Năm 1592, mùa đông, nhà Lê bắc phạt thành công, Tiết chế Trịnh Tùng cho xa giá đón vua về lại Đông Kinh. Ở trong triều, quyền hành đều về tay họ Trịnh. Ở bên ngoài, dư đảng Mạc triều tuy rằng vừa bị đánh tan, nhưng hãy còn đông, đã bắt đầu âm thầm tề tựu tại Sơn Nam nhằm hưởng ứng Đôn Hậu Vương Mạc Kính Cung lên ngôi hoàng đế.
Cũng trong năm này, triều Lê cho mở lại khoa thi. Khoa thi này cho Trịnh Cảnh Thụy và Ngô Trí Hòa đỗ tiến sĩ xuất thân; Ngô Trí Tri đỗ đồng tiến sĩ xuất thân.
Ngô Trí Hòa đỗ được một năm, đến cuối đông năm 1593, nhận được lệnh triều đình tạm đảm chức Án sát sứ Thanh Hoa để điều tra một vụ án oan do Tri phủ Thiệu Thiên Ngô Tùy khải tấu. Vì điều này, mà lần ra bóng dáng Mạc quân tàng ẩn sâu xa.
***
Ngô Trí Hòa là nhân vật có thực, theo Lịch triều hiến chương loại chí, buổi đầu ông làm Án sát sứ Sơn Tây, được Thành Tổ (Trịnh Tùng) tri ngộ, không bao lâu thì được triệu về kinh làm Đô cấp sự Lại khoa. Đối với địa phương, tuy đối chiếu sử ghi thì có chút khác nhau, nhưng xét về quan chức thì vẫn còn dính dáng tiểu thuyết này chút ít.
Tôi, tuy chữ nghĩa nông cạn, hiểu biết sơ sài, nhưng vẫn định bêu xấu viết ra, và viết được cho xong. Các anh đọc qua, có chỗ nào nhắn nhủ, góp ý, chê bai, chỉ trích, kính xin tự tiện.
Chương 1: Mở màn
Trong vườn hoa rụng như mưa, gió mạnh.
Gió mang theo cái lạnh trên hồ, nước cơ hồ đã đông lạnh thành băng.
Nhưng cái lạnh này lại là cái lạnh cuối cùng của mùa Đông năm cũ.
Cái cũ có qua, cái mới mới được sinh ra.
Thế giới này là vậy.
Tuy nhiên, có một số điều thì không như vậy.
Chí ít, thiên hạ hôm nay tuyệt không hề giống như là nhiều năm qua vậy.
Đất đai chia cắt nay thâu về một mối, thiên hạ tạm yên sau cơn họa binh đao, bản triều thu lại đế đô.
Bao nhiêu chuyện đó, vốn đã khiến cho văn võ toàn triều lòng mừng như tham hội.
Chỉ có duy Hình bộ Thượng thư.
Quan bào đỏ thẫm, tay áo dài trong gió lạnh tung bay. Trên gương mặt ông ta, phong sương đan dệt kín. Trên tấm lưng thẳng thóm của ông ta, đượm một vẻ công minh, trầm mặc, uy nghi. Còn đôi mắt dường châu trên tuyết, đầy minh triết, bình quân, thông suốt; cùng trong tấm lòng bao la lắm – hãy vẫn còn như núi rộng sông dài hằng ôm ấp giang sơn từ trong chỗ Kinh đô cho đến cõi biên thùy biển rộng trời xa – lửa giận lại sinh sôi.
Chỉ bởi vì, một phong thư từ trọng địa Thanh Hoa.
***
Thanh Hoa.
Thanh Hoa là cố đô của bốn triều đại Đinh, Lê[1], Lý, Hồ, thế đất ở vào nơi xung yếu; núi Gai, núi Tùng là trọng địa năm xưa Triệu Ẩu[2] trấn Cửu Chân. Vùng này bắc giáp Sơn Nam, nam giáp Nghệ An, phía đông giáp biển, phía tây giáp đất Ai Lao[3]. Xưa tuy có nhiều tên gọi, đất đai khi hợp khi chia, mà địa giới mỗi đời lại khác, đến đời Thái Tổ, vua chia nước ra làm năm đạo, Thanh Hoa thuộc đạo Hải Tây. Đến đời Quang Thuận[4], nơi này đổi gọi thừa tuyên, từ Hồng Thuận[5] về sau, Thanh Hoa đổi thành phiên trấn[6].
Trấn Thanh Hoa có sáu phủ, hai mươi hai huyện, bốn châu, là vùng đất có nhiều danh thắng. Thánh Tông đến động Hồ Công, từng lưu hạ bài thơ:
Thần chùy quỷ tạc vạn trùng san,
Hư thất cao song vũ trụ khoan,
Thế thượng công danh đô thị mộng,
Hồ trung nhật nguyệt bất thăng nhàn,
Hoa dương long khứ huyền châu trụy,
Bích lạc truyền lưu bạch ngọc hàn.
Ngã lục thừa phong lăng tuyệt đỉnh,
Vọng cùng vân hải hữu vô gian.[7]
Từ sau dẹp Mạc[8], thiên hạ tạm yên sau cơn họa binh đao, đã không còn chìm trong cảnh rối ren dạo trước, dân chúng nơi nơi quay về lại cố hương lập nghiệp an cư. Nếu như nói chiến tranh hướng giang san gieo mầm hạt lầm than, thì khi thái bình như cây sây trái, phồn hoa chính là do tay ta hái.
Chỉ là, dẫu thời bình vẫn có điều khuất tất, tựa như nắng trên đầu, bộc không ra diệp thạch hang sâu.
Dù sâu nhất, thì, ta không thấu. Mà nông nhất, liền, ta xem thấy…
Thanh Hoa.
Phủ Phụng Thiên.
…Là nơi chốn mười mươi xung yếu, thừa danh thắng, càng dư lương đống. Tây Đô thuộc huyện An Tôn; sông Mã, sông Lương hợp dòng, đồi núi trập trùng. Đến đời Thái Tổ, lại dựng Tây Kinh; đến đời Trung Tông, vua cho làm hành điện. Điện đài, lăng tẩm dựng ở chốn núi sông tú lệ tráng quan, như hoa như gấm đắp lên chốn núi non mây nước muôn màu tươi thắm.
