Vì sao chuyên gia ủng hộ dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS?

- Chuyện người dân đổ xô về các thành phố lớn là đương nhiên trên toàn cầu, chẳng riêng gì VN.

- Thời của tôi thì chưa có hướng nghiệp rõ lắm nên tôi cứ nghĩ muốn làm công việc liên quan tới máy tính thì cứ dành nhiều thời gian cho mảng này. Thế là phần lớn thời gian dành cho vọc + học tiếng Anh để nghiên cứu tài liệu mới nhất. Cuối năm 12 mới chợt nhận ra phải học Toán Lý Hóa đã, thế là chỉ ôn thi có 2 tháng nên thua. Nhưng mà sau này tôi chọn ngành Digital Marketing rồi, thời điểm đó không có trường nào tại VN đào tạo, tài liệu thì 100% tiếng Anh và thay đổi tính bằng tuần cho nên cái sự học của tôi trước đó không bị lãng phí.
Tóm lại là a cũng chẳng hơn ng ta khi có mọi thứ từ bé, nếu đổi lại a ở huyện thì chắc giờ là thằng công nhân thất nghiệp :feel_good:
 
Giữa chuyên môn giỏi và ngoại ngữ giỏi thì chuyên môn vẫn đc ưu tiên hơn nhé. Công ty mình mấy bạn chuyên môn tốt, ngoại ngữ bập bẹ vẫn phát triển, giữ vai trò chủ chốt hơn hẳn mấy bạn ngoại ngữ giỏi nhưng chuyên môn yếu, và hầu như họ chỉ đảm nhận mấy công việc bàn giấy, chạy việc linh tinh ở các dự án thôi.
Có ý thức học ngoại ngữ mà chuyên môn yếu nữa à. Kỳ lạ nhỉ.
 
Buồn cười thật, tuyên truyền đẻ con thì các anh bỉ bôi là đẻ không có lợi ích, khổ, nghèo nên không nên đẻ con. Giờ bỏ cái tuyển thẳng này để tạo thêm cơ hội đồng đều giữa gia cảnh có điều kiện tốt với kém hơn thì các anh cũng phản đối.
Lý luận các anh thì cho rằng học cái bằng ai eo này thì auto giỏi luôn nên giữ nguyên tuyển thẳng. Nếu trình độ đã hơn hẳn kiểu vậy thì sao lại phải so đo, lăn tăn với những thằng không có nổi cái ai eo khi cùng thi chung một kì thi đánh giá.
Lại thêm kiểu tư duy ở tình lẻ không ai eo thì không chăm chỉ bằng mấy thằng cày ai eo nữa chứ, giờ cái bằng ai eo này để định lượng mức độ chăm chỉ luôn à. Còn mấy thằng cày các môn khác thì không chăm luôn.
 
Last edited:
Càng ngày sao thấy ngoại ngữ giỏi không còn được trọng dụng như xưa nhỉ, giờ ra trường hình như cần kỹ năng mềm với chuyên môn hơn, ngày xưa thì học tệ mà tiếng anh tốt vẫn lương cao hơn tụi thủ khoa mà dốt tiếng anh

Xưa người biết ngoại ngữ nó hiếm , giờ phổ cập rồi , vị trí công tác cần ngoại ngữ là auto phải biết
 
Giữa chuyên môn giỏi và ngoại ngữ giỏi thì chuyên môn vẫn đc ưu tiên hơn nhé. Công ty mình mấy bạn chuyên môn tốt, ngoại ngữ bập bẹ vẫn phát triển, giữ vai trò chủ chốt hơn hẳn mấy bạn ngoại ngữ giỏi nhưng chuyên môn yếu, và hầu như họ chỉ đảm nhận mấy công việc bàn giấy, chạy việc linh tinh ở các dự án thôi.
Do vị trí công tác không đòi hỏi ngoại ngữ . Nhưng tụi học giỏi , làm giỏi nó học ngoại ngữ cũng nhanh lắm
 
Càng ngày sao thấy ngoại ngữ giỏi không còn được trọng dụng như xưa nhỉ, giờ ra trường hình như cần kỹ năng mềm với chuyên môn hơn, ngày xưa thì học tệ mà tiếng anh tốt vẫn lương cao hơn tụi thủ khoa mà dốt tiếng anh

Đùng rồi bác, TA giờ nó thành cái thứ bình thường, được phổ cập giáo dục từ mọi cấp rồi thành ra cái ngoại ngữ trở thành cái bình thường luôn rồi.
Còn cái kĩ năng mềm kia là cái phải tự học hỏi rồi rút ra chứ không phổ cập được thành thử nó vẫn là cái yêu cầu cao.
 
