đánh giá Unbox - Snapmaker A350 3-in-1: In 3D, khắc/cắt Laser, khắc/tiện CNC

Forzet

Đã tốn nhiều tiền cực...
I - Snapmaker

Web: https://www.snapmaker.com

1607170625967.png


Đây là Startup online theo kiểu Global, còn sản phẩm thì sản xuất & support team thì ở China, họ sản xuất máy in 3D nhưng là loại 3 trong 1 gồm 3 tính năng chính:
  • In 3D
  • Khắc/cắt Laser
  • Khắc/phay CNC
1607170647624.png


Sản phẩm được đưa lên Kickstarter và gồm 3 loại mới nhất khác nhau chủ yếu về kích thước: https://shop.snapmaker.com/products/snapmaker-2-0-modular-3-in-1-3d-printers
  • A150 - 1199 USD
  • A250 - 1499 USD
  • A350 - 1799 USD
1607170661094.png


II - Đặt hàng & nhận hàng:

Do hàng độc và hot, cộng đồng mạng đặt hàng từ Early Bird trên Kickstarter từ 10/2019 cũng chỉ mới nhận hàng đâu đó từ tháng 8/2020 tới nay. Thậm chí 1 số người còn chưa nhận được hàng. Từ khoảng cuối năm 2019 đầu 2020 thì chỉ đặt hàng được trên trang chủ của Snapmaker.

Giá ở trên là giá lẻ, nó đã tăng nhiều lượt, lúc "thằng bạn tôi" đặt hàng là cuối tháng 9/2020 giá khoảng 1349 USD thì thời gian giao hàng khoảng 11/2020.

Tiện tay "thằng bạn tôi" đặt luôn 1 bộ khung hộp giảm âm luôn từ hãng này với giá 449 USD (giá lẻ 599 USD)

1607170958101.png


Giữa tháng 11, nhận mail thông báo của hãng là hàng đã xong và sẽ ship. Mất 5 ngày đi DHL tới TSN HCM thì bắt đầu có biến.

DHL làm thủ tục HQ cực kỳ chậm, mặc dù Invoice đã có đầy đủ giá cả, thông tin liên hệ cũng như mã nhập khẩu (HS Code), tuy nhiên họ vẫn yêu cầu khai báo lại mã HS Code và rắc rối từ đây.

Snapmaker sử dụng bộ HS Code diễn giải tiếng Việt là Máy đùn nhựa, còn mô tả sản phẩm là Máy In 3D. Tôi sử dụng bộ code HS của Snapmaker để khai báo thì sau...10 ngày bên HQ mới báo lại là sai mã hàng ko chấp nhận khai báo và yêu cầu phải lên tận HQ TSN cùng mở thùng ra đồng kiểm.

Mất nửa ngày lên HQ TSN thì vào khui thùng, mà thực ra thì thùng bị khui mẹ nó rồi. Giờ lên mở lại rồi ngồi trao đổi là bên bán họ cấp HS Code thì tôi mô tả theo HS Code đó, còn nó in cái gì tôi chả biết. HQ ko chịu và yêu cầu khai lại thành mã HS Code đúng của Máy in 3D. Cơ bản nếu tờ khai ghi mã HS Code/Model là của Máy In 3D thì chắc HQ cũng kiếm chuyện bắt lên tận nơi giải trình vì sao HS Code của bên bán là máy đùn nhựa. Nói chung kiểu mẹ gì thì HQ cũng kiếm chuyện.

Hàng nhập về thì do khai cái khung là tủ điều khiển => Bị charge 15% thuế nhập khẩu. Còn lại toàn bộ là 0%. Ngoài ra tất cả các mục sẽ bị đánh 10% VAT. Rồi trao đổi với DHL cũng mấy ngày nữa vì họ giao hàng trễ các kiểu thì cuối cùng cũng nhận được hàng.

Như vậy, tổng cộng cả tiền hàng cả tiền ship (tiền Ship bên Snapmaker trả) thì đâu đó loanh quanh 50 củ chẵn. Có vẻ hơi bị xa xỉ cho 1 món đồ chơi trên Kickstarter mà giá cao hơn rất rất nhiều lần so với 3 cái máy lẻ.

III - Unbox:

Hàng nhận gồm 3 hộp nặng ~ 60kg

Hộp nhỏ nhất là các tấm gỗ (plywood, mica dạng cast acrylic), 2 cuộn nhựa PLA trắng & đen, 5 mũi CNC. Hộp chính A350 thì gồm nhiều hộp nhỏ & sách hướng dẫn lắp ráp, sử dụng.

