Vì sao chuyên gia ủng hộ dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS?

Mr.Tank

Senior Member
Theo các chuyên gia, việc Bộ GD-ĐT yêu cầu dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS là động thái phù hợp với khuyến nghị của đơn vị tổ chức thi cũng như thực tiễn giáo dục tại Việt Nam.
db3a0895-1704767798983753014218.jpg

Học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4, TP.HCM) trong một tiết học IELTS với giáo viên nước ngoài

Bộ GD-ĐT tối 23.3 cho biết một số địa phương đang phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 công lập, trong đó có việc cộng điểm ưu tiên hay tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS hoặc giải học sinh giỏi cấp tỉnh là không đúng quy định. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nơi cộng điểm, miễn thi hoặc tuyển thẳng thí sinh có điểm thi IELTS trên 4.0 nhiều năm qua.

Vì thế, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 đúng theo quy định đã ban hành. Trong đó, 4 nhóm được tuyển thẳng bao gồm: tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; thuộc 16 dân tộc ít người; là người khuyết tật; đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật.

Động thái hợp lý
Cô Phan Thị Song Sương, thạc sĩ chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh (TESOL) tại ĐH Nottingham Trent (Anh), sáng lập Trung tâm Home English (Đà Nẵng), tán thành yêu cầu của Bộ GD-ĐT. "Động thái này giúp phụ huynh đỡ lo lắng, còn các em được 'nhẹ gánh' áp lực. Các đơn vị tổ chức thi IELTS tuy không giới hạn độ tuổi dự thi, song cũng không khuyến khích thí sinh dưới 16 tuổi đăng ký", cô Sương nhận xét.

Thạc sĩ Sương cho biết, trong quá trình tư vấn cho phụ huynh, cô luôn khuyên cha mẹ nên cho con bắt đầu luyện thi IELTS từ lớp 10, tốt nhất là lớp 11 nếu thực sự cần chứng chỉ ngoại ngữ này để nộp hồ sơ xét tuyển các trường ĐH trong nước hoặc nước ngoài. "Bởi, từng độ tuổi có các bài thi riêng được thiết kế tương thích, như Starters, Movers hay Flyers với lứa tuổi tiểu học và THCS", cô Sương lý giải.

Cũng theo nữ thạc sĩ, các câu hỏi, ngữ liệu trong đề thi IELTS yêu cầu kiến thức, tư duy sâu sắc nên phù hợp hơn với lứa tuổi từ THPT trở lên. Ngoài ra, phải nhìn nhận IELTS hay TOEFL đều là bài kiểm tra nên thí sinh phải được dạy về "luật chơi", tức kỹ thuật làm bài. Song, quá trình này có thể chỉ kéo dài vài tháng. "Quan trọng nhất vẫn là kiến thức tiếng Anh tổng quát của thí sinh được trau dồi qua nhiều năm", cô Sương đánh giá.

 
dừng là đúng, cái này tạo ra sự không công bằng, học sinh nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa tiền đâu ra học ai éo rồi thi ai éo cả 6 7tr 1 lần, nếu mà làm thì khác nào xã hội nguyên thủy, ai có tiền là giành hết đặc quyền của xã hội à, nhiệm vụ của chính phủ là tạo điều kiện cho tất cả mọi ng mà
 
Nó dùng để thay thế kỳ thi môn tiếng anh là ok rồi. Đòi tuyển thẳng thay luôn các môn khác thì đúng là vô lý thật.
 
1708841525577.png
hóng có IQ lên tiếng: "lạm dụng IELTS là lãng phí nguồn lực xã hội"
Siết chặt việc thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tiến tới giành quyền cấp chứng chỉ quốc tế phổ cập giá rẻ cho toàn dân, do bộ Đào Dục quản lý
 
dừng là đúng, cái này tạo ra sự không công bằng, học sinh nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa tiền đâu ra học ai éo rồi thi ai éo cả 6 7tr 1 lần, nếu mà làm thì khác nào xã hội nguyên thủy, ai có tiền là giành hết đặc quyền của xã hội à, nhiệm vụ của chính phủ là tạo điều kiện cho tất cả mọi ng mà

- Vùng sâu vùng xa thì học hành cơ bản là được rồi, cháu nào xuất sắc thì tỉnh cấp học bổng cho lên thành phố bồi dưỡng. Chứ vừa giàu vừa giỏi thì thuộc tầng lớp Elite, sẽ là đầu tàu kéo đất nước đi lên nhanh nhất vì vậy chính ra mới cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho nhóm Elite này.

