Xuất khẩu lao động về rồi làm nghề gì?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Thanh niên nông thôn ly hương theo con đường đi xuất khẩu lao động, rồi sau 3-5 năm họ về quê làm gì? Cuộc sống của những người "ở bển về" có dễ sang trang mới?

1709702654562.png

Các bạn trẻ thực tập ngành điều dưỡng, hộ lý dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản trước khi sang nước ngoài làm việc - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Xuất khẩu lao động là một chủ trương lớn, giúp bao cảnh nhà vượt qua khó khăn. Phần nhiều người đi lao động nước ngoài về có cuộc sống tốt với vốn liếng, kỹ năng đã có sau mấy năm vất vả ở nước bạn.

Nhưng không ít người trở về không nghề nghiệp, không có định hướng việc làm. Bài viết này, tôi chỉ nêu ý kiến về một phần chưa trọn của những bạn trẻ trở về sau mấy năm ở nước ngoài.

Thua ngay nếu nghĩ đi xuất khẩu lao động kiếm tiền về mở quán cà phê. Khó khăn sẽ ập tới với người đó ngay sau khi hết hạn lao động ở nước ngoài. Có tiền nhưng không bằng cấp, kinh nghiệm và tay nghề, về lâu dài sẽ ra sao?

Ông TRẦN ANH TUẤN (phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM)

Ngoài tiền lương, bạn có gì?

21 tuổi, Huyền Trang (Nam Đàn, Nghệ An) chọn con đường xuất khẩu lao động tại Nhật Bản với mức tiền lương khoảng 22 triệu đồng/tháng.

Trang cho biết ước mơ xuất ngoại chớm nở từ lúc còn học phổ thông, thời điểm Trang đã có anh và chị đi làm ở nước ngoài với thu nhập khá. Một phần khác vì xung quanh Trang, nhà nhà cho con xuất ngoại nên em cũng tò mò.

Công việc của Trang là phân chia đồ ăn ngày 3 bữa cho các cụ già ở viện dưỡng lão tỉnh Shizuoka, việc nhẹ lương ổn.

Trang ký hợp đồng 3 năm và mong hết hạn nhanh về ngay. Công việc chỉ phân chia đồ ăn, không học được nghề. Và điều khiến Trang băn khoăn nhất là sau khi hết 3 năm, có số vốn khoảng vài trăm triệu đồng thì mình sẽ làm gì ở quê?

Một người bạn khác của tôi chọn đi Đài Loan sau khi học xong lớp 12. Bạn đã đi hơn 10 năm, xây được một căn nhà khang trang ở quê.

Tết vừa rồi bạn về và lại đi tiếp để "kiếm 1 tỉ về nuôi dê", chứ về bây giờ không biết làm gì. Công việc của bạn tôi là thu gom, xử lý, đóng gói và phân loại sản phẩm nông nghiệp, việc khá đơn giản, không thể xem là "một nghề để học".

Thực tế, có những ngôi làng toàn nhà lầu xe hơi nhờ xuất khẩu lao động. Nhưng đằng sau những ngôi nhà khang trang đó là câu chuyện những thanh niên muốn về lại quê mình nhưng không biết sẽ làm gì.

Họ trở thành người 3 không "không bằng cấp, kinh nghiệm và tay nghề" như ông Trần Anh Tuấn (phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) từng chia sẻ.

Có trường hợp những người xuất ngoại không dồn tiền xây nhà cao cửa rộng mà đầu tư quán cà phê, quán nhậu, hoặc mua đất đợi sốt giá. Nhưng kết quả, những quán nhậu, quán cà phê ở nông thôn không hút khách (nhu cầu tiêu dùng quá ít), đất qua cơn sốt thì không bán được. Thậm chí có người dùng vốn xuất ngoại kinh doanh tiền ảo, ngoại tệ, cổ phiếu… và mất vốn.

