Vết thương hở sau tiểu phẫu thì bôi cái gì cho mau lành các thím?

Vệ sinh nước muối sinh lý, để kho ráo tránh nước. Thế thôi
Cơ thể bôi thêm thuốc đỏ để tránh nhiễm trùng

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đi bệnh viện phẫu thuật xong không hỏi bác sỹ, lên đây hỏi voz.
Thế nào cũng có đứa kêu đem cho chó liếm
 
Thật ra, vết thương hở thì đừng nên bôi cái gì cả, đừng nghe ai bôi cái này mau lành cái kia mau lành, cứ để nó lành tự nhiên, khi nào lành rồi thì bôi cho nó đừng bị sẹo, còn lòi hay không do cơ địa bác cái đó bó tay, mới thì thấy vậy chứ qua hôm là nó kéo màng mỏng mỏng từ từ nó kéo da sẽ lành, ăn thịt nhiều lành cho lẹ :ops: :ops:
 
Mình cũng mổ nhọt áp xe khâu 5 mũi, ngày vệ sinh 1 lần bằng nước muối sinh lý 0,9% với betadin vàng rồi băng lại. Cắt chỉ thì chỉ vệ sinh khỏi băng nữa.
 
Hở hả. Phải may lại cho khít chứ nhỉ. Tạm thời phần ăn uống kiêng cử cho kỹ nha. Nếu không kiêng thì vết thương lâu lành lắm. Kiêng ăn: bò, gà, hải sản, xôi, nếp, khoai (các loại), đậu (các loại và các thành phẩm từ đậu như giá), bắp, chuối, rau muống, đồ có vị chua (cam chanh gì né hết vì dễ làm vết thương chảy nước vàng). Kiêng tới khi vết thương liền da thì né mấy cái dễ lên sẹo thôi. Chịu khó ăn thịt heo là được

via theNEXTvoz for iPhone
 
Chả là em có một cái nhọt do lông mọc ngược, do chủ quan nên biến thành ổ áp xe to cỡ đầu ngón tay út phải đến bệnh viện làm tiểu phẫu rạch cho mủ ra, do lớp da trên nhọt bị hoại tử phải cắt nên giờ chỗ tiểu phẫu nó thành 1 lỗ to khoảng bằng đầu ngón tay út. Tiểu phẫu xong bác sĩ có dặn phải giữ khô, thường xuyên thay băng, vệ sinh bằng nước muối sinh lý, hạn chế vận động ra mồ hôi để tránh nhiễm trùng và có kê đơn thuốc kháng viêm để uống.
Nên xin nhờ các cao nhân tư vấn giúp là khi thay băng có thể bôi thêm thuốc gì hoặc xịt cái gì vào để vết thương mau lành ko ạ? Xin chân thành cảm ơn các thím trước ạ.
Vết thương vị trí nào! Vùng da cố định hay da vận động

Chủ yếu giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng, mưng mủ, hay bụi bẩn nó dính vào!

Rửa vết thương bằng nước muối xong nhớ lau khô, mua thêm lọ cồn iot mà bôi vào! Nếu không ngại nó màu vàng vang bất tiện thì cứ hở ra là bôi cồn iot vào đấy!

Ra ngoài, làm việc, tiếp xúc với bụi bặm thì nên băng kím lại. Dùng gạc vô khuẩn và băng keo vải urgo.
Nếu ở nhà thì nên để hở, không băng cho nó thoáng mát, mau khô.
 