Bánh xe thời gian, đã sắp lăn về điểm cuối năm Quang Hưng mười sáu, Trịnh Tùng còn giữ chức Tiết chế[9] Trường quốc công, nhà Mạc đã vong.
Ngô Trí Hòa năm nay hai mươi chín tuổi, là quan viên Hình bộ Kinh đô vừa được bổ không lâu, mặc một bộ thanh y không có tí hoa văn, tóc buộc gọn gàng, dưới chân đi một đôi giày vải màu đen hơi cũ. Ngồi trong chỗ thùng xe đen nhẻm, trầm ngâm ngoảnh nhìn ra khung cửa, trời xanh thẳm, vầng mây lưu chuyển.
Bánh xe thời gian chở thế gian từ năm cũ qua năm mới tuy có khi thì nhẹ bỗng hẳn đi, bánh xe chở quan viên của Án sát ty Hình bộ Kinh đô lăn tới vùng phiên trấn thì không khác gì sao sa châm vén tầng thiên không chi hết. Phàm sa xuống, là kinh nhân lắm.
***
Phủ Phụng Thiên.
Đầu giờ Thìn.
Một cỗ xe bốn ngựa màu đen dừng trước cổng nha môn để mở, thùng xe hằn tiêu ký Hiến ty. Người trên xe thân vận hồng bào, đầu đội mũ cánh chuồn, nghi biểu nghiêm trang. Y thả bước xuống xe, chỉnh chiếc mũ trên đầu cho thẳng, sải bước dài qua cổng thẳng vô trong.
Đồng thời, đồng lúc.
Tri phủ Ngô Tùy gia.
Hậu viên có hồ, lương đình kế cạnh, trong đình có ghế có bàn. Ngô Tùy ngồi điệu bộ an nhàn, lặng im nhìn gần ao cây lụn, ngoại thiên ngoài đình Đông rơi rụng.
Y vừa mập vừa lùn, mặt trắng không râu, mặt mày tuy xem như phúc hậu, trong hiền lương này lại lận uy nghiêm.
Dù quan uy thì y hiếm lấy ra, mà khom cúi thì y tinh thông lắm. Chỉ là, cúi mặt? Y làm. Cúi gục? không hề. Bởi vì y, tuy trước mặt quan viên có chức tước cao hơn thì xem chừng là trung tâm ghê lắm, là khom cúi, là tin theo răm rắp. Mà khi tới thì y nên huy kiếm, thì y chém liền như năm hôm trước.
Nhát chém kia, kỳ trung chính lá thư mà y chấp bút nên, mà đưa tới đế đô.
Vì như thế, y cũng đã khiến cho Án sát sứ Thanh Hoa – vốn phụ trách những vấn đề tư pháp, an ninh – bị Hình bộ Thượng thư cho triệu tập về kinh.
Liền sau đó, thì y kêu y ốm.
Chỉ có điều, trong mảnh vườn đầy phong cảnh hữu tình, kề ao giữa cổ đình, y đang ngồi thật vô cùng nhàn nhã ung dung, tùy cho gió lùa qua da, qua áo – màu đen bóng thùa non sông tinh tế , an nhàn nhấm nháp nước trà từ trong cái bình trà mua ở tại Gia Lâm yêu thích nhất của y.
Y tuyệt nhiên chẳng phải người phàm ăn tục uống, cơm canh tuy không quá kiêng khem, lại có phần thanh đạm hơn các đời phủ quan tiền nhiệm. Nhà cửa tuy có phần rộng rãi, so đồng liêu[10] lại có phần đơn giản hẹp hòi. Cái áo y mặc, cái chén y dùng, cái giường mà y nằm ngủ, hầu như đủ là không mong thêm nữa, cũng hệt như cách nhìn người, nhìn sự việc xưa nay.
Y nhìn người thì chỉ chịu nhìn tay, hiếm khi nào y chịu nhìn mồm miệng; nhìn sự việc thì chỉ chuyên nhìn thẳng, hiếm khi nào mà y chịu vòng vo. Từ trước đến nay, phàm là sự vụ tới tay đều trải qua suy nghĩ tỉ mỉ, chỉnh lý kỳ công. Giao tiếp với người ngoài cũng bình hòa mực thước chưa bao giờ quá quắt, chưa bao giờ cơn thịnh nộ y khai…
Trừ hôm đó – hừng đông năm hôm trước.
Vào đêm đó…
Trời đêm không gió; đèn đêm không có; căn trà lâu, hai mặt trồng mai; trong ngoài lâu, thơm là thơm.
Trong màn đêm, kinh ngạc làm sao, âm người nao, vang chọc trời cao…
Vang làm sao, thê lệ làm sao!
Rồi sau đó, người kia rơi xuống, từ trên nóc trà lâu rơi xuống.
Mùi hoa quyến trần, thơm ngây ngất. Người mang huyết thù, không cam chết...
Dù cho ngất rồi, nhưng chưa chết.
Canh năm.
Người này, hầu gom hết sức tàn lê tới cửa nha môn.
Lúc bấy giờ, cũng là khi viên hiệu úy Lý Ôn – tâm phúc của Ngô Tùy – vừa dậy được không lâu, tắm táp chải đầu, chỉnh trang ngay ngắn, dằm sương đêm còn đậm lại nha môn.
Đây là một người vừa ốm vừa cao, gương mặt hốc hác, làn da xám ngoét, mặc một bộ y phục màu đen viền đỏ cổ tròn, chân mang ủng da, đầu đội mũ đen, eo giắt bội đao và một tấm lệnh bài tượng trưng cho thân phận thuộc viên.
Gió trên hồ phất, thốc vô đình lớn, Lý Ôn vừa đến. Ngô Tùy nghiêng đầu trông thấy hắn ngay, lại an nhàn hớp một ngụm trà. Cặp mắt hiền hòa, in trời xa tầng không vắng bóng mây. Trầm ngâm thoáng, rồi y buông chén.