Cứ thế, đồng tiền xuất ngoại đi vào ngõ cụt. Những thanh niên xuất ngoại về rồi lại đi tiếp chỉ vì không biết làm gì tại quê nhà, vốn liếng cũng cạn.

Ra đi để trở về thành công

Khi kết nối với những đồng hương đang đi xuất khẩu lao động, tôi nhận ra một điểm chung của họ rằng: ai cũng mong có một số vốn để về quê lập nghiệp, nhưng làm gì thì họ chưa biết. Đức Cường (Yên Thành, Nghệ An) hiện đang ở Đài Loan là một ví dụ.

Chuyến đi xuất ngoại của Cường không may mắn. Họ đưa người làm nghề hàn nhưng sang đó được phân vào xưởng đúc. Tìm việc khác phải chịu mất thêm 1.000 USD. Cường chỉ mong đủ vốn để về quê mở một xưởng hàn xì như mong ước ngày xưa.

Không ít thanh niên ra nước ngoài chỉ "bán sức lao động", không học được nghề gì. Sau thời hạn 3-5 năm làm việc, họ có vốn nhưng không có kiến thức để "khởi nghiệp", không thể tiếp tục công việc đã làm ở nước ngoài.

Những đồng tiền xuất ngoại cứ thế cạn dần nếu chỉ dành vào việc xây nhà to, sắm xe ô tô, mở quán cà phê kiếm sống qua ngày. Xuất ngoại chỉ là một cách tích lũy vốn. Sau đó thì ai cũng phải có nghề để sống hoặc có đủ kiến thức, kinh nghiệm để làm dịch vụ hoặc kinh doanh với số vốn mình có.

Thực tế, xuất khẩu lao động là định hướng phát triển kinh tế, nhân lực ở nhiều tỉnh thành. Có hẳn những chỉ tiêu để phấn đấu tăng số người đi lao động nước ngoài hằng năm.

Lãnh đạo tỉnh quyết tâm tìm hợp đồng tuyển dụng, tìm giải pháp nâng kỹ năng và tay nghề cho người lao động trước khi lên đường. Đó là cách nâng uy tín của người lao động Việt Nam, điều này mở ra những cơ hội việc làm mới ở nước ngoài.

"Ra đi để trở về", đó là cách động viên người lao động ngày họ lên đường sang nước bạn. Nhưng trở về mang theo những gì?

...........
 
Xây được cái nhà to là cũng hơn khối người lên voz than thở đất đai nhà cửa giá phi lý (trong đó có tôi)

Người ta đi XKLD là đem ngoại tệ về, vậy là làm lợi cho nước, người ta có thu nhập là làm lợi cho bản thân người ta, người ta gửi tiền về cho gia đình là làm lợi cho gia đình người ta

Loại chuyện ích nước lợi nhà thế mà vozer cũng bỉ bôi, chả hiểu làm gì mới không bị chửi
 
Nếu ở quê mà có việc làm ổn thì ai lại đi tha phương cầu thực chứ :go:
 
Sang đấy ngoài cày tiền còn được cái nghề….. về VN lôi ra mà đầu tư làm chủ.
 
làm gì?
phiên dịch? được mấy người?
phải hiểu 1 điều là chuyên môn là chính, ngoại ngữ chỉ bổ trợ thôi trừ những nghành nghề đào tạo ngoại ngữ.
FDI hiện tại nhiều công ty hàn, trung họ tuyển chỉ cần có khả năng giao tiếp, phiên dịch, còn chuyên môn họ sẽ đào tạo. Tất nhiên là số lượng ko nhiều được.
 
