi người những mẩu chuyện buồn ngắn, để mọi người thư thả đọc, vuốt ve tâm hồn đầy tổn thương sau một ngày dài chiến đấu với cơm áo gạo tiền ngoài kia.

Truyện mình chia sẻ được sưu tầm bởi nhiều nguồn khác nhau + bản thân mình thấy tâm đắc. Mình cũng tạo các link của từng truyện ở trên để mọi người dễ dàng điều hướng và tiết kiệm thời gian đọc hơn. Thím nào có cảm nghĩ gì về truyện nào thì chia sẻ để mọi người biết và học hỏi thêm các góc nhìn mới nhé. Thời gian update thường là 1-3 ngày/truyện, cũng có khi rất lâu sau mình mới update, nên mọi người cứ từ từ đọc nhé😅

Thanks for everything, chill and enjoy the show



1. Cô gái với hình xăm anh đào
Lúc nghe em bảo mình rất khác so với những gã trai em từng quen, hắn khẽ nhếch môi hỏi lại: “Ý em là khác ở chỗ vô học hả?”
Em không nhận ra đó là câu hỏi có phần nhiều ý đùa giỡn, yên lặng suy nghĩ một cách nghiêm túc rồi nói: “Em không biết nữa, chỉ là... khác thôi.”
Rồi, em lại tự khẳng định thêm một lần: “Thật đấy, khác lắm.”
Hắn tung cho em một trong hai quả táo vừa lấy ra từ cái tủ lạnh mini kê ở góc quán, em không kịp bắt lấy, quả táo rơi xuống đùi. Hắn đứng dựa lưng vào tường, cắn một miếng táo to, vừa nhai vừa chê bai em: “Ờ, em cũng khác đấy. Anh chưa gặp người nào mà bắt quả táo cũng không bắt được.”
Em bĩu môi, cầm quả táo lau lau vào vạt váy cho sạch nước đọng trên vỏ, rồi học theo hắn cắn một miếng to.
“Sao thế? Không đòi bổ táo nữa à?”
Không biết từ lúc mà việc trêu chọc em đã trở thành thú vui của hắn.
Em ương ngạnh hất mặt: “Đòi thì anh có bổ không?”
Bọn họ đã quen nhau đủ lâu để em biết được việc đòi hắn bổ quả táo cho em là một việc chỉ có ở trong mơ.
Nhìn xuống chỗ quả táo bị khuyết một miếng, em thấy dấu văng và cả vệt son đỏ còn lưu lại trên đó. Ngước mắt lên, em hỏi hắn: “Anh tặng em một thỏi son được không?”
“Ừ.”
Hắn không hỏi tại sao một đứa con gái nhà giàu như em không tự đi mua một thỏi son mới. Hắn không hỏi tại sao em còn chưa hài lòng với một ngăn kéo đầy son hàng hiệu ở trong phòng mình. Hắn không hỏi tại sao em lại đề nghị hắn tặng em một thỏi son chẳng vào dịp gì.
Hắn cứ đồng ý dứt khoát như vậy thôi.
Dường như luôn là thế. Nếu không phải là một yêu cầu quá sức, hắn sẽ luôn đồng ý với em.
Em nhìn hắn, mặc cả lại: “Bây giờ luôn được không?”
Hắn nhìn đồng hồ, hơn 12 giờ trưa.
“Ừ, đi.”
Thế rồi hắn đưa em đi mua son. Nhưng bọn họ chưa kịp tới chỗ bán son thì trời đổ mưa, em kéo hắn tạt vào trước một căn nhà xa lạ đã đóng cửa.
Vươn tay hứng những giọt nước lách tách nhỏ xuống từ mái hiên trên đỉnh đầu, em bảo: “Anh nhớ không? Ngày này năm ngoái chúng ta gặp nhau đấy.”
Chắc hắn chẳng nhớ đâu, nhưng em nhớ rất kĩ, ngày hôm ấy trời cũng đổ một cơn mưa không báo trước như thế này.
“Chắc anh không nhớ đâu.”
“Nhớ.”
Hắn đáp ngắn gọn. Bằng một cách kỳ lạ nào đó, người không cả nhớ nổi sinh nhật mình như hắn, lại nhớ ngày hắn gặp em.
*
Ngày hắn gặp em, nắng Sài Gòn khó chiều y như một cô nàng đỏng đảnh.
Trong bộ đồ ôm sát và chiếc túi LV đắt đỏ, em bước vào tiệm xăm với dáng vẻ như thể sợ người khác không biết rằng em là tiểu thư nhà giàu.
Em đẹp vô cùng. Nhưng trống rỗng. Nhìn vào đôi mắt của em, hắn không thấy hồn người.
“Em muốn xăm gì?” Hắn hỏi lịch sự.
Em thì lắc đầu, cục cằn đáp: “Gì cũng được, bừa đi.”
Em không phải là người đầu tiên đến tiệm xăm của hắn mà chưa chọn được hình xăm, nhưng em là người đầu tiên khiến hắn có cảm nhận rõ ràng sự bất cần như thế.
“Vị trí thì sao? Em muốn xăm lên đâu?”
Em ngước mắt lên nhìn hắn mấy giây, sau đó tự lột chiếc áo phông trắng bên ngoài ra.
“Đây.”
Em chỉ vào giữa khe ngực, nơi có một vết sẹo dài khoảng 5 phân. Đưa mắt qua, hắn phát hiện trên người em có nhiều vết thương tương tự như thế, giống như bị vật sắc cứa vào rồi lành lại, giờ trở thành những vết sẹo ngang dọc. Có lẽ vết thương giữa ngực là nặng nhất, nên sẹo mà nó để lại nhìn cũng rõ nhất.
Hắn xăm lên ngực em một cái cây khô. Không hoa, không lá. Trơ trọi, nhưng lại hợp với cơ thể em đến lạ.
Em đứng nhìn chăm chăm vào hình xăm mất năm phút.
“Tại sao lại là một cái cây chết?”
“Em khô cằn quá. Cây nào sống được?”
Em quay đầu nhìn hắn, khẽ ngẩn người. Hắn không né tránh ánh mắt ngờ vực của em, hai đôi mắt giao nhau. Trong đôi mắt em, hắn dường như đã tìm ra một chút cảm xúc ít ỏi, tựa như giọt nước bé xíu xuất hiện giữa hoang mạc khô cằn.
Em bảo với hắn: “Bọn họ nói đúng, anh là gã thợ xăm quái dị của khu này.”
Hắn nhún vai: “Sao cũng được.”
*
Từ hôm đó, em bắt đầu lui tới chỗ của hắn thường xuyên hơn, có hôm em tới chỉ để xăm một chữ cái lên cổ tay, có hôm là nửa chữ, thậm chí chỉ là một dấu hỏi chấm.
Cơ thể của em ngoài những vết sẹo, còn có cả những hình xăm vô nghĩa, rải rác khắp nơi.
“Anh có thấy em xấu không?”
“Chúng ta chưa đủ thân thiết để đưa ra những lời đánh giá kiểu vậy.”
Em ngồi bật dậy, động tác bất ngờ này đã làm đường xăm của hắn trên ở eo em chệch hướng, quẹt thành một vệt dài. Nếu đổi lại là người khác, có lẽ họ sẽ nổi điên vì sự cố này, kể cả họ không nổi điên, thì hắn cũng sẽ nổi điên.
Nhưng em lại chẳng hề quan tâm tới điều ấy. Và vì em không quan tâm, nên hắn cũng chẳng quan tâm.
Em ghé sát vào mặt hắn hỏi: “Vậy thế nào mới gọi là đủ thân thiết. Lên giường được không? Ngủ với em đi.”
Hắn ném kim xăm sang bên cạnh, nhíu mày nhìn em. Thấy thái độ của hắn, em nghiêng đầu: “Yên tâm, trông em có vẻ giống trẻ vị thành niên, nhưng em đủ mười tám tuổi rồi.”
Vừa mới đủ hôm qua. Sự thật là thế.
“Sợ không chịu trách nhiệm nổi.” Hắn nói.
“Em không bắt anh chịu trách nhiệm đâu.”
Hắn nhìn em chằm chằm, nghiêm túc giải thích lời mình: “Nói em ấy. Em không chịu trách nhiệm với anh thì sao? Sau khi chúng ta lên giường, em sẽ đá anh như đá một quả bóng. Đúng không?”
Đó là lần đầu tiên em bật cười. Em ôm bụng cười vang suốt một hồi. Đó là lần đầu tiên hắn phát hiện thì ra nụ cười của em đẹp như vậy, âm thanh trong trẻo bắt tai. Nụ cười ấy đã lấn láp nốt phần trống rỗng kiên cố trong đôi mắt em, tạo ra một giếng nước tràn lan trong đó, tưới vào tâm hồn của em, khiến mọi thử nảy nở như mầm non giữa mùa xuân.
Cả cảm xúc của em, và tình yêu cho hắn.
Em dường như có chấp niệm với việc phải lên giường cùng hắn cho bằng được. Một ngày hỏi gần mười lần, cả lúc chỉ có hai người, cả lúc có vài người, cả lúc quán chật khách.
Người ngoài nhìn hắn và em, không hiểu nổi.
Đúng là điên cả đôi.
“Tại sao anh không chịu ngủ với em?”
Lúc nào em cũng hỏi câu này, nhưng chỉ có một lần là hắn chịu trả lời.
“Bởi vì anh sợ. Sợ cả đời này chúng ta sẽ không quên được nhau.”
Em nghiêng đầu: “Có gì để sợ. Chẳng lẽ, em không đáng để anh nhớ sao?”
Khi hỏi, đôi mắt của em trở nên sống động, lấp lánh như ánh sáng của sao băng. Em vẫn đẹp. Nhưng vẻ đẹp khác với lần đầu bọn họ gặp nhau. Vẻ đẹp khiến tim hắn đập nhanh tới phát đau. Hắn cúi đầu, càng ngày càng gần, càng ngày càng ghé sát.
“Em đáng.”
Chỉ là, hắn không đáng.
Nhưng thôi, ai mà quan tâm được nhiều như thế. Giới hạn của hắn chắc là ở đây rồi. Ở trên môi của hắn, ở đầu lưỡi, đều cảm nhận rõ ràng sự non mềm của da thịt em. Khứu giác bị lấp đầy bởi hương hoa hồng nhàn nhạt.
Mê mẩn.
Suốt đêm, cả hai mệt rã rời.
*
Ở cạnh hắn ba tháng, em cũng bắt đầu học xăm. Em luôn có thắc mắc, tại sao ông chủ tiệm xăm như hắn lại không có một mình xăm nào? Và bởi vì không cam tâm với điều ngược đời ấy, em theo hắn học xăm để một ngày có thể tự tay để lại kỷ niệm của mình trên người hắn. Em bảo thế.
“Em đã nghĩ ra sẽ xăm hình gì chưa?” Hắn hỏi khi xăm một bông hoa anh đào lên cái cây khô ở giữa ngực em.
Mỗi khi bọn họ có kỉ niệm gì vui, hoặc điều gì làm em phấn khích, em đều đề nghị hắn xăm một bông hoa lên đó, hoặc một cái lá.
Em bảo khi nào cái cây khô trở thành một cây đầy sức sống, nghĩa là em đã “tốt nghiệp” được rồi. Tốt nghiệp khóa điều trị tâm hồn mà hắn dành cho em.
“Không cần nghĩ. Em biết chắc nó sẽ hợp với anh.”
Đợi sau khi hắn xăm xong bông hoa cho em, vị trí của hai người được đổi cho nhau. Em đeo găng tay cao su màu trắng, từng động tác đều y hệt như bản sao của hắn.
Thấy hắn nhìn mình chăm chú, em hất mặt vẻ kiêu ngạo: “Thế nào? Bây giờ đã công chịu công nhận em là học sinh xuất sắc nhất của anh chưa?”
Hắn nhếch môi cười: “Ừ.”
Là duy nhất. Nên gọi xuất sắc nhất thì cũng đúng. Miễn là em vui với điều đó, còn lại chẳng quan trọng gì.
Em xăm cho hắn chữ “Fluoxetine” ở sau gáy, chẳng hoa lá cầu kỳ, giống như chép từng chữ trên bảng chữ cái vào, đường nét rành mạch.
“Không đẹp, đúng không?” Em hỏi.
“Đẹp.”
Hắn đã từng xăm rất nhiều hình, cũng từng nhìn rất nhiều hình xăm của người khác, gặp rất nhiều thợ xăm giỏi. Nhưng với hắn, có lẽ đây chính là hình xăm đẹp nhất. Sẽ luôn là như thế.
“Anh biết Fluoxetine là gì không?”
“Là gì?”
Em ghé sát vào tai hắn nói: “Thuốc chống trầm cảm. Bên anh, em mới thấy mình còn sống.”
Sau đó, em thuận tiện hôn lên môi hắn. Người đàn ông này chính là liều thuốc ngọt ngào và hiệu quả nhất mà em từng uống.
*
Cơn mưa không lớn lắm, chỉ kéo dài hơn mười phút thì tạnh. Em đi bộ cùng hắn trên con đường ướt át, chỉ muốn thời gian lúc này ngừng trôi. Nếu không thì trôi chậm một chút cũng được.
“Bao giờ anh cưới?”
Chết tiệt thật, em chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ hỏi bao giờ hắn cưới, mà không phải hỏi rằng bao giờ bọn họ cưới.
“Cuối tháng.”
“Bao giờ xe chạy?”
“Tám giờ tối nay.”
Hỏi ngắn đáp ngắn, rồi cả hai lại lặng im đi bên cạnh nhau. Em chợt nhớ câu mà hắn từng nói: “Sau khi lên giường rồi, em sẽ đá anh như đá một quả bóng.”
Em bật cười, khẽ mím môi kìm nén cảm giác nghèn nghẹn ở cổ họng.
“Có gì buồn cười?”
“Anh nhớ lại xem, trước kia anh là người lo sợ bị em đá. Thế mà bây giờ, anh lại là người đá em.”
“Ừ.”
Lạnh lùng chưa? Chẳng thèm nói thừa ra một chữ nào. Ghét hắn thế không biết.
Em đưa mắt nhìn qua, gương mặt hắn không có cảm xúc gì, nhưng em biết lòng hắn lúc này chắc cũng như em, nhộn nhạo chẳng yên. Để chứng minh suy nghĩ của mình, em vươn tay chủ động nắm lấy tay hắn. Quả nhiên, hắn không rũ bỏ, cũng chầm chậm siết lấy tay em.
Chỉ một cái siết tay đã có thể biểu đạt rất nhiều cảm xúc trong lòng cả hai, quyến luyến không muốn rời.
“Xin lỗi.”
Tiếng xin lỗi của hắn dường như bị dòng xe cộ qua lại nuốt chửng, không biết có đến được tai của em không.
Hôm nay là hôm cuối cùng bọn họ ở cạnh nhau. Ngày mai, hắn trở về quê nhà của mình, cuối tháng, hắn kết hôn với một cô gái theo đúng sự mong đợi của gia đình.
Em lí nhí nói trong miệng: “Tại sao cô dâu không phải là em?”.
Em đã hỏi câu này cả trăm lần hoặc hơn, nhưng chưa bao giờ hắn đáp lại em cả.
Bởi vì hắn biết, em biết câu trả lời.
Bọn họ đều biết, em không phải là một người đúng với kỳ vọng của gia đình hắn.
Em trầm cảm, nổi loạn, khác người.
Em chẳng biết gì ngoài yêu hắn.
Để rồi cuối cùng, cũng chính vì tình yêu ấy, mà em phải buông tay. Thế là cuộc đời chung của hai người, đã trở thành cuộc đời riêng của mỗi người.
*
Vừa về tới quán, em chạy ngay tới chỗ chiếc gương treo tường, mở thỏi son mới mua ra đánh thử.
“Em đẹp không?”
Hắn gật đầu: “Đẹp.”
Em cười típ mắt. Hắn tiến lại gần, vươn tay chạm lên mặt em, dùng ngón cái lau đi giọt nước em vừa để rơi từ trong khóe mi.
Em không biết mình khóc. Hoặc biết, nhưng làm ngơ. Hắn thì chẳng cho em toại nguyện, cứ phải giúp em lau nước mắt. Cứ phải nhắc nhở em rằng, em đang đau lòng muốn chết.
“Anh ác thật.”
Em gục đầu vào ngực hắn, khẽ lẩm bẩm. Rồi em khóc, khóc thành những tiếng đứt đoạn, tràn đầy khổ sở và tuyệt vọng.
Tay nhẹ nhàng ôm đôi vai run rẩy của em, hắn nói chậm rãi: “Cứ coi cuộc tình ngắn ngủi này như một cơn mưa thoáng qua.”
“Nếu như với em đó không phải là thoáng qua thì sao?“
Phải làm sao đây?
Nước mắt của em không giữ hắn lại được. Cơn mưa dai dẳng lúc 7 giờ tối cũng thế.
Em đi cùng hắn ra bến xe. Tiễn hắn lên xe, đứng nhìn xe lăn bánh rời đi.
Lúc về, em không che ô nữa. Mưa không lớn, nhưng chắc vì đi suốt một đoạn đường dài, nên những giọt nước lất phất trong gió vẫn khiến em ướt người. Trên đầu, trên mặt, trên quần áo. Là nước mưa, hoặc cũng có thể là nước mắt. Em khóc đến lạc giọng.
Ba tháng sau, hắn nhận được tin em mất.
Trong đám tang, mẹ em khóc tới nỗi ngất lịm. Ba em ngồi gục một góc phòng, sắc mặt suy sụp tái xanh.
Chị gái em dúi vào tay hắn một thỏi son, thấp giọng nói: “Của con bé để lại. Những đồ khác đều bị nó đập hết rồi.”
Người nhà phát hiện ra em quá muộn, cái chết đến với em dường như đã được em chuẩn bị kỹ càng. Hình ảnh cuối cùng của em chỉ toàn màu đỏ, đỏ của máu và đỏ của son.
Trên vỏ thỏi son, em khắc lên chữ “Fluoxetine”. Giống với chữ em đã xăm đằng sau gáy cho hắn. Hắn siết chặt tay, trong lồng ngực, trái tim đau đớn như bị nghiền nát.
“Anh biết Fluoxetine là gì không?”
“Là gì?”
“Thuốc chống trầm cảm. Bên anh, em mới thấy mình còn sống.”
Thế nên khi hắn rời đi, em chết rồi.
Chết trong chính cuộc tình tưởng chừng chỉ là vội vã thoáng qua.

The end.
Viết bởi Dạ Hi.