Từ trong chốn trầm ngâm, môi vén. Lời y mát lành, như Xuân tiết:
“Mấy ngày nay lạnh, gà trong nhà vừa chết mất mấy con. Số còn lại, ta vừa kêu người bên dưới giết đi, đã vặt lông rồi, chốc nữa ngươi về, nhớ tiện tay cầm.”
“Tạ đại nhân.” Lý Ôn cung người thốt.
“Có thêm gì mới?” Thoắt, Ngô Tùy thốt.
“Phía Nam hồi đáp: muốn bao giờ tới.” Mắt đen ngời sáng, dấu môi bành trướng...
Giống như vừa thấy ánh dương ngày mới, khép hôm trường trướng, vén mai trường phướn.
Mắt Ngô Tùy nhướng, sát sao nhìn hắn, dẫu dạ vui mừng chẳng lộ ra. Lý Ôn biết chính mình thấy thố, thế nên nén xuống lòng phấn chấn. Hỉ nộ vô tồn, gã thoại ra:
“Hiến ty tầm soát, quá hơn thì trước.”
Mắt Ngô Tùy nhíu.
Y cười gằn, chầm chậm xoay đầu, tia nhìn lia về mây nước phía xa, dường loang loáng kiếm quang.
Câu đầu nghe vào như tiếng trống quân, ngay nhịp đầu tiên.
Câu liền sau thì như tiếng khánh đêm, gióng trên hè phố.
Hốt nhiên cười nói, tiếng y trầm thấp:
“Có lẽ là, ngửi được mùi gà, lại không đường nào ung dung thêm vậy.”
Y thùy mi, tùy tay xách ấm lên. “Vậy xem chừng, người lâm thời đảm nhiệm Hình ty, cũng đã nên qua.”
***
Án quan kề vách, phía trên đầy sách. Hiến sát sứ[11] sau bàn sắc diện âm trầm.
Ngô Tùy cáo bệnh năm ngày, y từ trấn lại bên này, không gì hơn là mong muốn khám ra điều sai trái hắn ta, là do chính bề trên sai phái, hòng che lấp bề trên sai sót.
Mà sai sót này, không chi khác, là oan án vào năm hôm trước.
Vụ án này, cơ hồ vừa mới được trình lên, là thượng cấp của y – Lưu thủ Thanh Hoa – đã cho vời người của Án sát ty lại Thiệu Thiên ngay, cố tình kết luận trong ngày:
“Tranh chấp về mua bán…”
“…Hai nhà giết hại lẫn nhau...”
“…Không còn người sống.”
Kết ngay ngày đó, kết như vầy đó, lại chưa từng hỏi thử Ngô Tùy, có chịu bằng lòng.
Lòng không bằng, cả giận xô bàn, Ngô Tùy thư đưa Thượng thư tay, lay Thượng thư dung.
Thượng thư kinh động.
Lưu thủ kinh hồn, người hay đều táng đảm kinh hồn.
Y liền xuống Thiện Thiên ngồi, qua hòng trấn trụ nơi này, qua hòng khép tội Ngô Tùy.
“Bất tuân bày bố, bất phân tình lý”, cớ, y liền có.
Ngô Tùy cáo bệnh trong ngày.
Cớ tuy rằng có, dám không làm tới? Y còn chưa từng ngu tới thế kia.
Quan từ kinh kỳ xem thấy sắp qua, cho lòng y càng thêm rối rắm hơn, cầm lên sách, cầm lên, buông xuống.
Lòng y rối, lòng y căm tức, làm sao cất vào, sao buông xuống, thì y lúc này, không sao biết.
***
Màn xe lúc này, chưa buông xuống.
Buồng xe lúc này, đương không đóng.
Lòng Ngô Trí Hòa, mênh mông trống.
Đường qua núi thì, quanh co lắm, vừa qua núi thì, ngay tăm tắp.
Gần xa núi đồi, xanh biên biếc. Trời thanh nắng vàng, man man gió, ngoài song thốc vào – qua song đó, người ta thấy liền, y dong sắc.
Khuôn mặt y, tuy rằng không rất đỗi khôi ngô, lại thâm trầm, nhiều hơn xa thực tác. Thân hình y, mường tượng lệnh y thi, từ xưa tới giờ, ngay như bách, bằng bung gốc vì cơn giông tố, mà không chút chùn, hay cong xuống. Áo quần, thì đơn giản mà thơm tho, quy củ, không người nao nhìn ra dưới áo kia là thân thế lớn bao, là mưu trí thấp cao, ngoài tâm tánh điềm nhiên y có, dường như lấy từ thiên giai lam sắc.
Trừ phi ngắm cùng, y nhan sắc…
Từ khuôn trán đầy, ta xem thấy, là y đó, mười mươi cơ trí. Từ đôi mắt dài, muôn thâm thúy, thường xuyên thấy ngời như sao sáng, liền ta thấy rồi, y anh khí. Từ trong cái nhấc tay, từ trong dáng cách y, dường thoang thoáng tiết nghi bình dân khó lý thông. Lời y cất thì…
Y đương nói:
“Phương Hàn, đã đến đâu rồi?” Thanh trầm, ổn vững muôn phần.
Phương Hàn, vững ở xa càng, tân kỳ sao nhìn không chút kém y.
Tuy rằng như vừa qua lúc thiếu niên, dáng cao người lớn.
Da hồng, môi dài, thanh tú lắm thay, mắt to ngời sáng.
Chân thì mang giày da, kiếm giắt eo, áo đen, quần xám. Dưới thắt lưng da, đeo một chiếc túi đen nho nhỏ thêu hoa, có hơi trầm xuống.
Hắn nghiêng đầu nói:
“Thưa đại nhân, đã vào địa phận Thiệu Thiên. Vào đến huyện Thụy Nguyên, xem chừng còn cỡ bảy dặm hơn.”
“Đi vòng qua các huyện bên ngoài rồi hẵng vòng về lại Thụy Nguyên.”
Bánh xe nghiền cán ánh dương, đường đá, đi vòng qua đôi phu phụ nhà nông, tay phụ bồng con.