Cùi thì xe ôm, công nhân, phụ hồ
Ngon hơn thì tài xế, thợ điện nước, mở hàng quán, làm vườn chăn nuôi
Có tí vốn thì bắt đầu làm gì cũng dễ thở hơn
oKgxY5f.png
 
Xây được cái nhà to là cũng hơn khối người lên voz than thở đất đai nhà cửa giá phi lý (trong đó có tôi)

Người ta đi XKLD là đem ngoại tệ về, vậy là làm lợi cho nước, người ta có thu nhập là làm lợi cho bản thân người ta, người ta gửi tiền về cho gia đình là làm lợi cho gia đình người ta

Loại chuyện ích nước lợi nhà thế mà vozer cũng bỉ bôi, chả hiểu làm gì mới không bị chửi
Ko ai trong bài viết bỉ bôi người đi XKLĐ cả. Ngược lại ông trong bài đang khuyên nhủ là ko nên chỉ chăm chăm mua nhà mua đất, nên xem xuất ngoại như cách để tích luỹ tư bản, kiến thức. Ổng còn đưa ra mấy cái ví dụ về những thanh niên XKLĐ về rồi làm ăn thất bại hoặc ngồi chơi không.

Còn Vozer thì nhao nhao vào chửi "tiền của tao làm gì kệ tao", mặc dù ko ai giựt tiền của mấy người này cả. Nói kệ vậy thôi chứ lúc chết đói chết khát, lúc thất nghiệp vào tay đám trẻ thì lại nhao nhao lên chửi nhà nước nữa chứ gì.
 
Đội đi xkld về đi làm FDI nhật, hàn, đài, trung lương còn cao hơn ối ông đại học, cao đẳng đấy.
chưa chắc đâu fence. Làm FDI ở VN thì nghiệp vụ phải vững, ngoại ngữ là thứ yếu. Trừ khi làm trưởng phòng (NN tốt + nghiệp vụ tốt + thâm niên quản lý) hoặc chuyên phiên dịch (Ngoại ngữ chuyên ngành tốt), XKLĐ về thì chỉ bập bẹ tiếng, công việc thì ở đây không ai tuyển. Còn XKLĐ mà giỏi thì chả bao giờ nó về. Đấy là số đông, đừng mang thiểu số 1 trên 1 vạn ra làm ví dụ là được.
 
FDI hiện tại nhiều công ty hàn, trung họ tuyển chỉ cần có khả năng giao tiếp, phiên dịch, còn chuyên môn họ sẽ đào tạo. Tất nhiên là số lượng ko nhiều được.
nước nào ko biết chứ 99% đội xkld nhật hàn thì ko có cái này rồi, số ít đủ khả năng giao tiếp cơ bản mà đào tạo lại từ đầu thì lấy đâu ra thu nhập cao :doubt:
 
FDI hiện tại nhiều công ty hàn, trung họ tuyển chỉ cần có khả năng giao tiếp, phiên dịch, còn chuyên môn họ sẽ đào tạo. Tất nhiên là số lượng ko nhiều được.
Mơ đi fen ơi, FDI giờ tuyển cũng p có cái bằng đại học, đi xs làm tối ngày bên kia lấy đâu kinh nghiệm trình độ. Kiến thức nền tảng cơ bản còn không có lấy cái gì để mà đào tạo.
 
FDI hiện tại nhiều công ty hàn, trung họ tuyển chỉ cần có khả năng giao tiếp, phiên dịch, còn chuyên môn họ sẽ đào tạo. Tất nhiên là số lượng ko nhiều được.
Nếu đi 5 ~ 7 năm thì mới đủ trình thạo tiếng tới mức có thể phiên dịch, nhưng nhiều người qua đó làm nông hoặc chỉ phụ việc thì khả năng học tiếng chỉ dừng ở mức trung bình thấp, chỉ đủ chào hỏi với tiếp nhận yêu cầu sinh hoạt hằng ngày thôi. Mà mấy người thạo tiếng thì cũng chỉ rành trong lĩnh vực của họ, về nước vô mấy công ty sản xuất thì toàn là từ kỹ thuật phải học lại hết. Nhưng cũng có lợi thế vì đã quen tiếng nên ai chịu khó học thì nhanh nắm bắt được.
 
Back
Top