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
2. Chị tôi

Tôi luôn nghĩ mình là đứa trẻ bất hạnh. Nhà nghèo nên việc học hành của tôi vất vả lắm.
Mười một tuổi phải xuống Hải Phòng ở nhà cậu để vừa học vừa làm thêm. Vài năm sau, về nhà, bố mẹ lục đục. Nhà cửa tan hoang, tôi hỏi: "Chị đâu?".
Mẹ cười như mếu: "Vào Sài Gòn theo bác trưởng". Tôi nhìn lên tường, chị cười tươi sau vành nón, hai mắt lóng lánh nước.
Hai năm sau trốn học, tôi về. Nhà cửa tươm tất.
Tôi hỏi mẹ: "Chị đâu?".
Mẹ chúm chím: "Chị làm to lắm, lấy chồng giàu gửi tiền thường xuyên".
Tôi hỏi: "Cả tiền nuôi con học ?".
Mẹ gật, rồi nói: "Chị bảo đàn bà có thể không cần học chữ nhiều, chỉ cần học lễ thôi. Nhưng đàn ông thì cần có học. Có cả hai thứ ấy mới thành người".
Tôi im lặng, thầm cảm ơn bố mẹ sinh ra chị.
Mẹ lại bảo: "Nghe nói con uống rượu?". Tôi gật.
"Cả nghiện thuốc ?". Tôi lại gật.
"Có đánh nhau không?". Tôi thở dài nhìn chỗ khác.
Và mẹ thì thầm: "Đừng yêu vội, con gái tỉnh không thật đâu".
Tôi cười: "Cái đó còn phải xem đã. Đàn ông lại xa nhà mà mẹ".
Lúc đi mẹ dúi tiền vào túi, với theo: "Những cái con thích, chị không thích đâu. Chị muốn con làm sáng danh nhà mình".
Tôi bớt hút thuóc bỏ dần rượu mỗi chiều mỗi sáng. Suy cho cùng rượu chỉ làm quên nỗi buồn trong chốc lát.
Sau cơn say là cảm giác nhạt thếch, khát thèm một cái gì không rõ rệt. Còn đáng sợ hơn cả nỗi buồn lúc tỉnh.
Tôi vào đại học , vẫn không gặp chị. Chị vừa gần gũi vừa xa xôi. hàng chục năm rồi còn gì.
Tôi đỗ loại ưu, được giữ lại trường làm giảng viên. Bố mẹ già dần không còn lục đục nữa. Hình như học mệt.
Tôi nhắc lại chuyện xưa, mẹ cười: "Với mẹ, bây giờ cuộc sống là quý nhất".
Mẹ đánh điện: "Về ngay, bác trưởng mất".
Tôi về. Hôm sau, cả nhà lên tàu vào Nam. Bố mẹ thương bác và nghĩ đến phận già của mình. Tôi cũng thương bác nhưng nhớ chị nhiều hơn. Tôi thích gặp chị để chị thấy tôi không làm chị buồn.
Tàu vào ga. Mẹ nhấp nhổm không yên. Bỗng mẹ kéo giật tôi: "Rụt vào. Có tàu chạy qua phăng đầu đấy".
Tôi thì chả thấy con tàu nào cả, mẹ vẫn thất thần, cuống cuồng hoảng loạn vì chuyện gì đó. Tôi đâm nghi ngờ cái sự hốt hoảng của mẹ.
Tôi ngó nghiêng. Chẳng có gì đáng chú ý. Chỉ có một người đàn bà, phía bên kia đường ray đăm đăm nhìn chúng tôi.
Quần đen, áo bà ba - người đàn bà thật nhỏ bé, nhếch nhác. Dưới chân là mẹt thuốc lá, bên cạnh là cái làn nhựa. bà đứng như bức tượng nghiêm lạnh giữa khung cảnh huyên náo bậc nhất này.
Có một đoàn tàu dài chạy qua. Chật người và hàng hoá, chưa rời ga mà đã mệt mỏi quá. Tàu qua, tôi nhìn lại phía ấy. Không còn người đàn bà đó nữa.
Tôi và bố mẹ về nhà bác.
Dự đám tang xong, hai ngày sau, một mình tôi về Hà Nội, vì công việc, vì không gặp chị. Mọi dự định của tôi với chị tan hết. Mẹ bảo chị cùng chồng đi Đài Loan. Vợ chồng chị không có con nên hay đi lắm.
Sài Gòn mùa mưa mát và thơm mùi trái cây. Lên tàu sớm, tôi ngồi ngó lung tung.
Bất chợt lại thấy người đàn bà đó. Vẫn những hành trang của mình, bà ta trân trối nhìn tôi.
Tôi vẫy bà ta lại định mua giúp vài bao thuốc dù tôi đã bỏ từ lâu.
Chị không thích tôi nghiện. Hình như bà ta chỉ đợi có thế, vội bước lên những thanh tà vẹt leo lên toa chỗ tôi ngồi.
Hai mắt lóng lánh nước, trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn như sét rạch bầu trời mỗi khi mưa gió.
Một bao Vinataba sáu nghìn năm trăm đồng, bà ta cứ dứt khoát lấy bốn nghìn. Tôi chực bực mình và ân hận vì cái thiện chí của mình.
Thuốc giả, chỉ có đồ giả mới phá giá chung như thế. Bà ta biết không thể lừa được tôi nên mới bán hạ giá?
Tôi quắc mắt ném trả lại bao thuốc. Lập tức, bà ta dúi tất cả vào lòng tôi 5 bao thuốc và chạy biến, lẫn vào đám người lên xuống.
Tôi sững sờ, việc gì phải sợ tôi như thế, tôi có tố giác bà ta đâu! Tàu đã chạy. Tôi nhìn ra cửa sổ. Người đàn bà lại đứng chỗ cũ, cách tôi những đường ray chằng chéo.
Năm ngày sau, mẹ gọi điện: "Chị mất rồi. Tàu hoa? cán". Rồi khóc hu hu trong máy, mẹ tiếp: "Đã hoả táng".
Tôi gào to "Chị Ở Đài Loan cơ mà". Mẹ rên rỉ: "Chị con là cái người bán thuốc lá ở sân ga".
Tôi lao ra sân trường. Trưa loang nắng, hấp hiu gió. Chạy vào phòng bạn bè, tìm lại những bao thuốc. Thuốc hết, còn vỏ không, tôi ôm vào lòng bật khóc.
Tôi hiểu, đấy là nhưng thứ cuối cùng chị dành cho tôi.

The end​

Khuyết danh


👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
Chị tôi

Tôi luôn nghĩ mình là đứa trẻ bất hạnh. Nhà nghèo nên việc học hành của tôi vất vả lắm.
Mười một tuổi phải xuống Hải Phòng ở nhà cậu để vừa học vừa làm thêm. Vài năm sau, về nhà, bố mẹ lục đục. Nhà cửa tan hoang, tôi hỏi: "Chị đâu?".
Mẹ cười như mếu: "Vào Sài Gòn theo bác trưởng". Tôi nhìn lên tường, chị cười tươi sau vành nón, hai mắt lóng lánh nước.
Hai năm sau trốn học, tôi về. Nhà cửa tươm tất.
Tôi hỏi mẹ: "Chị đâu?".
Mẹ chúm chím: "Chị làm to lắm, lấy chồng giàu gửi tiền thường xuyên".
Tôi hỏi: "Cả tiền nuôi con học ?".
Mẹ gật, rồi nói: "Chị bảo đàn bà có thể không cần học chữ nhiều, chỉ cần học lễ thôi. Nhưng đàn ông thì cần có học. Có cả hai thứ ấy mới thành người".
Tôi im lặng, thầm cảm ơn bố mẹ sinh ra chị.
Mẹ lại bảo: "Nghe nói con uống rượu?". Tôi gật.
"Cả nghiện thuốc ?". Tôi lại gật.
"Có đánh nhau không?". Tôi thở dài nhìn chỗ khác.
Và mẹ thì thầm: "Đừng yêu vội, con gái tỉnh không thật đâu".
Tôi cười: "Cái đó còn phải xem đã. Đàn ông lại xa nhà mà mẹ".
Lúc đi mẹ dúi tiền vào túi, với theo: "Những cái con thích, chị không thích đâu. Chị muốn con làm sáng danh nhà mình".
Tôi bớt hút thuóc bỏ dần rượu mỗi chiều mỗi sáng. Suy cho cùng rượu chỉ làm quên nỗi buồn trong chốc lát.
Sau cơn say là cảm giác nhạt thếch, khát thèm một cái gì không rõ rệt. Còn đáng sợ hơn cả nỗi buồn lúc tỉnh.
Tôi vào đại học , vẫn không gặp chị. Chị vừa gần gũi vừa xa xôi. hàng chục năm rồi còn gì.
Tôi đỗ loại ưu, được giữ lại trường làm giảng viên. Bố mẹ già dần không còn lục đục nữa. Hình như học mệt.
Tôi nhắc lại chuyện xưa, mẹ cười: "Với mẹ, bây giờ cuộc sống là quý nhất".
Mẹ đánh điện: "Về ngay, bác trưởng mất".
Tôi về. Hôm sau, cả nhà lên tàu vào Nam. Bố mẹ thương bác và nghĩ đến phận già của mình. Tôi cũng thương bác nhưng nhớ chị nhiều hơn. Tôi thích gặp chị để chị thấy tôi không làm chị buồn.
Tàu vào ga. Mẹ nhấp nhổm không yên. Bỗng mẹ kéo giật tôi: "Rụt vào. Có tàu chạy qua phăng đầu đấy".
Tôi thì chả thấy con tàu nào cả, mẹ vẫn thất thần, cuống cuồng hoảng loạn vì chuyện gì đó. Tôi đâm nghi ngờ cái sự hốt hoảng của mẹ.
Tôi ngó nghiêng. Chẳng có gì đáng chú ý. Chỉ có một người đàn bà, phía bên kia đường ray đăm đăm nhìn chúng tôi.
Quần đen, áo bà ba - người đàn bà thật nhỏ bé, nhếch nhác. Dưới chân là mẹt thuốc lá, bên cạnh là cái làn nhựa. bà đứng như bức tượng nghiêm lạnh giữa khung cảnh huyên náo bậc nhất này.
Có một đoàn tàu dài chạy qua. Chật người và hàng hoá, chưa rời ga mà đã mệt mỏi quá. Tàu qua, tôi nhìn lại phía ấy. Không còn người đàn bà đó nữa.
Tôi và bố mẹ về nhà bác.
Dự đám tang xong, hai ngày sau, một mình tôi về Hà Nội, vì công việc, vì không gặp chị. Mọi dự định của tôi với chị tan hết. Mẹ bảo chị cùng chồng đi Đài Loan. Vợ chồng chị không có con nên hay đi lắm.
Sài Gòn mùa mưa mát và thơm mùi trái cây. Lên tàu sớm, tôi ngồi ngó lung tung.
Bất chợt lại thấy người đàn bà đó. Vẫn những hành trang của mình, bà ta trân trối nhìn tôi.
Tôi vẫy bà ta lại định mua giúp vài bao thuốc dù tôi đã bỏ từ lâu.
Chị không thích tôi nghiện. Hình như bà ta chỉ đợi có thế, vội bước lên những thanh tà vẹt leo lên toa chỗ tôi ngồi.
Hai mắt lóng lánh nước, trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn như sét rạch bầu trời mỗi khi mưa gió.
Một bao Vinataba sáu nghìn năm trăm đồng, bà ta cứ dứt khoát lấy bốn nghìn. Tôi chực bực mình và ân hận vì cái thiện chí của mình.
Thuốc giả, chỉ có đồ giả mới phá giá chung như thế. Bà ta biết không thể lừa được tôi nên mới bán hạ giá?
Tôi quắc mắt ném trả lại bao thuốc. Lập tức, bà ta dúi tất cả vào lòng tôi 5 bao thuốc và chạy biến, lẫn vào đám người lên xuống.
Tôi sững sờ, việc gì phải sợ tôi như thế, tôi có tố giác bà ta đâu! Tàu đã chạy. Tôi nhìn ra cửa sổ. Người đàn bà lại đứng chỗ cũ, cách tôi những đường ray chằng chéo.
Năm ngày sau, mẹ gọi điện: "Chị mất rồi. Tàu hoa? cán". Rồi khóc hu hu trong máy, mẹ tiếp: "Đã hoả táng".
Tôi gào to "Chị Ở Đài Loan cơ mà". Mẹ rên rỉ: "Chị con là cái người bán thuốc lá ở sân ga".
Tôi lao ra sân trường. Trưa loang nắng, hấp hiu gió. Chạy vào phòng bạn bè, tìm lại những bao thuốc. Thuốc hết, còn vỏ không, tôi ôm vào lòng bật khóc.
Tôi hiểu, đấy là nhưng thứ cuối cùng chị dành cho tôi.