Đặc biệt, quyển sách hướng dẫn lắp đặt và sử dụng cực kỳ chuyên nghiệp, rất dễ hiểu chỉ cần nhìn hình ảnh chứ ko cần đọc cũng có thể ráp được.

2020ad062280-d89c-43dc-8ba6-c9d0100daa33.jpg



Đóng gói của Snapmaker chất lượng tuyệt cmn vời, các box xếp rất đồng đều, đẹp, hàng cao cấp có khác. Sau khi khui box thì các anh có thể thấy toàn bộ linh kiện chưa lắp ráp gồm đầu in/laser/cnc, khung, đế, dây cáp, bộ điều khiển... và cả tặng kèm 1 kính bảo hộ kèm 1 kính bảo hộ chống tia laser.

Cái bàn có kích thước là 1.2x1.2m, gạch là 0.8x0.8m để các anh dễ hình dung kích thước xung quanh.

2020528eacca-36cd-495d-9e51-11cc9f3f2f82.png


Phụ kiện gồm lủ khủ các loại ốc vít, dụng cụ tháo lắp, căn chỉnh, kìm cắt nhựa, xẻng để bẩy/lấy sản phẩm ra khỏi bề mặt sau khi in. Con hàng vít điện bên cạnh để lắp cho nhanh là Xiaomi Wowstick 1F+.

20206cceb687-c87e-4edf-9008-619570f548a7.png


Các bộ phận khác như 3 đầu in/laser/cnc, khung gá. Các thanh ray và bộ đế đều có chất lượng gia công cực kỳ cao. Toàn bộ được làm bằng nhôm được phủ thêm lớp mạ gì đó, nói chung sờ vào cảm giác rất phê.

5 thanh ray giống hệt nhau nên ko lo nhầm lẫn ray trục X-Y-Z với nhau. Các dây cáp kết nối vào hộp điều khiển được đánh dấu vị trí lắp rất rõ ràng tránh lắp nhầm.

Các module in/laser/cnc được ráp vào ray trục X và từ đó cứ thế mà chiến thôi.

2020d1c715ff-252d-4837-b7ac-34093d7a332d.png
 
Last edited:
IV - Lắp ráp:

Vừa đọc tài liệu vừa ráp thì cũng ra được cái khung chính của máy

2020b029a075-de03-462f-95db-20c3604cb907.jpg


Tuy nhiên, nếu như việc lắp cái máy hết có 1h thì việc gom dây điện như gom dây đi case mới là thứ ngốn nhiều thời gian nhất, gần 2h cho mỗi việc sắp xếp gắn dây thông qua các đế cắm dây rút mua ở ngoài.

20205b51512a-f77b-4e15-97c7-000d527d26cc.jpg


Và hình ảnh khi lắp ráp hoàn thiện cụm in 3D. Nhựa in test là nhựa PLA cấp bởi Snapmaker. Đã mua thêm vài chục cuộn nhựa các loại với nhiều màu khác nhau.

20201b4d438e-cf68-4a8f-af36-6cc3f067b298.jpg


Còn cái hộp cách âm bao ngoài thì để khi nào rảnh sẽ lắp. Cơ bản là do nó to quá ko biết để đâu cho vừa.

V - Cài đặt/Software

Các phần mềm miễn phí:
Các thuật ngữ trong In 3D:

1 - Skirt/Brim/Raft:
  • Skirt: Tạo 1 vòng xung quanh vật thể in, mục đích để xem trước nhựa in có vấn đề gì hay ko.
  • Brim: Tạo 1 lớp nhiều vòng bao xung quanh đế của vật thể, hữu dụng khi in các vật có diện tích tiếp xúc đế in quá nhỏ (tiếp xúc nhỏ thì ko đủ ma sát để giữ lại khi đầu in đi ngang qua, dẫn tới hỏng). Brim ko tạo lớp nhựa bên trong vật thể rỗng.
  • Raft: Tạo 1 lớp đế nhựa tăng tiếp xúc với đế in và in vật thể lên trên đế in này.

1607400553930.png



VI - In mẫu

In lần đầu chỉ thấy nhựa chảy ra, đầu in vẽ trên...không khí cách đế in (Bed/Plate) khoảng 1cm nên hỏng tùm lum.

