xin cách để có 1 lối suy nghĩ hệ thống và có logic

Có lời khuyên cho thớt
1. Học cách lắng nghe: Hãy nghe, đọc vấn đề gì đó cho hết câu chuyện. Hạn chế đoán ý, cắt ngang, nhảy vào mồm người nói.
2. Phân tích vấn đề đó trên nhiều góc nhìn hay còn gọi là hệ quy chiếu và thử hình dung xem nếu ở hệ quy chiếu đó thì sẽ xử lý vấn đề đó như thế nào.
3. Lựa chọn phương án tối ưu nhất (phương án lợi ích nhiều nhất và rủi ro ít nhất) chứ không phải phương án rủi ro bằng 0.
4. Có thời gian đọc sách về tư duy để bổ sung thêm kiến thức (góc nhìn đa chiều, tư duy hệ thống).
 
1. Giải tích
2. Đại số tuyến tính
3. Xác suất thống kê
4. Phương pháp tính
5. Pháp luật VN đại cương
6. Chủ nghĩa M-L
7. Tư tưởng HCM
8. Đường lối ĐCSVN
P/s: Bốn cuốn cuối nhớ đọc đúng thứ tự nhé. :sweet_kiss:
 
Đọc quyển: The art of thinking clearly
h1kRuMc.jpg

Thật ra vấn đề không chỉ mỗi của thớt mà là của hơn 90% vozer trên này, suy nghĩ nhiều lúc đ thấy logic đâu hết
qZV215Z.png
 
Có lẽ em sẽ học thêm về logic học

via theNEXTvoz for iPhone
Nó nghiên về lý thuyết, thường ở dạng giản lược, cô đọng tối đa hoặc lê thê thiếu hệ thống, chủ thớt nên tìm các đầu sách nghiên cứu về tìm hiểu, họ lồng ghép tính logic rất nhiều nhất là chủ đề về lịch sử
 
Sau những tháng ngày ngộ nhận về trí tuệ của mình, em chợt nhận ra là từ trước đến nay em chưa từng nghĩ sâu sắc và có liên kết về 1 vấn đề nào cả. Nhờ các thím cách để cải thiện tình hình này!!!
Thời điểm nhận ra bản thân mình có khả năng xâu chuỗi sự việc, tư duy vấn đề một cách logic cũng là thời điểm thay đổi sự nghiệp của mình.

Lời khuyên cho thớt: Luôn đặt câu hỏi tại sao? Bằng cách nào? Vì sao lại là A mà không phải B... từ đó đưa ra các giả thuyết, lý thuyết để chứng minh và tự tìm câu trả lời cho vấn đề của mình. Đó là cách rèn não bộ có cơ chế phản xạ cho mọi vấn đề. Nó không những giúp ích trong công việc mà còn cả đời sống vì mọi khúc mắc tự bản thân mình đều tháo gỡ được (hoặc chí ít là biết được hướng ra.)
 
Thời điểm nhận ra bản thân mình có khả năng xâu chuỗi sự việc, tư duy vấn đề một cách logic cũng là thời điểm thay đổi sự nghiệp của mình.

Lời khuyên cho thớt: Luôn đặt câu hỏi tại sao? Bằng cách nào? Vì sao lại là A mà không phải B... từ đó đưa ra các giả thuyết, lý thuyết để chứng minh và tự tìm câu trả lời cho vấn đề của mình. Đó là cách rèn não bộ có cơ chế phản xạ cho mọi vấn đề. Nó không những giúp ích trong công việc mà còn cả đời sống vì mọi khúc mắc tự bản thân mình đều tháo gỡ được (hoặc chí ít là biết được hướng ra.)
nhận ra có khó lắm không thím?
 
Muốn suy nghĩ logic thì làm gì cũng vẽ đại ra 1 cái sơ đồ. Sự việc trên đời chẳng có gì là tự nhiên xảy ra cả, phải là hệ quả của 1 việc trước đó. Ví dụ, anh đi ra đường, đang đứng dưới gốc cây khế, quả khế rơi xuống đầu anh, anh nghĩ tự dưng đang đứng bị quả khế rơi trúng đầu.
Thật ra không phải vậy, để 1 quả khế rụng thì phải tính đến 2 trường hợp.
TH1: quả khế chín quá rồi, đã đến lúc rụng, đúng lúc anh đi qua thì nó rụng vào đầu.
TH2: quả khế chưa chín, có thằng khác đang ngồi trên cây khế, với tay ra bứt khế nhưng ôm trượt, đúng lúc anh đi qua thì nó rơi trúng đầu.
Qua ví dụ đơn giản trên, hi vọng anh hiểu được việc tại sao tôi muốn anh vẽ sơ đồ cho mọi sự việc, lâu dần sẽ thành tư duy và không cần phải vẽ nữa. Đó gọi là logic