- Tư duy của anh làm tôi nhớ câu chuyện 20 năm trước, tôi ở TPHCM được tiếp xúc với thiết bị điện tử từ năm 4 tuổi, tiếng Anh sử dụng liên tục nên thành thạo. Tuy nhiên slot vào Đại Học khoa Công Nghệ Thông Tin thì phải nhường cho các bạn Tây Nguyên vì điểm ưu tiên, trong đó nhiều bạn cả đời chưa đụng được vào máy tính, tiếng Anh cũng zero nốt, không biết sau này tốt nghiệp nổi không.

Vì vậy tôi không đồng ý với tư duy của anh, nhất là trong trường hợp này vì:
  • IELTS là chứng chỉ quốc tế, học sinh passed nghĩa là cơ hội hội nhập sau này rất cao.
  • Bậc học THPT mang tính địa phương, không có lý gì thành phố lớn phải gánh cho cả vùng sâu vùng xa mà phải ngồi chờ.
 
dừng là đúng, cái này tạo ra sự không công bằng, học sinh nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa tiền đâu ra học ai éo rồi thi ai éo cả 6 7tr 1 lần, nếu mà làm thì khác nào xã hội nguyên thủy, ai có tiền là giành hết đặc quyền của xã hội à, nhiệm vụ của chính phủ là tạo điều kiện cho tất cả mọi ng mà
IELTS cũng khó với tụi nhỏ lắm đó anh
Bốn skill, writing còn làm cả nghị luận xã hội bằng tiếng Anh. Đầy thằng nhỏ quê tôi NLXH tiếng Việt còn chẳng viết đc. Để đạt band cao phải bỏ cả quyết tâm, chăm chỉ với tiền chứ chẳng phải có tiền là hết đâu.
 
- Vùng sâu vùng xa thì học hành cơ bản là được rồi, cháu nào xuất sắc thì tỉnh cấp học bổng cho lên thành phố bồi dưỡng. Chứ vừa giàu vừa giỏi thì thuộc tầng lớp Elite, sẽ là đầu tàu kéo đất nước đi lên nhanh nhất vì vậy chính ra mới cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho nhóm Elite này.

- Tư duy của anh làm tôi nhớ câu chuyện 20 năm trước, tôi ở TPHCM được tiếp xúc với thiết bị điện tử từ năm 4 tuổi, tiếng Anh sử dụng liên tục nên thành thạo. Tuy nhiên slot vào Đại Học khoa Công Nghệ Thông Tin thì phải nhường cho các bạn Tây Nguyên vì điểm ưu tiên, trong đó nhiều bạn cả đời chưa đụng được vào máy tính, tiếng Anh cũng zero nốt, không biết sau này tốt nghiệp nổi không.