Đi một vòng câu hỏi quay vê là bất công cùng lứa.
Nhưng công bằng với đồng lứa là bất công bố mẹ người ta a ơi
Đúng vậy, quy luật tất yếu của cuộc sống từ trước đến nay vẫn là kẻ mạnh chi phối, kẻ yếu phải chịu sự kiểm soát và chi phối bởi kẻ mạnh. Nhưng nếu vậy thì tại sao con người không giống như động vật, là sẵn sàng làm mọi thứ bất kể giá nào kể cả ăn thịt đồng loại để đáp ứng nhu cầu bản thân? Đó là vì chúng ta có trí khôn, chúng ta đều mong muốn bản thân được an toàn và sống lâu nhất có thể, do vậy mà chúng ta hình thành nên lối sống xã hội, lợi ích sẻ chia và rủi ro san sẻ. Nói cách khác, mọi thể chế, luật pháp, hệ thống mà ta xây nên ngày nay đều là để mọi nhu cầu của mỗi cá thể được đáp ứng theo cách công bằng nhất có thể.

Và từ việc phát triển các quy tắc phân phối tài nguyên, chúng ta cũng phát triển lối sống, cách giao tiếp với đồng loại cũng như các công cụ để điều chỉnh một khi đống tài nguyên đó bị san sẻ mất cân bằng ở mức cao, làm ảnh hưởng đến sự an toàn và lợi ích của tập thể chung, mà ở đây, người xác định khi nào, làm thế nào và tại sao bị mất cân bằng chính là các IQ cao bên trên, từ đó họ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại.

Chốt lại là, nếu ta cứ sống như loài vật, theo kiểu mạnh được yếu thua, sống chết mặc bây, thì luật pháp, đạo đức, thể chế...sẽ là những thứ vứt đi, mâu thuẫn tầng lớp, giai cấp sẽ khốc liệt và bạo lực sẽ xảy ra ở mức độ cao hơn rất nhiều so với hiện nay.

Nhưng anh nhìn xã hội anh sống xem, mọi người đều chọn hệ thống, pháp luật và cách tổ chức phân phối như hiện tại, vì họ muốn sự an toàn của bản thân thật là cao và rủi ro thấp nhất có thể, thay vì đặt cược bản thân có thể lọt vào số ít những kẻ mạnh còn sống sót sau những cuộc chiến tàn khốc đó, họ chọn giải quyết sự mâu thuẫn trong phân phối tài nguyên ngay từ khi vấn đề chưa lên đến mức quá nghiêm trọng. Và khi đó, những người đang nắm quá nhiều lợi thế trong tay sẽ phải san sẻ bớt cơ hội và quyền vươn lên của những kẻ yếu hơn nếu muốn tồn tại trong một môi trường mà chính những người đó đồng thuận và đang sống trong đó.

P/S: Nói về công bằng thì vô cùng, vì nếu công bằng với cha mẹ họ như anh nói ở trên, thì cũng là bất công với cha mẹ của cha mẹ họ thôi, vòng lặp cứ tiếp diễn và câu chuyện sẽ chẳng đi đến đâu cả. Thay vì so sánh hiện tại với quá khứ, ta cần giải quyết vấn đề trong hiện tại để đảm bảo cho tương lai là hơn.
 
dừng là đúng, cái này tạo ra sự không công bằng, học sinh nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa tiền đâu ra học ai éo rồi thi ai éo cả 6 7tr 1 lần, nếu mà làm thì khác nào xã hội nguyên thủy, ai có tiền là giành hết đặc quyền của xã hội à, nhiệm vụ của chính phủ là tạo điều kiện cho tất cả mọi ng mà
Trẻ em vùng sâu vùng xa không có hộ khẩu thành phố thì xin vô lớp 10 trường công thành phố kiểu nào ? Nếu là các em vùng xâu vùng xa có nhà và nhập khẩu tp thì chưa chắc gd các em tp có tiền bằng.
 