Đọc lại tài liệu hoá ra là do chạy Calibration (Đồng phẳng tự động 9 điểm) xong thì nó xuất hiện điểm cuối. Điểm cuối này dùng để chạy Z Offset, nghĩa là cần cân chỉnh khoảng cách giữa đầu mũi in và đế in. Bằng cách sử dụng tấm giấy đặt ở trên đế, cho mũi in di chuyển sát xuống đế sao cho khi di chuyển tờ giấy hơi khó khăn 1 chút thì chọn Save để lưu thông tin đã hiệu hiệu chỉnh Z Offset.

Mỗi máy sẽ có 1 khoảng cách Z-Offset khác nhau nên cần phải tự cân chỉnh. Và sau đó tiến hành in thì ngon lành.

Đây là lúc bắt đầu in thử 1 bình hoa, đã chỉnh scale xuống 70% so với nguyên bản.

2020e00fad02-2281-446f-8252-cf3fe4bef6d0.jpg


1607219376864.png


Bản gốc bình hoa, file STL từ Thingiverse

1607178087448.png


Thời gian hoàn thành dự kiến khoảng 43h.

2020b4e398b9-0119-4591-88c0-777525f71e50.jpg



VII - Nguồn cấp file in 3D/CNC/Laser

VIII - Kết luận sơ bộ

Ưu điểm:
  • 3 trong 1: Dùng được 3 tính năng trong 1 cái máy nên tiết kiệm không gian.
  • Có kết nối với Wifi nên có thể Send G-Code qua Wifi để lưu trên máy in.
  • Phần cứng toàn bộ bằng nhôm anode nhám mờ nhìn cực kỳ pro.
  • Phần mềm Luban có vẻ dễ dùng (đang thử)
  • Có cộng đồng Snapmaker rất lớn và rất hỗ trợ người chơi
  • Sẽ có thêm các phần cứng được mở rộng, ví dụ: Trục quay ngoài cho CNC gỗ, Laser công suất cao (6-8W thay vì 1.6W như hiện giờ), Ray kéo dài để tăng diện tích gia công

Nhược điểm:
  • Đắt ~ 50 củ cả ship cả thuế
  • Chất lượng tạm thời theo đánh giá của các chuyên gia về in 3D thì chỉ ở mức trung bình so với các máy loại khác
  • Nặng kinh khủng, riêng cái máy hơn 20kg, bê ko cẩn thận là sml như chơi, tốt nhất để nguyên 1 chỗ
  • Ồn: Theo như những người khác thì họ bảo nó hơi ồn, cần thay quạt bộ nguồn (40x40x20mm) qua loại khác êm hơn. Nhưng thực tế tôi thấy nó chả khác con PC cùi tôi xài tí nào, nói chung cũng bình thường.
  • Lỗi: Một số lỗi như ray bị lỗi ko chạy được, cân chỉnh ko đúng khiến đầu in phá huỷ đế in...các lỗi này có tỉ lệ đâu đó 1-5%, và hầu hết được bảo hành trực tiếp từ Snapmaker bằng cách ship các linh kiện mới dùng để thay thế. Các lỗi này cũng đã được cộng đồng phát hiện nguyên nhân từ việc sử dụng heatsink lởm và chipset lởm nên ở 1 số trường hợp sẽ bị tèo.

Tóm lại, nếu có tiền, vừa chơi vừa học thì lấy cái này được, khá tiện để tập tành làm quen, vì lúc này sẽ phải học vẽ 3D, in 3D, tạo G-Code... gần như có thể có thể ứng dụng qua công việc/nghề nghiệp nếu có liên quan.

Nếu mua để gia công sản phẩm nhỏ và bán lại kiểu như cắt khắc...thì cũng được nhưng hiệu suất và giá thành sẽ thua khá nhiều các loại máy rời (4-8 củ/máy ở VN).
 
Last edited:
"Thằng bạn tôi" chưa bao giờ sử dụng máy in 3D, laser hay là lập trình CNC gì đó. Mua về ngồi vừa học vừa làm thôi. Quá trình thử sai ko bao giờ kết thúc nên sẽ tiếp tục thi thoảng up sản phẩm lên trên này.
 
3 trong 1 mà đắt gần bằng 3 con thế này nhỉ

Gửi từ Vsmart Live bằng vozFApp

Đắt gần bằng là thế nào, đắt hơn 3 con lẻ nhé :doubt:

Đợt 01/2020 snapmaker dùng Fedex để ship về VN rất ổn, ko trục trặc gì cả.

Fedex cũng dc báo là chuyên nghiệp hơn đám DHL. Nói chung chuyện qua rồi nên kệ mịa thôi. 1/2020 thì bản Snapmaker 2.0 đã ship đâu nhỉ.
 
