kiến thức Âm côn - thói quen nguy hiểm cần bỏ ngay

Em đang đi xe côn tay.
Có 2 trường hợp này mà k cắt côn (âm côn) thì xử lý ntn bác
1. Khi vào cua, nhẹ nhẹ thôi. K cắt côn, bóp thắng, làm sao giảm được tốc độ?
2. Đang đi tốc độ cao cỡ 70_80_90km/h, gặp cái đèn xanh đỏ, k cắt côn (âm côn) thì vào nhà thương à bác. Phải cắt côn, bóp thắng cho hạ tốc độ lại chứ
có thể bác mới chạy xe côn hoặc đây là thói quen từ lâu rồi! Bạn đang quá sợ việc xe tắt máy, thiệt luôn là cứ làm thử như các bạn trên chỉ đi, xe không dễ tắt máy vậy đâu, bạn thử giảm tốc cố tình cho tắt máy xem, cũng ko dễ gì, chỉ khi cố tình để speed rất thấp so với số! Xe côn hay xe số sàn đều ko hề có hướng dẫn vừa cắt côn vừa thắng cả, chỉ khi nào tốc độ giảm rất thấp rồi mới cần cắt!

Mình đã từng có giai đoạn, cứ hễ thòng ga là cắt côn, luôn luôn như vậy! Không biết bạn có giống vậy ko?
 
Bóp côn - trả số về (2 hay 3 số nếu cần) đạp thắng chân + siết từ từ thắng tay

Bóp côn là tách ly hợp ko còn lực tác động từ máy thôi. Côn nó liên quan qué gì tới việc giảm tốc xe mà bắt buộc phải bóp mới giảm tốc đc vậy bạn :LOL:
Ý là đang chạy 80, tự dưng có con chó chạy qua thì phải bóp côn để thắng lại chứ bác.
K bóp côn thì côn xích đang dính bánh, nó cứ lao vù vù vậy có ngỏm luôn.
Em cũng mới đi nên k hiểu lắm
 
Ý là đang chạy 80, tự dưng có con chó chạy qua thì phải bóp côn để thắng lại chứ bác.
K bóp côn thì côn xích đang dính bánh, nó cứ lao vù vù vậy có ngỏm luôn.
Em cũng mới đi nên k hiểu lắm
ah, vì bạn nghĩ lúc đó cắt côn sẽ ngắt động cơ đúng ko!

Nên nhớ lúc đó bạn đã THÒNG GA hoàn toàn, tác động từ động cơ lúc này ko phải KÉO NHANH mà là GHÌ CHẬM! Tức là lực hãm = phanh + động cơ sẽ lớn hơn lực hãm chỉ từ phanh. Và 1 phần nữa lực hãm động cơ nó AN TOÀN, không trượt bánh (chơi ngu xuống 2,3 số rồi buông côn cái rụp thì ko tính nha)!
 
ah, vì bạn nghĩ lúc đó cắt côn sẽ ngắt động cơ đúng ko!

Nên nhớ lúc đó bạn đã THÒNG GA hoàn toàn, tác động từ động cơ lúc này ko phải KÉO NHANH mà là GHÌ CHẬM! Tức là lực hãm = phanh + động cơ sẽ lớn hơn lực hãm chỉ từ phanh. Và 1 phần nữa lực hãm động cơ nó AN TOÀN, không trượt bánh (chơi ngu xuống 2,3 số rồi buông côn cái rụp thì ko tính nha)!
con win lỏ của em mà đang vào cua xuống số là nó trượt bánh luôn. Đôi lốp winner trơn quá
 
ah, vì bạn nghĩ lúc đó cắt côn sẽ ngắt động cơ đúng ko!

Nên nhớ lúc đó bạn đã THÒNG GA hoàn toàn, tác động từ động cơ lúc này ko phải KÉO NHANH mà là GHÌ CHẬM! Tức là lực hãm = phanh + động cơ sẽ lớn hơn lực hãm chỉ từ phanh. Và 1 phần nữa lực hãm động cơ nó AN TOÀN, không trượt bánh (chơi ngu xuống 2,3 số rồi buông côn cái rụp thì ko tính nha)!
Cảm ơn bác nhé.
Chiều em tập đi kiểu bác chỉ rồi. Thấy an roàn hơn thật. Trước em k biết,cứ bóp côn bóp phanh vậy thôi. Có lúc gặp con chó chạy ngang cũng xúyt xoè r.
 