The end​

Khuyết danh

1. Cô gái với hình xăm anh đào
Lúc nghe em bảo mình rất khác so với những gã trai em từng quen, hắn khẽ nhếch môi hỏi lại: “Ý em là khác ở chỗ vô học hả?”
Em không nhận ra đó là câu hỏi có phần nhiều ý đùa giỡn, yên lặng suy nghĩ một cách nghiêm túc rồi nói: “Em không biết nữa, chỉ là... khác thôi.”
Rồi, em lại tự khẳng định thêm một lần: “Thật đấy, khác lắm.”
Hắn tung cho em một trong hai quả táo vừa lấy ra từ cái tủ lạnh mini kê ở góc quán, em không kịp bắt lấy, quả táo rơi xuống đùi. Hắn đứng dựa lưng vào tường, cắn một miếng táo to, vừa nhai vừa chê bai em: “Ờ, em cũng khác đấy. Anh chưa gặp người nào mà bắt quả táo cũng không bắt được.”
Em bĩu môi, cầm quả táo lau lau vào vạt váy cho sạch nước đọng trên vỏ, rồi học theo hắn cắn một miếng to.
“Sao thế? Không đòi bổ táo nữa à?”
Không biết từ lúc mà việc trêu chọc em đã trở thành thú vui của hắn.
Em ương ngạnh hất mặt: “Đòi thì anh có bổ không?”
Bọn họ đã quen nhau đủ lâu để em biết được việc đòi hắn bổ quả táo cho em là một việc chỉ có ở trong mơ.
Nhìn xuống chỗ quả táo bị khuyết một miếng, em thấy dấu văng và cả vệt son đỏ còn lưu lại trên đó. Ngước mắt lên, em hỏi hắn: “Anh tặng em một thỏi son được không?”
“Ừ.”
Hắn không hỏi tại sao một đứa con gái nhà giàu như em không tự đi mua một thỏi son mới. Hắn không hỏi tại sao em còn chưa hài lòng với một ngăn kéo đầy son hàng hiệu ở trong phòng mình. Hắn không hỏi tại sao em lại đề nghị hắn tặng em một thỏi son chẳng vào dịp gì.
Hắn cứ đồng ý dứt khoát như vậy thôi.
Dường như luôn là thế. Nếu không phải là một yêu cầu quá sức, hắn sẽ luôn đồng ý với em.
Em nhìn hắn, mặc cả lại: “Bây giờ luôn được không?”
Hắn nhìn đồng hồ, hơn 12 giờ trưa.
“Ừ, đi.”
Thế rồi hắn đưa em đi mua son. Nhưng bọn họ chưa kịp tới chỗ bán son thì trời đổ mưa, em kéo hắn tạt vào trước một căn nhà xa lạ đã đóng cửa.
Vươn tay hứng những giọt nước lách tách nhỏ xuống từ mái hiên trên đỉnh đầu, em bảo: “Anh nhớ không? Ngày này năm ngoái chúng ta gặp nhau đấy.”
Chắc hắn chẳng nhớ đâu, nhưng em nhớ rất kĩ, ngày hôm ấy trời cũng đổ một cơn mưa không báo trước như thế này.
“Chắc anh không nhớ đâu.”
“Nhớ.”
Hắn đáp ngắn gọn. Bằng một cách kỳ lạ nào đó, người không cả nhớ nổi sinh nhật mình như hắn, lại nhớ ngày hắn gặp em.
*
Ngày hắn gặp em, nắng Sài Gòn khó chiều y như một cô nàng đỏng đảnh.
Trong bộ đồ ôm sát và chiếc túi LV đắt đỏ, em bước vào tiệm xăm với dáng vẻ như thể sợ người khác không biết rằng em là tiểu thư nhà giàu.
Em đẹp vô cùng. Nhưng trống rỗng. Nhìn vào đôi mắt của em, hắn không thấy hồn người.
“Em muốn xăm gì?” Hắn hỏi lịch sự.
Em thì lắc đầu, cục cằn đáp: “Gì cũng được, bừa đi.”
Em không phải là người đầu tiên đến tiệm xăm của hắn mà chưa chọn được hình xăm, nhưng em là người đầu tiên khiến hắn có cảm nhận rõ ràng sự bất cần như thế.
“Vị trí thì sao? Em muốn xăm lên đâu?”
Em ngước mắt lên nhìn hắn mấy giây, sau đó tự lột chiếc áo phông trắng bên ngoài ra.
“Đây.”
Em chỉ vào giữa khe ngực, nơi có một vết sẹo dài khoảng 5 phân. Đưa mắt qua, hắn phát hiện trên người em có nhiều vết thương tương tự như thế, giống như bị vật sắc cứa vào rồi lành lại, giờ trở thành những vết sẹo ngang dọc. Có lẽ vết thương giữa ngực là nặng nhất, nên sẹo mà nó để lại nhìn cũng rõ nhất.
Hắn xăm lên ngực em một cái cây khô. Không hoa, không lá. Trơ trọi, nhưng lại hợp với cơ thể em đến lạ.
Em đứng nhìn chăm chăm vào hình xăm mất năm phút.
“Tại sao lại là một cái cây chết?”
“Em khô cằn quá. Cây nào sống được?”
Em quay đầu nhìn hắn, khẽ ngẩn người. Hắn không né tránh ánh mắt ngờ vực của em, hai đôi mắt giao nhau. Trong đôi mắt em, hắn dường như đã tìm ra một chút cảm xúc ít ỏi, tựa như giọt nước bé xíu xuất hiện giữa hoang mạc khô cằn.
Em bảo với hắn: “Bọn họ nói đúng, anh là gã thợ xăm quái dị của khu này.”
Hắn nhún vai: “Sao cũng được.”
*
Từ hôm đó, em bắt đầu lui tới chỗ của hắn thường xuyên hơn, có hôm em tới chỉ để xăm một chữ cái lên cổ tay, có hôm là nửa chữ, thậm chí chỉ là một dấu hỏi chấm.
Cơ thể của em ngoài những vết sẹo, còn có cả những hình xăm vô nghĩa, rải rác khắp nơi.
“Anh có thấy em xấu không?”
“Chúng ta chưa đủ thân thiết để đưa ra những lời đánh giá kiểu vậy.”
Em ngồi bật dậy, động tác bất ngờ này đã làm đường xăm của hắn trên ở eo em chệch hướng, quẹt thành một vệt dài. Nếu đổi lại là người khác, có lẽ họ sẽ nổi điên vì sự cố này, kể cả họ không nổi điên, thì hắn cũng sẽ nổi điên.
Nhưng em lại chẳng hề quan tâm tới điều ấy. Và vì em không quan tâm, nên hắn cũng chẳng quan tâm.
Em ghé sát vào mặt hắn hỏi: “Vậy thế nào mới gọi là đủ thân thiết. Lên giường được không? Ngủ với em đi.”
Hắn ném kim xăm sang bên cạnh, nhíu mày nhìn em. Thấy thái độ của hắn, em nghiêng đầu: “Yên tâm, trông em có vẻ giống trẻ vị thành niên, nhưng em đủ mười tám tuổi rồi.”
Vừa mới đủ hôm qua. Sự thật là thế.
“Sợ không chịu trách nhiệm nổi.” Hắn nói.
“Em không bắt anh chịu trách nhiệm đâu.”
Hắn nhìn em chằm chằm, nghiêm túc giải thích lời mình: “Nói em ấy. Em không chịu trách nhiệm với anh thì sao? Sau khi chúng ta lên giường, em sẽ đá anh như đá một quả bóng. Đúng không?”
Đó là lần đầu tiên em bật cười. Em ôm bụng cười vang suốt một hồi. Đó là lần đầu tiên hắn phát hiện thì ra nụ cười của em đẹp như vậy, âm thanh trong trẻo bắt tai. Nụ cười ấy đã lấn láp nốt phần trống rỗng kiên cố trong đôi mắt em, tạo ra một giếng nước tràn lan trong đó, tưới vào tâm hồn của em, khiến mọi thử nảy nở như mầm non giữa mùa xuân.
Cả cảm xúc của em, và tình yêu cho hắn.
Em dường như có chấp niệm với việc phải lên giường cùng hắn cho bằng được. Một ngày hỏi gần mười lần, cả lúc chỉ có hai người, cả lúc có vài người, cả lúc quán chật khách.
Người ngoài nhìn hắn và em, không hiểu nổi.
Đúng là điên cả đôi.
“Tại sao anh không chịu ngủ với em?”
Lúc nào em cũng hỏi câu này, nhưng chỉ có một lần là hắn chịu trả lời.
“Bởi vì anh sợ. Sợ cả đời này chúng ta sẽ không quên được nhau.”
Em nghiêng đầu: “Có gì để sợ. Chẳng lẽ, em không đáng để anh nhớ sao?”
Khi hỏi, đôi mắt của em trở nên sống động, lấp lánh như ánh sáng của sao băng. Em vẫn đẹp. Nhưng vẻ đẹp khác với lần đầu bọn họ gặp nhau. Vẻ đẹp khiến tim hắn đập nhanh tới phát đau. Hắn cúi đầu, càng ngày càng gần, càng ngày càng ghé sát.
“Em đáng.”
Chỉ là, hắn không đáng.
Nhưng thôi, ai mà quan tâm được nhiều như thế. Giới hạn của hắn chắc là ở đây rồi. Ở trên môi của hắn, ở đầu lưỡi, đều cảm nhận rõ ràng sự non mềm của da thịt em. Khứu giác bị lấp đầy bởi hương hoa hồng nhàn nhạt.
Mê mẩn.
Suốt đêm, cả hai mệt rã rời.
*
Ở cạnh hắn ba tháng, em cũng bắt đầu học xăm. Em luôn có thắc mắc, tại sao ông chủ tiệm xăm như hắn lại không có một mình xăm nào? Và bởi vì không cam tâm với điều ngược đời ấy, em theo hắn học xăm để một ngày có thể tự tay để lại kỷ niệm của mình trên người hắn. Em bảo thế.
“Em đã nghĩ ra sẽ xăm hình gì chưa?” Hắn hỏi khi xăm một bông hoa anh đào lên cái cây khô ở giữa ngực em.
Mỗi khi bọn họ có kỉ niệm gì vui, hoặc điều gì làm em phấn khích, em đều đề nghị hắn xăm một bông hoa lên đó, hoặc một cái lá.
Em bảo khi nào cái cây khô trở thành một cây đầy sức sống, nghĩa là em đã “tốt nghiệp” được rồi. Tốt nghiệp khóa điều trị tâm hồn mà hắn dành cho em.
“Không cần nghĩ. Em biết chắc nó sẽ hợp với anh.”
Đợi sau khi hắn xăm xong bông hoa cho em, vị trí của hai người được đổi cho nhau. Em đeo găng tay cao su màu trắng, từng động tác đều y hệt như bản sao của hắn.
Thấy hắn nhìn mình chăm chú, em hất mặt vẻ kiêu ngạo: “Thế nào? Bây giờ đã công chịu công nhận em là học sinh xuất sắc nhất của anh chưa?”
Hắn nhếch môi cười: “Ừ.”
Là duy nhất. Nên gọi xuất sắc nhất thì cũng đúng. Miễn là em vui với điều đó, còn lại chẳng quan trọng gì.
Em xăm cho hắn chữ “Fluoxetine” ở sau gáy, chẳng hoa lá cầu kỳ, giống như chép từng chữ trên bảng chữ cái vào, đường nét rành mạch.
“Không đẹp, đúng không?” Em hỏi.
“Đẹp.”
Hắn đã từng xăm rất nhiều hình, cũng từng nhìn rất nhiều hình xăm của người khác, gặp rất nhiều thợ xăm giỏi. Nhưng với hắn, có lẽ đây chính là hình xăm đẹp nhất. Sẽ luôn là như thế.
“Anh biết Fluoxetine là gì không?”
“Là gì?”
Em ghé sát vào tai hắn nói: “Thuốc chống trầm cảm. Bên anh, em mới thấy mình còn sống.”
Sau đó, em thuận tiện hôn lên môi hắn. Người đàn ông này chính là liều thuốc ngọt ngào và hiệu quả nhất mà em từng uống.
*
Cơn mưa không lớn lắm, chỉ kéo dài hơn mười phút thì tạnh. Em đi bộ cùng hắn trên con đường ướt át, chỉ muốn thời gian lúc này ngừng trôi. Nếu không thì trôi chậm một chút cũng được.
“Bao giờ anh cưới?”
Chết tiệt thật, em chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ hỏi bao giờ hắn cưới, mà không phải hỏi rằng bao giờ bọn họ cưới.
“Cuối tháng.”
“Bao giờ xe chạy?”
“Tám giờ tối nay.”
Hỏi ngắn đáp ngắn, rồi cả hai lại lặng im đi bên cạnh nhau. Em chợt nhớ câu mà hắn từng nói: “Sau khi lên giường rồi, em sẽ đá anh như đá một quả bóng.”
Em bật cười, khẽ mím môi kìm nén cảm giác nghèn nghẹn ở cổ họng.
“Có gì buồn cười?”
“Anh nhớ lại xem, trước kia anh là người lo sợ bị em đá. Thế mà bây giờ, anh lại là người đá em.”
“Ừ.”
Lạnh lùng chưa? Chẳng thèm nói thừa ra một chữ nào. Ghét hắn thế không biết.
Em đưa mắt nhìn qua, gương mặt hắn không có cảm xúc gì, nhưng em biết lòng hắn lúc này chắc cũng như em, nhộn nhạo chẳng yên. Để chứng minh suy nghĩ của mình, em vươn tay chủ động nắm lấy tay hắn. Quả nhiên, hắn không rũ bỏ, cũng chầm chậm siết lấy tay em.
Chỉ một cái siết tay đã có thể biểu đạt rất nhiều cảm xúc trong lòng cả hai, quyến luyến không muốn rời.
“Xin lỗi.”
Tiếng xin lỗi của hắn dường như bị dòng xe cộ qua lại nuốt chửng, không biết có đến được tai của em không.
Hôm nay là hôm cuối cùng bọn họ ở cạnh nhau. Ngày mai, hắn trở về quê nhà của mình, cuối tháng, hắn kết hôn với một cô gái theo đúng sự mong đợi của gia đình.
Em lí nhí nói trong miệng: “Tại sao cô dâu không phải là em?”.
Em đã hỏi câu này cả trăm lần hoặc hơn, nhưng chưa bao giờ hắn đáp lại em cả.
Bởi vì hắn biết, em biết câu trả lời.
Bọn họ đều biết, em không phải là một người đúng với kỳ vọng của gia đình hắn.
Em trầm cảm, nổi loạn, khác người.
Em chẳng biết gì ngoài yêu hắn.
Để rồi cuối cùng, cũng chính vì tình yêu ấy, mà em phải buông tay. Thế là cuộc đời chung của hai người, đã trở thành cuộc đời riêng của mỗi người.
*
Vừa về tới quán, em chạy ngay tới chỗ chiếc gương treo tường, mở thỏi son mới mua ra đánh thử.
“Em đẹp không?”
Hắn gật đầu: “Đẹp.”
Em cười típ mắt. Hắn tiến lại gần, vươn tay chạm lên mặt em, dùng ngón cái lau đi giọt nước em vừa để rơi từ trong khóe mi.
Em không biết mình khóc. Hoặc biết, nhưng làm ngơ. Hắn thì chẳng cho em toại nguyện, cứ phải giúp em lau nước mắt. Cứ phải nhắc nhở em rằng, em đang đau lòng muốn chết.
“Anh ác thật.”
Em gục đầu vào ngực hắn, khẽ lẩm bẩm. Rồi em khóc, khóc thành những tiếng đứt đoạn, tràn đầy khổ sở và tuyệt vọng.
Tay nhẹ nhàng ôm đôi vai run rẩy của em, hắn nói chậm rãi: “Cứ coi cuộc tình ngắn ngủi này như một cơn mưa thoáng qua.”
“Nếu như với em đó không phải là thoáng qua thì sao?“
Phải làm sao đây?
Nước mắt của em không giữ hắn lại được. Cơn mưa dai dẳng lúc 7 giờ tối cũng thế.
Em đi cùng hắn ra bến xe. Tiễn hắn lên xe, đứng nhìn xe lăn bánh rời đi.
Lúc về, em không che ô nữa. Mưa không lớn, nhưng chắc vì đi suốt một đoạn đường dài, nên những giọt nước lất phất trong gió vẫn khiến em ướt người. Trên đầu, trên mặt, trên quần áo. Là nước mưa, hoặc cũng có thể là nước mắt. Em khóc đến lạc giọng.
Ba tháng sau, hắn nhận được tin em mất.
Trong đám tang, mẹ em khóc tới nỗi ngất lịm. Ba em ngồi gục một góc phòng, sắc mặt suy sụp tái xanh.
Chị gái em dúi vào tay hắn một thỏi son, thấp giọng nói: “Của con bé để lại. Những đồ khác đều bị nó đập hết rồi.”
Người nhà phát hiện ra em quá muộn, cái chết đến với em dường như đã được em chuẩn bị kỹ càng. Hình ảnh cuối cùng của em chỉ toàn màu đỏ, đỏ của máu và đỏ của son.
Trên vỏ thỏi son, em khắc lên chữ “Fluoxetine”. Giống với chữ em đã xăm đằng sau gáy cho hắn. Hắn siết chặt tay, trong lồng ngực, trái tim đau đớn như bị nghiền nát.
“Anh biết Fluoxetine là gì không?”
“Là gì?”
“Thuốc chống trầm cảm. Bên anh, em mới thấy mình còn sống.”
Thế nên khi hắn rời đi, em chết rồi.
Chết trong chính cuộc tình tưởng chừng chỉ là vội vã thoáng qua.

The end.
Viết bởi Dạ Hi.
OTP chưa chín muồi lắm. Giọng văn dễ bắt bài.
 
3. Mình chia tay rồi đấy

"Alo -Gì hả anh?"
"Chia tay đi"
"Im lặng là đồng ý nhé! Từ mai chẳng còn là người của nhau đâu em!"
Cô bất ngờ….lắp bắp…không thành lời: "Lý do? Em làm gì sai àh?"
"Không.."
"Thế vì lý do gì, chúng ta quen nhau 3 năm cơ mà, chia tay như thế là sao hả anh?"
"Anh thích"
"Anh nói như thế mà dc à?" - "Em có làm gì sai thì anh phải nói chứ?"
"Chẳng gì cả …chán rồi…hết yêu…. Chia tay thôi, tuổi trẻ mà."
Một cảm giác chạy xẹt qua người cô
….Hẫng
…Ngỡ ngàng
Lòng tự trọng như bị dao cứa vào, thấy tổn thương vô hạn!
"Ừm…Vậy chia tay, đừng bao giờ gặp nhau nữa nhé !"
"Không chắc!"
Anh nói vậy là sao?"
"Cúp nhé, tạm biệt."
"_???"
Chia tay…
Thế là chia tay…
Một cuộc tình 3 năm bay theo sóng điện thoại …
Lãng thật! Rốt cuộc chỉ có như vậy thôi sao….
Nhảm nhí thật…
Tình cảm nó nhạt thế thôi hả anh? Đồ tồi! Chẳng việc gì tôi phải buồn vì anh cả….
Cô nói thế….
Và nằm xuống giường…..
Có thứ nước mặn đắng thấm đầy vào gối. Ba tuần kể từ cái ngày chia tay ấy. Ngày thứ nhất Có điện thoại, của anh ta…. Cô bắt máy, như một phản xạ tự nhiên.
"Anh gọi tôi có việc gì không?"
"Chẳng gì cả , thích thì gọi"
"Dẹp ngay cái giọng điêu khinh khỉnh ấy đi!"
"Quen rồi, không bỏ được."
"Chia tay rồi, để tôi gạt phăng thằng khốn nạn như anh ra khỏi cuộc đời đi!"
"Chia tay rồi, anh chẳng còn là gì của em nữa đâu, đừng bận tâm đến anh như thế ,anh chỉ gọi,và em cứ việc mắng nếu e muốn, nhưng đừng cúp máy…"
"Anh điên vừa thôi! Hãy biến đi với những đứa con gái khác, đừng gọi làm phiền tôi nữa!"
"Àh em…"
"Sao?"
"Mình chia tay rồi đấy!"
RỤP!
Tít……tít…..tít...
Cô bực tức cúp máy……
Thật khốn nạn, anh làm như thế là có ý gì? Gọi cho tôi làm gì. Tôi chẳng muốn nghe giọng của anh nữa!
Nhưng sao có gì đó vương vấn và nghẹn lại ở tim…..
”Mình chia tay rồi đấy” ….văng vẳng bên tai…

Ngày thứ 2
Lại có điện thoại của anh….
Không bắt máy….
tắt máy…..vẫn gọi!
"Alo, anh đừng phiền tôi như thế được không?"
"Ăn cơm chưa, đừng có mà uống sữa liền đấy nhé, đau bụng đấy!"
"Cô hơi bất ngờ…
"Anh quan tâm làm gì?"
"Vì anh biết bụng em không tốt, ăn uống như thế sẽ đau bụng."
"Tôi lớn rồi, ăn uống ra sao là quyền của tôi, chẳng liên can gì anh cả!"
"Ừm nhớ ngủ sớm nhé, mai e thi đúng không? Ráng mà thi tốt đó nha!"
"Tại sao…anh lại như thế….anh muốn gì ở tôi hả?"
"Mình chia tay rồi đấy!"
Lại câu nói ấy….anh ấy lại nói thế……thì chia tay rồi…..tại sao cứ phải gọi điện chỉ để nói câu đó….cho tôi bình yên không được à….sao anh cứ động chạm đến tuyến nước mắt của tôi thế hả???

Ngày thứ 3
"Alo!"
"Tôi van xin anh đấy"
"Cho con Milu nó ăn chưa em, đồ ăn cho nó bữa anh mua còn ko?"
"Tôi tặng nó cho người khác rồi…."
"Sao lại như thế, anh tặng em mà…."
"Chẳng việc gì tôi phải giữ cả!"
"Ừm nhỉ, thì mình chia tay rồi mà.."
Lại thêm 1 cuộc điện thoại kết thúc bằng câu nói đó….
Cô ngồi xuống…Xoa xoa đầu con Milu ….
“Anh ấy làm như thế là sao hả Milu? Anh ấy biết 3 tuần qua tao đã cố gạt anh ấy ra khỏi suy nghĩ không? Sao lại làm thế với tao? …..
Cô chẳng cho con chó ấy cho ai cả……Làm sao mà cho được……

Ngày thứ 4
…. Cô bắt máy như 1 thói quen
"Alo,…Tôi không uống sữa sau khi ăn cơm…….Tôi cho con Milu ăn rồi!"
"Sao hôm qua lại nói là tặng Milu cho người khác rồi? Em vẫn ngốc trong cái khoảng nói dối như ngày nào."
"Tôi…. "
"Trời hôm nay lạnh quá, lấy cái áo màu nâu anh mua mà mặc vào, làm bằng lông thú nên ấm lắm đấy.."
"Ừm.."
"Nhà còn sữa bột không? Trước khi đi ngủ thì nhớ uống nhé, uống sữa nóng buổi tối cho dễ ngủ ..đừng có viện cớ không ngủ được mà onl tới tận sáng đó!"
"Ừm.."
"Hôm nay ngoan thế, không mắng anh à??"
"Ừm.."
"Ừm thôi anh cúp đây…….Àh… Mà mình chia tay rồi em nhỉ!….."
Hôm nay em không mắng anh….Em không phản ứng…… vì cổ họng e nghẹn ứ chẳng nói được gì……

Ngày thứ 5
….. Cô chờ điện thoại của anh 10h tối …Vì sao khi anh đi em đã không ôm lấy anh??? …Vì sao đôi chân e cứ đứng nhìn anh xa mãi xa mãi???
Tiếng nhạc chuông vang lên, cô chộp lấy cái điện thoại màu trắng …
"Xin lỗi hôm nay anh ngủ mãi tới giờ mới dậy"
"Ngủ kiểu gì tới 10h tối vậy?"
"Hôm nay hỏi lại anh nữa àh? …… Cái quả cầu tuyết anh mua cho còn pin không? Hết pin thì bảo thằng Bi nó mua bỏ vào nhé, quả cầu tuyết mà không có đèn có nhạc thì chán lắm.
"Em mua rồi…."
"Em ngoan đến mức anh bất ngờ đó"

"Mình chia tay rồi hả anh?"
"Ừm..mình chia tay rồi đó…, anh cúp nhé!
….Khoan… Tít…tít….tít...
Cô vứt điện thoại xuống giường và bật khóc nức nở. Nước mắt dồn nén bao lâu nay đã vỡ òa trên gương mặt hốc hác…. Anh ác lắm….Anh đã bước ra khỏi tim em….Em đã đóng chặt tim và chẳng muốn cho anh vào nữa….Em không muốn nghe giọng nói đó của anh… Em không muốn nhìn thấy số anh…..Nhưng em không ngăn mình bấm “trả lời”, Em không ngăn mình nhớ đến anh được…..tim Em cũng không nghe lời em … Chẳng lẽ anh lại bước vào tim em 1 lần nữa sao?

Ngày thứ 6
"Alo….em tắt nick yahoo đi, treo nick hoài như thế nóng máy đấy, máy thì lại hay hư, chẳng ai qua sửa cho em đâu!"
"Quen rồi"
"Quen cái gì? Àh Donut tới chưa?"
"Donut gì?"
"Anh gửi 1 hộp đến cho em đó, toàn vị socola đó, thích không?….Àh trà sữa thì chắc chưa tới đâu, quán đang đông , nó bảo sẽ đợi lâu…"
"Anh đang nói gì thế? Anh đang làm gì thế?"
"Gửi donut và trà sữa cho em, trời mưa gió như vầy anh biết em làm biếng đi mua."
"Nhưng…"
"Nhưng cái gì, chẳng phải thích 2 món đó nhất sao??"
"Anh làm ơn đi, anh muốn như thế nào thì dứt khoát đi…..chia tay rồi sao anh cứ quan tâm em như thế…Em không chắc là em sẽ quên được anh đâu!"
"Mình chia tay rồi đấy em à"
………………….Cúp máy…… Bính boong…bính..boong
"Xin lỗi ! Donut của cô đây ạ…."
Mưa phùn rơi nhẹ bên cữa sổ….
Nhẹ nhàng…
Chiếc donut hình mặt cười với vài miếng socola, thật bắt mắt. Ly trà sữa, ngọt ngào! Nhưng… Một cô gái, lòng nặng trĩu, gương mặt vô hồn, giọt nước mắt, mặn chát….
Những ngày tiếp theo, cô quyết định không bắt máy nữa. Cô sẽ tự bước ra khỏi cuộc sống của anh… Cô quyết định cho tim mình vào ngăn đá, cho nó lạnh ngắt lại. Chẳng còn bận tâm đến anh nữa….