Vì vậy tôi không đồng ý với tư duy của anh, nhất là trong trường hợp này vì:
  • IELTS là chứng chỉ quốc tế, học sinh passed nghĩa là cơ hội hội nhập sau này rất cao.
  • Bậc học THPT mang tính địa phương, không có lý gì thành phố lớn phải gánh cho cả vùng sâu vùng xa mà phải ngồi chờ.
  • Chênh lệch giáo dục quá mức sẽ gây bất mãn xã hội, làm nản chí học hành, gia tăng tệ nạn xã hội. Không phải tự nhiên mà bọn TQ vẫn suốt ngày tuyên truyền các tấm gương nghèo vượt khó và vẫn giữ phương thức tuyển sinh ĐH cũ.
  • Cứ bao bọc ưu tiên cho tầng lớp giàu, nó giống như việc "công bằng" trong đánh thuế, hay "công bằng" trong cơ chế chính sách. Tưởng là công bằng nhưng thực ra rất khó cân bằng. Khi mà tầng lớp giàu có, quyền lực sẽ dần trở thành địa chủ kiểu mới, dựa vào các mối quan hệ, tiềm lực mà nắm hết của cải xã hội.
  • Thế nên các nước tư bản giàu có đánh thuế thu nhập và thuế thừa kế rất cao. Càng giàu thì càng cao. Chứ không cho tỉ lệ bằng nhau với toàn bộ dân số.
  • Nhiều bạn cả đời chưa đụng được vào máy tính, tiếng Anh cũng zero. Nhưng nếu những bạn đó trong điều kiện khó khăn đó vẫn vào được ĐH top. Tỉ khả năng rất cao là IQ khá ổn, chăm chỉ, chịu đựng được gian khổ. Đây mới là tầng lớp trung lưu xã hội cần. Tầng lớp này sẽ là kỹ sư - bác sĩ - công viên chức - nhân viên văn phòng. Còn cái tầng lớp Elite lãnh đạo thì chỉ là số lượng rất nhỏ trong xã hội.
  • Xã hội ngoài tầng lớp lao động phổ thông, thì vẫn cần lượng rất lớn tầng lớp trung lưu chăm chỉ, chịu khó, không cần xuất sắc tiếng Anh, có bằng cấp. Cứ ưu tiên cho bọn nhà giàu nhiều quá mà làm nản chí học sinh - phụ huynh. Thì tầng lớp trung lưu này hẹo dần, lấy đâu ra người cho bọn Elite lãnh đạo.
 
Last edited:
Càng ngày sao thấy ngoại ngữ giỏi không còn được trọng dụng như xưa nhỉ, giờ ra trường hình như cần kỹ năng mềm với chuyên môn hơn, ngày xưa thì học tệ mà tiếng anh tốt vẫn lương cao hơn tụi thủ khoa mà dốt tiếng anh
 
IELTS chỉ có 2 năm, tính thi lớp 10 một lần, 3 năm sau ĐH thi thêm lần nữa, rồi thi thêm lần nữa để tốt nghiệp à :sweat:
Càng ngày sao thấy ngoại ngữ giỏi không còn được trọng dụng như xưa nhỉ, giờ ra trường hình như cần kỹ năng mềm với chuyên môn hơn, ngày xưa thì học tệ mà tiếng anh tốt vẫn lương cao hơn tụi thủ khoa mà dốt tiếng anh
vì giờ ngoại ngữ giỏi là điều kiện cần như một chuyện đương nhiên phải có rồi chứ không phải điều kiện đủ nữa
 
- Vùng sâu vùng xa thì học hành cơ bản là được rồi, cháu nào xuất sắc thì tỉnh cấp học bổng cho lên thành phố bồi dưỡng. Chứ vừa giàu vừa giỏi thì thuộc tầng lớp Elite, sẽ là đầu tàu kéo đất nước đi lên nhanh nhất vì vậy chính ra mới cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho nhóm Elite này.

- Tư duy của anh làm tôi nhớ câu chuyện 20 năm trước, tôi ở TPHCM được tiếp xúc với thiết bị điện tử từ năm 4 tuổi, tiếng Anh sử dụng liên tục nên thành thạo. Tuy nhiên slot vào Đại Học khoa Công Nghệ Thông Tin thì phải nhường cho các bạn Tây Nguyên vì điểm ưu tiên, trong đó nhiều bạn cả đời chưa đụng được vào máy tính, tiếng Anh cũng zero nốt, không biết sau này tốt nghiệp nổi không.

Vì vậy tôi không đồng ý với tư duy của anh, nhất là trong trường hợp này vì:
  • IELTS là chứng chỉ quốc tế, học sinh passed nghĩa là cơ hội hội nhập sau này rất cao.
  • Bậc học THPT mang tính địa phương, không có lý gì thành phố lớn phải gánh cho cả vùng sâu vùng xa mà phải ngồi chờ.
Đây là câu chuyện "woke" điển hình rồi, và bọn nó hỏi tại sao dân lại đổ về TP sống, làm TP lạm phát, BĐS TP ko ai mua nổi, bất bình đẳng thu nhập giữa TP và nông thôn tăng cao, sống ở TP chật chội khói bụi kẹt xe khổ thấy mợ mà không ai dám đi chỗ khác... Cơ mà mình hỏi, người ta cũng chỉ ưu tiên cho Tây Nguyên vài điểm, bác đụng đến cái máy tính, được học tiếng Anh từ nhỏ mà cũng không ăn nổi vài điểm đó thật à?
 