Bậy nào hướng dẫn sát khuẩn bằng nước muối đấy, muối vi khuẩn vẫn sống khoẻ.
Sát khuẩn bằng povidine (cồn iod đỏ) mới nhanh liền và nó thẩm thấu xuyên tế bào mới diệt khuẩn và khô nhanh, đó là lý do từ nha khoa đến phẫu thuật đường mở tiểu đại khoa ngoại đều dùng.
 
daMIxl8.jpg

Đổ đường cát vào nhé, loại đường túi giấy dùng uống cf ấy, mỗi ngày 1 gói , thịt nó sẽ hấp thụ hết
Kinh nghiệm bản thân, trước t bị nhiễm trùng , phải cạo đi lòi cả xương

Gửi từ Xiaomi 22071212AG bằng vozFApp
 
Povidone iod bạn nhé, loại để sát trùng ấy, dung dịch màu nâu vàng
Tên biệt dược Betadine, Povidine...
Povidine bôi rát lắm, pha loãng v nước muối pha đỡ hơn, mà vết thương thì vệ sinh sạch sẽ nó tự lành thôi
 
Cơ thể của mình bị gì thì xách đít mà đi hỏi bác sĩ chứ đem lên hỏi mấy thằng vozer chỉ biết ăn ngủ với xạo loz xong đánh cược với tính mạng của mình thì phen nên làm như mình bảo ở #2 nhé

via theNEXTvoz for iPhone
bạn chỉ biết ăn ngủ với xạo loz thì đừng đánh đồng với ae voz trong đây nhá
 
Bậy nào hướng dẫn sát khuẩn bằng nước muối đấy, muối vi khuẩn vẫn sống khoẻ.
Sát khuẩn bằng povidine (cồn iod đỏ) mới nhanh liền và nó thẩm thấu xuyên tế bào mới diệt khuẩn và khô nhanh, đó là lý do từ nha khoa đến phẫu thuật đường mở tiểu đại khoa ngoại đều dùng.
Để sát khuẩn trước phẫu thuật thì đúng còn bôi lên vết thương hở thì Podivine cũng có hạn chế
 
THÔNG TIN CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ RÒ HẬU MÔN – ÁP XE HẬU MÔN
🏥
TẠI BỆNH VIỆN
1️⃣
Vận động
Sau khi được chuyển về phòng bệnh, người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường. Tránh ngồi dậy đột ngột vì có thể gây nhức đầu hoặc nôn ói.
Sau mổ từ 8-10 giờ, người bệnh có thể ngồi dậy, tập đi lại và tự làm vệ sinh cá nhân nhưng cần có người hỗ trợ.
Sau 24 giờ, người bệnh có thể tự đi lại.
2️⃣
Vết mổ
Cảm giác thốn, đau âm ỉ quanh hậu môn.
Ngâm hậu môn 15 phút với 5 lít nước ấm sau đi tiêu hoặc khi đau.
Người bệnh được thay băng vết mổ hàng ngày tại phòng bệnh.
3️⃣
Chế độ ăn
Trong 24 giờ đầu sau mổ, người bệnh có thể uống nước yến, nước súp, ăn cháo loãng.
Sau mổ 24 giờ, người bệnh có thể ăn uống bình thường.
Nên uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày), ăn nhiều rau củ, thịt, cá, trái cây,… hạn chế tiêu, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc.
Những trường hợp đặc biệt bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ dặn dò riêng
🌈

4️⃣
Vệ sinh cá nhân
Người bệnh tiểu tại giường (sử dụng bô, tã) khi mới được chuyển về phòng bệnh.
🛁
Người bệnh có thể tự làm vệ sinh cá nhân khi đi lại được.
🛁
Đi tiêu bình thường, không nín cũng không rặn; có thể đau, rát và chảy ít máu.
5️⃣
Báo với nhân viên y tế khi
Vết mổ chảy nhiều máu.
Không tiểu được.
Đi tiêu nhiều lần trong ngày, hoặc cảm giác nặng hậu môn, đầy bụng, không đi tiêu được.
Đau nhiều, sốt, lạnh run.
Hoặc bất cứ những biểu hiện làm người bệnh khó chịu.
🏠
🏠
SAU XUẤT VIỆN
🏠
🏠