Do bạn ko biết cách rev matching, xuống số chuẩn ko phải chỉ âm côn, đạp số rồi cứ thế mà buông ra đâu! Và cũng ko nên giảm số trong cua!
Rev matching làm ntn vậy bác.
Chiều em có thử, đang 60_70, bóp côn, xuống 1 số thì okie; xuống 2 _3 số suýt bể mịa nồi
 
Cảm ơn bác nhé.
Chiều em tập đi kiểu bác chỉ rồi. Thấy an roàn hơn thật. Trước em k biết,cứ bóp côn bóp phanh vậy thôi. Có lúc gặp con chó chạy ngang cũng xúyt xoè r.
Vâng, lỗi thường gặp mà, mình cũng từng có vài năm chạy sai như vậy, đến lúc biết chịu khó thực hành vài tháng thành thói quen!
 
Rev matching làm ntn vậy bác.
Chiều em có thử, đang 60_70, bóp côn, xuống 1 số thì okie; xuống 2 _3 số suýt bể mịa nồi
Lên youtube search cho dễ, nói khó hình dung lắm bạn! Lý thuyết đơn giản nhưng cần làm liên tục mọi lúc mới thuần thục dc!
 
Lên youtube search cho dễ, nói khó hình dung lắm bạn! Lý thuyết đơn giản nhưng cần làm liên tục mọi lúc mới thuần thục dc!
Em lên Youtube xem r..mà mấy lão hướng dẫn kiểu gì..xem k hiểu. Nhất là thằng cha tèn tèn gì đó..nói lắp vc
Bác cứ viết lý thuyết đi..em nghĩ e hiểu đó. E chạy xe côn này cũng 3000km r mà
 
Em lên Youtube xem r..mà mấy lão hướng dẫn kiểu gì..xem k hiểu. Nhất là thằng cha tèn tèn gì đó..nói lắp vc
Bác cứ viết lý thuyết đi..em nghĩ e hiểu đó. E chạy xe côn này cũng 3000km r mà
Đơn giản 1: vù ga khi hạ số
Đơn giản 2: chuỗi thao tác bóp 1/3-1/2 côn, hạ số, vù ga, buông côn
Lý thuyết: khi cắt côn hạ số và buông ra, vận tốc quay của bánh (quán tính xe) đang nhanh hơn vận tốc quay của máy, nên bị giật ghì mạnh 1 cái! Để hạn chế giật thì sẽ vù ga nhanh 1 cái để tăng tốc máy lên, để khi buông côn, nồi hợp thì 2 thằng ko lệch tốc quá nhiều, sẽ ko bị giật đột ngột! Ví dụ đang chạy số 5, 70km/h, RPM~6k1, tương đương tốc độ đó ở số 4 là RPM~7k5 và 3 là 8k9, thì khi muốn về số 4 bạn cần vù ga lên hơn 7k5 rồi buông côn. Còn muốn về 3 thì phải nẹt lên hơn 9k!

Nói là vậy nhưng chuỗi thao tác này cực nhanh, vù ga bao nhiêu, bóp côn bao nhiêu thì cần thực hành nhiều cho quen!
 
1. Đang đi số 5, vào cua, giảm hết ga, rà phanh, xe chậm lại...dễ bị chết máy lắm bác ơi. :'(
2. Sao k âm côn rồi bóp phanh cho khoẻ bác. Trường hợp ở đây là, xe đi tới đèn xanh đỏ, nhưng vẫn đèn xanh, nhưng mình bóp côn lại để đề phòng lỡ có chuyện gì. Dồn số thấy cồng kềnh quá.
Đi xe côn mà lại ngại xuống số :whistle:. Đừng nói là cũng toàn để số 2 số 3 rồi rà côn để đề pa nhé.
Nôm na như này, cùng 1 tua máy thì số khác nhau tốc độ chạy cũng khác nhau, ví dụ tua 4000 số 1 xe chạy 10 km/h thì số 2 20km/h, số 3 30km/h... Đang chạy thong thả 40 km/h ở số 4 chẳng hạn, tua máy 4000, giờ cần vào cua phải chạy chậm lại xuống 20 km/h chẳng hạn, nếu cứ để nguyên số 4 thì tua nó tụt xuống còn có 2000, không đủ lực kéo -> xe giật giật xong chết máy; giờ muốn nó không chết máy thì tua phải cao, cho nên giảm xuống 20 km/h thì về số 2, lúc này tua là 4000, máy đủ lực kéo không bao giờ chết máy được. Ra cua tăng tốc lại lên dần số 3, số 4...
Rev matching cũng là nó thôi, cùng một tốc độ thì ở số thấp hơn tua máy phải cao hơn. Đang 40km/h ở số 4 tua 4000, cắt côn xuống số 3, thì ga cũng phải vặn 1 tí để tua nó lên tầm 5000 rồi thả côn thì tốc độ - tua - số đồng bộ xe sẽ không bị giật (nếu không vặn thêm tí ga lúc thả côn ra cái tua 4000 ở số 3 bị thấp hơn tốc độ hiện tại nên máy ghì xe lại gây ra giật).
Thế tại sao đi xe côn lại lên xuống số liên tục? Không để chết máy là một chuyện, mà quan trọng hơn là để động cơ hoạt động trong dải tua lý tưởng. Chạy chậm ở số cao thì tua quá thấp máy ì, chết máy; chạy nhanh ở số thấp thì máy gào hú, nóng máy tốn xăng hư hỏng nhanh. Xuống số ngoài những lúc cần giảm tốc để vào cua hay dừng xe thì còn để khi cần phải tăng tua để có lực kéo mạnh, ví dụ như muốn tăng tốc để vượt xe hay leo dốc cao.