Dường cô bé vừa lên năm lên sáu, trừng đôi mắt tròn vo đen lay láy, nhìn vô chiếc thùng xe đen tro bếp, người trong đó dường đương đăm chiêu lắm.
Đương toàn tâm suy lại chuyện tình đây:
Một cái xưởng.
Một án diệt môn.
Xưởng làm đồ kim khí thông thường, lại liên can vào trên đứa cháu trai Thừa chính sứ[12] Thanh Hoa.
Án diệt môn kia, là tại một trà lâu tên gọi Lam Cư. Xưởng rèn vốn ở cập bên, muốn ra tiền mua lại Lam Cư, hai nhà hiềm khích, toàn gia nhà ông chủ Lam Cư bị sát hại trong đêm. Người trong chỗ xưởng rèn, gây chuyện rồi mà không ai đào tẩu, không ngờ đều tự vận sạch rồi.
Chỉ trừ ra, đứa cháu trai của Trương Đình Toàn, Thừa chính sứ Thanh Hoa.
Kẻ này tên gọi Trương Quang, cũng là chủ xưởng, mấy ngày nay luôn không rõ hành tung, cũng không biết còn sống hay là đã chết.
Đối với án này, quan chủ quản Thừa ty vẫn bày ra một điệu bộ vô can, mà Án sát sứ vốn chuyên lo hình án, Hiến sát sứ vốn chuyên lo đàn hặc, nói bày; đến cả quan Lưu thủ Thanh Hoa, cũng muốn lấy thân mình ra đảm bảo cho y.
Trừ duy có người tên Ngô Tùy đó…
Đầu tâu án này lên trên ty Trấn, sau âm thầm câu thông với kinh sư. Chẳng những nói rằng, y đối với chuyện này đã bất lực hoàn toàn; còn đã thể hiện ra, y đối với cộng đồng quan viên toàn ty Trấn Thanh Hoa, không còn cho dù đôi chút tín tâm.
“Kỷ cương pháp độ nghiêm minh, hành sự ổn thỏa, chí công vô tư.” Bình phẩm này, là của Lâm Tiền, quan Lưu thủ Thanh Hoa, về quan dưới quyền không tuân y đó, ngoài theo đó, mà trong cương chống.
Dù ai nấy vừa nghe tin răm rắp, thì trong chiếc thùng xe kia hôm ấy, người trong đấy, mười mươi không thế.
Án đã nhận, việc cần xem, y chỉ tin khi mắt thấy tai nghe.
***
Trấn Thanh Hoa có sáu phủ, hai mươi hai huyện, bốn châu. Trấn ty nằm tại phủ Hà Trung thuộc địa bàn của huyện Nga Sơn, là địa giới tận cùng nội trấn.
Phủ Hà Trung cảnh trí đẹp tươi, núi non hùng vĩ, là chốn linh thiêng sinh nhiều đời hào kiệt, anh tài. Bãi Huyền Tiêm đặt theo tên chàng An Tiêm thời cổ, cửa Linh Trường có đền thờ thờ bốn vị Thánh nương, núi Tam Điệp vọng ra biển lớn, cửa Thần Phù nhiều truyền thuyết ly kỳ. Huyện Tống Sơn còn là quê của Nghĩa Huân vương Nguyễn Văn Lang tuyệt đại công thần thời Tương Dực đế.
Tri phủ Hà Trung phủ, tuyệt đối là một người thân tín nhất của Trương Đình Toàn Thừa chính sứ Thanh Hoa, mà Đình Khiêm cũng hệt ông ta.
Đình Khiêm từng là quân hộ vệ ngự doanh, bắc phạt xong lại tự xin cho được về quê, làm một kẻ tùy tòng cho quan Thừa chính sứ, hiển nhiên đầu óc cũng có phần tinh nhạy hơn người, mà thân thủ cũng cao, đao pháp trọng giản dị mà không ưa biến ảo, lại trái ngược hoàn toàn cách làm người và tác phong hành sự xưa nay.
Trong phủ đệ của quan Thừa chính sứ Thanh Hoa, cũng có vườn cây, hồ nước, cổ đình, so cảnh quan trong phủ đệ Ngô Tùy còn rộng rãi, uy nghi, mỹ lệ hơn xa.
Đình Khiêm mặc một chiếc áo màu cam viền nâu sậm cổ tròn, tóc buộc gọn gàng, quần dài màu gụ, dưới chân đi ủng, hông dắt bội đao. Mặt mũi tuy bình phàm mà ung dung nghiêm chỉnh, lại sai biệt hoàn toàn cùng bảo chủ của y – Trương Đình Toàn, quan chủ quản Thừa ty – người khi đó mày đen đương nhăn nhíu, ngồi trên ghế, nhìn qua âm sâm lắm.
Mé đình con gió móc về sương giá, phất vào thân hắn, buốt càng thêm buốt, thoắt, Đình Khiêm thốt:
“Trong thư có nói, tạm quyền là một người mới bổ vào Hình bộ không lâu, căn cứ vào lộ trình mà nói, xem chừng hiện giờ cũng đã lại đây rồi.”
“Vậy mà còn không báo cho bổn quan một tiếng!” Trương Đình Toàn bộc nộ đập bàn.
Hàm râu đen tu chỉnh kỳ công, gương mặt đầy, chẳng giảm uy phong, vạt quan bào thêu bổ tử cẩm kê tùy cho gió mùa Đông lay rung lắc, lại cơ hồ như chiếc ghế y ngồi, thật không hẳn vững vàng như dạo trước đây rồi.
Nhiệm vụ quan viên thì tách bạch hẳn hoi, dưới Lưu thủ có hai ty Thừa, Hiến; mà quan viên trong Án sát ty tuy hiển nhiên là ở dưới ông ta, lại không cần nghe mệnh lệnh ông ta. Vào Thanh Hoa, tại sao cần tìm ông ta khai lịch? Ông ta trong một lúc ngẫu nhiên bị cơn giận làm cho ngu cho muội, đã không phải lần đầu trong mấy bữa gần đây.