- Vùng sâu vùng xa thì học hành cơ bản là được rồi, cháu nào xuất sắc thì tỉnh cấp học bổng cho lên thành phố bồi dưỡng. Chứ vừa giàu vừa giỏi thì thuộc tầng lớp Elite, sẽ là đầu tàu kéo đất nước đi lên nhanh nhất vì vậy chính ra mới cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho nhóm Elite này.

- Tư duy của anh làm tôi nhớ câu chuyện 20 năm trước, tôi ở TPHCM được tiếp xúc với thiết bị điện tử từ năm 4 tuổi, tiếng Anh sử dụng liên tục nên thành thạo. Tuy nhiên slot vào Đại Học khoa Công Nghệ Thông Tin thì phải nhường cho các bạn Tây Nguyên vì điểm ưu tiên, trong đó nhiều bạn cả đời chưa đụng được vào máy tính, tiếng Anh cũng zero nốt, không biết sau này tốt nghiệp nổi không.

Vì vậy tôi không đồng ý với tư duy của anh, nhất là trong trường hợp này vì:
  • IELTS là chứng chỉ quốc tế, học sinh passed nghĩa là cơ hội hội nhập sau này rất cao.
  • Bậc học THPT mang tính địa phương, không có lý gì thành phố lớn phải gánh cho cả vùng sâu vùng xa mà phải ngồi chờ.
  • Ưu tiên tầng lớp tinh hoa thì khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách các tầng lớp xã hội ngày càng lớn.
  • Điều kiện của bạn tốt vậy mà bạn không hơn hẳn ng ta. Đặt vị trí bạn trong điều kiện ng ta chắc còn thua nữa.
 
IELTS chỉ có 2 năm, tính thi lớp 10 một lần, 3 năm sau ĐH thi thêm lần nữa, rồi thi thêm lần nữa để tốt nghiệp à :sweat:

vì giờ ngoại ngữ giỏi là điều kiện cần như một chuyện đương nhiên phải có rồi chứ không phải điều kiện đủ nữa
Giữa chuyên môn giỏi và ngoại ngữ giỏi thì chuyên môn vẫn đc ưu tiên hơn nhé. Công ty mình mấy bạn chuyên môn tốt, ngoại ngữ bập bẹ vẫn phát triển, giữ vai trò chủ chốt hơn hẳn mấy bạn ngoại ngữ giỏi nhưng chuyên môn yếu, và hầu như họ chỉ đảm nhận mấy công việc bàn giấy, chạy việc linh tinh ở các dự án thôi.
 
dừng là đúng, cái này tạo ra sự không công bằng, học sinh nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa tiền đâu ra học ai éo rồi thi ai éo cả 6 7tr 1 lần, nếu mà làm thì khác nào xã hội nguyên thủy, ai có tiền là giành hết đặc quyền của xã hội à, nhiệm vụ của chính phủ là tạo điều kiện cho tất cả mọi ng mà
Ai cộng điểm thi cho con em thành phố?
Ai trông lỏng lẻo cho con em thành phố?
Ai cho con em thành phố trung lưu, bình dân các slot vào đại học top trong nc nếu xét điểm tốt nghiệp thôi?
Ai cho bố mẹ con em thành phố công bằng, khi cứ đòi hỏi công bằng cho con em nông thôn?
 
Xã hội muốn tồn tại thì phải đạt được (hoặc ít nhất là tiệm cận) trạng thái cân bằng. Giờ nó không cân bằng ở chỗ chênh lệch giàu nghèo, thằng giàu đi học, có tiền thi chứng chỉ, xét tuyển đễ hơn, cơ hội học tập cao hơn bọn nghèo nên các IQ cao phải điều chỉnh để không dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc đến mức không thể đảo ngược đấy.