Ngày thứ 10
. . Duy is calling
. . Không bắt máy
. . Duy is calling
. . Không bắt máy…..
. . Có tin nhắn….
. . Duy mất rồi …..Em đến bệnh viện đi…
Cô bàng hoàng buông chiếc điện thoại xuống. Lao ra khỏi phòng…
Hai tai cô ù đi. Đôi mắt như bị ai lấy tay bịt kín, tim như bị bóp nghẹt, đôi chân cứ guồng chạy tới, không dừng lại được… Anh mở mắt ra đi đồ tồi. Hôm nay em đã uống sữa sau khi ăn cơm đó. Em quên cho con Milu ăn rồi. Anh mắng em đi. Anh làm gì anh nằm yên vậy?? Dậy đi Duy, dậy đi ….Dậy gọi điện cho em đi…..Em sẽ bắt máy….Em bắt máy mà…….!!!! Em thèm ăn donut, em muốn uống trà sữa. Mưa rồi em lười đi lắm. Anh mua cho em đi……..Àh quả cầu tuyết hết pin rồi đấy….Anh dậy anh mua cho em pin đi………Anh nghe em nói gì không hả..Hả anh ….! . . . . -Alo anh Duy hả, hôm nay trời lạnh anh nhỉ?? - Im lặng -Anh bệnh nặng như vậy sao anh không nói em?? …Vẫn im lặng -Anh ra đi như vậy mà anh coi được à…Anh tệ lắm ! ……… -Anh vẫn là người yêu của em đấy. Chia tay như thế em chẳng chịu đâu . …Im lặng … … -Àh anh…Em sẽ yêu mình anh thôi nhé! Anh cũng vậy nhé, anh đã bước vào tim em rồi thì em sẽ đóng chặt tim và giữ anh trong đấy mãi mãi… Em chẳng yêu ai khác ngoài anh đâu… Anh cũng vậy anh nhé ! … …. …. Mưa vẫn rơi… Có 1 cô gái cầm 2 chiếc điện thoại….1 trắng 1 đen…Của cô và của anh…


The end
Khuyết danh

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:

4. ĐÉO AI QUAN TÂM ĐÂU​


ĐÉO AI QUAN TÂM ĐÂU
Em, người đang cô độc, tủi thân, khóc lóc vật vã, nhục nhã ê chề.
Em, người đang hạnh phúc, lâng lâng, vui sướng tràn trề, bay cao hơn đập đá.
Em, người đang không cảm thấy gì cả và khổ sở vô cùng vì không cảm thấy gì cả.
Nếu em biết rằng đéo ai quan tâm thì em có thôi đau khổ / vui sướng / hay cảm thấy bất cứ điều gì em đang cảm thấy hay không?

Anh nói thật đấy, không đùa. Chuyện này nghiêm trọng hơn là em tưởng. Bởi vì hình như em đang làm tất cả những gì em làm và em đang cảm thấy những gì em cảm thấy, bởi vì em cần/muốn/căm ghét/sợ hãi sự quan tâm của người khác.
Nhưng đéo ai quan tâm đâu. Người ta cũng như em, ai cũng chỉ quan tâm đến chính mình mà thôi.

Hãy hiểu điều này cho thật rõ.

Chúng ta sinh ra với sáu giác quan. Chúng ta quan sát thế giới bằng cách nhìn, nghe, chạm, nếm, ngửi và tư duy. Suốt đời chúng ta có mỗi một việc ấy thôi – quan sát thế giới, nhận thức thế giới, và tìm cách hiểu cho được tại sao chúng ta lại đứng ở đây giữa thế giới. Đấy là lý do tại sao Mark Twain lại nói có hai ngày quan trọng nhất cuộc đời em, đấy là ngày em sinh ra và ngày em hiểu được tại sao.

Thế và, thực tế là đại đa số, ý anh là hầu như toàn bộ, 99,99% nhân loại xung quanh em không ai hiểu tại sao. Họ không hiểu tại sao họ lại đang đứng chỗ họ đang đứng, làm việc họ đang làm, cảm thấy thứ họ đang cảm thấy. Họ không biết mình là ai. Vì không biết mình là ai, nên họ tìm kiếm định nghĩa bản thân họ TỪ NGƯỜI KHÁC. Anh thấy tôi có đẹp không? Em thấy tôi có giỏi không? Bạn thấy mình có thú vị không? Xe mình có đẹp không? Nhà mình có to không? Con mình có xinh không? Có à, hihihi. Không ư, buhuhu.

Khi em bước vào một căn phòng (một lớp học, một nhà ga, một chỗ nào có đông người), em sẽ nghĩ ngay rằng ối, họ sẽ nghĩ gì về mình đây. Mình mặc thế này có ổn không? Trông mình có ngu không? Mình vừa ị xong nhưng không rửa tay, có ai biết không nhỉ?

Nhưng em ạ, đéo ai quan tâm đâu.

Chính họ cũng đang tự hỏi là họ có ổn không trong mắt em. Ai cũng đang tự hỏi là mình có ổn không TRONG MẮT NGƯỜI KHÁC. Ừ, anh biết, lố bịch bỏ mẹ đi được, nhưng kiểu nó là vậy. Có phải tự nhiên mà Satre là tuyên bố “người khác là địa ngục” đâu em.

Giờ thì em biết bí mật vĩ đại nhất của loài người rồi đấy. Thực ra còn một bí mật khác, đấy là khi em biết mình là ai, em hiểu tại sao em lại ở đây, tự nhiên em sẽ không còn băn khoăn mấy về bản thân mình nữa. Lúc đó, em sẽ quan tâm đến người khác, quan tâm thực sự, mặc kệ họ có quan tâm đến em hay không. Lúc đó, em sẽ được tự do.

Còn bây giờ, đừng buồn nữa. Đứng dậy, đi ăn cái gì ngon, xem cái gì hay, hoặc chơi cái gì thật đã. Rồi sáng mai thức dậy sau khi ngủ một giấc dài, em hãy làm ngay cái điều em đã muốn làm từ lâu mà không dám làm. Đến nói với sếp em rằng sếp ngu như lợn. Đến nói với bạn gái mà em để ý lâu nay rằng ôi em xinh vãi linh hồn hãy ngủ với anh đêm nay. Đến nói với bố mẹ em rằng em cần phải dọn ra ở riêng đây. Anh không biết em xử lý từng trường hợp cụ thể thế nào, thành công hay ăn tát, bởi vì, thực lòng mà nói, anh đéo quan tâm.
Và đéo ai quan tâm cả. Nên em hãy cứ sống đi.

Thế nhé.
Yêu em,

The end
Khuyết danh

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
5. Bà già lẩn thẩn

"Bà gọi cho con bà chưa?" - tiếng bà bán nước mía hỏi.

"Rồi, nhưng nó bận, hổng bắt máy". Bà bán nước mía để cái quạt máy cầm tay qua một bên rồi khều khều bà Nẫu: "Nè bà, con bà ở trong khu nhà này, chắc làm nhiều tiền lắm ha bà". Bà Nẫu chỉ ậm ừ. Bà nhấp ngụm nước mía xong rồi lại lấy cái điện thoại cùi bắp ra nhìn nhìn chờ đợi.

Chỉ mới mấy năm nay thôi mà một ngày của bà Nẫu ở quê đã khác hẳn lúc xưa. Như trước kia, bà Nẫu hay đi chùa làng để cầu may cho thằng Tâm. Thằng Tâm học nghề diễn viên, ra trường trầy trật tìm việc suốt một thời gian dài.

Nhiều lần bà Nẫu ngồi trước thềm nhà, nhìn tán lá mận xào xạc trong nắng trưa mà lòng bà rầu rĩ. Bà lo cho thằng Tâm. Đời thiếu gì việc hổng làm, sao nó cứ đâm đầu vô cái nghề cứ mãi giả thiện - ác để kiếm sống.

Mà thằng Tâm cũng có năng khiếu thật. Từ lúc tóc còn để chỏm, nó đã biết diễn. Cứ mỗi chiều, bà Nẫu phải chạy lòng vòng trong xóm để lôi thằng Tâm về, nếu không nó cứ say sưa diễn hót đủ trò cho khắp nhà trong xóm.

Chồng mất sớm, bà Nẫu dồn hết tình thương cho thằng Tâm. Nhiều lúc bà muốn chuẩn bị cho nó một cái nghề cho rõ ràng, nhưng thằng Tâm không chịu. Bà nhớ mắt nó long lên sòng sọc, dằn chén cơm xuống bàn rồi đứng dậy nhìn bà: "Không, má không cho con làm diễn viên thì con bỏ xứ đi luôn, chứ con không muốn làm cái quái gì ở đây hết".

Cơm vương vãi ra bàn sau cú dằn của thằng Tâm. Nó bỏ đi. Bà Nẫu ngồi nhìn ông nhà trên bàn thờ mà thở dài.

Sau dạo đó, thằng Tâm quăng nguyên cục lơ cho bà Nẫu. Nhiều lúc bà nhìn nó đắm chìm xem những bộ phim hài mà mặt nó bí xị. Nó hầm hầm nhìn bà. Bà Nẫu khó xử lắm. Cái nghề thằng Tâm chọn thì bà có cấm đâu.

Tiền bạc và nổi tiếng, ai mà hổng thích, huống gì đứa mới lớn như thằng Tâm. Bà chỉ muốn nó thử những nghề khác, biết đâu nó sẽ nghĩ lại. Nhiều lúc, cha Bảy Xị hàng xóm nói: "Thằng con bà là đại bàng. Mà đại bàng thì không thể ở trong ổ gà được. Cho nó bay đâu thì bay đi bà". Bà Nẫu suy nghĩ: "Chắc mình là bà mẹ lẩn thẩn. Cứ kiếm chuyện mà lo lắng".

Bà Nẫu sẽ đồng ý cho nó học nghề nó thích. Nhà chỉ còn hai mẹ con, gặp mặt nhau cũng như không thế này thì bà thà nuôi con chó cỏ, để nó còn biết quấn quýt.

Đêm đó, bà Nẫu quyết định nói cho thằng Tâm biết là bà sẽ bán luôn mảnh vườn để đầu tư cho nó học nghề diễn viên. Nhưng thằng Tâm chẳng còn ở nhà.

Bà Nẫu chỉ thấy mỗi tờ giấy học trò nguệch ngoạc nét chữ: "Tui vô Sài Gòn tìm tương lai.


Bà khỏi phải lo lắng".

Nhưng đó là chuyện của mấy năm trước. Giờ đây, một ngày của bà Nẫu là đi lòng vòng trong xóm thông báo lịch chiếu phim có con bà đóng, rồi đến 5 giờ chiều, bà cùng mấy bà hàng xóm ngồi dán mắt lên tivi xem thằng Tâm đóng phim. Ai cũng trầm trồ, xuýt xoa khi thấy thằng Tâm diễn hài "dzui" quá trời quá đất.

Hôm qua xem phim của thằng Tâm, bà Nẫu thấy nó bị bọn ác đánh cho tơi tả. Dù biết là phim, nhưng bà cũng thấy lo. Bà trách mình già rồi nên lẩn thẩn. Nhưng ba năm nay thằng Tâm về nhà đúng ba lần vào dịp giỗ cha nó, còn lại, nó chỉ gửi tiền.

Bà Nẫu gọi cho nó thì cũng nói chuyện được đôi ba câu vì nó phải diễn. Có khi con nhỏ thư ký đoàn phim còn phải bắt máy thay nó. Nghĩ lại cảnh nó bị bọn ác đánh cho bầm dập, bà Nẫu cám cảnh: "Cái nghề gì mà nghiệt". Bà quyết lên Sài Gòn thăm nó.

Vừa xuống bến xe, bà Nẫu điện nhưng chẳng thấy thằng Tâm bắt máy. Bà đành phải đi xe ôm đến nhà con trai, nhưng bảo vệ khu dân cư chỉ cho bà vào nếu có người nhà ra xác nhận. Bà Nẫu đành phải qua vỉa hè đối diện để đợi cuộc gọi.

Bà bán nước mía reo lên khi biết con bà Nẫu là nghệ sĩ hài Đại Tâm. Vừa lúc đó, một chiếc xe hơi màu đen chạy vào khu dân cư. Bà Nẫu nhìn theo xe, mắt bà sáng lên rồi quay sang bà nước mía: "Xe của con tui đó bà".

Chợt điện thoại bà Nẫu réo lên, thằng Tâm gọi. Bà Nẫu lật đật nói ngay: "Má xem phim thấy mày bị đánh ghê quá, má lên thăm mày đó Tâm". "Trời, má lẩn thẩn hả, đóng phim mà. Con đang diễn ở miền Tây, má đừng lên. Xong việc rồi con tính" - giọng thằng Tâm qua quýt. Bà Nẫu ngẩng mặt ra: "Con, con khỏe không Tâm?".

Bên kia cổng khu dân cư, chiếc xe hơi dừng lại trước cổng nhà, thằng Tâm bước xuống, một tay nghe điện thoại, một tay thì ôm xốc con chó nhỏ trong lòng: "Khỏe, má yên tâm. Thôi, con đang diễn, có gì con gọi lại sau". Thằng Tâm đóng sầm cửa xe hơi lại. Điện thoại bà Nẫu cũng "tút" tiếng tắt máy.

Bà nước mía ngơ ngác nhìn bà Nẫu như ngờ vực: "Con bà dìa rồi kìa. Sao bà còn ngồi đây?". Bà Nẫu giật mình sau câu hỏi, cuống quýt: "Đâu có, nó bận lắm, nó đang diễn ở miền Tây".

Bà bán nước mía thở dài rồi ngả người dựa ghế: "Sao bà lẩn thẩn vậy. Bộ tui hổng biết mặt nghệ sĩ Đại Tâm hả?". Với tay cầm cây quạt máy nhỏ xíu, bà nước mía nhìn bà Nẫu rồi thở dài: "Ly nước mía mười ngàn. Còn bà muốn đi đâu, tui gọi xe ôm giúp cho".

Bà Nẫu tay run run móc tiền ra trả: "Tui ra bến xe Miền Đông"...


The end
Tạ Tư Vũ

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
6. Vẫn chưa đến Tết

Sớm ra, đợi cả nhà thức dậy, bà nội chống gậy tìm tới từng người rồi thủ thỉ tối qua ông tụi bây lại về. Như chưa đủ khiến người trong nhà thấy nặng nề và sợ hãi, bà mô tả cụ thể chuyến về của ông: “Ông bây ngồi đầu giường ngó tau ngủ. Có khi tau sắp theo ông cũng nên”.

Những người già thường rủ rỉ kể nhau nghe về cái chết và con đường đến đó. Hình như phải đi qua một cây cầu dài, có người dẫn đường và mình chỉ cắm cúi đi theo. Bà nội thường thắc mắc không biết ai vẫy tay dẫn ông đi. Và thắc mắc thêm không biết lúc về dưới, người ta sẽ tiếp tục già hay cứ ở mãi cái tuổi vừa chết. Nghĩ tới đó, bà níu áo tôi kêu sợ, nhỡ bà tiếp tục già họm hẹm trong khi ông bây vẫn ở tuổi cũ thì khi gặp lại ắt khó coi.

Ba cười hiền, nắm tay bà rồi nhẹ nhàng bảo chắc tại bà ngủ mê thôi. Quay sang nháy mắt với mẹ, ba dặn tí đi chợ nhớ mua ít hạt sen về nấu cháo cho bà. Bà cứ ăn ngon ngủ ngon để sống lâu với con cháu, ông luôn mong bà sống vui mà. Ngúng nguẩy như đứa trẻ nít cần dỗ dành, bà nội lay tay tôi rồi nhắc lại: “Không, rõ ràng là ông bây. Bây không tin tau à? Nhưng vẫn chưa tới Tết, tau chưa đi đâu”.

Thực tình, lời bà nội nói xưa giờ không ai dám tin trọn vẹn. Bà có tật hay bịa chuyện hoặc nói quá lên chuyện đã xảy ra. Dù rằng lời đó không gây hại đến ai nhưng đôi khi làm người ta khó chịu. Hồi tôi còn nhỏ, bà hay thơm má tôi rồi bảo: “Cháu đích tôn của bà thông minh hơn người, mai mốt nhất định sẽ làm to”. Trong khi tôi học hành không mấy giỏi giang, trầy trật lắm mới xong cấp ba, bà nội vẫn mang nỗi tự hào thái quá dành cho con cháu mình như vậy. Mỗi lần giỗ chạp hay gặp bà con hàng xóm, bà vẫn thường khoe ba mẹ, chú thím tôi hiếu thuận thế nào, biết mần ăn ra sao, anh em tôi học giỏi, thông minh này nọ. Mẹ nói có lần đi chợ nghe người ta quở nhà mình sắp mua ôtô, mà trời ơi, mình sắp mua hồi nào mà mình không biết. Hỏi quanh mới hay, ra là bà nội nói với người ta như vậy. Ba bảo đó là niềm vui của người già nên cứ vờ như không nghe không biết, đừng tỏ thái độ làm bà buồn lòng.

Thế nhưng, chuyện bà bảo trông thấy ông cứ khiến chúng tôi hoang mang. Lần đầu bà làm cả nhà sởn da gà là lúc đang làm lễ cúng cơm cho ông. Bà kêu đẩy cái bát cơm tới một tí, ông bây với tay không tới. Cả đám con cháu nhìn nhau, tặc lưỡi nghĩ tại thương nhớ ông nên bà nói sảng. Hiếm có người già nào thương nhau kiểu như ông bà nội. Niềm yêu thương đó ít khi được nói bằng lời. Tại ông tôi điếc nặng, gần như không nghe được.

Bữa vừa xong bốn chín ngày của ông, bà tả đêm đó ông đi quanh nhà rồi ngồi khóc ở phòng khách. Bà cứ nói chút chút từng chi tiết một làm thằng cháu nhát gan như tôi rùng mình ớn lạnh. Vẫn biết là ông của mình nhưng nếu xuất hiện trong nhân dạng khác thì sợ lắm. “Ông bây mà sợ chi”, bà nội gõ trán tôi rồi cười khì khì.

Không ai nghĩ ông mất trước bà. Ông chỉ điếc chứ tay chân xương khớp linh hoạt, đi đứng thẳng băng. Sức khỏe của bà kém hơn ông. Bà ăn uống ít, lại hút thuốc nhiều. Mỗi khi trời trở lạnh, bà thường lên cơn hen, phải nhập viện cả tuần. Lúc bà nằm ốm yếu trên giường bệnh, ông lại gần, ngó vào mắt bà rồi hiền hòa bảo: “Chưa tới tết mà”. Bà gật đầu, cười tươi rói. Trăm lần như một, câu nói đó cứ như thần chú làm bà tôi khỏe lại. Dăm ba bữa sau, bà sẽ ngồi dậy ăn cháo, uống thuốc, lại cười nói với chúng tôi mỗi ngày.

Hồi ông còn sống, chúng tôi hay bực mình và buồn cười vì sự điếc của ông. Nói gì ông cũng không nghe, phải tiến sát lại gần, gần như hét vào tai ông mà có câu nghe được, có câu ông hiểu sai ý. Có điều, ông điếc rất dễ thương. Không nghe người ta nói gì, ông sẽ dí sát vào mặt họ rồi cười rạng rỡ, thì thào: “Bây nói to lên, tao điếc”.