Trên bàn cũng đã sẵn chung trà. Trương Đình Toàn tay phải cầm chung, tu ực một hơi. Nhìn vô chén trà không không trơ đáy, chừng giây lát thì bi ai ra tiếng:
“Xem ra Án sát sứ trấn ta, vào kinh rồi cũng có nỗi khổ riêng. Có thể làm được đến mức này, còn không phụ giao tình giữa chỗ y cùng ở chỗ bổn quan.”
Thầm buông chén trà, ông ta tiếp. “Chỉ là, y tuy rằng không cô phụ bổn quan, mà ai khác, thì xem chưa chắc.”
Nói đến đây, cặp mắt của ông ta, lại đột nhiên đổi trở lạnh băng băng, bì cơn gió ngoài thiên không khi đó.
Đình Khiêm bấy giờ trong tâm kinh lắm. “Người mà ngài đang nói, là Ngô Tùy, hay là…”
Mồm đương hỏi, mà tâm run rẩy.
“Còn ai ngoài cái vị bên kia?” Trương Đình Toàn giọng điệu âm trầm, giận đến nghiến răng.
Đình Khiêm nghe vậy lòng căng, sầu lo kinh sợ đề thăng.
Vì nghe biết người ông ta đang nói:
Lâm Tiền, Lưu thủ Thanh Hoa, chưởng quản tam ty, coi sóc toàn Thanh Hoa trấn.
Một gương mặt lạnh lùng như vương pháp, ngang dọc sẹo đao. Bàn tay chắc hầu hơn xa công lý, vốn đáng lẽ nên dùng vào sự nghiệp binh đao. Thân thể của y, tráng kiện lại to cao, thích hợp mặc chiến bào càng hơn xa quan phục.
Trên quân trận, y liều lĩnh hơn bất kỳ ai hết, võ dũng hơn bất kỳ ai hết. Cho nên Bắc phạt, đem so bì cùng với những đồng liêu ngạo mạn xưa kia, quân công y, càng lừng lẫy hơn xa bất kể một ai.
Cũng nói lên rằng, người chết dưới tay y, cũng nhất định hơn xa là chết ở trong tay bất kỳ người nào khác.
Từ một tên tiểu tốt trong quân đi đến được hôm nay không dễ, dưới đao y tuy đều là địch thủ, nhưng ở sau lưng, cũng chất chồng xương trắng đồng liêu.
“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, là chân lý rèn ra trong sông máu, người tuy sống, mà tâm như chết.
Tuy nhiên, chân lý này, lại cũng đã vì y mà hun đúc tín tâm, càng thêm cứng chắc hơn, dường như cứng còn hơn gang hơn thép, người nhân thế đều vô phương so sánh.
“Trương Đình Toàn muốn gặp bổn quan?”
Lâm Tiền đầu đội mũ ô sa, mặc quan bào đỏ, ngồi uy nghiêm trên chiếc ghế sơn son sau bàn lớn nha môn ty Trấn. Chỉ hỏi một câu, lại đã khiến Đình Khiêm hít thở không thông.
“Thưa, phải.”
Đình Khiêm khom lưng, khom thật là sâu, vòng tay cúi đầu run run ra tiếng.
“Đã muốn gặp bổn quan, tại sao không tự đến?”
“Hạ dân không biết.” Đình Khiêm run môi đáp.
“Thư mới vào trong phủ, ngươi mới vừa xong lãnh?” Lâm Tiền thanh lạnh lời ra.
Từ trong tâm tạng Đình Khiêm, mồ hôi kinh sợ trào ra. Vậy nhưng mà dằn vô, kiên gan thoại, đặng che vào đầy trong tâm kinh sợ. “Thư gửi chủ nhân, hạ dân không biết, cũng không thể biết.”
Thoắt, đầu hơi ngước, ngó về sau án.
“Thật?” Lâm Tiền lãnh bạo truy cùng, xem chừng đã lược qua rồi, con người trước mặt y này.
Đình Khiêm ráng cười, nhưng như khóc. “Hạ dân xưa giờ, chỉ biết mỗi phục tòng Thừa chính sứ đại nhân.”
“Đầu trên cổ mình, không mong giữ?” Lời khi thả, người y hơi ngả, dường như thỏa rồi, câu kia trả.
“Còn trên cổ.” Đình Khiêm tâm nghĩ. Lòng kinh hãi dường vơi đi hơn nữa. Rồi sau tưởng chừng như thay da hẳn, Đình Khiêm ưỡn người, giương cao cổ, vừa khai khẩu là ngôn sang sảng:
“Lưu thủ hẳn đã quen với phiền hà quân trận, cũng thăng lên trọng chức chưa lâu. Thứ hạ dân mạn phép nói một câu, đợi cho ngài đảm nhiệm chuyện địa phương thêm một thời gian nữa, có lẽ sẽ phát hiện người như thể hạ dân mới thực sự đáng tin; chẳng những là sai sử thuận tay, càng thêm khiến ngài yên tâm hơn hết.
***
Hoàng hôn xuống, hoàng hôn huyên náo.
Chiếc xe ngựa bình phàm dừng bên ngoài mã trạm Thiệu Thiên. Ngô Trí Hòa cùng với gã tùy tùng hòa vô dòng xe cộ, người ta,vào trong ánh hoàng hôn đương lui tắt.
Nói cười rơm rả, ánh đèn bung tỏa, phố dài buông thả, có người tơi tả, có người xinh xẻo, chính đều vui vẻ. “Phồn hoa, như vậy mà thôi.” Vừa xem, y lặng người ngay.
Từ kinh sư chạy về đây, bì đây, không một bề nao. Đêm xuống, ánh đèn phấp phới.
Xe kéo, sắp đầy bánh mứt. Trong quán, sáng bừng tiếng nói. Đâu đó, có mùi bắp nướng.
Ai nấy, mắt đều sáng lóa, chân chính sáng vì sướng khoái.
Y tới lúc này mới biết, hưng thế, chắc mười chính thế.
Y tới lúc này mới chắc, công sức chính mình xứng đáng.