Có lời khuyên cho thớt
1. Học cách lắng nghe: Hãy nghe, đọc vấn đề gì đó cho hết câu chuyện. Hạn chế đoán ý, cắt ngang, nhảy vào mồm người nói.
2. Phân tích vấn đề đó trên nhiều góc nhìn hay còn gọi là hệ quy chiếu và thử hình dung xem nếu ở hệ quy chiếu đó thì sẽ xử lý vấn đề đó như thế nào.
3. Lựa chọn phương án tối ưu nhất (phương án lợi ích nhiều nhất và rủi ro ít nhất) chứ không phải phương án rủi ro bằng 0.
4. Có thời gian đọc sách về tư duy để bổ sung thêm kiến thức (góc nhìn đa chiều, tư duy hệ thống).
2 bác này nói đúng vấn đề nè, đọc sách vớ vẩn chỉ mất thời gian
 
nhận ra có khó lắm không thím?
Vấn đề không phải là "nhận ra" mà làm sao bản thân phải có được khả năng đó để nhận ra thím. Nếu chưa có thì phải tập dần hoặc khai mở khả năng tiềm ẩn.

Trường hợp của em thì trong quá trình làm việc thực tế bị ném sang mảng mới hoàn toàn cần tư duy dù lúc đó chưa biết mảng này là gì luôn, từ đó xoay sở nên lụm được bí kíp :D
 
Bác thông não em chút. Trước giờ em chưa bao giờ nghĩ phải đọc thêm sách để học đạo đức. Cứ sống tốt, đối xử hòa nhã, không gây hiềm khích là được chứ nhỉ.
em cũng không đủ khả năng để nói ạ, tuy nhiên bác có thể đọc vài mẫu truyện trong sách đó rồi tự nhận xét ạ, sách đó trên mạng có á
 
#1
đọc cuốn này để học đạo đức thì vứt bác ạ, đạo đức thật phải đọc cổ học tinh hoa, cũng cuốn cũ cùng thời với nguyễn hiến lê chứ cuốn mới bây giờ viết như lol vậy
#2
Bác thông não em chút. Trước giờ em chưa bao giờ nghĩ phải đọc thêm sách để học đạo đức. Cứ sống tốt, đối xử hòa nhã, không gây hiềm khích là được chứ nhỉ.
Câu hỏi của thím #2 nằm ngay chương đầu của Đắc Nhân Tâm, khởi đầu bằng câu chuyện tên cướp bị cảnh sát bố ráp và bắn chết, hắn để lại bức thư “dưới lớp áo rỉ máu này, con tim khao khát yêu thương không bao giờ ngưng đập”, trước đó vài ngày tên này đã bắn chết nhân viên công vụ chỉ vì hắn vi phạm giao thông. Nó cho thấy nếu không được giáo dục về đúng sai, chúng ta có xu hướng cho bản thân là người tốt, kẻ ta thù địch là do chúng xấu xa ( cái này ai phán xét?). Bạn sống hoà nhã với mọi người là đủ, ok, thế khi xung đột quyền lợi bạn có đủ lý luận về ý chí để đánh giá tình huống không? Hay bắt đầu tha hoá nhưng vẫn một mực cho rằng mình phải, người sai? Chuyện dì ghẻ với bé 8 tuổi, mình khá chắc mặc dù roi vọt nhưng dì ghẻ kia vẫn cho đấy là “tình thương”, năm ngoái còn lên mạng bóc phốt người làm mắng bé cơ mà
Về phần thím #1, bỏ qua những bắt bẻ trong tính thực tế các câu chuyện thì lối tư duy của tác giả là đúng, nó là đạo đức thực hành dựa trên tâm lý đề cao cá nhân của phương Tây, còn giáo lý phương Đông dựa trên tính cộng đồng, mình coi trọng phần đầu hơn vì phần sau đã được dạy quá nhiều. Cần nói rõ hơn, “Đắc nhân tâm” cho ta cái suy nghĩ nền tảng về đạo đức, còn có sống theo nó không là do mỗi người, sách dạy ta lấy lòng người chứ không dạy ta trở thành nhà Đạo đức học
 
Back
Top