thảo luận Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn

- Jack Singer -

Senior Member
Ở tuổi 59, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thọ (TP. Long Xuyên, An Giang) đã rủ nhau lên TP.HCM mở quán cơm tấm chuẩn vị miền Tây, khiến nhiều thực khách mê mẩn.
Vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thọ hạnh phúc với cuộc sống mới ở Sài Gòn /// Ảnh: CAO AN BIÊN
Vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thọ hạnh phúc với cuộc sống mới ở Sài Gòn
ẢNH: CAO AN BIÊN

Tuy vừa mở chưa đầy một năm nhưng quán cơm Miền Tây của ông bà vẫn trụ được qua mùa dịch Covid-19 bởi bí quyết riêng. Quán ăn là điểm đến lý tưởng cho những người muốn thưởng thức đặc trưng của ẩm thực miền Tây, đặc biệt là ẩm thực An Giang.

Con trai là động lực to lớn​

Dù gia đình có truyền thống bán cơm tấm tại Long Xuyên gần 23 năm, tuy nhiên vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thọ lại không chọn nối nghiệp gia đình mà làm nhiều nghề khác nhau để mưu sinh.
Tâm sự với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Thanh Ngân (59 tuổi, vợ ông Thọ) cho biết gia đình bà là chủ của thương hiệu cơm tấm Tư Ẩn nổi tiếng tại An Giang. Nhà có 10 anh chị em, trong đó, nhiều người đã mở các quán cơm mang thương hiệu này tại TP. Long Xuyên. Lúc còn trẻ, ông bà làm rất nhiều nghề để kiếm sống, tích cóp được một số vốn để an dưỡng tuổi già.
Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn  - ảnh 1

Bà Nguyễn Thị Thanh Ngân tỉ mỉ chuẩn bị món ăn cho thực khách.
ẢNH: CAO AN BIÊN
Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn  - ảnh 2

Quán cơm tấm Miền Tây chuẩn vị Long Xuyên (An Giang) tại Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.
ẢNH: CAO AN BIÊN
“Tuy nhiên, do công việc kinh doanh tại quê gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình. Cùng lúc đó, con trai của vợ chồng tôi vừa đỗ Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nên hai vợ chồng đã quyết định từ Long Xuyên lặn lội lên Sài Gòn khởi nghiệp bằng món cơm tấm truyền thống của gia đình. Một mặt là để có tiền nuôi con ăn học, một mặt là để được gần gũi với con”, bà Thanh Ngân kể lại.
Ông bà cho biết con trai chính là động lực lớn nhất để họ rời khỏi nơi đã sống quen thuộc hơn nửa đời người, bắt đầu lại ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Với họ, ở đâu có con trai thì ở đó là nhà. Những ngày đầu mở bán, quán khá vắng khách. Nhưng vì con trai, hai ông bà vẫn quyết định bám trụ và quán ăn dần có được một lượng khách ổn định, trụ vững giữa dịch Covid - 19.
Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn  - ảnh 3

Bạn Nguyễn Hữu Thắng phụ giúp ba mẹ tại quán cơm trong giờ nghỉ trưa.
ẢNH: CAO AN BIÊN.

Bạn Nguyễn Hữu Thắng (19 tuổi, con trai của vợ chồng ông Thọ) chia sẻ: “Khi biết ba mẹ sẽ cùng tôi lên Sài Gòn để mở quán cơm và nuôi mình ăn học, tôi thực sự cảm thấy rất xúc động, vừa vui nhưng cũng vừa lo lắng. Vui vì có ba mẹ đồng hành trong những giai đoạn quan trọng của cuộc đời nhưng bản thân cũng rất lo lắng cho sức khỏe của ba mẹ vì đã lớn tuổi rồi. Tôi chỉ mong sao ba mẹ có thể giữ gìn sức khỏe thật tốt. Sự hy sinh của họ chính là động lực để tôi cố gắng từng ngày trong học tập, để thành công, không phụ công ơn của ba mẹ”.
Mỗi ngày sau giờ học Hữu Thắng đều phụ ba mẹ bán cơm. Với vợ chồng ông Thọ, sự chăm chỉ của con trai trong học tập cũng như trong việc phụ giúp tại quán ăn khiến họ cảm thấy tự hào và ấm lòng.
Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn  - ảnh 4

Món cơm tấm được bài trí bắt mắt.
ẢNH: CAO AN BIÊN
Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn  - ảnh 5

Nhiều khách hàng thích món trứng khìa do bà Thanh Ngân chế biến.
ẢNH: CAO AN BIÊN
Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn  - ảnh 6

Thịt heo cũng được chế biến theo công thức riêng có hương vị độc đáo.
ẢNH: CAO AN BIÊN
Vợ chồng U60 rủ nhau rời quê, khởi nghiệp với cơm tấm miền Tây ở Sài Gòn  - ảnh 7

Nước khìa chính là "linh hồn" của món cơm tấm tại quán ăn của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thọ.
ẢNH: CAO AN BIÊN
https://thanhnien.vn/doi-song/vo-ch...p-voi-com-tam-mien-tay-o-sai-gon-1295522.html
 
Thanh niên này nên cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì cha mẹ đến tầm tuổi này rồi vẫn còn yêu thương, hạnh phúc bên nhau, điều tưởng chừng đơn giản nhưng không phải gia đình nào cũng có được đâu, nên hãy thật trân trọng nó :embarrassed:
 
Sườn cây à? Khoái món này lắm, nhưng cái sườn này nó ướp ngọt lắm không các thím? Chứ miền Tây ăn ngọt kinh dị luôn :beat_shot:
 
Thanh niên này nên cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì cha mẹ đến tầm tuổi này rồi vẫn còn yêu thương, hạnh phúc bên nhau, điều tưởng chừng đơn giản nhưng không phải gia đình nào cũng có được đâu, nên hãy thật trân trọng nó :embarrassed:
Fen nói quá chuẩn, mà 2 cô chú này đẻ muộn thật 59 60 tuổi rồi mà thằng con mới 18 19 tuổi.
 
Cơm tấm nhuyễn Long Xuyên. Có vẻ là thịt kho hột vịt xắt nhuyễn hết ra. Tuổi loz với cơm tấm Sg, tiền giang
Cái trong hình là thịt khìa nước dừa. Thịt kho người ta dùng ba rọi chứ ít chơi loại nạc này.
 
Fen nói quá chuẩn, mà 2 cô chú này đẻ muộn thật 59 60 tuổi rồi mà thằng con mới 18 19 tuổi.
Thế hệ của 2 cô chú này cũng nhiều người đẻ muộn rồi chứ ko phải hiếm. Thế hệ bây giờ e tỷ lệ đẻ muộn còn nhiều nữa.
 
cơm tấm chuẩn phải ăn chung với miếng sườn cọng có sụn, miếng chả trứng thịt băm nấm mèo, bì thịt, mỡ hành thêm tí tóp mữa, dưa chua thêm tí nước mắm chua ngọt mặn, chứ ăn với món thịt trên kia thì cho khách lạ thôi chứ ko ăn vào dc
 
Back
Top