Y thấy nóng bừng đáy mắt.
[1] Lê: Nhà Tiền Lê
[2] Triệu Ẩu: Bà Triệu
[3] Ai Lao: Nước Lào nay
[4] Quang Thuận ( niên hiệu): Giai đoạn 1460–1469 thời Lê Thái Tổ
[5] Hồng Thuận (niên hiệu): Giai đoạn 1509-1516 thời Lê Tương Dực
[6] Phiên trấn( phiên lộ): là những trấn ở xa ngoài các kinh trấn, đến tận biên giới, che chở cho các kinh trấn. (Ức Trai di tập-dư địa chí, XLVII)
[7] Bài thơ của Lê Thánh Tông khi đến động Hồ Công (Lịch triều hiến chương loại chí-dư địa chí, II)
[8] Mạc: Triều Mạc, do Mạc Đăng Dung lập nên vào năm 1527
[9] Tiết chế: Nguyên văn: Đô tướng tiết chế các xứ thủy bộ chư định, kiểm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự tả tướng thái úy Trường quốc công (Đại Việt sử ký toàn thư, XVII)
[10] Đồng liêu: bạn làm quan
[11] Hiến sát sứ: Chức vụ cao nhất Hiến ty chuyên giữ các việc nói bày, đàn hặc, khám đoán, xét hỏi, hội đồng kiểm soát, khảo khóa cùng với Thừa chính sứ là hai chức phó quan của Trấn ty. (Lịch triều hiến chương loại chí, quyển XIV, Quan chức chí II)
[12] Thừa chính sứ: Chức quan đứng đầu Thừa ty phụ trách hành chính, tài chính, dân sự một phủ, cùng với Hiến sát sứ là hai chức phó quan của Trấn ty. (Lịch triều hiến chương loại chí, quyển XIV, Quan chức chí II)
Chương 2: Sơ kiến
Lam Cư lấy tên theo tên điện Lam Kinh, bài trí trong lầu vừa văn nhã vừa u tĩnh, dưới sân ngoài vườn vô luận lúc nào cũng phủ rợp hoa mai màu trắng. Ngồi trong lầu, mình chỉ phải vươn tay đem mở cửa sổ ra, liền nghe thấy mùi mai hoa thơm ngát, và con gió mà thương thiên xô bát[1], vì ta cuốn hết đi trần ai khắp thế gian, phiền ưu rút, bằng an tân tấn.
Tây Cư cũng lấy tên theo điện Lam Kinh, lại hoàn toàn trái biệt Lam Cư. Tựa Lâm Tề, trái biệt cha mình.
Gã đang ngồi trên đại sảnh lầu ba, lầu ba của Tây Cư.
Độc đinh nhà Lưu Thủ Thanh Hoa, dáng người cao lớn, sáng ngời thanh tú, dấu mày như kiếm, mắt ngời như đuốc. Dưới sống mũi như buồm là một cặp môi dài, mỏng mảnh, hồng hào. Phục sức trên người, vừa hoa quý vừa thanh tao, tinh tế; mặc một tấm nhung bào đỏ thẫm diềm[2] đen. Trào Phong[3] dưới diềm, như đương sống.
Lầu ba hắn ngồi, xa hoa lắm.
Nhưng kỳ trung là ngay ý hắn ta.
Đồ ăn đắt tiền, nhưng tương xứng…
Đây kỳ trung càng ngay ý khách nhân, dù khi móc tiền, tâm đau xót. Lời chê trách, bằng, không sao thốt.
Ngoài song ánh đèn như then chốt, hòng ngăn cước trời nom đây bước. Lâm Tề bên song, lặng như mây. Đồ ăn sắp bày bao nhiêu món, dày hương sắc, kỳ công, tinh tế, kỳ trung hắn đều không lưu ý; lãnh đạm vô tình tự xưa giờ, quỳnh nhan như vĩnh hằng không chuyển.
Thờ ơ, cô ngạo làm sao!
Không chút đoái người hắn tiếp.
Hai góc, bốn người hắn tiếp, ai nấy áo quần lấp lánh, trang sức rất là sáng láng, giây nói khắc cười phút uống, như chất chứa đầy khoái ý. Nhưng nếu tới gần tí chút, nhưng nếu chính mình chú ý, ai nấy rất thường liếc hắn.
Ta nếu có lòng chú ý, xem bốn bóng người phía đấy, xem cách hắn ngồi, nói, uống; ta bất giác liền biết hết, đây bốn bóng người hắn tiếp, không chút xứng tầm hắn tiếp. Phong thái hắn bì ánh nắng, ai nấy ứng bằng đất cát, khi có nắng, màu mới phát. Nhưng mà không hề lưu ý tới ai, do vì sao mà nay hắn tới đây, do vì sao ngồi chung với chúng đây?
Phương Hàn lên lầu trông thấy hắn ngay.
Tia nhìn ngưng liền trên ót hắn ngay.
Như là đêm dày riêng sót hắn ra, như là trăng tà riêng chiếu hắn ta. Dường như vốn từ nơi lưng hắn, nhìn ra tín điều trong tâm hắn; hình như vốn từ trên lưng áo, người ba góc bàn vây quanh hắn, tường vai vế, cùng thông gia thế, và yêu ghét tồn trong tâm hắn.
Hình như vốn, người như y, hắn, là không khác gì nhau chi hết.
Giờ đây chính gần khi năm hết, lầu ba bấy giờ không đông lắm.
Dành nhung nhớ từ phân ly trước, về nguyên quán kề bên thân thích, muôn người ly thành, xe đáo cố hương, đều ly dứt rồi, ưu tư trước; đều ly dứt rồi, lo toan trước. Lâm Tề, Phương Hàn, không có, mới đây; và Ngô Trí Hòa, đương nơi đấy.
Đồ ăn sắp bày ra hai món, người hai bóng ngồi ngay trong góc. Cơm mềm, rau xào, hai khúc cá kho. Bộc nhân bê lại, cười tươi thoại:
“Mời quân dụng.”
