thảo luận "Whiplash": Không có từ nào có hại bằng "làm tốt lắm"

johan

Member
Trong phim “Whiplash” (tạm dịch: Tay trống cự phách), ông thầy có nói với trò của mình rằng: “Không có hai từ nào trong ngôn ngữ tiếng Anh có hại hơn ‘good job’ (tạm dịch: “làm tốt lắm)”. Có lẽ đó cũng hai từ mà Damien Chazelle không mong muốn người xem nói về ông khi làm bộ phim này. Ông muốn nó phải đến được với tượng vàng Oscar.

whiplash-2.jpg


Một cảnh phim khá đặc biệt của ““Whiplash”

“Whiplash”
là một bộ phim độc lập của đạo diễn Damien Chazelle. Câu chuyện phim kể về Andrew Neyman (Miles Teller), sinh viên năm đầu của Học viên Âm nhạc Shaffer uy tín nhất New York. Trên con đường hiện thực hóa ước mơ trở thành tay trống nhạc jazz vĩ đại, anh đã đối mặt với rất nhiều yêu cầu hà khắc về thời gian, chuẩn mực, những thách thức về nhịp độ trên bản nhạc của người thầy dạy nhạc Terence Fletcher (J.K. Simmons, luôn bị đặt trong sự cạnh tranh giữa ba người cho một vị trí trống duy nhất. Để tập trung luyện tập hết mình, Andrew đã phải từ bỏ rất nhiều thứ kể cả bạn gái của mình, nhưng với quyết tâm và tài năng, cuối anh đã làm chủ được dàn nhạc, cống hiến cho người xem màn trình diễn xuất sắc.

Bộ phim tối giản đi nhiều thứ từ bối cảnh đến nhân vật, sự tập trung được dồn vào cuộc chiến giữa người thầy bạo tàn với anh học trò điên khùng diễn ra liên tục trên từng cảnh phim. “Whiplash” đã tạo được những ấn tượng thật sự với 5 đề cử Oscar cho Phim hay nhất, Nhân vật nam phụ xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Dựng phim xuất sắc nhất và Hòa âm xuất sắc nhất.

Quyết định đồng nghĩa với từ bỏ

Tiếng trống cùng sự tập trung hết mình đến mức quên đi mọi thứ xung quanh của Andrew Neyman là hình ảnh xuyên suốt bộ phim. Người thanh niên đang chơi trống trong một căn phòng hẹp với chút ánh sáng đã khiến thầy Terence Fletcher phải chú ý. Damien Chazelle không mô tả kỹ về nguồn gốc, hoàn cảnh, hay những mối quan hệ khác mà chỉ tập trung vào chi tiết quan trọng nhất để đặc tả nhân vật.

Một chàng trai nhút nhát từ ánh mắt luôn nhìn xuống, có thói quen xem phim với bố và rất ít khi bày tỏ chính kiến nhưng lại có một nội lực rất lớn trong việc khẳng định mình trước thầy giáo. Chàng trai đó cố bò ra khỏi chiếc xe vừa bị lật ngược lên do tai nạn, với đôi tay bị thương và cái đầu bê bết máu để lên sân khấu đứng ở vị trí tay trống chính trong buổi biểu diễn và thậm chí anh đã lao vào đánh cả thầy của mình khi cánh tay bị thương không thể gõ những nhịp trống nhanh như yêu cầu của bản nhạc. Những hình ảnh ấy khiến cho người xem không thể quên được một Andrew dành hết tất cả cho đam mê của mình.

whiplash-1.jpg


Để xây dựng hình ảnh của những con người vượt khỏi giới hạn thông thường, nhiều khi thành một con quái vật thật sự, Chazelle đã dựng những hình ảnh ngắn liên tiếp theo nhịp độ nhanh và dồn dập của tiếng trống. Chính điều đó đã cuốn hút và khiến người xem liên tục chú ý đến từng giây của bộ phim. Và người thầy tàn bạo với những giờ huấn luyện đến nghẹt thở đó đã mang về cho J.K. Simmons đề cử Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong giải Oscar lần thứ 87 này.

Đơn giản mà vĩ đại

“Whiplash” vừa thu hút bởi nhịp độ phim, vừa ấn tượng bởi hình ảnh đặc tả sự tàn bạo của người thầy, sự luyện tập cật lực của người trò và sự tương phản về màu sắc của họ. Có thể nói mọi thứ Damien Chazelle sử dụng trong bộ phim không thừa một chút nào. Không chỉ hay ở những hình ảnh đặc tả như vậy, bộ phim còn có một kết thúc bất ngờ, đầy thú vị với màn trình diễn solo trống của Andrew. Đó cũng là thời điểm mà thầy và trò cùng đứng về một phía sau cả cuộc hành trình dài liên tục đối đầu nhau.

whiplash-3.jpg


Mặc dù ở những lần chiếu đầu tiên “Whiplash” chỉ xếp hạng thứ 34 tại các phòng vé, nhưng rất nhanh, bộ phim tạo được tiếng vang và được công chiếu rộng khắp nước Mỹ. Bộ phim được nhiều nhà phê bình như Peter Debruge, Amber Wilkinson,… đánh giá cao về diễn xuất, kịch bản cũng như âm nhạc sử dụng trong phim. Bộ phim được chọn để công chiếu vào đêm khai mạc và giành cả giải thưởng của khán giả lẫn giám khảo tại Liên hoan phim độc lập Sundance năm 2014. Vì Sundance được coi như một “vườn ươm” của Oscar, sẽ không quá ngạc nhiên nếu tác phẩm của đạo diễn Damien Chazelle giành được giải cao.
“WHIPLASH”: KHÔNG CÓ TỪ NÀO CÓ HẠI BẰNG “LÀM TỐT LẮM”
 
công nhận lão thầy giáo cay nghiệt thật, nhớ có cảnh lão quăng luôn cái ghế vào mặt thằng nvc
 
Nhớ 1 câu đại loại thế này trong phim.
- Làm sao thầy biết thầy sẽ không bỏ qua A (1 tay trống huyền thoại, méo nhớ tên) tiếp theo với cách dạy như thế?
- Vì A tiếp theo sẽ không bao giờ bỏ cuộc. :big_smile:

Sent from Redmi 8 via nextVOZ
 
À ngoài đời gặp rất nhiều thằng lesor nhưng hay xàm lol như ông thầy trong phim, chúng nó thỏa mãn cái ergo bằng cách sỉ nhục người khác.
 
Coi phim đoạn vãi đái nhất là ông thầy cho nguyên lớp thổi kèn. Sau đó đi dò xét từng đứa vì có 1 đứa sai. Có thằng mập bị ổng gặng hỏi sợ quá nên khóc lóc chạy ra khỏi lớp cmnl do nó tưởng nó làm sai trong khi thằng thổi sai lại là thằng khác. Ổng loại nó luôn vì thà thổi sai còn hơn là đúng hay sai vẫn ko biết.
 
À ngoài đời gặp rất nhiều thằng lesor nhưng hay xàm lol như ông thầy trong phim, chúng nó thỏa mãn cái ergo bằng cách sỉ nhục người khác.
Ngày xưa tôi bị bà cô dạy ngữ văn lớp 7 xỉ nhục và body shaming... lúc đó chỉ biết cúi đầu nghe bả xỉ vả trong 1 năm....


via theNEXTvoz for iPhone
 
Xem phim vẫn thấy nể ông thầy, để đứng đầu thì ko đơn giản chỉ có cố gắng. Cuối phim ông ấy vẫn đi chơi đàn rất hay.
 
Back
Top