Xu hướng mới của giới trẻ Mỹ: muốn làm ‘thợ’ hơn ngồi bàn giấy

Cô Tiên Xanh

Senior Member
Mức lương tăng và nhu cầu tuyển dụng cao ở các nghề đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật như thợ sửa ống nước, thợ điện, thợ hàn…đang thu hút nhiều thanh niên Mỹ giữa lúc họ đang cảm thấy bi quan về lợi ích của con đường đại học.
Tanner-Burgess.jpg

Tanner Burgess, 20 tuổi, có bố mẹ là nhân viên công nghệ, đang theo đuổi nghề thợ hàn. Ảnh: WSJ

Hình ảnh những nghề “lấm len” đã thay đổi

Nước Mỹ từ lâu chứng kiến khủng hoảng thiếu lao động trong các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật một phần vì định kiến đây là những công việc lấm len, cấp thấp. Nhưng lương tăng và công nghệ mới đang giúp thay đổi hình ảnh trong các lĩnh vực từ hàn đến gia công cơ khí. Bên cạnh đó, sự hoài nghi ngày càng tăng về lợi ích của giáo dục đại học với chi phí tăng vọt trong những thập niên gần đây, đang làm tăng thêm sức hấp dẫn của các lĩnh vực này.

Tại Mỹ, số lượng tuyển sinh của các chương trình đào tạo nghề đang tăng lên, trong khi tổng số tuyển sinh vào các trường đại học 4 năm đang giảm. Số sinh viên đăng ký vào các trường đại học cộng đồng chuyên đào tạo nghề với chương trình kéo dài 2 năm tăng 16% vào năm ngoái. Con số này ghi nhận mức cao nhất kể từ khi dữ liệu được thống kê vào 2018. Số sinh viên theo học nghề xây dựng tăng 23% trong thời gian đó. Các chương trình đào tạo bảo dưỡng và sửa chữa ô tô cũng như hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) ghi nhận số lượng sinh viên tăng 7%.

“Đó là một con đường nghề nghiệp thực sự khôn ngoan dành cho những bạn trẻ không háo hức vào đại học”, Tanner Burgess (20 tuổi), người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ thuật hàn kéo dài 9 tháng vào mùa thu năm ngoái chia sẻ.

Ban đầu, Burgess nghĩ sẽ theo học đại học. Nhưng anh bắt đầu nhận thấy con đường này kém hấp dẫn hơn khi chứng kiến bố mẹ đều là nhân viên công nghệ và nhìn chằm chằm vào máy tính cả ngày trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Kể từ đó, anh không còn hào hứng với việc vào đại học, để rồi suốt đời ngồi trước màn hình máy tính.

Sau khi nghiên cứu các nghề kỹ thuật, Burgess quyết định theo đuổi nghề hàn. “Tôi nghĩ công việc này thật tuyệt vời vì phát ra rất nhiều tia lửa. Tôi cảm thấy thật mãn nguyện vào cuối ngày với cảm giác hoàn thành một công việc cụ thể”, Burgess nói.

Điều quan trọng hơn, anh nhận thấy nghề thợ hàn có triển vọng thu nhập tăng trưởng đều đặn. Dựa vào dữ liệu trong ngành anh ước tính, sau 5 năm mức nhập hàng năm của nghề hàn sẽ lên mức sáu con số.

Sinh-vien-thuc-hanh-ky-nang.jpg
Sinh viên thực hành kỹ năng sửa chữa và bảo dưỡng ô tô tại Viện Kỹ thuật Universal ở bang Arizona, Mỹ. Ảnh: WSJ

Thu hút thanh niên nhờ lương tăng

Tại Mỹ, đội ngũ thợ lành nghề đang thiếu hụt ra khi thế hệ thợ điện, thợ ống nước, thợ hàn và thợ mộc lớn tuổi nghỉ hưu. Điều này đẩy chi phí lao động trong các lĩnh vực này tăng mạnh.

Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ trả lương ADP, mức lương trung bình để tuyển dụng công nhân xây dựng mới tăng 5,1% lên 48.089 đô la Mỹ/năm vào năm ngoái. Ngược lại, những người mới được tuyển dụng trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp kiếm được 39.520 đô la/năm, tăng 2,7% so với năm 2022.

Nhu cầu thực tập sinh ở các nghề kỹ thuật bùng nổ trong những năm gần đây ở Mỹ. Điều này cho phép thanh niên Mỹ tích lũy kinh nghiệm làm việc thông qua một khóa đào tạo thường được nhà tuyển dụng chi trả.

Trong một cuộc khảo sát với những người ở độ tuổi trung học và đại học cộng đồng do hãng phần mềm Jobber thực hiện năm ngoái, 75% cho biết sẽ quan tâm đến các trường dạy nghề cung cấp chương trình đào tạo tại chỗ (đào tạo trực tiếp dựa trên công việc thực tế tại nơi làm việc) có trả lương.

Sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang thay đổi các cân nhắc nghề nghiệp của nhiều thanh niên Mỹ. Phần lớn những người được Jobber khảo sát cho rằng, nhờ sự phát triển của AI, công việc “cổ cồn xanh” (chủ yếu làm việc tay chân ở các không gian ngoài trời) mang lại sự đảm bảo thu nhập tốt hơn so với công việc “cổ cồn trắng” (chủ yếu làm việc trên máy tính ở văn phòng).

Gần 80% số người được hỏi trong khảo sát của Jobber cho biết, bố mẹ muốn họ vào đại học. Những nghề nghiệp đòi hỏi trình độ đại học thường kiếm được thu nhập cao hơn theo thời gian. Hiện nay, những người làm trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh kiếm được trung bình 78.500 đô la Mỹ/năm so với 69.200 đô la trong lĩnh vực xây dựng.

Theo Steve Schneider, cố vấn tại một trường trung học ở bang Wisconsin, trong nhiều năm, học sinh xem lớp học nghề là nơi quy tụ những thanh niên ăn chơi và gây rối. Ngoài ra, các thiết bị gia công kim loại và gỗ lạc hậu thường thấy ở các lớp học cũng làm giảm sức hấp dẫn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã gây quỹ và tặng thiết bị mới, bao gồm cả cánh tay robot cho các trường nghề.

“Vẫn tồn tại giả định rằng đại học 4 năm là tiêu chuẩn vàng, nhưng hiện nay không cần tốn nhiều công sức để thuyết phục mọi người tin tưởng vào các lựa chọn giáo dục khác”, Schneider nói.

Những người làm trong ngành nhìn chung có quan điểm tích cực về nghề nghiệp của họ. Một cuộc khảo sát năm ngoái với những người lao động kỹ thuật lành nghề cho thấy 94% sẽ khuyến khích con cái nối nghiệp họ.
 
mình cũng bỏ nghề kế toán đi học nghề sử chữa :D
Tui học chính là điện công nghiệp sau đó mối mang làm nhà nước nên phải học kinh tế/ luật nữa và nna
Rồi h tự làm tự ăn thì bén duyên vs nghề chống thấm; làm bạt mái hên;xếp; cuốn
Đúng thị trường ngách ở tỉnh nên làm k hết việc luôn; tui có 6 thợ làm công cho; giá mềm hơn xíu mà đồ tốt tận kho nên tui ra sau mà chiếm thị trường đc
Tui mong ai cũng bàn giấy cả; nghề "thợ" tui làm
FB_IMG_1712103573131.jpg
 
Tôi cũng muốn bỏ nghề văn phòng đi làm thợ cho nhẹ đầu đâu, đêm kê cao gối ngủ.

via theNEXTvoz for iPhone
căn bản ông phải tìm được hướng trước khi nhảy việc thì phải đảm bảo cái việc đó đủ nuôi sống ông như hiện tại chứ đùng cái nhảy thì mệt đấy, tôi đã chuẩn bị cho việc này 2 năm rồi
 
Làm kỹ thuật thì bền hơn là cái chắc. Thợ hàn thợ điện lương bên Mẽo hơi bị cao đấy. Làm sếp thì cũng tranh giành nhiều lắm.

Mẽo trắng tụi nó thích chỉ huy người khác nên thích làm văn phòng lắm. Mấy việc chân tay cho bọn khác làm.
 
Có khi lại là trò định hướng lao động của chú phỉnh ấy, chứ làm thợ vui được lúc đầu, nghĩ đến sau này lương thấp, vất vả cái là muốn vào bàn giấy ngay
Thợ chứ có phải phụ đâu mà đường dài lương thấp anh. Mới đầu zô lương thấp ok, càng làm tay nghề càng cứng càng dc tiền cao. Kể cả đi làm thợ phổ thông tay chân như làm gỗ, thợ hồ,... cho đến những ngành cần học thức cao như thợ điện, thợ máy,...

Có cái ở vn định kiến làm thợ là người ngợm dơ do tiếp xúc trực tiếp với máy móc, dụng cụ,... Khi làm việc. Cực nhọc do thao tác cần sức và nguy hiểm. Chọn làm giấy nhìn nó sang sạch đẹp hơn.
 
Tui học chính là điện công nghiệp sau đó mối mang làm nhà nước nên phải học kinh tế/ luật nữa và nna
Rồi h tự làm tự ăn thì bén duyên vs nghề chống thấm; làm bạt mái hên;xếp; cuốn
Đúng thị trường ngách ở tỉnh nên làm k hết việc luôn; tui có 6 thợ làm công cho; giá mềm hơn xíu mà đồ tốt tận kho nên tui ra sau mà chiếm thị trường đc
Tui mong ai cũng bàn giấy cả; nghề "thợ" tui làm
View attachment 2418867
Học chung ngành. Đang rẽ vào nn. Sau có nhảy ra như thím ko thì chưa biết. Mà kiểu cũng sắp rồi :))

via theNEXTvoz for iPhone
 
Làm thợ lành nghề thì phải nói là đi van xin để làm cho mình đó :doubt:
Còn mấy kỹ năng điện nước cơ bản trong nhà dân thì hồi học công nghệ cấp 2 đã phải biết rồi. :boss:
 
Back
Top