Lời như lụa, cười như trăng rạng. Khinh thường? Không người nom tích thấy tăm. Có thể thấy, có thể sáng lập nên cơ nghiệp kinh doanh thịnh vượng hôm nay, người nao đấy, là không chút nhờ cơ may, di ấm[4].
Càng không giống gì quan thương câu kết.
Người Ngô Trí Hòa hơi khum xuống, ngồi lên ghế rồi, y ra tiếng:
“Là y?”
Vân dời chỗ, phong vừa trỗi, ngoài song minh nguyệt bừng huy.
Song còn mở; đăng[5] còn rỡ, rung hoài thôi ngoài hiên dưới mái đao.
Nơi này, Lâm Tề bên đó sát nhau, nên lời đây là không có lớn hung.
Tuy lời y thì không có lớn hung, nhưng phần sâu dày không chút thiếu qua, dù không lớn mà nghiêm trang không mất.
Phương Hàn trầm mặc gật đầu. Bức họa Lâm Tề, ngay từ kinh kỳ y sớm ngó qua.
Độc đinh nhà Lưu thủ Thanh Hoa, lại khơi khơi không nối nghiệp theo cha, lại chưa từng màng thi thư, theo sĩ, điều đây chẳng điều ta nên suy nghĩ?
Mà đây hẳn là, do Lưu thủ. Không hề do xem trọng gì y.
Đây đồ ăn, so mặt bàn y, như bình lương[6] so đọ kỳ trân. Thường tân khách, đều không kêu đến.
Do túng, mà kêu thế?
Như có người nghi thế, y chính là sai lắm. Hai người lên đây gọi đồ ăn, đây là do xem một người thôi.
Ngô Tùy thôi, riêng một mình y.
Ta nhìn qua nhân dạng người ta, tuy tường thông danh vị người ta, xem làm sao phong độ người ta? Cần căn cứ tài văn chương, ăn nói.
Ta nhìn qua công nghiệp người ta, tuy tường thông năng lực người ta, xem làm sao thanh bạch người ta. Liêm khiết thanh cao không tỏ, hạ tiện tham lam không tường…
Nên người ta, công nghiệp là thương, xem người ta, kinh nghiệm làm sao.
Nên người ta, công nghiệp là quan, cần ta cứ tài an dân, kinh tế[7].
Người, thân chốn bần, không sai quấy; sai quấy sinh từ ở chỗ thân sinh răn dạy chưa nghiêm.
Người nơi phú cường sinh tai quái? Tai quái sinh từ ở chỗ nghiêm sư giáo hóa chưa sâu.
Ngô Trí Hòa xem thấu, nên mới nhằm đây đến.
Cơm trắng đầy hai bát, y cuối cùng ăn hết, ăn hết liền đi xuống. Âm thầm ly rời như lúc đến thôi.
Nhưng mà Lâm Tề ngay phát giác ra, tia nhìn ơ hờ như trước tới nay, đưa về nơi mà y mới đứng lên.
Trên bàn cơm cùng canh hết, hết veo, Lâm Tề nơi vành môi có chút cong.
Tuấn mỹ phi thường, xúc cảm phi dương[8].
Dưới con đường trăng chiếu, bóng hai người trên đá, mới in vào ngươi hắn, rất nhanh thì tiêu biến.
Hắn nghiêng đầu, ra ý.
Hướng Lâm Tề nghiêng tới, có hai người trông thấy.
Mắt tinh thì như cú, nắm tay thì như sắt, thấy Lâm Tề đưa mắt, biết Lâm Tề tâm ý; rất nhanh, liền đi xuống.
***
Một khu vườn trồng đầy mai trắng, một ngôi lầu cao tới bốn tầng, một cánh cổng màu đen treo biển “Lam Cư” còn dán giấy niêm phong.
Qua vách tường trăng trắng, Ngô Trí Hòa xem thấy, mai mấy cành chen chúc, trong gió lành bay tán.
Hơi gió lùa qua vách, ôm ấp làn hương ngát, tinh khiết mà thanh thoát, không tồn lưu ô trọc[9] phàm gian.
Một tiếng thở dài.
Nương đường đêm, y lại rời đi. Nam thành, Tây thành, xôm tụ người xe, gần nha môn bỗng người thưa hẳn.
“Kề nơi nghiêm cẩn, kề thanh thủy, cuồng phong sao trẩy, người sao đẫy?” Lòng y suy tưởng, người y sững.
Cũng bởi vì, một gã ăn mày.
Gã ăn mày ngồi bệt dưới góc đường kề cận phủ nha còn vương vấn mấy thứ đồ rác rến. Diện mạo, cuộc đời của gã ăn mày, cũng hệt như một thứ đồ rác rến không ai thèm đoái tới. Không người nao ngay mặt nhìn qua, không người nao xem trọng gì y, trừ hai bóng người trong đêm đấy, từ kinh tới, nhằm Thanh Hoa tới.
Đêm mê hoặc, là bởi vì trên thế giới có đèn. Cặp mắt của gã ăn mày phát sáng dưới ánh đèn, như mèo hoang nghe được mùi tanh, hầu như dính vào trên tay ai đó, vào trên chiếc bầu, chưa khui nắp.
Bàn ngay góc đường không ai đến, người ba bóng ngồi ra ba góc. Đậu phộng đem ra, rượu mạnh khui ra, gã ăn mày cười bẽn lẽn xoa tay, bờ môi vốn là khô cong khô nứt, giờ đương cháy bừng ham mê vui sướng, như quỳnh nhan, trông được người thương.
Có người giàu có, cũng có người hèn kém, người sang tiết chế, người hèn thường thích nói ba hoa.
Uống liền ba hớp, thoắt, ăn mày thốt:
“Ông chủ Bái là một người rất tốt, công tử nhà đó cũng là người rất tốt.”
Câu nói này khi dứt, y rốt làm thêm hớp. Hai bóng người xa tới, như thế mà chưa uống.
Buông chiếc bầu, y tiếp:
“Chẳng những nhân hậu với người trên kẻ dưới, còn đối xử tốt thứ người hèn hạ như tôi.” Gã bỗng huơ tay, diễn tả câu sau. “Chẳng kể đâu xa, năm vừa qua bằng cho áo phát cơm, nhà ông ấy làm to hơn ai hết!”