Chứ giờ mà sống kiểu mạnh được yếu thua, phải dẫm đạp lên nhau mà sống, ăn nhau từng đồng từng điểm một thì chẳng mấy mà bạo loạn.
 
Đây là câu chuyện "woke" điển hình rồi, và bọn nó hỏi tại sao dân lại đổ về TP sống, làm TP lạm phát, BĐS TP ko ai mua nổi, bất bình đẳng thu nhập giữa TP và nông thôn tăng cao, sống ở TP chật chội khói bụi kẹt xe khổ thấy mợ mà không ai dám đi chỗ khác... Cơ mà mình hỏi, người ta cũng chỉ ưu tiên cho Tây Nguyên vài điểm, bác đụng đến cái máy tính, được học tiếng Anh từ nhỏ mà cũng không ăn nổi vài điểm đó thật à?

- Chuyện người dân đổ xô về các thành phố lớn là đương nhiên trên toàn cầu, chẳng riêng gì VN.

- Thời của tôi thì chưa có hướng nghiệp rõ lắm nên tôi cứ nghĩ muốn làm công việc liên quan tới máy tính thì cứ dành nhiều thời gian cho mảng này. Thế là phần lớn thời gian dành cho vọc + học tiếng Anh để nghiên cứu tài liệu mới nhất. Cuối năm 12 mới chợt nhận ra phải học Toán Lý Hóa đã, thế là chỉ ôn thi có 2 tháng nên thua. Nhưng mà sau này tôi chọn ngành Digital Marketing rồi, thời điểm đó không có trường nào tại VN đào tạo, tài liệu thì 100% tiếng Anh và thay đổi tính bằng tuần cho nên cái sự học của tôi trước đó không bị lãng phí.
 
Last edited:
Ủa sao kì vậy, chính sách hay vậy sao lại hủy? Làm vậy thì người có tiền mới có lý do chi tiền ra để tạo điều kiện cho chính họ có cơ hội hơn người nghèo, khi đó kẻ giàu ngày càng giàu, kẻ nghèo ít cơ hội hơn nên càng nghèo, xã hội phân hóa giàu nghèo như thế tốt mà, có bất công, mất đoàn kết, rồi đấu đá nội bộ.... ưng thế còn gì.
 
Xã hội muốn tồn tại thì phải đạt được (hoặc ít nhất là tiệm cận) trạng thái cân bằng. Giờ nó không cân bằng ở chỗ chênh lệch giàu nghèo, thằng giàu đi học, có tiền thi chứng chỉ, xét tuyển đễ hơn, cơ hội học tập cao hơn bọn nghèo nên các IQ cao phải điều chỉnh để không dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc đến mức không thể đảo ngược đấy.

Chứ giờ mà sống kiểu mạnh được yếu thua, phải dẫm đạp lên nhau mà sống, ăn nhau từng đồng từng điểm một thì chẳng mấy mà bạo loạn.

Đúng rồi, các xã hội hiện đại đều hướng tới sự cân bằng. Ví dụ Quốc Hội phương Tây đều chia lưỡng viện gồm Viện Nguyên Lão (Thượng Viện) là tầng lớp Elite và Viện Dân Biểu (Hạ Viện) là do dân bầu. Chứ quản lý xã hội mà cứ "dân túy" chỉ dựa vào Hạ Viện là nát bét ngay.

Với chủ đề này cũng vậy, IELTS là một chứng chỉ khó, test cả vấn đề tư duy nên tôi ủng hộ việc ưu đãi thêm cho những em đạt được điểm cao của chứng chỉ này. Thực tế tôi là người sử dụng lao động, các ứng viên IELTS cao thường chỉ đến từ các trường top như Ngoại Thương và các bạn đó giỏi thật.
 
Đúng rồi, các xã hội hiện đại đều hướng tới sự cân bằng. Ví dụ Quốc Hội phương Tây đều chia lưỡng viện gồm Viện Nguyên Lão (Thượng Viện) là tầng lớp Elite và Viện Dân Biểu (Hạ Viện) là do dân bầu. Chứ quản lý xã hội mà cứ "dân túy" chỉ dựa vào Hạ Viện là nát bét ngay.