Chỉ dùng thay thế môn tiếng Anh thì được. Đừng chú trọng ngoại ngữ vì kĩ năng chuyên môn, kĩ năng mềm và quản lý mới là cần thiết.
Như tôi thì tiếng anh đáp ứng giao tiếp, học hành với người nước ngoài và đọc tài liệu thậm chí cả email công việc qua lại. Còn các email trịnh trọng, hàn lâm thì để chatGPT

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ngày xưa đi học hình như đi thi đấu thể dục thể thao, hoặc giải gì đó liên quan xã hội cũng được ưu tiên hơn mà nhỉ? nếu không tuyển thẳng thì cũng + điểm cho ngta chứ nhỉ?
 
Có ý thức học ngoại ngữ mà chuyên môn yếu nữa à. Kỳ lạ nhỉ.
Thường mà thím, gọi là năng khiếu thôi.
Như mình học tiếng Anh một lần là chẳng bao giờ quên đc, hoặc có quên nghĩa của từ nhưng đại khái cũng biết nó nói về vấn đề gì.
Nhưng kiến thức chuyên môn kể cả tư duy hay học thuộc mình đều kém 🤣
Đúng hơn là dành thời gian học cả 2 cái như nhau, nhưng ngoại ngữ thì hiểu đc, nhớ đc, còn các kiến thức khác thì dăm bữa là quên, chứ k phải là có ý thức học cái này là sẽ học đc cái kia.
 
Gì chứ cái IELTS này nên dùng để xét tuyển đại học thôi.
Kiến thức trong IELTS nó đặt nặng vào tính nghị luận xã hội, nhất là phần Đọc, trẻ con 14 15 tuổi thì biết mẹ gì, chỉ học nhớ chứ đâu có học hiểu, sáo rỗng vcl ra.
Cứ chăm chăm nhồi nhét IELTS sớm rồi lại tạo ra cả đàn vẹt.
 
- Vùng sâu vùng xa thì học hành cơ bản là được rồi, cháu nào xuất sắc thì tỉnh cấp học bổng cho lên thành phố bồi dưỡng. Chứ vừa giàu vừa giỏi thì thuộc tầng lớp Elite, sẽ là đầu tàu kéo đất nước đi lên nhanh nhất vì vậy chính ra mới cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho nhóm Elite này.

- Tư duy của anh làm tôi nhớ câu chuyện 20 năm trước, tôi ở TPHCM được tiếp xúc với thiết bị điện tử từ năm 4 tuổi, tiếng Anh sử dụng liên tục nên thành thạo. Tuy nhiên slot vào Đại Học khoa Công Nghệ Thông Tin thì phải nhường cho các bạn Tây Nguyên vì điểm ưu tiên, trong đó nhiều bạn cả đời chưa đụng được vào máy tính, tiếng Anh cũng zero nốt, không biết sau này tốt nghiệp nổi không.

Vì vậy tôi không đồng ý với tư duy của anh, nhất là trong trường hợp này vì:
  • IELTS là chứng chỉ quốc tế, học sinh passed nghĩa là cơ hội hội nhập sau này rất cao.
  • Bậc học THPT mang tính địa phương, không có lý gì thành phố lớn phải gánh cho cả vùng sâu vùng xa mà phải ngồi chờ.
  • Tầng lớp Elite thì đi du học nước ngoài hay học ở các trường quốc tế như RMIT chứ Elite thì có ai ở trong nước đâu.
  • Elite thì cần gì có cơ chế ưu đãi? Tầng lớp Elite anh không có cơ chế xích cổ là họ vui lắm rồi; trừ khi là Elite đỏ.
  • IELTS không phải có độ khó cao. Anh viết woke vào là điểm cao thôi; còn 20 năm trước, thì cố viết red neck vào.
 
Viện Nguyên Lão (Thượng Viện) là tầng lớp Elite và Viện Dân Biểu (Hạ Viện)
Cái đây bắt nguồn từ văn hoá nước Anh thời bấy giờ, với House of Commons and House of Lords. Dân họ đã đổ máu để lưỡng viện đều do dân bầu; tại sao phải quay về thời cổ đại, từ Democracy về Aristocracy?

Originally, senators were selected by the state legislatures, not by popular elections. By the early years of the 20th century, the legislatures of as many as 29 states had provided for popular election of senators by referendums.[21] Popular election to the Senate was standardized nationally in 1913 by the ratification of the Seventeenth Amendment.

Và tại sao lại chia thành Senate và House of Representatives? Hệ thống này ngăn chặn tình trạng một đất nước gồm 50 bang và một bang chiếm 60% dân số nô dịch 49 bang còn lại thông qua luật pháp.
 
Back
Top