Ông thương bà bằng cách chiều bà như đứa con nít. Bà nghiện thuốc nặng, loại thuốc vấn đặc quánh mùi mà đứa trai như tôi cũng thấy hôi rình. Mẹ có lần bảo sao bà không chuyển qua nhai trầu như mấy bà già khác, so với thuốc hẳn mùi trầu dễ chịu hơn. Bà nghiện thuốc từ hồi trẻ, vắng thuốc vài ngày là người lờ đờ, buồn tay buồn chân. Thuốc bà hút do ông trồng, tự thu hoạch và chuẩn bị kỳ công. Sau khi hái vào, ông xỏ dây và treo cả dãy trước sân, phơi qua vài đợt nắng rồi hì hục cắt thành sợi nhỏ. Ba bảo hồi xưa, mỗi năm ông thường làm hai, ba đợt như vậy rồi cho vào bao tải cất trữ để bà dùng dần. Mấy mùa lũ lụt, người ta hớt hải chạy ngược xuôi lo lúa gạo khỏi ướt thì ông nội tất tả lo cất bao thuốc cho bà. Thế mới nói, trên đời này chẳng ai chiều bà như ông.

Bà đáp lại bằng cách hiểu thấu sự điếc đác của ông, bước vào thế giới không âm thanh đó chẳng bằng một âm thanh nào. Nhiều bữa tôi thấy ông bà nội ngồi uống trà bên nhau, không ai nói gì mà như đang thủ thỉ rất nhiều chuyện. Tôi khều mẹ thắc mắc, mẹ bảo nhà này mà cụ thể là ông bà có nhiều chuyện mẹ chưa tường tận dù mần dâu cũng ngót nghét hơn hai mươi năm. May sao tình cảm thì luôn đong đầy, không thiếu tiếng cười, tiếng chuyện trò sớm tối. Nói thì nói vậy nhưng tôi biết mẹ luôn chờ đợi được bà dốc bầu tâm sự với mình. Khi nào những nỗi niềm chung riêng san sẻ hết, khi đó yêu thương mới không còn giới hạn.

Mỗi tối, lựa lúc bà xem phim, ông sẽ soạn đồ ra quấn thuốc để sẵn đó. Bữa trước, ông đi khi quấn xong số thuốc dành cho cả tuần. Nhẹ nhõm như không, ông trút hơi thở từ trong giấc ngủ. Ngó cảnh bà nhìn ông trân trối đầy thắc mắc mà ai cũng đau lòng. Hiện diện cùng nhau mấy chục năm trên đời nên khi thiếu vắng đột ngột, bà buồn quá mà nhớ nhớ quên quên mọi chuyện.

Mức lú lẫn nhớ quên của bà chưa đến nỗi nặng, bà vẫn tỉnh táo biết chờ đến tết. Độ ấy đã tới tháng chạp nhưng cả nhà nhất trí thời gian sẽ ở mãi tháng mười. Sớm nào bà cũng ngó tờ lịch vẫn còn tháng mười mà ba tôi cất công xé dán. Cả nhà “thông đồng” cùng nhau rằng ngày tháng trong nhà, một là đứng yên, hai là đi lùi.

Có điều, tết đến thì vẫn phải đón. Mẹ tôi giấu giếm soạn sửa này nọ thì bị bà bắt gặp. Bà quở sao bây mua hành kiệu chi sớm, mới tháng mười đã bày rau củ mứt trái hả bây. Mẹ phân bua, con tranh thủ nắng nôi phơi cho ráo, nghe đâu mai mốt mưa gió triền miên. À, ba mấy đứa kêu thèm mứt, con làm nhiều để tết ăn luôn. Bà gật đầu ừ hử rồi thở dài than Tết năm nay lâu tới quá!

Không phải mình bà đợi tết. Hồi trước, ông nội còn nôn nao ngóng tết hơn cả bà. Sự chờ đợi tết đến xuân về của ông bà không như đám con nít chờ được nghỉ học, chờ được mặc đồ mới, chờ được đi chơi... nhưng niềm háo hức và ngóng trông thì hệt vậy. Năm nay, bà đợi để khấp khởi vui thêm phần của ông.

“Tết nào đó, tôi sẽ về”. Từ ngày nghe một lời ngắn ngủi được tường thuật lại từ môi người khác, trước đó đã băng qua vài ba người nữa, xuyên biên giới nửa bán cầu, không rõ là bao nhiêu năm, ông bà tôi bắt đầu đợi. Lời nhắn nhủ mong manh kia đã níu những ngày sống cuối đời của ông bà nội. Đáng tiếc ông không chờ được.

Bác là anh cùng cha khác mẹ với ba tôi. Mối quan hệ giữa bà nội và bác là mẹ ghẻ con chồng. Mẹ tôi bảo chắc chắn hiềm khích nào đó giữa ông bà và bác rất sâu đậm nên bác tôi cắt đứt toàn bộ liên lạc trong mấy mươi năm. Mâu thuẫn mẹ ghẻ con chồng thì hẳn lắm lý do, có thể bà làm gì đó, nói năng sao đó nên bác giận lẫy. Rồi nhìn kiểu ông thương bà thì biết ông bênh bà nên bác càng giận chớ chi. Những rạn nứt đó hình như chẳng ai rõ ngọn ngành, kể cả ba và chú út bởi đâu nghe ai nhắc tới.

Mấy bữa tháng mười lẩn quẩn lặp đi lặp lại, bà lên cơn hen suyễn đến ba lần. Bác sĩ có lần tuyệt vọng lắc đầu bảo không dám chắc bà có gắng gượng qua nổi cái tết này không. Bà nghe thấy, cười móm mém với chúng tôi, được chớ, còn chưa tới tết, bà chưa đi đâu. Nhớ câu nói hiệu nghiệm nọ, ba tôi nắm chặt tay bà, tin tưởng và hy vọng. Vậy rồi cũng qua, uống thuốc vài ba ngày, bà được cho về nhà điều trị.

Năm nay nhà tôi chẳng trang hoàng tết nhất như mọi năm. Cây mai trước sân nở sớm, nở đúng mấy dịp bà nằm trên giường bệnh. Thế nên, sự báo hiệu tết đến xuân về bằng cách nào đó đã khuất mắt bà nội. Đó là gốc mai chính tay ông trồng. Hồi ông còn, ông chăm sóc ngắt lá đúng ngày nên năm nào mai cũng nở bung đều đặn.

Độ này, điệp khúc “hồi ông còn” được chúng tôi nhắc tới nhiều hơn. Ba nhắc chuyện hồi còn nhỏ, ông nghiêm khắc với ba và chú út ra sao. Mẹ ngậm ngùi nhớ mấy ngày đầu về làm dâu, mẹ ít nói nên ông bảo cứ ăn nói tự nhiên, ông không nghe đâu mà lo. Ký ức của tôi về ông nội có nhiều niềm vui tiếng cười. Nhớ lúc hai ông cháu chơi cờ, bực bội vì ông suy nghĩ lâu, tôi hay mần áp lực kiểu ông nghĩ lâu thì con không chơi nữa. Gõ đầu tôi, ông nộ: “Cha tổ bây, chơi cờ rồi còn…đi bơi chi nữa”.

Khoảnh sân trước nhà in đậm bóng dáng của ông nội. Góc nào cũng do ông chăm bẵm, bắt sâu, tỉa lá. Có lần tôi banh tai ông ra để kể lể mấy chậu lan, gốc tiểu quỳnh hay chậu sen mini kia biết bao giờ mới trổ hoa, trồng vậy con thấy nản. Ông nói người ta sống cần kiên nhẫn, cần biết chờ đợi chớ con. Hồi đó, tôi nghĩ ông an ủi mình khi ra trường cứ trầy trật bởi việc làm và thu nhập. Hóa ra, mỗi người trong nhà đều âm thầm mang một nỗi đợi chờ nào đó na ná nhau.

Ba thắp thuốc ngồi trầm ngâm trước hiên nhà, tôi nghĩ có khi ngay cả ba cũng không chắc bác tôi có về hay không. Là tết năm nay, năm sau hay nhiều năm sau nữa? Tôi chỉ mong những cái tết sẽ đến trong rộn ràng thật sự để có thể nghe tiếng dép lẹt xẹt của bà nội ở hành lang. Bà chống gậy ra sân đứng ngó ông trời bữa nay mần mưa hay nắng. Rồi lại quay qua ngó tờ lịch, lẩm nhẩm tính nhiêu ngày nữa tới tết. Nếu năm nay bác tôi chưa về thì chắc là năm sau. Có thể năm nay hết vé, có thể bác bận việc đột xuất. Luôn có lý do để người ta không trở về sum họp với gia đình khi hết năm tàn tháng.

Ba nói bác chết hụt hồi năm ngoái. Vừa lúc có ý định về thì gặp tai nạn, giờ nằm một chỗ. So bề công nuôi dạy chăm sóc thì bà chăm lo cho bác còn tường tận hơn ông và thương bác hơn cả thương ba. Kiểu tình thương khó lý giải và hiếm tồn tại giữa mẹ ghẻ, con chồng. Bác bỏ đi vì giận dỗi ông nội cấm cản chuyện yêu đương với một người phụ nữ hơn bác chục tuổi. Bác đi theo người đó và lén cầm thêm mấy khâu vàng mà bà nội chắt chiu dành dụm. Sau này, tại đi xa nên không có cơ hội quay về, chứ thật tâm bác luôn hướng về nhà. Ba để bà nội giữ nguyên ý nghĩ bác sẽ về sum họp vào một ngày nào đó, bởi sẽ tốt hơn ý nghĩ bác khó có thể về. Tất cả chỉ để quãng thời gian nhắc về bà nội sẽ không phải bằng cụm từ “hồi bà còn” như đang nói về ông.

Cuộc điện thoại từ phương xa làm cha con tôi khấp khởi. Đó là bác tôi. Ba nói trong nước mắt, dặn dò bác giữ gìn sức khỏe, chừng mô thật khỏe hẳn tính chuyện về. Có nhiều bao biện để giải thích phân bua cho nguyên do sao lâu nay không hề liên lạc. Một cuộc gọi như thế này có thể được kết nối từ lâu lắm rồi, từ hồi ông còn chẳng hạn. Hẳn bác đã chuẩn bị câu trả lời nhưng ba tôi không hỏi. Chỉ cần bác nói đã đặt vé đợt ra giêng, ba mỉm cười bảo để em báo lại cho bà mừng.

Gật đầu cười tươi và ngó bâng quơ ra cửa sổ, bà nội rớm nước mắt rồi nói thầm trong miệng: “Đã tới tết đâu, ra giêng e còn lâu lắm”.

Lâu cách mấy, bà vẫn đợi được cho coi, huống hồ khi đó giao thừa cũng vừa đến.


The end
Diệu Ái

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
3. Mình chia tay rồi đấy

"Alo -Gì hả anh?"
"Chia tay đi"
"Im lặng là đồng ý nhé! Từ mai chẳng còn là người của nhau đâu em!"
Cô bất ngờ….lắp bắp…không thành lời: "Lý do? Em làm gì sai àh?"
"Không.."
"Thế vì lý do gì, chúng ta quen nhau 3 năm cơ mà, chia tay như thế là sao hả anh?"
"Anh thích"
"Anh nói như thế mà dc à?" - "Em có làm gì sai thì anh phải nói chứ?"
"Chẳng gì cả …chán rồi…hết yêu…. Chia tay thôi, tuổi trẻ mà."
Một cảm giác chạy xẹt qua người cô
….Hẫng
…Ngỡ ngàng
Lòng tự trọng như bị dao cứa vào, thấy tổn thương vô hạn!
"Ừm…Vậy chia tay, đừng bao giờ gặp nhau nữa nhé !"
"Không chắc!"
Anh nói vậy là sao?"
"Cúp nhé, tạm biệt."
"_???"
Chia tay…
Thế là chia tay…
Một cuộc tình 3 năm bay theo sóng điện thoại …
Lãng thật! Rốt cuộc chỉ có như vậy thôi sao….
Nhảm nhí thật…
Tình cảm nó nhạt thế thôi hả anh? Đồ tồi! Chẳng việc gì tôi phải buồn vì anh cả….
Cô nói thế….
Và nằm xuống giường…..
Có thứ nước mặn đắng thấm đầy vào gối. Ba tuần kể từ cái ngày chia tay ấy. Ngày thứ nhất Có điện thoại, của anh ta…. Cô bắt máy, như một phản xạ tự nhiên.
"Anh gọi tôi có việc gì không?"
"Chẳng gì cả , thích thì gọi"
"Dẹp ngay cái giọng điêu khinh khỉnh ấy đi!"
"Quen rồi, không bỏ được."
"Chia tay rồi, để tôi gạt phăng thằng khốn nạn như anh ra khỏi cuộc đời đi!"
"Chia tay rồi, anh chẳng còn là gì của em nữa đâu, đừng bận tâm đến anh như thế ,anh chỉ gọi,và em cứ việc mắng nếu e muốn, nhưng đừng cúp máy…"
"Anh điên vừa thôi! Hãy biến đi với những đứa con gái khác, đừng gọi làm phiền tôi nữa!"
"Àh em…"
"Sao?"
"Mình chia tay rồi đấy!"
RỤP!
Tít……tít…..tít...
Cô bực tức cúp máy……
Thật khốn nạn, anh làm như thế là có ý gì? Gọi cho tôi làm gì. Tôi chẳng muốn nghe giọng của anh nữa!
Nhưng sao có gì đó vương vấn và nghẹn lại ở tim…..
”Mình chia tay rồi đấy” ….văng vẳng bên tai…

Ngày thứ 2
Lại có điện thoại của anh….
Không bắt máy….
tắt máy…..vẫn gọi!
"Alo, anh đừng phiền tôi như thế được không?"
"Ăn cơm chưa, đừng có mà uống sữa liền đấy nhé, đau bụng đấy!"
"Cô hơi bất ngờ…
"Anh quan tâm làm gì?"
"Vì anh biết bụng em không tốt, ăn uống như thế sẽ đau bụng."
"Tôi lớn rồi, ăn uống ra sao là quyền của tôi, chẳng liên can gì anh cả!"
"Ừm nhớ ngủ sớm nhé, mai e thi đúng không? Ráng mà thi tốt đó nha!"
"Tại sao…anh lại như thế….anh muốn gì ở tôi hả?"
"Mình chia tay rồi đấy!"
Lại câu nói ấy….anh ấy lại nói thế……thì chia tay rồi…..tại sao cứ phải gọi điện chỉ để nói câu đó….cho tôi bình yên không được à….sao anh cứ động chạm đến tuyến nước mắt của tôi thế hả???

Ngày thứ 3
"Alo!"
"Tôi van xin anh đấy"
"Cho con Milu nó ăn chưa em, đồ ăn cho nó bữa anh mua còn ko?"
"Tôi tặng nó cho người khác rồi…."
"Sao lại như thế, anh tặng em mà…."
"Chẳng việc gì tôi phải giữ cả!"
"Ừm nhỉ, thì mình chia tay rồi mà.."
Lại thêm 1 cuộc điện thoại kết thúc bằng câu nói đó….
Cô ngồi xuống…Xoa xoa đầu con Milu ….
“Anh ấy làm như thế là sao hả Milu? Anh ấy biết 3 tuần qua tao đã cố gạt anh ấy ra khỏi suy nghĩ không? Sao lại làm thế với tao? …..
Cô chẳng cho con chó ấy cho ai cả……Làm sao mà cho được……

Ngày thứ 4
…. Cô bắt máy như 1 thói quen
"Alo,…Tôi không uống sữa sau khi ăn cơm…….Tôi cho con Milu ăn rồi!"
"Sao hôm qua lại nói là tặng Milu cho người khác rồi? Em vẫn ngốc trong cái khoảng nói dối như ngày nào."
"Tôi…. "
"Trời hôm nay lạnh quá, lấy cái áo màu nâu anh mua mà mặc vào, làm bằng lông thú nên ấm lắm đấy.."
"Ừm.."
"Nhà còn sữa bột không? Trước khi đi ngủ thì nhớ uống nhé, uống sữa nóng buổi tối cho dễ ngủ ..đừng có viện cớ không ngủ được mà onl tới tận sáng đó!"
"Ừm.."
"Hôm nay ngoan thế, không mắng anh à??"
"Ừm.."
"Ừm thôi anh cúp đây…….Àh… Mà mình chia tay rồi em nhỉ!….."
Hôm nay em không mắng anh….Em không phản ứng…… vì cổ họng e nghẹn ứ chẳng nói được gì……

Ngày thứ 5
….. Cô chờ điện thoại của anh 10h tối …Vì sao khi anh đi em đã không ôm lấy anh??? …Vì sao đôi chân e cứ đứng nhìn anh xa mãi xa mãi???
Tiếng nhạc chuông vang lên, cô chộp lấy cái điện thoại màu trắng …
"Xin lỗi hôm nay anh ngủ mãi tới giờ mới dậy"
"Ngủ kiểu gì tới 10h tối vậy?"
"Hôm nay hỏi lại anh nữa àh? …… Cái quả cầu tuyết anh mua cho còn pin không? Hết pin thì bảo thằng Bi nó mua bỏ vào nhé, quả cầu tuyết mà không có đèn có nhạc thì chán lắm.
"Em mua rồi…."
"Em ngoan đến mức anh bất ngờ đó"

"Mình chia tay rồi hả anh?"
"Ừm..mình chia tay rồi đó…, anh cúp nhé!
….Khoan… Tít…tít….tít...
Cô vứt điện thoại xuống giường và bật khóc nức nở. Nước mắt dồn nén bao lâu nay đã vỡ òa trên gương mặt hốc hác…. Anh ác lắm….Anh đã bước ra khỏi tim em….Em đã đóng chặt tim và chẳng muốn cho anh vào nữa….Em không muốn nghe giọng nói đó của anh… Em không muốn nhìn thấy số anh…..Nhưng em không ngăn mình bấm “trả lời”, Em không ngăn mình nhớ đến anh được…..tim Em cũng không nghe lời em … Chẳng lẽ anh lại bước vào tim em 1 lần nữa sao?

Ngày thứ 6
"Alo….em tắt nick yahoo đi, treo nick hoài như thế nóng máy đấy, máy thì lại hay hư, chẳng ai qua sửa cho em đâu!"
"Quen rồi"
"Quen cái gì? Àh Donut tới chưa?"
"Donut gì?"
"Anh gửi 1 hộp đến cho em đó, toàn vị socola đó, thích không?….Àh trà sữa thì chắc chưa tới đâu, quán đang đông , nó bảo sẽ đợi lâu…"
"Anh đang nói gì thế? Anh đang làm gì thế?"
"Gửi donut và trà sữa cho em, trời mưa gió như vầy anh biết em làm biếng đi mua."
"Nhưng…"
"Nhưng cái gì, chẳng phải thích 2 món đó nhất sao??"
"Anh làm ơn đi, anh muốn như thế nào thì dứt khoát đi…..chia tay rồi sao anh cứ quan tâm em như thế…Em không chắc là em sẽ quên được anh đâu!"
"Mình chia tay rồi đấy em à"
………………….Cúp máy…… Bính boong…bính..boong
"Xin lỗi ! Donut của cô đây ạ…."
Mưa phùn rơi nhẹ bên cữa sổ….
Nhẹ nhàng…
Chiếc donut hình mặt cười với vài miếng socola, thật bắt mắt. Ly trà sữa, ngọt ngào! Nhưng… Một cô gái, lòng nặng trĩu, gương mặt vô hồn, giọt nước mắt, mặn chát….
Những ngày tiếp theo, cô quyết định không bắt máy nữa. Cô sẽ tự bước ra khỏi cuộc sống của anh… Cô quyết định cho tim mình vào ngăn đá, cho nó lạnh ngắt lại. Chẳng còn bận tâm đến anh nữa….

Ngày thứ 10
. . Duy is calling
. . Không bắt máy
. . Duy is calling
. . Không bắt máy…..
. . Có tin nhắn….
. . Duy mất rồi …..Em đến bệnh viện đi…
Cô bàng hoàng buông chiếc điện thoại xuống. Lao ra khỏi phòng…
Hai tai cô ù đi. Đôi mắt như bị ai lấy tay bịt kín, tim như bị bóp nghẹt, đôi chân cứ guồng chạy tới, không dừng lại được… Anh mở mắt ra đi đồ tồi. Hôm nay em đã uống sữa sau khi ăn cơm đó. Em quên cho con Milu ăn rồi. Anh mắng em đi. Anh làm gì anh nằm yên vậy?? Dậy đi Duy, dậy đi ….Dậy gọi điện cho em đi…..Em sẽ bắt máy….Em bắt máy mà…….!!!! Em thèm ăn donut, em muốn uống trà sữa. Mưa rồi em lười đi lắm. Anh mua cho em đi……..Àh quả cầu tuyết hết pin rồi đấy….Anh dậy anh mua cho em pin đi………Anh nghe em nói gì không hả..Hả anh ….! . . . . -Alo anh Duy hả, hôm nay trời lạnh anh nhỉ?? - Im lặng -Anh bệnh nặng như vậy sao anh không nói em?? …Vẫn im lặng -Anh ra đi như vậy mà anh coi được à…Anh tệ lắm ! ……… -Anh vẫn là người yêu của em đấy. Chia tay như thế em chẳng chịu đâu . …Im lặng … … -Àh anh…Em sẽ yêu mình anh thôi nhé! Anh cũng vậy nhé, anh đã bước vào tim em rồi thì em sẽ đóng chặt tim và giữ anh trong đấy mãi mãi… Em chẳng yêu ai khác ngoài anh đâu… Anh cũng vậy anh nhé ! … …. …. Mưa vẫn rơi… Có 1 cô gái cầm 2 chiếc điện thoại….1 trắng 1 đen…Của cô và của anh…


The end
Khuyết danh
 
7. Những giấc mơ

Ly à, mùa đông này con có về không? Con có về khi những cơn gió lạnh lùa đi trên hè phố? Ba sẽ bước đi trong gió, bước trên những cánh lá mỏng và nếu có thể, ba sẽ quàng lấy vai con.

Mùa đông này con trở về con nhé. Mà về đâu? Ba cũng không biết con sẽ về đâu. Chính bản thân ba, ba cũng không biết mình sẽ về đâu. Ly à, mà tên con có phải là Ly không? Tên gì cũng được, miễn là con sẽ trở lại vào mùa đông. Con nhé.

Bao nhiêu là xác hoa đã rụng. Đêm qua mưa gió tơi bời ba à. Ba mờ quá. Khói thuốc trên tay ba cũng mờ quá.

Con vẫn ở đây, bao nhiêu lần con đã gọi tên ba nhưng ba không quay lại. Con thường ngồi một mình trên bancông và tưởng tượng ra vô số những khuôn mặt của ba. Trong những khuôn mặt ấy, con thích nhất là khuôn mặt khắc khổ của ba.

Con thích những nếp nhăn trên trán của ba, những nếp nhăn giống như những con đường mà ba đã đi qua. Phải vậy không ba?

Con không biết ba đã đi qua bao nhiêu con đường, những con đường ấy có lưu dấu chân ba không. Mà ba ơi, sao cứ mỗi lần con đưa tay chạm vào áo ba thì ba lại biến mất. Con ghét những giấc mơ gãy vụn.

Đúng rồi, ngôi nhà trên phố Ca My. Ngôi nhà màu trắng chỉ dành cho những lữ khách. Con có về lại đó vào mùa đông không Ly?

Ba sẽ ngồi trên tam cấp chờ con quay trở lại. Một ngôi nhà tuyệt vời, một ngôi nhà có hoa trên hàng rào và nhạc trong những cuốn sách nhỏ. Ngôi nhà màu trắng như những ngôi nhà trong mơ. Con sẽ về lại đó con nhé.

Con sẽ về lại và ra sau vườn để ngồi dưới bóng cây, lắng nghe sự rộng lượng của cây cỏ. Nhưng tự dưng ba thấy mờ quá, ba không thấy rõ hình hài của những bức tường màu trắng. Những hàng cây sau vườn tuyệt nhiên cũng biến mất khi ba trở mình. Ôi, ba lại thức mất rồi. Cái chân của ba. Đau buốt.

Và mẹ nữa. Đó có thể không phải là ngôi nhà màu trắng. Chẳng có ngôi nhà nào hoàn toàn giống nhau trong những giấc mơ khác nhau. Nhưng trong giấc mơ của mẹ, ngôi nhà ấy cứ luôn hiện về.

Mẹ không nhớ rõ cửa của ngôi nhà như thế nào nhưng mẹ nhìn thấy mái tóc của con lấp ló bên cửa sổ. Có thể lúc ấy con đang đọc sách hoặc con đang hát những bài hát trong cuốn sổ học nhạc của con.

Ngoài đời tóc con có đen nhánh như vậy không? Ba con ít khi quay trở lại trong giấc mơ của mẹ sau lần mẹ hát bài "những điều tìm thấy".

Ngoài đời ba và mẹ có giống như vậy không. Đêm qua con lại thấy mẹ về. Con mơ con đang nằm trên nệm và con đang ốm. Tóc con trải xuống nền nhà trong khi tiếng nhạc như những đám mây bao phủ quanh con.

Mẹ bước vào phòng con nhưng mẹ không nói. Con thấy ánh nắng len qua khe cửa chiếu vào chỗ con nằm cùng với sương khói. Mẹ bước nhẹ lại bên con rồi ngồi xuống, mẹ để đầu con gối lên chân mẹ.


Con mở mắt nhìn vào ánh mắt của mẹ. Rồi mẹ cười. Khi mẹ định cất tiếng nói thì có cái gì đó vỡ. Một tiếng động lớn. Mẹ tan ra. Con thức dậy, gió làm bình hoa vỡ, con oà khóc. Mẹ chỉ là ảo ảnh, chỉ có con với bệnh tật của mình là có thật.

Đã bao ngày không ai đem nước tới cho con. Con khát nước mẹ ạ. Một đứa bé mồ côi cũng cần phải uống nước.

Trong cuốn sách "Điều tìm thấy" mà ba đã viết vào một ngày mưa gió xa xôi, ba có nói về những giấc mơ và những kẻ mù lòa săn đuổi những giấc mơ rồi chết huy hoàng trong bóng tối.

Ba không biết những kẻ mù lòa, những kẻ hành khất như ba khi ngủ họ mơ thấy gì, cũng có thể họ sẽ chẳng bao giờ mơ thấy điều gì cả, trong giấc ngủ của họ có thể chỉ có màu trắng, một màu trắng tinh khôi như mây trên ngàn, như nước dưới sông.

Nhưng ba hạnh phúc bởi những giấc mơ của ba. Ba không biết ngoài đời mẹ và con có giống như vậy không.

Tóc mẹ và tóc con có thơm hương bồ kết như ba ngửi thấy trong những giấc ngủ của mình không? Mẹ và con có tồn tại ở đâu đó trên cuộc sống trần trụi này không? Ba không biết nữa.

Đêm nay con đã trở về trong ngôi nhà màu trắng. Con trở về đó không mang theo gì hơn ngoài những điều bí mật, con trở về đó như trở về với suối nguồn của con. Cửa không khóa, con mở cửa và khói bếp vương lên mắt con.

Con thấy mẹ ở dưới bếp và ba đang làm sau vườn, ba đang cúi xuống vun đất cho những khóm hoa hồng. Con nghe thơm mùi bánh nướng, con nhón chân bước xuống bếp, con định ôm lấy mẹ một cách nhẹ nhàng từ phía sau nhưng khi tới gần mẹ thì con không bước đi được nữa, mọi thứ dừng lại khi con chỉ cách mẹ một bước chân.

Con định gọi mẹ nhưng con ú ớ. Con nhìn ra cửa sổ thì thấy những khóm xương rồng cuốn lấy ba, con thấy máu ba nhỏ xuống trên những bông hoa. Con với tay về phía mẹ nhưng con không chạm được tay vào vai mẹ.

Con muốn mẹ ngoảnh lại để con được nhìn thấy mẹ nhưng mẹ bất động rồi biến mất ngay sau những làn khói ấy. Và rồi con thét lên. Con tỉnh dậy. Con lại đối diện với số phận của con, số phận của một đứa trẻ mồ côi chưa bao giờ biết cha mẹ mình là ai.

Mơ đi, những giấc mơ nuôi nấng chúng ta. Mẹ ước mơ rằng sẽ có một giấc mơ nào đó nuốt chửng lấy gia đình ta.

Chúng ta sẽ được ở cùng nhau trong một giấc mơ, nơi ấy ngôi nhà màu trắng trên phố Ca My là có thật. Nơi ấy, người đàn bà tật nguyền như mẹ sẽ được nhìn thấy mặt con mình, sẽ được gối đầu lên vai người đàn ông của đời mình, chúng ta sẽ đứng trên đồi nhìn ngắm những cánh chim di.

Chúng ta sẽ cùng nhau mơ từ lúc chiều tà cho tới rạng đông.


The end
Lê Minh Phong

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
8. Em cứ sai đi

Hôm qua em hỏi, nhỡ em sai thì sao? Không sao cả, em cứ sai đi.

Người trẻ nào cũng phải đối diện với nỗi sợ sai, sợ rằng mình đang trưởng thành “lệch”. Nhưng lệch khỏi cái gì? Lệch khỏi chuẩn chung của xã hội à? Đó chỉ là hàng rào nhốt gà thôi. Lệch khỏi định hướng của gia đình à? Đó chỉ là đường mòn chăn bò thôi. Lệch khỏi quan điểm của một ai đó à? Tại sao em lại phải nghe họ? Thứ nhất, đéo ai quan tâm đâu. Thứ nữa, nếu không em thì ai?

Sai là tối cần thiết. Einstein cần hàng trăm giả thiết sai. Edison cần hàng ngàn thí nghiệm sai. Em cần hàng vạn hành động sai. Để trở nên đúng.

Không ai đúng ngay từ đầu. Những người đúng ngay từ đầu là những người chết. Những đứa con tuyệt đối ngoan ngoãn là những đứa con chết. Những công dân tuyệt đối tuân phục là những công dân chết. Những con người sống theo công thức, quán tính, và chuẩn chung của bầy đàn, là những thây ma.

Có những người đã chết ở tuổi 25, nhưng đến 75 tuổi mới chôn. Lại có những người khác đã chết ở tuổi 29, nhưng 30 tuổi họ được sinh ra lần nữa. Và mỗi ngày mới họ lại được tái sinh. Họ sẽ chết như một đứa trẻ. Đó mới là cách sống đúng: mỗi ngày em biết là em vừa được sinh ra lần nữa.

Thế thì bây giờ, em hãy cứ sai đi. Sai và học từ những cái sai đó. Sai và rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình. Đừng dùng kinh nghiệm của người khác. Không có kinh nghiệm nào là đáng tin cả, trừ phi chính em trải nghiệm kinh nghiệm đó.

Đến một lúc, em sẽ nhận ra rằng không có gì là sai cả. Mọi thứ đều xảy ra đúng như nó phải xảy ra. Có lúc em đúng, có lúc em học. Sometimes you win, sometimes you learn. Em sẽ phải học cho đến bao giờ không sai nữa thì thôi. Chừng nào em còn học, chừng đó em biết mình đang sống.

Chúc mừng sinh nhật!

Yêu em,


The end
Khuyết danh

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
truyện ngắn mà sao dài vậy thím :sexy_girl:
abc.png
 
9. Cơm vua

TÔI VÀ NÓ cùng quê, biết nhau từ lúc mũi còn thò lò, lớn lên đi học sắp hết cấp ba thì tôi đi bộ đội rồi vào Nam chiến đấu. Nó ở lại tiếp tục học lý do gì thì tôi không biết. Lần về phép đầu tiên sau chiến tranh tôi tới thăm gia đình nó (cha nó lúc bấy giờ đã là một cán bộ lãnh đạo cấp huyện) và được biết nó đã tốt nghiệp đại học xây dựng hiện đang đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô. Nghe vậy tôi rất mừng. Tôi trở lại đơn vị được cấp trên quan tâm bố trí vào trường văn hóa Quân khu ôn luyện để thi đại học. Chiến tranh kết thúc thần chết đã không kéo nổi tôi đi nhưng thân thể thì chẳng còn nguyên vẹn. Đó là lý do vì sao để tôi chọn nghề sử học. Thế là tôi và nó cứ như hai kẻ chạy marathon chạy về hai hướng một thời gian dài hơn hai mươi năm.

Tôi còn đang miên man trong dòng suy tưởng thì một tiếng kít đột ngột bỏng rát vang lên. Tôi rùng mình sực tỉnh. Mặt tôi như áp vào tấm kính một chiếc xe Toyota mới. Một tiếng chửi tục từ trong xe văng ra, cửa xe bật mở, người trong xe tất thảy đều nhảy xuống. Người tài xể như con báo chạy bổ lại gần tôi, cánh tay gân guốc nổi lên cuồn cuộn vung lên. Tôi nghĩ “Anh ta chắc chắn sẽ tặng tôi một cú đấm!” nhưng thật may tiếng ai đó vang lên nhanh như gió giọng nghe quen quen “dừng lại”. Người đó bước lại gần tôi nhìn soi mói dáng vẻ tự tin:

- Mẹ kiếp... Trọng phải không?

Tôi ngỡ ngàng đến lạnh người. “Đúng nó rồi”. Ngày trước nó nhỏ thó, đen đúa đến quê mùa còn bây giờ mặc dù nó to lớn như Tây nhưng không thế nào nhầm lẫn được bởi cái mã của mẫu người ngoài trái đất: đầu to trán dô, mắt hơi lồi, cái miệng rộng thừa thãi.

- Trời... Trọng đây. Tân hả?...

Nó nhấc bổng tôi lên. Tôi như đứa trẻ trong vòng tay của một gã hộ pháp.

Thật không ngờ, không ngờ đến kỳ quặc!

Người tài xế ban nãy hung hăng là thế bây giờ trông cậu ta xét nét đến thảm hại, mặt đờ ra xanh lét như đít nhái cứ xuýt xoa xin lỗi. Tôi định nói với cậu ta rằng chính tôi mới là người có lỗi. Nhưng thằng Tân đã bảo chuyện vặt. Mọi người rộ lên cùng cười, cái cười như
một nhịp cầu nối giữa tôi và họ. Rồi Tân nói như ra lệnh:

- Lên xe!

Tôi không hiểu xe sẽ đi đâu, sợ anh em phải chờ nên nói với Tân:

Mình chưa báo cáo với cơ quan nơi mình tạm trú.

Mặc xác cậu. Tân nháy mắt tế nhị nhìn tôi và nói tiếp. Mình chỉ trả cậu về khi cậu đã say bí tỉ... Tân cười một điệu cười thật sung mãn. Tân đẩy tôi lên xe. Cánh cửa xe khép lại nhẹ nhàng như nghe một tiếng phải áo. Chiếc xe lao đi rẽ phải qua cầu Tràng Tiền rồi lại rẽ trái. Phố phường đã sáng đèn, nhà hàng mọc lên như nấm với đủ loại bảng hiệu quảng cáo mời chào. Trên dòng sông Hương lác đác một vài con thuyền được chế tác hình những con rồng màu mè sặc sỡ có khách đi sớm đã phải phành phạch tiếng máy rẽ nước ngược qua Phú Văn Lâu, hướng về phía chùa Thiên Mụ.

Tôi là thằng “ăn theo” ngoài kế hoạch nhưng Tân là “xếp” của họ nên mọi người bắt đầu nhìn tôi bằng con mắt nể trọng và cũng từ phút ấy tôi đi với tư thế là thượng khách. Chiếc xe đỗ xịch trước cửa một hoten loại xịn dễ tới trên mười tầng, một kiểu kiến trúc lai tạp giữa Tây và ta. Nhìn từ xa toà nhà y như mọc lên từ mặt sông một tháp ánh sáng lung linh đổ trên mặt nước. Tôi thận trọng đếm trong đầu phải bước lên chín bậc để vào phòng lễ tân. Người ta trải thảm đỏ như đón những nguyên thủ quốc gia. Tôi cứ tưởng chỉ có từng ấy người trong đoàn của Tân nhưng ở đó đã có gần chục khuôn mặt khác. Cũng lạ người nào trông cũng tốt mã, cái bụng chồm chỗm phía trước giống như đàn bà có chửa tới năm sáu tháng. Tân lễ phép xin lỗi vì sự chậm trễ rồi tất cả cùng bước vào thang máy.

Thoáng một cái chúng tôi đã lên tới tầng thượng. Một “mê cung” còn theo cách gọi bây giờ là “RESTAURAL”. Cửa vào hình vòm có hai chàng lính tốt đỏ cầm giáo đứng canh. Vào trong một không gian khá rộng, mọi thứ được sắp đặt theo một trật tự truyền thống Thế giới như đảo lộn hoàn toàn về thời gian. Những nét văn hoá cổ xưa được thể hiện gần như tất cả ở đây. Những hàng cột màu sơn đỏ như máu người chết làm nổi bật hình các con rồng màu vàng tươi, uốn lượn ẩn hiện như đang bay. Những bức hoạ tả cảnh sinh hoạt của thần dân, một chuyến công cán của các quan triều. Một cuộc săn bắn của vua tôi. Một tiệc rượu vịnh thơ bên hồ sen và cảnh các vũ nữ đang múa hát... Các cửa ra vào đều treo đèn lồng rất đẹp. Ngoài kia dưới trời sao có thể coi đó là một vườn thượng uyển. Những cây đại thụ thấp bé tán tầng cao thấp mỗi cây chứa đựng một hàm nghĩa triết lý sâu sắc không kể xiết! Vinh quy, bái tổ, phúc lộc thọ, bảo mẫu... Tới long chầu, hổ phục... đồ sành sứ cũng đa dạng với nhiều màu men làm ta liên tưởng tới sự thịnh hành cách chơi qua các triều đại xưa: vàng da lươn, xanh lam, xanh lục hoạ tiết đủ loài muôn thú hoa lá xanh tươi đứng ở đây ngỡ mình như đang trên thượng giới dưới kia là trần gian.

Tân lấy làm hãnh diện khi chọn nơi này để đãi khách. Cứ nhìn thái độ của Tân là tôi biết. Tân lên tiếng:

- “Dạ thưa các anh. Thật lấy làm vinh hạnh cho công ty xây lắp và thiết kế cơ bản Đại Lợi chúng tôi, một công ty có bề dày trên chục năm lăn lộn với thực tế. chúng tôi đã thi công rất nhiều công trình nổi tiếng đòi hỏi kỹ thuật cao, uy tín của công ty chẳng những ở trong nước mà còn vươn ra nước ngoài ở Lào và Căm-pu-chia... Có được điều ấy là nhờ chúng tôi có đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động và các chuyên gia cao cấp. Ở tận Sài Gòn đã nghe quý danh các anh từ lâu, nay ra Huế mới có dịp gặp nhau - đúng như vậy cơ chế mới sẽ làm cho chúng ta nhanh chóng hoà nhập, tôi tin sự hợp tác của chúng ta sẽ bền vững....”

Rồi Tân giới thiệu thành phần đoàn, những khuôn mặt no tròn như quả bóng gật gù chìa những bàn tay mũm mĩm cho nhau bắt. Đứng cạnh tôi là vị giám đốc bên đối tác có đôi mắt lươn hấp háy quay sang tôi khi biết tôi là nhà viết sử, thổ lộ “Ồ..... Thật thú vị, một sự trùng phùng hiếm có”. Khẩu khí ban đầu của Tân có sức hấp dẫn lạ lùng mà trong nghề làm sử tôi ít được nghe. Đúng vậy, và Tân đã bắt đầu một chương mới. Tân hèm một tiếng lấy giọng, đôi mắt sáng ngời mơ mộng như một thi sĩ “đã lâu rồi đến với Huế mộng mơ”. Cái thằng lém lỉnh đến là vậy. Tôi chợt nghĩ.

“Vâng thật mộng mơ, Huế thật tuyệt vời - Hôm nay xin quý vị hãy trút bỏ cái hiện tại trở về với quá khứ. Xin mời các anh dự bữa “cơm vua” ! Tiếng vỗ tay rầm rầm hưởng ứng. Từ trong phòng bên bốn năm tiếp viên trang phục tỳ nữ diêm dúa bước ra, môi son nét ngài, mỗi người trên tay bê một chồng áo mão dâng lên. Một tỳ nữ lên tiếng “Dạ xin mời” nghe ngọt lịm như ta vừa thưởng thức một chút mật ong rừng thứ thiệt. Mỗi người lấy mặc một bộ. Trang phục kiểu cổ, áo rộng thùng thình, trước áo đều có chữ “Vạn”, người có chữ “Thọ” đầu đội khăn đóng. Trong chốc lát mọi người đã trở thành những ông quan văn, quan võ thuộc dòng dõi “hoàng thân quốc thích” của nhà vua.

Ôi thật là một cảnh sống động hiển hiện ngay trước mắt tôi mà bao nhiêu năm làm nghề sử tôi chỉ loay hoay đi tìm trên những phiến đá, mảng tường, trang viết giấy đã ố vàng nhạt nhoè bút tích vì thời gian. Những ông quan giả đẹp mê hồn bởi cái núc ních thường thật hoá ra lại rất hợp với bộ cánh quan triều họ đang mặc. Chỉ tội cái thân tôi nó lạc lõng như chiếc gậy tre khoác trên mình một túm vải loè xoè, giống như một cái hình nộm ngoài đồng người ta vẫn làm để doạ các loại chim chuột tới ăn trộm thóc. Rồi tiếng nhạc cổ vang lên, tiếng leng reng của loài chuông kiệu vọng ra, tiếng ai đó cất lên đặc sệt chất Huế “Hoàng thượng giá lâm”. Vua và hoàng hậu xuất hiện. Một hình ảnh như thật, oai phong lẫm liệt mà ta từng thấy trên sân khấu tuồng. Vua mặc áo bào mang giày cửu, sau vua là hoàng hậu áo dài gấm thướt tha lấp lánh ngọc ngà châu báu. lược dắt trâm cài chân đi giày cườm. Tiếp nữa một đoàn tuỳ tùng hộ giá, người cầm lọng che, kẻ cầm quạt lông công phe phẩy. Chúng tôi cúi chào nhường lối cho nhà vua đi trước rồi nhập đoàn cùng tiến vào đại sảnh.

Phòng “Yến” bàn ghế được sắp đặt theo hình chữ U (toàn đồ cổ), vua và hoàng hậu ngồi ở phía trước hai bên có hai lính bảo vệ, tôi tớ phục vụ đứng phía sau, góc phải là ban nhạc cung đình. Hai bên tả hữu là các triều. Khi nhà vua và các quan đã yên vị, “Mệ” với cương vị là quan đầu triều đang ở tuổi hồi xuân, son phấn làm cho Mệ trẻ lại đến vài ba tuổi, mặt Mệ tươi hơn hơn. Mệ cúi chào hoàng thượng hoàng hậu rồi quay sang các quan lên tiếng: “Thưa quý vị, đất kinh thành vốn nổi tiếng với các món ăn, bằng tài nghệ tuyệt vời của các bậc cao niên từng phục vụ lâu năm cho hoàng thượng, đã biến các sản phẩm bình thường mà trong thiên hạ đâu đâu cũng có thành các món bổ dưỡng cao thượng ngon về chất vị, đẹp về thẩm mỹ mà không nơi nào sánh kịp. Nay nhân tiết trời mát mẻ chuyển từ xuân sang hạ, nghĩ tới công lao của các vị, vì sơn hà xã tắc, hoàng thượng cùng hoàng hậu mở yến tiệc ban thưởng. Thật không gì vinh hạnh cho bằng, kính mời các vị nâng ly cạn chén”. Mệ vừa dứt lời, một đoàn từ nữ xiêm áo như tiên từ trong bước ra tay cầm bình tửu đến bên bàn từng vị quan triều nghiêng người rót rượu, đó là thứ rượu “Minh Mạng Thang” có cách đây hơn một trăm năm, rượu màu hồng nhạt mùi hương thơm nưng nức dùng để khai vị. Rượu đầy, vua cùng hoàng hậu nâng ly “mời các khanh”, các quan triều lễ phép nâng ly hướng về hoàng thượng “vạn tuế vạn vạn tuế”. Mọi người nhấp môi. Ban nhạc bắt đầu dạo khúc tứ đại cảnh, hò mái nhì, hò giã gạo...

Mệ quan đầu triều điều khiển đoàn tỳ nữ phục vụ theo thực đơn: nem công chả phượng, tôm phích bột, ba ba hấp thuốc bắc, chim câu hầm sâm, heo sữa quay, súp yến... Các tỳ nữ mặt còn non choẹt nhưng được Mệ huấn luyện công phu đi đứng thướt tha như đàn bướm bướm.

Cứ thế hết rượu ta đến rượu tây chính hiệu Napolion của Pháp. Các món ăn ê hề thừa bứa, mặt bàn như chiến trận ngổn ngang các vật dụng. Gió tạt từ dòng Hương Giang thổi vào mang theo cái khí mát của đêm. Một vài thân hình liêu xiêu, nhão nhoẹt. Những “quan có tửu lượng kha khá chụm đầu vào nhau to nhỏ, gật gù đắc ý. Buổi tiệc yến kéo dài tới gần bốn tiếng đồng hồ, ban nhạc cổ cảm thấy rã rời khi dạo lại khúc tứ đại cảnh. Hoàng thượng che miệng khẽ ngáp, mắt lim dim gần như muốn ngủ. Đã đến lúc phải kết thúc, Mệ quan đầu triều đứng dậy cung kính mời các quan phát biểu “cảm tưởng”. Mọi người nhìn nhau cùng đứng dậy “Hoàng thượng vạn tuế”. Tiếng chuông lại leng reng ; “Hoàng thượng hồi trào” tiếng quan hộ giá đã vang lên.

Tân thả tôi vào trong một phòng của Hotel cách đấy không xa. Tôi ngủ lịm đi thâu đêm tới sáng. Tôi giật mình nghe tiếng nước chảy từ trong phòng tắm vọng ra, tiếng nước xè xè vẻ ấm ức lúc nhanh lúc chậm. Tôi cảm nhận có người đang trong đó. “Chẳng ai khác, chắc là Tân". Tôi yên trí như vậy. Chỉ có cậu ta mới đưa tôi về đây, cậu ta muốn "nhốt" tôi cho chắc vì cả hai gặp nhau mà chưa nói được với nhau điều gì. Buổi sáng trời se lạnh, tôi lười nhác chưa vội tung chăn vì toàn thân ê ẩm “ngấm đòn” tối qua. Công việc của tôi quỹ thời gian còn rất ít. Nhưng không sao, tôi có thói quen khi tinh thần được thanh thoát năng lực sáng tạo trở nên phi thường, mọi nút thắt dù có tới đâu tôi đều thực hiện chỉ trong chốc lát. Thế là tôi chờ đợi. Tôi kéo chăn cao lên định ngủ thêm chút nữa nhưng lòng chộn rộn không tài nào chịu được. Tôi nhổm dậy nói vọng vào:

- Sao dậy sớm thế hả? Tiếng nước ngừng chảy. Một giọng cười e é vọng ra. Cửa phòng tắm bật mở - Trời ơi cái gì thế này. Mắt tôi loè nhoè như nhìn qua cửa kính. Một pho tượng khoả thân di động, đang bước lại phía tôi miệng tủm tỉm cười:

- Thiếp đây...

- Thiếp nào vậy?

- Ử... ừ... Lại còn thiếp nào nữa? Hỏi vậy thiếp buồn chết... Thiếp có nhiệm vụ phục vụ “đại quan”.

- Quan nào?...

- Ôi, “chàng” quên thiếp rồi sao. Đêm qua chàng đi dự yến về phải không? Thiếp được lệnh chăm sóc chàng, nhưng chàng thực quá nhiều tửu để thiếp buồn thâu đêm... Bây giờ thiếp bắt đền chàng đấy.

Nói rồi cái thân thể nồng nỗng cứ thể sụp đổ xuống tạp hụp vào mặt tôi. Thì ra là thế, tôi đã nhận ra. Chẳng nhẽ thằng Tân... Tôi đẩy ả và vùng dậy. Tôi run bắn người lên khi thấy mình cũng không còn mảnh vải nào trên người. Tôi vơ vội cái chăn chặn lại, ả nhìn tôi cười rũ.

- Cô đi ra để tôi...

- Anh cho em về...? A đổi giọng “tỳ thiếp” bằng từ em một cách sống sượng.

- Đúng, cô đi ngay cho.

- Thank you! Bye Bye!

- Dừng lại.

- Chịu hả?

- Không!

Tôi lần trong túi áo ném cho ả năm ngàn đồng. “Ố. tiền...” Ả cầm năm nghìn đồng trên tay ngắm nghía lật qua lật lại tưởng như ả chưa từng thấy tiền bao giờ rồi ả phá lên cười một cái cười khinh bạc, mia mai. Tôi nghe như xói vào óc. Ả vo tròn năm ngàn rồi ném và mặt tôi, viên bạc nhỏ tí như viên bị mà tôi cảm thấy nó nặng tới vô cùng đè lên ngực mình đến nghẹt thở. A lại cười nhưng nước mắt trào ra rơi lã chã. Nhìn ả, trái tim tôi thắt lại. Tôi thấy mình như người có lỗi. Vừa tầm thường vừa vừa dốt nát bởi những ý nghĩ mà lâu nay tôi cứ mặc cảm. “Tất cả cái lũ người như ả đầu là thứ thối tha”. Thì ra không phải là hoàn toàn như thế. Ả vơ vội quần áo mặc vào vừa đi vừa nói:

- Ông cũng là một tên quan triều mạt hạng. Ông Tân thanh toán với tôi rồi.

Thân xác tôi như cứng lại giống ai đã ép quanh mình bằng những cây nước đá. A di ra khỏi phòng trong bộ áo dài màu tím với cái xắc đầm quai dài đung đưa bên hông dáng đi uyển chuyển kiêu sa. Mắt tôi cay cay nhìn theo ả. Ả lại bắt đầu một ngày mới bằng cái nghề chắc chắn không bao giờ ả muốn. Nhưng số phận bắt ả dấn thân vào.

Tôi nhảy khỏi giường, xỏ vội bộ đồ nhàu nát còn vương mùi chốn lạc tiên. Tôi bổ nhào ra cửa đi tìm Tân. Nhưng tìm nó ở đâu?

Tôi bả lả quay vào gieo mình vào chiếc ghế cạnh giường, đầu tôi muốn vỡ tung ra nhiều mảnh. Đang bế tắc tôi sực nhớ trong phòng có máy điện thoại. “Đúng rồi”. Tôi sẽ gọi hỏi phòng lễ tân. Nhưng chưa kịp cầm tổ hợp thì tiếng chuông đã vang lên, bên kia đầu dây giọng Tâm óng mượt trườn qua nghe rõ mồn một.

- Hello! Trọng đấy phải không. Trước hết xin lỗi cậu. Tối hôm qua khi về tới khách sạn thì cậu say bí tỉ. Tôi đã nhờ người chăm sóc cẩn thận, sáng nay định gọi cậu cùng đi ăn sáng nhưng lại nghĩ chắc cậu còn mệt để cậu ngủ thêm rồi ăn sau. Tôi phải đi làm việc vì kế hoạch hai bên đã bàn. Xin báo để cậu mừng, sáng nay sẽ là buổi sáng rất quan trọng của công ty. Tôi sẽ chính thức ký một hợp đồng xây dựng một nhà máy mới có giá trị đầu tư gần trăm tỷ đồng. Cái thằng cha mập lùn, mắt lươn ngồi gần cậu hôm qua trong tiệc yến cậu còn nhớ không? Hắn ta là một con cáo! Tôi đã giăng bẫy... hà... hà, và nó đã sập. Hãy tha lỗi cho sự bất nhã của tôi nhé. Cậu cứ yên tâm nghỉ ở đấy. Tối nay chúng ta sẽ đi du thuyền vãn cảnh sông Hương.

Thì ra là thế. Người tôi mồ hôi toá ra ròn rịn. Tôi gào lên trong tiếng máy:

- Không, không... Cậu là thằng

- Trọng... Cậu hãy bừng tỉnh nghe mình nói đây. Cậu là người từng trải qua chiến tranh, cậu hiểu thế nào là giá trị đích thực của nó. Còn bây giờ, cậu có thể lỳ đi vì quá khứ nhưng hãy coi chừng, nếu cậu xảy chân trong hiện tại thì cậu sẽ ân hận suốt đời. Cậu rất đa cảm trước mỗi số phận éo le của những cuộc đời. Tôi đã nhận ra ở cậu điều đó và thật hạnh phúc vì còn có được một người bạn như cậu. Nhưng cậu hiểu cho hành động của mình chỉ là bắt buộc.

- Vì sao?

- Đơn giản chỉ là sự tồn tại.

- Như trên chiến trường?

- Gần như thế.

- Chẳng lẽ không còn cách nào khác?

- Không

- Thật nhơ nhuốc. Chẳng lẽ lại có những lý do cho những sự bỉ ổi?

- Hãy tha lỗi cho mình. - Tiếng Trọng thì thầm - Rồi đến một lúc nào đó những trò ma mị ấy phải chấm dứt. Nhưng..... lúc này thì mình cần phải làm vậy. Chỉ cần cậu biết rằng mình cũng chẳng vui sướng gì trong cuộc sống múa may này. Thế là được.

- Hãy lo công việc của cậu đi và cố mà giữ mình!

Tôi cúp máy, người rã rời, hụt hẫng. Tôi như rơi tõm vào giữa đại dương mênh mông.

“Mẹ kiếp... Chẳng nhẽ lại thế này sao? Vì sự tồn tại của một công ty nó có thể làm tất cả? Rồi mai đây cứ cái vết trượt ấy...

Tôi bước lại tựa vào cửa sổ, bên kia dòng Hương Giang là khu Đại Nội một thời có những ông vua.

Đồ Sơn tháng 5-1996


The end
Đỗ Viết Nghiệm

👉Quay về trang đầu
 
Last edited:
10. Nỗi buồn màu xanh lá

16 tuổi lần thứ nhất. Âm thanh giảng bài dường như không chịu lọt vào tai. Hy nghiêng đầu chờ ở góc áng chừng 90 độ, má áp lên hai cánh tay xếp chồng. Cặp mắt khép hờ, để hàng mi dài và cong phủ xuống thản nhiên. Vạt nắng mùa Xuân lọt qua cửa sổ mở, đặt nụ hôn dịu dàng lên một bên má chớm đỏ, ấm nóng. Tôi mím môi, để nụ cười đi qua ánh nhìn thoáng vội vã. Ngòi bút gạch từng nét chì chậm rãi, diễn tả giỏ cây treo không rõ chủng loại vào giây phút ngẫu hứng. Những chiếc lá nhỏ xinh nép sát nhau líu ríu, hiện lên chính giữa dải nắng rực rỡ vắt ngang qua mặt bàn.

“Mộng mơ.” Hy đoán.

“Mình cũng chẳng rõ cây gì, thấy treo bên ngoài tiệm Hoa tươi mùa Xuân đầu phố. Anh chủ bảo dùng để trang trí thôi. Không bán.”

“Mộng mơ. Chắc chắn trăm phần trăm đó Minh. Mà cậu lạ nhỉ, vào tiệm hoa hỏi mua cây cảnh?”

“Ừ thì… tiện nên hỏi thôi. Mình thích mấy thứ xanh xanh bền bỉ, trong khi hoa toàn màu đỏ, vàng, hồng, để qua mấy hôm là héo rũ.”

Hy che miệng ngáp, bảo vẫn thích hoa hơn, không muốn nó héo thì đừng ngắt khỏi thân cây là được. Rồi bạn ấy vươn vai mệt mỏi, nói nhỏ mình chợp mắt chút xíu, hôm qua đi hát nửa đêm mới về, bị mẹ mắng tơi bời, xong còn phải thức đêm giải quyết đống phương trình. Chưa kịp hỏi thêm thì Hy đã ngủ, hơi thở phả lên mu bàn tay tôi từng nhịp đều đặn. Tôi lay nhẹ cậu bạn bàn trên, nhắc ngồi dịch vào che cho Hy đi, không cô nhìn thấy lại phạt bạn ấy, như nhiều lần trước.

Qua mấy hôm, chuông cửa reo inh ỏi, đánh thức tôi giữa giấc ngủ. Mắt nhắm mắt mở, tôi chạy xuống tầng một. Người bấm chuông biến mất đâu, để lại giỏ cây mộng mơ trước cửa, kèm tấm thiệp chúc mừng sinh nhật. Não bộ căng ra nhằm lấy lại ý niệm về thời gian. Tháng sau mới sinh nhật tôi mà. Đúng lúc ấy, Hy nhắn tin.

Quà sinh nhật sớm cho cậu.

Không đợi tới tháng sau được à?

Không.

Vì sao?

Mình đang đứng trên cầu, chuẩn bị nhảy.


Cái gì? Trái tim như rụng xuống. Tôi bấm số gọi cho Hy. Bạn ấy không bắt máy, còn nhắn lại nếu gọi nữa mình sẽ nhảy thật.

Không gọi, không gọi thì thôi.

Hy, đừng làm mình sợ.

Hy, Hy ơi, nói gì đi.



Những tin nhắn liên tiếp cách nhau chỉ vài giây, không có hổi âm. Năm phút tiếp theo vẫn hoàn toàn thing lặng. Tôi nín thở vì căng thẳng, run rẩy đi lại loanh quanh phạm vi nhỏ, cho tới khi điện thoại rung lên lần nữa.

Đùa thôi, trêu Minh cho vui.

Vui? Đùa vậy tôi mắc bệnh tim thì sao? Hy chịu trách nhiệm không?

Thôi mà, mình đang buồn nên muốn thay đổi không khí chút.

Buồn? Nên lúc nãy chưa nói gì đã chạy đi?

Ừ, mặt mình ướt tèm lem, Minh không muốn thấy đâu.

Mẹ lại mắng Hy à?

Ừ, còn ai vào đây nữa.


Tôi treo giỏ mộng mơ lên trước cửa sổ hứng nắng, ngồi ở bàn học chống cằm, nhìn nó đung đưa. Nắng chiều rơi rớt, nhuộm vàng những cánh lá xanh nhỏ xinh. Thân cây leo mềm oặt, trườn dài xuống dưới như muốn tìm vật gì đó bám vào, giống cảm xúc của tôi lúc này cũng đang lơ lửng trên mây, cần lắm một điểm tựa kéo ngược trở lại mặt đất.

Sáng hôm sau, tôi rẽ vào tiệm Hoa tươi mùa Xuân trên đường đi học, ngó nghiêng hồi lâu, nhận thức rõ ràng giỏ mộng mơ treo ngoài cửa đã biến mất. Tôi đem chuyện thử hỏi anh chủ, tên Nguyên, cao ráo và khá đẹp trai.

“À, cô bé chạy vào cùng nước mắt, không rõ đầu đuôi làm sao. Hỏi qua chỉ biết tên Hy. Anh nói Hy đừng khóc, anh sẽ giúp trong khả năng có thể. Hy liền nài nỉ bán cho em giỏ mộng mơ kia đi, em sẽ nín ngay. Đến chịu tụi mày, anh mở tiệm hoa mà hết đứa này đến đứa khác đòi mua giỏ cây trang trí. Hiểu không nổi.”

Tôi cười trừ, cám ơn anh rồi bước lơ đễnh rời đi. Hôm ấy, Hy đến trường sớm hơn thường lệ, im lặng cũng nhiều hơn thường ngày, mái tóc xoăn nhẹ buông chấm vai hờ hững. Tôi biết Hy buồn, không tìm cách bắt chuyện, chỉ nhè nhẹ đặt tay lên vai bạn ấy, giữ yên như thế. Hy chun mũi gượng gạo, nói mình vẫn ổn. Bờ má bên phải thấp thoáng dấu vết đỏ, không phải vì nắng.

Tôi không rõ chuyện gia đình Hy, nhưng hiếm khi bạn ấy nhắc đến bố, còn mỗi lần nói về mẹ thì y như rằng vừa bị mắng xong. Mẹ Hy phản đối gay gắt đứa con gái đi hát phòng trà, khuyên bảo, ngọt nhạt đủ kiểu đều vô tác dụng. Bạn ấy cá tính, không thích tuân theo những khuôn phép, nhiều lần biến lớp học thành phòng riêng, ngủ thản nhiên, bài tập luôn chỉ làm một nửa, điểm số thì chẳng đâu vào đâu.

Nhiều lần Hy ấm ức: “Mình chỉ muốn hát, có làm gì phạm pháp đâu Minh, thành tích vẫn đủ lên lớp mà.”, khiến tôi nhất thời không biết phản ứng thế nào.

Hồi ấy tôi gương mẫu, suốt ngày chỉ biết chúi mũi học hành. Vì lẽ đó, cô giáo chủ nhiệm chuyển Hy xuống ngồi cạnh tôi, giao nhiệm vụ kèm cặp, giúp đỡ bạn ấy. Xong tôi nhận định sự giúp đỡ trong trường hợp này là thừa thãi, giờ kiểm tra cho bạn ấy ngó bài, vở bài tập chép làm hai, đưa bạn ấy một. Tuy rằng tôi không đủ gan bắt chước Hy, nhưng suy cho cùng việc một người theo đuổi thứ mình thích chẳng có gì sai trái, thậm chí còn đáng ngưỡng mộ. Mọi người đều bàn tán sau lưng, con bé ấy đang lầm đường, không nhận ra chính mình mới là kẻ lạc lối, vì chấp nhận bước trên lộ trình đã được người khác vạch sẵn, không biết bản thân thực sự hướng về điều gì.

“Mà Hy này, mình không bao che không công cho cậu đâu.”

“Thế Minh muốn sao?”

“Hát cho mình nghe, vào mỗi buổi chiều.”

Từ đó, chiếc ghi-ta Acoustic theo lưng cô bạn đến trường, dựng ở góc lớp ngay ngắn mỗi buổi sớm, để rồi khi tiếng trống mùa Hè vang lên giòn giã, đợi tụi bạn về hết, Hy cầm đàn ngồi lên bàn, chân gác thành ghế, bàn tay buông lơi một điệu slow chậm rãi, âm thanh chảy ra như dòng nước suối róc rách, mát dịu. Hy khoe mới mua đàn từ chỗ anh Nguyên. Tiệm Hoa tươi mùa Xuân đã ngừng hoạt động khi Hè sang. Anh Nguyên giờ bán ghi-ta vào ban ngày, còn buổi tối đến phòng trà đánh trong ban nhạc.

“Người đâu lạ quá, anh ấy làm việc theo mùa Minh ạ. Còn mùa Thu và Đông mình chưa kịp hỏi.”

“Ừ rồi, hát đi Hy.”

Tôi nghe Hy hát. Mà không. Hy không hát. Hy kể chuyện thầm thì, mộc mạc, chân phương, tựa hồ nước phẳng lặng ẩn chứa lực hút mạnh mẽ dưới đáy sâu. Nghe Hy kể hết, tôi cứ ngẩn ngơ mãi. Hai đứa im lặng trao đổi ánh mắt, cố gắng đọc phần cảm xúc lóe lên trong nhau. Không ai cử động, không ai muốn thả viên sỏi dù nhỏ xuống hồ, sợ gợn sóng loang sẽ xóa nhòa màu xanh của cây lá phản chiếu trên mặt nước, của những xao động dịu dàng đang trỗi dậy, lặng lẽ tỏa ra lấp kín căn phòng.

16 tuổi lần thứ hai. Âm nhạc đã dừng lại từ lâu, nhưng dư âm vẫn còn, kéo dài mãi. Suy nghĩ bị cuốn theo nhịp điệu lên xuống của bàn tay nhỏ, những ngón tay thon dài, khéo léo tìm đúng nốt nhạc. Cổ tay Hy đeo liền ba bốn dải vòng thổ cẩm, họa tiết sống động, đan xen duyên dáng. Mắt bạn ấy nhắm nghiền, phiêu diêu, cất giọng bài “Điều vô lý nhất” mà tôi nghe xong, ngay lập tức nhận ra điều vô lý nhất ấy. Đó là mọi thứ xung quanh tôi, xung quanh bạn ấy, tất cả trở nên có lý bất chợt.

Mùa Hè năm nay mưa bão liên miên, ít nắng. Tôi ngồi trong lớp nghe tiếng sấm dội, nhìn bạn ấy ngủ vùi. Cô giáo đứng trên bục, giọng giảng bài đều đều không lưu lại chút ấn tượng nào. Trời xầm xì, gợi nhắc nỗi nhớ về vạt nắng chia đôi bàn học mùa Xuân năm trước, và cả dáng vẻ mệt mỏi, lơ đãng của Hy đúng ngày hôm ấy. Tôi thích những lúc Hy ngủ, đơn giản vì tôi có thể thoải mái ngắm nhìn bạn ấy mà không sợ bị phát hiện. Nét chì qua chừng ấy thời gian mờ phai, nhưng chưa biến mất hẳn. Tôi lấy bút tô lại cho đậm nét, đề thêm một dòng “chú thích” dưới giỏ cây: You are my sunshine, dù chiều nay nắng chốn biệt sau tầng mây xám xịt. Không cần nắng nữa, nắng đang ngồi ngay bên tôi. Ngủ rồi.

“Xin lỗi Minh! Chiều nay mình không ở lại được.”

“Không sao, cậu đi đi. Hôm nào khác hát bù cả thể.”

Tôi nhìn bạn ấy đi, bóng lưng mảnh mai bị giấu gần hết sau cây đàn to bự, theo chiều dịch chuyển xa dần, vội vã biến mất. Một tuần nay không được nghe Hy hát, tâm trạng gợn trống trải xen lẫn hụt hẫng. Các buổi biểu diễn của Hy xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn, quy mô cũng được mở rộng, nhiều nơi yêu cầu bạn ấy phải rehearsal1 trước sự kiện chính thức. Thời gian dành cho tôi vì vậy bị rút ngắn lại. Cảm giác ấy bức bối khó diễn tả, khi hai thế giới đã từng rất gần đang dần cách xa. Không ai trong hai chúng tôi chủ tâm điều đó, nhưng cũng chẳng hành động gì và cứ thể để mọi chuyện tiếp diễn tự nhiên.

Uể oải đặt chân vào phòng, tôi thả mình xuống giường sau một ngày dài, quay mặt nhìn mảnh bầu trời xanh thẫm đóng khung qua ô cửa sổ. Giỏ mộng mơ xen ngang tầm mắt trong vô thức, dây leo dài ngoằng cùng lá nhỏ xõa xuống như tấm rèm, một đoạn quấn vào song sắt phía dưới bịn rịn. Trái tim tôi cũng cứ thế bị quấn lấy bởi nỗi buồn man mác dai dẳng.

Có một lần, tôi giấu Hy tới phòng trà xem bạn ấy hát. Mặc dù đã chọn góc khuất nhất, bầu không khí huyên náo với tiếng bass đập mạnh vẫn chèn ép lồng ngực đến nghẹt thở, cộng thêm ánh đèn sân khấu rọi thẳng mắt khiến hình ảnh Hy nhòe đi chớp nhoáng. Những quầng sáng rực rỡ bủa vây bạn ấy, loang loáng cảm giác chúng tôi đang sống trong hai thế giới hoàn toàn xa khác. Thế rồi, cơn buồn ngủ ập đến, cuốn tôi đi cùng nỗi nhớ xếp chồng theo tháng ngày.

Tôi nhớ bạn ấy thường chọn đi cầu thang bên trái, cách khá xa lớp học, chỉ vì muốn được ngang qua hàng phượng vĩ bị nắng thiêu đốt đỏ rực. Bóng dáng đơn lẻ đứng trên hành lang giữa giờ ra chơi, điểm nhìn đặt vào chấm xanh nhỏ mượt mà, nơi một mầm cây đâm lên từ mái ngói phía dưới. Nhiều lần chạy khỏi lớp vụt ào không xin phép ai, bạn ấy trốn lên sân thượng cùng smartphone, vừa ngâm nga vừa ghi âm giai điệu bất chợt xuất hiện. “Ký ức để lâu cũng sẽ hết hạn sử dụng đó Minh.” Tôi phì cười, nhìn bạn ấy ôm cốc trà sữa nhóp nhép, luôn luôn là matcha kèm đậu đỏ ngọt ngào. Nhờ bạn ấy, tôi khám phá ra vô số sự thật thú vị mà bình thường, chẳng thằng con trai bình thường nào thèm chú ý tới. Như con số 26, là tổng số bậc thang từ tầng một lên tầng hai. Tôi lẳng lặng đi theo bạn ấy một buổi sáng. Như dòng chữ “Thanh xuân chia đôi” dẫn lối vào phòng giám thị, ai đó dùng bút xóa viết lên mảng tường hồng nghuệch ngoạc, kiên nhẫn đợi bạn ấy bước ra, cười lòa xòa: “Thầy bắt nhuộm lại tóc, ở nhà chơi mấy ngày”. Như giỏ mộng mơ nằm im trên mặt bàn, bạn ấy vẽ thêm biểu tượng mặt trời cạnh dòng chú thích You are my sunshine, níu tay tôi khoe: “Mình thông minh không, khỏi lo nắng bỏ cây đi mất”. Rồi tất cả nhạt nhòa dần, tan biến, chỉ còn duy nhất một nét cong đọng lại.

Nụ cười của bạn ấy.

“Minh! Minhhhh!”

“Anh học theo Hy ngủ gật trong lớp đúng không?”

Tiếng thước kẻ đập lên bề mặt giật thót…

Và mở mắt.

Trên giường, vẫn nguyên vị trí cũ, mốc thời gian tương đương. Tôi ngỡ ngàng nhận ra mình đã 16 tuổi, lần thứ ba. Tôi nhìn đồng hồ, đúng tám giờ tối, cây mộng mơ lại mọc dài thêm rồi, chạm cả vào cuốn vở bài tập dưới bàn. Vài định lý còn chưa hiểu, vô số phương trình chưa cân bằng. Không quan tâm nhiều nữa, tôi hớt hải lấy xe, phóng ra phố.

Minishow của Hy bắt đầu lúc tám rưỡi, tôi đến muộn 10 phút, giữa lúc bạn ấy đang giới thiệu và gửi lời cám ơn những người liên quan. Đó là một danh sách rất dài, về lòng bao dung của thầy cô, sự nhượng bộ của gia đình, anh nhạc sĩ nào đó sáng tác nguyên một album dành riêng cho bạn ấy, chị chủ phòng trà, ban nhạc đã ngày đêm tập luyện suốt tuần qua… Rồi bạn ấy nhìn sang phía tôi.

“Và không thể thiếu người bạn ngồi kia… người đã ở bên tôi từ những ngày đầu tiên, dành cho tôi niềm tin vô điều kiện…”

“Nếu tôi là giỏ cây treo bên cửa sổ, cậu ấy nhất định là mặt trời.”

Cái nháy mắt tinh nghịch kéo theo sự chú ý đổ dồn về góc nhỏ. Tình huống nằm ngoài dự tính khiến trống ngực đánh dồn dập. Nhưng rất nhanh, giai điệu êm dịu một bản ballad đưa cảm xúc trở lại cân bằng. Nhịp đập trầy trật ngay khoảnh khắc nốt ngân đầu tiên, như có một bàn tay nhỏ làm bằng nước nắm lấy trái tim, thi thoảng siết nhẹ nhàng. Tôi đếm được tổng cộng 12 bài, Hy hát liên tục, giọng thẳng, tươi sáng đầy đặn, không cố luyến láy hay làm dáng điệu đàng, những quãng nghỉ ngắn giữa các bài, vài câu bông đùa thông mình làm cả khán phòng ồ lên thích thú. Tôi nhắm mắt cảm nhận bầu không gian ấm áp, âm nhạc ngập tràn, mở lòng đón nhận ánh đèn sân khấu quét qua như những dải cầu vồng lung linh màu sắc. Gã vô ý thức nào đó phì phèo điếu thuốc lá, nhả ra luồng khói trắng mờ ảo hôi hám. Không sao hết. Nếu bỏ qua tất cả những điểu mình không thích, thì chẳng phải chỉ còn lại điều mình thích thôi sao? Tôi đã thực sự nghĩ vậy.

Một phút không kìm nén được cảm xúc, Hy bật khóc ở bài hát cuối cùng, lưng chừng đoạn phiêu cuối cùng. Một giây không kìm nén được cảm xúc, gã vừa dụi tắt điếu thuốc bước lên sân khấu cùng bó hoa kiêu kì, nắm cổ tay bạn ấy tự nhiên như không. Âm nhạc chốc lát chìm nghỉm, bạn ấy lùi lại theo phản xạ tự nhiên. Không ai hiểu chuyện gì xảy ra, cũng không ai đủ nhạy bén phản ứng tức thì, ngoại trừ tôi. Gần như chắc chắn, đó là lần đầu tiên tôi bị cuốn vào một cuộc ẩu đả. Chi tiết rất mơ hồ, chỉ nhớ sau cú vung tay, gã đó ngã xõng xoài. Tôi nắm tay bạn ấy. Chạy.

Mải miết băng qua hai dãy phố, Hy nhận định khoảng cách đã đủ an toàn. Chúng tôi dừng lại trước một con dốc cao dẫn lên đường lớn, nhìn người kế bên một thoáng rồi lững thững dắt tay nhau bước lên, tự nhiên cùng bật cười vui vẻ, thoáng chút ngại ngùng.

“Mình ngưỡng mộ cậu Hy ạ. Có lẽ nên nói ra điều ấy sớm hơn.”

“Ngưỡng mộ mình? Cậu đùa à?”

“Không. Nghiêm túc đấy! Vì cậu biết rõ bản thân thích gì, và dũng cảm theo đuổi đến cùng.”

“Minh cũng vậy mà.”

“Ngược lại thì đúng hơn. Nhưng ít nhất sau hôm nay, mình đã biết trái tim hướng về điều gì, hay nói đúng hơn là… người nào.”

Tôi siết tay Hy chặt hơn.

“Mình vẫn nghi ngờ chuyện vừa rồi. Không thể tin cậu vừa đánh gã đó.”

“Haha. Mình còn không tin nữa là…”

“Ừ… Hãy luôn mạnh mẽ như thế nhé, dù không có mình bên cạnh.”

“Hả?”

Lẽ nào…

Hết học kỳ, Hy sẽ vào miền Nam theo lời mời của một ban nhạc. Họ đang tìm một giọng nữ chính có khả năng hát live. Bạn ấy đồng ý vì nhận ra nhiều nét tương đồng trong âm nhạc cả hai đang theo đuổi. Sau một năm, nếu mọi chuyện không tiến triển, Hy sẽ trở về thi Đại học theo thỏa thuận với mẹ trước đó. Rồi đây, thế giới của bạn ấy sẽ không ngừng rộng mở, còn tôi sẽ biến thành nhỏ bé nhường nào?

Như đọc được suy nghĩ ấy. Hy quyết định phá vỡ bầu không khí im lặng.

“Minh đừng lo. Mình là giỏ cây. Cậu là mặt trời. Dù thức dậy ở bất cứ đâu, mình vẫn có thể ngắm nhìn mặt trời mỗi ngày. Chỉ cần ngước lên thôi.”

“So sánh kiểu gì vậy?” Tôi cười nhẹ, chịu thua bạn ấy rồi.

Và bản thân nhận thức rõ ràng hơn bao giờ hết, bỏ qua những buổi sáng tới trường không được gặp bạn ấy, những buổi chiều không còn nghe bạn ấy đàn hát, những buổi tối ngồi ngắm giỏ mộng mơ cho vơi nỗi nhớ đầy. Bỏ qua tất cả những điều ấy, những điều mình không thích, thì chỉ còn lại điều mình thích mà thôi.

Tôi thích bạn ấy, thực sự thích và tin tưởng. Vậy nên dù bạn ấy chọn cách sống như thế nào, trái tim tôi sẽ luôn hướng về một lựa chọn duy nhất. Đó là…

“Cũng được thôi, với một điều kiện…”

Bạn ấy nghiêng đầu, mắt mở to chờ đợi.

“Vào đó rồi, đừng cho ai nắm tay.”

The end
Xu | Raxu Nguyễn

👉Quay về trang đầu
 
11. Cúi đầu

Nè chàng trai, đừng như vậy chứ. Đừng có đi mà cúi đầu như thế. Nếu cậu cứ tiếp tục như vậy, đến lúc đâm đầu vào hố rác đừng kêu nhé.

Chẳng phải...
Còn quá sớm để người trẻ như cậu khép đôi mắt mình lại với thế giới xung quanh không? Hệt như những người kia. *Chỉ vào nhóm người vô gia cư

Tôi và những người vô gia cư khác vẫn luôn cúi gằm xuống đường mỗi khi di chuyển. Và hoàn toàn không phải cúi xuống để tìm tờ tiền nào rớt ra đâu. Không một ai muốn nhìn thẳng vào một vật, hay mong muốn được kẻ khác nhìn vào. Họ cũng chẳng mong chờ điều gì xảy đến, hay khao khát được cảm nhận điều gì đó tốt đẹp trong đời.


Vô vị...

Nếu cậu cứ tiếp tục như thế
Rồi sẽ tới lúc cậu không biết mình đang ở đâu
Hay thậm chí cảm giác được bản thân mình còn tồn tại hay không nữa

Mỗi khi nghi vấn ấy xuất hiện và lớn dần trong cậu đến mức ám ảnh, nếu như cậu đủ tỉnh táo để tự kiếm cho mình một tấm gương soi thì khác...

Nhưng nào đâu, còn nhớ được cái gì, ngoài đôi chân lê lết trên nền đất kia.

Đợi già như tôi rồi hẵng làm như thế



Old man_Homunculus

👉Quay về trang đầu
 
Back
Top