Xưng hô trong tiếng Việt có khó không?

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://tuoitre.vn/xung-ho-trong-tieng-viet-co-kho-khong-20230207083000976.htm

Dù khi tuổi đã cao, học trò gặp thầy cô vẫn cứ chào thầy/cô và xưng em. Ở đây xin nói thêm một trường hợp đặc biệt: huấn luyện viên Park Hang Seo vẫn được các cầu thủ và phóng viên gọi bằng cái tên thân thương: thầy Park.

1. Các từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Chúng gồm các lớp từ sau:

- Các đại từ nhân xưng: tôi, tao, mày, nó, hắn...

- Các danh từ chỉ quan hệ họ hàng: ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, em, con, cháu...

- Các từ chỉ chức danh nghề nghiệp: giám đốc, bộ trưởng, hiệu trưởng, giáo sư, thầy, cô (giáo)...

- Các tên riêng của người.

Cũng có những khác biệt đôi chút trong cách xưng hô hằng ngày giữa các vùng miền như: bố mẹ - ba má (mẹ)...

Về cách xưng hô trong quan hệ họ hàng, lớp từ chủ yếu được dùng để xưng hô trong gia đình, trong họ hàng là các danh từ chỉ quan hệ thân tộc (trừ các từ: dâu, rể, vợ, chồng). Thứ đến là các đại từ nhân xưng.

Khi giao tiếp, người ta thường theo quy tắc xưng hô đối xứng. (Ví dụ: giữa A và B có quan hệ chú - cháu thì sẽ xưng gọi theo quan hệ này); quy tắc về tuổi tác (tục ngữ Việt có câu "Bé người con nhà bác, lớn xác con nhà chú" có ý cần tôn trọng vai anh, vai em trong quan hệ họ hàng.

Khi cả hai người đã nhiều tuổi, hoặc khi người ở vai dưới nhiều tuổi hơn thì quy tắc xưng hô đối xứng có thể thay đổi bằng cách gọi thay vai (cô, chú, bố mẹ gọi con lớn bằng anh, chị).

Về cách xưng hô ngoài xã hội, nhiều từ xưng hô trong quan hệ thân tộc đã được chuyển dùng để xưng hô ngoài xã hội với các quy tắc về tuổi tác, quy tắc tạo sự thân mật, gần gũi hay xa cách (tùy theo quan hệ với người nói chuyện).

Căn cứ vào tuổi tác hoặc đoán nhận về tuổi tác giữa những người chưa quen biết để xác định người đó đáng gọi là ông, bà, chú, bác, cô, dì hay anh, chị, em, con, cháu... Như vậy các từ ông, bà, chú, bác, cô, dì, anh, chị, em, con, cháu... chủ yếu được dùng để phản ánh tuổi tác.

2. Trong nhà trường, học trò gọi người dạy là thầy/cô và xưng là em hay con. Thầy cô cũng gọi học sinh lớp nhỏ là em (các em), con (các con), với học sinh lớp lớn là các bạn, các anh chị.

Ở đây có vấn đề ngôn ngữ giới tính, ở các lớp bậc đại học, các cô thường xưng là cô và gọi học trò là các em để tạo sự thân mật, gần gũi, còn các thầy thường gọi học trò là các bạn, các anh chị và dùng đại từ nhân xưng trung tính tôi.

Điều thú vị là cách gọi vợ của thầy cũng là cô, còn chồng của cô là thầy. Có lần một anh bảo vệ nghĩ nhóm người tới nhà không biết nên đã giải thích: "Cô cũng là cô giáo đó nha".

Ở môi trường giáo dục, cách xưng hô trong tiếng Việt là cách xưng hô đơn giản, bình đẳng, không sử dụng các từ chỉ chức danh học hàm, học vị.

Dù khi tuổi đã cao, học trò gặp thầy cô vẫn cứ chào thầy/cô và xưng em. Ở đây xin nói thêm một trường hợp đặc biệt: huấn luyện viên Park Hang Seo vẫn được các cầu thủ học trò và phóng viên gọi bằng cái tên thân thương: thầy Park.

.........
 
nhà báo thấy tụi vozers gọi là "đối tượng Park" chắc té xỉu
qZV215Z.png
 
Không khó nhưng chắc sau này tôi sẽ dạy con bỏ qua nhiều thứ.
VD: em họ của mẹ thì gọi là dì, cậu tôi sẽ đổi về cô, chú hết, chị của mẹ thì quê tôi gọi là bá tôi sẽ đổi lại thành bác cho tiện.
Quy về hết bác, cô, chú.
 
Cũng vì danh xưng này mà đi biết bao nhiêu mạng rồi đây. Kể ra chi tiết quá lại không hay. Ví dụ như họ hàng. Nhiều người già khọm lại gọi tôi là anh. Trong khi có đứa mới nứt mắt mình gọi là anh theo vai vế họ hàng. Chưa kể gặp đối tác, cấp trên, cấp dưới... Chỉ dùng ngồi 1,2,3 thì khỏe.
 
trai gái hay vợ chồng còn nồng thắm thì gọi nhau "anh-em"
khi nổi điên với nhau thì biến thành "mày-tao"
trong khi đó người hoa ngay từ đầu toàn xài "nị-ngọ" hết (tương đương "mày-tao"), ko có gọi nhau là "anh-em" như an nam :shame:
 
Không khó nhưng chắc sau này tôi sẽ dạy con bỏ qua nhiều thứ.
VD: em họ của mẹ thì gọi là dì, cậu tôi sẽ đổi về cô, chú hết, chị của mẹ thì quê tôi gọi là bá tôi sẽ đổi lại thành bác cho tiện.
Quy về hết bác, cô, chú.
ít tuổi hơn gọi là em, nhiều hơn cứ gọi anh/chị cho nhanh
932JtcE.gif
 
Tiếng Việt đúng kiểu phức tạp hoá những cái ko cần thiết, còn cái cần làm cho rành mạch, rõ ràng thì rất qua loa, chắc học bọn tàu nhưng ko tới :doubt:
Chắc do fen chưa va chạm nhiều, chứ va chạm nhiều thì sẽ thấy nó là cứu cánh đấy nhé ... :sexy_girl:
 
Tôi ra đời đi làm 7 năm rồi thím, gặp đủ loại người rồi. Cứu vs chả cánh
Vậy fen có hiểu "tình tiết" tăng hay nói giảm nói tránh trong công việc và cuộc sống chưa?

Fen tầm 29~30t thì mới bằng 1/2 cuộc đời của tôi thôi ... hỉ nộ ái ối thì tôi trải qua hết rồi.
 
Cô dì chú thím cậu mợ bác, nhiều thật
Nhưng nhớ lại buồn cười nhất ngày xưa vozer hay nhầm anh vợ - anh rể :big_smile:
 
trai gái hay vợ chồng còn nồng thắm thì gọi nhau "anh-em"
khi nổi điên với nhau thì biến thành "mày-tao"
trong khi đó người hoa ngay từ đầu toàn xài "nị-ngọ" hết (tương đương "mày-tao"), ko có gọi nhau là "anh-em" như an nam :shame:
Ngươi - ta. Đó là xưng hô khi nói, còn vai vế là riêng nữa. Nó tiện hơn cái là khỏi phải vắt óc nghĩ mình nên tự xưng gì. Ví dụ nói chuyện với ông chú thứ ba :
"Tam thúc, tối nay ngươi có đi quản bảo không? Dắt ta theo với."
Na na kiểu bọn nói tiếng Anh vậy, nhưng bọn xài tiếng Anh thì nhiều khi gọi thẳng tên kể cả cha mẹ.
 
Back
Top