Với chủ đề này cũng vậy, IELTS là một chứng chỉ khó, test cả vấn đề tư duy nên tôi ủng hộ việc ưu đãi thêm cho những em đạt được điểm cao của chứng chỉ này. Thực tế tôi là người sử dụng lao động, các ứng viên IELTS cao thường chỉ đến từ các trường top như Ngoại Thương và các bạn đó giỏi thật.
Nhưng thì ielts từ năm lớp 10 nó lãng phí vì lúc đó chứng chỉ chưa có tác dụng gì cả, đồng ý học tiếng anh là tốt nhưng nó cũng chỉ là công cụ thôi. Lấy nó để thay thế các môn khác là điều không thể. A tuyển người đâu phải cần mỗi tiếng anh, trừ khi là thông dịch viên.
 
Đúng rồi, các xã hội hiện đại đều hướng tới sự cân bằng. Ví dụ Quốc Hội phương Tây đều chia lưỡng viện gồm Viện Nguyên Lão (Thượng Viện) là tầng lớp Elite và Viện Dân Biểu (Hạ Viện) là do dân bầu. Chứ quản lý xã hội mà cứ "dân túy" chỉ dựa vào Hạ Viện là nát bét ngay.

Với chủ đề này cũng vậy, IELTS là một chứng chỉ khó, test cả vấn đề tư duy nên tôi ủng hộ việc ưu đãi thêm cho những em đạt được điểm cao của chứng chỉ này. Thực tế tôi là người sử dụng lao động, các ứng viên IELTS cao thường chỉ đến từ các trường top như Ngoại Thương và các bạn đó giỏi thật.
Anh đang lạc đề. Cái anh nói là về năng lực của những người đạt được chứng chỉ IELTS, cái này ko cần bàn vì cứ ai dùng có điểm IELTS cao thì khả năng học ngoại ngữ và đọc tài liệu song ngữ của các bạn rất đáng nể, nhưng báo với bản thân tôi đang nói đến vấn đề tài chính, tức là IELTS chỉ có thể được tiếp cận bởi một bộ phận người đủ khả năng để đầu tư cho con cái học trung tâm, lò luyện và chi phí thi Ielts, trong khi những học sinh có tư chất, thậm chí giỏi hơn những bạn này nhưng phải chịu gánh nặng chi phí cho cái chứng chỉ tiếng Anh này, dẫn đến giảm đi cơ hội được vào đại học. Anh có chắc những đứa ko có điều kiện thi IELTS kém hơn những đứa có IELTS ko?

*Edit: Người có điều kiện để học lò và thi chứng chỉ IELTS rồi mà còn ưu đãi thêm nữa, thế những đứa ko đủ điều kiện được ưu đãi gì ko?
 
Last edited:
Anh đang lạc đề. Cái anh nói là về năng lực của những người đạt được chứng chỉ IELTS, cái này ko cần bàn vì cứ ai dùng có điểm IELTS cao thì khả năng học ngoại ngữ và đọc tài liệu song ngữ của các bạn rất đáng nể, nhưng báo với bản thân tôi đang nói đến vấn đề tài chính, tức là IELTS chỉ có thể được tiếp cận bởi một bộ phận người đủ khả năng để đầu tư cho con cái học trung tâm, lò luyện và chi phí thi Ielts, trong khi những học sinh có tư chất, thậm chí giỏi hơn những bạn này nhưng phải chịu gánh nặng chi phí cho cái chứng chỉ tiếng Anh này, dẫn đến giảm đi cơ hội được vào đại học. Anh có chắc những đứa ko có điều kiện thi IELTS kém hơn những đứa có IELTS ko?

*Edit: Người có điều kiện để học lò và thi chứng chỉ IELTS rồi mà còn ưu đãi thêm nữa, thế những đứa ko đủ điều kiện được ưu đãi gì ko?
Đi một vòng câu hỏi quay vê là bất công cùng lứa.
Nhưng công bằng với đồng lứa là bất công bố mẹ người ta a ơi
 
Back
Top