Sau khi đi tiêu, dùng vòi sen chỉnh nước ấm và áp lực nước với tốc độ vừa để rửa nếu có phân dính vào vết mổ, dùng khăn mềm hay gạc thấm khô và đắp 1 miếng gạc tẩm dầu mù u lên ngay bề mặt vết mổ, giữ gạc bằng băng keo hay quần lót.
Ngâm hậu môn 15 phút với 5 lít nước ấm sáng tối, sau đi tiêu, hoặc khi đau.
Ngày thứ 7 sau mổ, vết thương mọc mô hạt dễ bị chảy máu nếu bị cọ xát mạnh. Nếu có chảy máu, dùng giấy thấm hay gạc tẩm oxy già đè lên chỗ chảy máu trong 5-15 phút và băng ép lại.
Thời gian lành vết thương từ 8-12 tuần. Trong khoảng thời gian này, vết mổ có thể rỉ dịch, một lớp màng nhầy màu hồng hoặc vàng
Ăn uống bình thường, nên ăn nhiều rau củ, thịt cá, trái cây... và uống nhiều nước (ít nhất 2lít/ngày). Hạn chế tiêu, ớt, rượu bia, thuốc lá, trà đặc để tránh táo bón, rặn nhiều hoặc đi tiêu quá nhiều lần trong ngày vì dễ chảy máu vết mổ.
Trở lại làm việc khi cảm thấy giảm đau hậu môn. Hạn chế ngồi lâu, nhất là trong 2 tuần đầu sau mổ.
Hạn chế đi xe máy trong 4 tuần sau mổ.
Sinh hoạt tình dục sau 8-12 tuần.
Tái khám đúng hẹn.
Trở lại bệnh viện khi có các dấu hiệu sau:
Vết thương không lành, sốt, ớn lạnh, chảy máu nhiều.
Đi tiêu không kiểm soát.
Đi tiêu lắt nhắt nhiều lần trong ngày hoặc cảm giác nặng hậu môn.
Đi tiêu đau hậu môn kéo dài nhiều giờ, dùng thuốc giảm đau không khỏi.
CNĐD. Lê Thị Hồng Nhung - Khoa Hậu Môn Trực Tràng Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM
 
trước mình cũng mổ áp xe đây, lỗ phải to bằng cái muỗng múc kem chứ ko nhỏ như thím, mổ xong để hở tự lành, hạn chế vận động ra mồ hôi, mỗi ngày chỉ vệ sinh bằng nước muối sinh lí xong bôi povidone vào, ra ngoài hay gì thì băng lại tránh bụi bặm, mấy ngày đầu chỉ có lau người hạn chế nước vào, bác sĩ khuyên vậy đúng rồi lại còn lên đây xin thuốc gì bôi nữa :sweat:, của mình vết thương to tầm 1 tháng là thấy gần đầy rồi, còn ăn uống thì mình nghĩ tím nên ăn thịt bò vô cho có chất đẩy da lên nhanh, lúc gần đầy rồi thì hãy ngưng lại thì hợp lí hơn, do mình kiêng cử nên giờ lành rồi nhưng chỗ đó nó ko đc đầy như bình thường, kiểu bị thụt xuống ấy.
 
Chả là em có một cái nhọt do lông mọc ngược, do chủ quan nên biến thành ổ áp xe to cỡ đầu ngón tay út phải đến bệnh viện làm tiểu phẫu rạch cho mủ ra, do lớp da trên nhọt bị hoại tử phải cắt nên giờ chỗ tiểu phẫu nó thành 1 lỗ to khoảng bằng đầu ngón tay út. Tiểu phẫu xong bác sĩ có dặn phải giữ khô, thường xuyên thay băng, vệ sinh bằng nước muối sinh lý, hạn chế vận động ra mồ hôi để tránh nhiễm trùng và có kê đơn thuốc kháng viêm để uống.
Nên xin nhờ các cao nhân tư vấn giúp là khi thay băng có thể bôi thêm thuốc gì hoặc xịt cái gì vào để vết thương mau lành ko ạ? Xin chân thành cảm ơn các thím trước ạ.
Acmocxilin
 
Back
Top