Gã phạch ngực, đề thanh, sảng giọng, trương nhan:
“Đinh Phúc tôi, tuy rằng hèn kém, chứ không ngu! Khắp cái huyện này, ai tốt xấu thế nào, tôi đây đều biết hết. Xấu với tôi tôi chưa chắc nhớ đâu, nhưng tốt với tôi, thì tôi nhớ hoài, không quên đó!”
Dường như nói nhiều, đâm ra khát; dường như mới vừa, y hay biết, mình câu nói này, sao hay quá! Thầm vui chính mình như ai khéo, mà y nắm bầu, chuyên ra chén. Mình đem kính mình, nên tu hết.
Giương mắt nhìn y uống, Ngô Trí Hòa không thốt.
“Ông ấy, vì sao chết?”
Như vốn tùy tâm thốt, tương đối hồ nghi thế. Phương Hàn đôi ngươi đậm nghi nan.
“Trương Quang!”
Chén lưng chừng chưa hết, thế nhưng liền buông xuống.
“Chính là chủ của cái xưởng rèn sát vách Lam Cư, hắn muốn mua Lam Cư, ông chủ Bái hiển nhiên không chịu.”
“Sao vậy?”
“Lam Cư không so được Tây Cư, nhưng làm ăn trong cả Thụy Nguyên xem như phát đạt. Tuy là mang thân phận con buôn, nhưng xem như một nhà gia giáo, từ trước tới nay, ngoài Trương Quang này, còn chưa từng đắc tội người nào. Ông nói xem, ai muốn hại một nhà bọn họ?”
Đinh Phúc càng căm giận:
“Nghe nói tên Trương Quang này gia thế chẳng vừa, là cháu trai của một vị đại quan trên trấn. Là một tên khốn, thường giao du với mấy kẻ lái buôn người ghét chó khinh. Đối với kẻ tầm thường như cỡ ông tôi, khỏi phải nói, hắn không xem vào mắt, mà thuộc lại huyện nha hắn cũng chẳng thèm nhìn. Hắn hạ lệnh cho đám người trong xưởng rèn gây án, bản thân mình thì trốn biệt tăm hơi.”
“Nếu ngay lời ông nói, hắn ta vì sao trốn?” Phương Hàn khẩu khí bất bình, có bề không phục.
Đinh Phúc nóng mặt ngay, nhưng cố nén, bật ra:
“Vì Tri phủ chỗ tôi.” Y bạnh họng, nhưng khựng lại.
“Nơi lạ lại, ngu muội vậy, nên độ lượng.” Y nhận định.
An định lại, y dịu giọng:
“Ông mới tới, chẳng trách ông không biết. Vậy để Đinh Phúc tôi giảng để mà thông, Tri phủ chỗ tôi, từ khi ngài về coi giữ phủ đây, thì cái phủ thành này, là không còn nghèo túng lắm rồi. Tôi tuy chưa gặp thời, nhưng nói không chừng vài ba năm sau nữa, cũng có thể làm ăn phát đạt như ai.”
Gã vỗ bộ ngực gầy bồm bộp.
“Ông không tin, có thể ra bên ngoài hỏi thử, cả mấy chỗ huyện xa như bên huyện Lôi Dương, người ai nấy đều no hơn khi trước. Gian đã trị, giặc đã trừng, chưa trị chưa trừng thì cũng trốn biệt tăm. Thì thử hỏi, gã Trương Quang này, tàn ác vô cùng, chuyện vở lở ra, hẳn phải chết. Có thể nào còn không chạy hay sao?”
Ánh bạc chưa tồi, thắp rạng xa gần.
Trăng rất là công chính, soi khắp cùng nhân thế, soi khắp cùng nơi ấy, không khác Trường Yên mấy.
Ngô Trí Hòa nghe thấy, Ngô Trí Hòa xem biết, do thế, rời đi đấy.
Chung trấn, Trường Yên ấy, xe hắn là qua trước, so với bề đây vốn, không chút gì tương xứng.
Trên phố người như rác, cơm cháo phàm ai thí, nhân tính đều rơi mất.
Bên phố đìu hiu lắm, muôn mái nhà xơ xác.
Trời qua ly loạn tựu còn trong,
Đất chất xương khô, có thấy không?
Lương địa tại đâu, xin bạn nói,
Trần, như không có, chính tôi vong.
Khi đó, trời như thế; khi đó, trần như thế; khi đó, người như thế, y chính từ kinh đến, xem thấy rồi, không ít.
Duy có, bề đây khác.
Đêm xuống, đèn chưa tắt, hô ứng cùng trăng sáng.
Khi đó, trời đương tối; nơi khác, dầu đương sáng; đem tối mà so sáng, nhưng cứ còn hơn lắm.
Do sáng, là dân chúng.
Ai nấy, đều tươi sáng, Ngô Trí hòa xem thấy.
Thi chính, thành như thế. Đây mới là quan đấy.
Ai nấy đều xem thấy, như thế, là quan tốt.
Tranh sáng rồi tranh tối, Ngô Trí Hòa khua bước, không mấy gì nhanh lắm. Phương Hàn không hề theo gót hắn ta.
Gã đang về trạm dịch tìm đồ.
Một chiếc rương, một mặt lệnh bài, một tấm công văn.
[1] Bát: đẩy ra, mở ra
[2] Diềm: dải viền ở biên áo
[3] Trào phong: Loài vật trong thần thoại phương đông thích sự nguy hiểm, thích nhìn xa, thường ngự chỗ cao.
[4] Ấm: phúc đức tổ tiên để lại cho con cháu
[5] Đăng: đèn
[6] Lương: thức ăn dự trữ sẵn; bình lương: thứ lương bình thường, dưới hạng ưu
[7] Kinh tế: kinh bang tế thế nói tắt, nghĩa là tài sửa nước cứu đời
[8] Phi dương: bay vọt lên cao
[9] Ô trọc: vẩn đục, xấu xa, dơ bẩn
Last edited: