vuhien
Senior Member
Tiếp lời bạn @_HQWQH_ một tí:Các bác lại cho em hỏi thêm nếu bên doanh nghiệp muốn sử dụng cách khác để layoff mình là luân chuyển qua một bộ phận khác không đúng chuyên môn, sau đó đưa ra quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc để bắt chẹt mình thì có hướng nào để counter không ạ?
1. Lao động thì trước tiên xem HĐLĐ đã. Ở đây, nếu luân chuyển công việc vậy thì trong HĐLĐ ghi nhận công việc phải làm của bạn là gì, địa điểm làm việc là ở đâu (bộ phận phòng ban có nêu trong HĐLĐ không), việc luân chuyển này có đúng với nội dung của HĐLĐ đã ký hay không. Sẽ có 2 trường hợp:
- Luân chuyển mà phù hợp với HĐLĐ thì bạn đương nhiên phải tuân theo, cái này không phản đối được.
- Luân chuyển mà khác với HĐLĐ thì có 2 trường hợp:
+ Tổng số ngày điều chuyển trong 1 năm dương lịch từ 60 ngày trở xuống thì bạn buộc phải nghe theo - tất nhiên là công ty vẫn phải đảm bảo về thủ tục: báo trước 3 ngày làm việc.
+ Tổng số ngày điều chuyển trong 1 năm dương lịch trên 60 ngày/năm dương lịch: cái này cần thỏa thuận bằng văn bản, bạn không đồng ý, không ký thỏa thuận thì không phải chuyển qua công việc mới (tính từ ngày thứ 61 trở đi thôi nhé :v ).
À, và để điều chuyển theo quy định này thì trong nội quy công ty cũng phải có quy định rõ ràng các trường hợp điều chuyển, chứ không phải muốn là điều chuyển đâu. Do đó, bạn cứ yêu cầu công ty cung cấp nội quy lao động của công ty (bản đã có đăng ký với sở lao động) để kiểm tra trước xem công ty có làm đúng hay không.
b. Thỏa thuận với NLĐ: cái này thì bạn và công ty phải thống nhất với nhau (không có giới hạn về thời gian điều chuyển, tất cả là do thỏa thuận), và phải làm phụ lục HĐLĐ. Nếu bạn không đồng ý, không ký PL.HĐLĐ thì cũng không phải chuyển qua công việc mới.
Tóm lại: điều quan trọng đầu tiên là đừng ký cái gì mà mình chưa đọc kỹ, chưa hiểu rõ nội dung hoặc không đồng ý với nội dung của nó. Công ty không có quyền ép NLĐ.
2. Quy chế đánh giá: cái này thực tế khá là mông lung, cần đọc quy chế và tất cả những thủ tục mà công ty đã làm thì mới xác định được là quy chế đó có áp dụng được hay không. Nhưng trong luật một quy định về trình tự, thủ tục khá quan trọng, đó là công ty phải tổ chức đối thoại theo vụ việc với NLĐ trước khi ban hành quy chế đánh giá này. không làm cái này thì vi phạm về thủ tục hành chánh, và cái quy chế đánh giá đó sẽ không có giá trị.
Vì vậy, về lý thuyết việc công ty tự dưng duyệt cái quy chế đánh giá (không có đối thoại), rồi áp dụng với bạn sẽ không xảy ra (và nếu có thì bạn sẽ là người có lợi hơn, vì công ty đang sai phạm).
Mặt khác, có thể có 1 trường hợp xảy ra là bạn và công ty ký 1 biên bản về trách nhiệm công việc - làm sai trách nhiệm sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý. Chỗ này thì cũng giống như ý 1: không đồng ý thì ĐỪNG KÝ, ký rồi là bút sa gà xối mỡ.
1. Cẩn thận chữ ký của mình, đọc kỹ tất cả các tài liệu trước khi ký tên xác nhận.> Tóm lại (theo mình) có 2 ý chính trong việc này:
2. Bên cạnh việc nghiên cứu quy định pháp luật thì cũng cần xem lại nội quy lao động, quy chế đánh giá, kiểm tra các thủ tục mà công ty đã làm (đặc biệt là việc đối thoại định kỳ) để xem công ty có làm đúng hay không.