Đắt gần bằng là thế nào, đắt hơn 3 con lẻ nhé :doubt:



Fedex cũng dc báo là chuyên nghiệp hơn đám DHL. Nói chung chuyện qua rồi nên kệ mịa thôi. 1/2020 thì bản Snapmaker 2.0 đã ship đâu nhỉ.
1/2020 là batch đầu tiên được gửi đi cho Early Bird, chậm hơn 2 tháng so với kế hoạch ban đầu của Snapmaker đó thím.
 
1/2020 là batch đầu tiên được gửi đi cho Early Bird, chậm hơn 2 tháng so với kế hoạch ban đầu của Snapmaker đó thím.

Ông nào đặt được Early Bird ngon quá trời, giá có 899 USD mà hình như còn được bao ship thì phải...
 
Ông nào đặt được Early Bird ngon quá trời, giá có 899 USD mà hình như còn được bao ship thì phải...
A350 thì mình không rõ, của mình là A250: giá $749 + $109(shipping). Nhớ hồi đó phải ngồi canh liên tục, có ông nào nhả ra là bụp liền.
 
A350 thì mình không rõ, của mình là A250: giá $749 + $109(shipping). Nhớ hồi đó phải ngồi canh liên tục, có ông nào nhả ra là bụp liền.

Xài chán chưa, có bán rẻ ko :p

Để coi xài ngon ko chắc mua thêm A150, nhỏ gọn, dễ di chuyển. Chứ bộ A350 quá nặng và cồng kềnh.
 
Last edited:
dân chơi vãi :sweat:
mình thấy trên taobao hay ali bán máy in 3D nhiều mà k rõ chất lượng ntn, mình đang ngâm cứu mảng làm khuôn cần 1 máy in 1 máy khắc, tầm 1 củ/máy liệu có khả thi ko ?
 
Máy này phay CNC thì còn được chứ tiện thế nào được fen? :waaaht:

Xài nhầm từ, chính xác như bạn nói là Phay CNC.

Và cách đây 1 tháng, bên Snapmaker đã bổ sung Rotary Module, 1 dạng tiện CNC ở tốc độ thấp nhằm tăng khả năng xử lý của Phay CNC lên thành 3 trục (trục ngang, trục lên xuống & trục xoay).

Khi nào Module này ra kèm đầu Laser cs cao chắc tôi cũng làm 1 bộ về nghịch chơi.

1607334798433.png


1607334806114.png
 
dân chơi vãi :sweat:
mình thấy trên taobao hay ali bán máy in 3D nhiều mà k rõ chất lượng ntn, mình đang ngâm cứu mảng làm khuôn cần 1 máy in 1 máy khắc, tầm 1 củ/máy liệu có khả thi ko ?

In 3D hay khắc thì mua quách ở VN qua Shopee cho rồi, đa dạng giá cả. Hầu hết để sử dụng phần mềm Cura của Ultimaker thôi.

Nhưng mua máy là 1 chuyện, dùng nó thế nào là chuyện hoàn toàn khác. Giờ đang chạy test máy là chính, chứ có lẽ sẽ sử dụng Laser nhiều hơn.
 
T khá dị ứng với mấy con máy "bê đê" này
Máy cnc đặc điểm là 3 trục phải vững vì đầu phay cắt trực tiếp vào vật liệu, độ chính xác cao, di chuyển bằng vít me bi. Tốc độ thì không cần quá nhanh
Máy in 3d thì khác, do cái đầu phun bình thường đã từ 0.2-0.4mm nên ko cần độ chính xác quá cao như cnc, đó là chưa kể nhựa co dãn do nhiệt độ, thường di chuyển bằng dây đai cho trục XY, tốc độ thường nhanh hơn máy cnc

Còn máy laser thì đa số cần nhỏ gọn vì làm việc 2 chiều, dùng cnc gắn đầu khác laser cũng đc nhưng nó là lấy dao mổ trâu đi mổ gà

Về giá thì 50 củ cho 1 cái máy hobby grade thì...
 
Con này khó chơi vãi, ngoài in 3d ra mấy cái kia chắc phiên phiến.

Tuỳ nhu cầu mỗi người nha fence. Tôi thấy người dùng sử dụng Laser là nhiều nhất, sau đó là 3D Printing rồi cuối cùng mới là CNC. Còn kết hợp cả 3 để tạo sản phẩm thì ai cũng làm.
 
Back
Top