Tập lên xuống số cho quen đi, lười nữa thì chạy xe ga cho lành.
 
Last edited:
Đơn giản 1: vù ga khi hạ số
Đơn giản 2: chuỗi thao tác bóp 1/3-1/2 côn, hạ số, vù ga, buông côn
Lý thuyết: khi cắt côn hạ số và buông ra, vận tốc quay của bánh (quán tính xe) đang nhanh hơn vận tốc quay của máy, nên bị giật ghì mạnh 1 cái! Để hạn chế giật thì sẽ vù ga nhanh 1 cái để tăng tốc máy lên, để khi buông côn, nồi hợp thì 2 thằng ko lệch tốc quá nhiều, sẽ ko bị giật đột ngột! Ví dụ đang chạy số 5, 70km/h, RPM~6k1, tương đương tốc độ đó ở số 4 là RPM~7k5 và 3 là 8k9, thì khi muốn về số 4 bạn cần vù ga lên hơn 7k5 rồi buông côn. Còn muốn về 3 thì phải nẹt lên hơn 9k!

Nói là vậy nhưng chuỗi thao tác này cực nhanh, vù ga bao nhiêu, bóp côn bao nhiêu thì cần thực hành nhiều cho quen!
Bác giải thích rất dễ hiểu. Em nghe bác viết mà hiểu luôn, tại vì bác phân tích có nguyên lý rất rõ ràng
Chiều giờ em xem trên Youtube thằng tèn tèn gì đó nói cho loạn cmnl. Thằng nói đã lắp, nói đi nói lại, k hiểu nguyên lý nên càng nói càng rối.
Em cảm ơn bác nhé
 
Bác giải thích rất dễ hiểu. Em nghe bác viết mà hiểu luôn, tại vì bác phân tích có nguyên lý rất rõ ràng
Chiều giờ em xem trên Youtube thằng tèn tèn gì đó nói cho loạn cmnl. Thằng nói đã lắp, nói đi nói lại, k hiểu nguyên lý nên càng nói càng rối.
Em cảm ơn bác nhé
Vâng, tại cũng ko rõ bác rành về máy móc ko, nên nói chung chung vậy, chứ mà hiểu về nguyên lý làm việc của số, nồi, lòng thì mình có thể nói kĩ hơn, nhưng mà vậy đủ chơi rồi hen!

Chủ yếu là thực hành đến khi thành thục, rồi thành thói quen mới khó!
 
ah, vì bạn nghĩ lúc đó cắt côn sẽ ngắt động cơ đúng ko!

Nên nhớ lúc đó bạn đã THÒNG GA hoàn toàn, tác động từ động cơ lúc này ko phải KÉO NHANH mà là GHÌ CHẬM! Tức là lực hãm = phanh + động cơ sẽ lớn hơn lực hãm chỉ từ phanh. Và 1 phần nữa lực hãm động cơ nó AN TOÀN, không trượt bánh (chơi ngu xuống 2,3 số rồi buông côn cái rụp thì ko tính nha)!
nếu xe có ly hợp chống trượt thì đang từ số 6 âm côn về số 1 rồi buông vẫn dc đúng không bác nhỉ,thấy mấy con ex 155 đời mới bây giờ phóng tốc độ cao toàn hãm về 0 bằng cách này
 
nếu xe có ly hợp chống trượt thì đang từ số 6 âm côn về số 1 rồi buông vẫn dc đúng không bác nhỉ,thấy mấy con ex 155 đời mới bây giờ phóng tốc độ cao toàn hãm về 0 bằng cách này
Ng biết chạy xe chả ai làm thế cả, làm thế rất nguy hiểm, có thể đụng xupap, đứt sên, bể lốc vì RPM tăng vượt redline, xe mình cũng nồi A&S Ya nó chỉ chống trượt trong 1 thời gian rất ngắn nhờ cơ chế chênh lệch tốc độ quay đột ngột tạo lực ép (khi tăng tốc) và lực tách (khi giảm tốc) mà thôi!
 
Đi xe côn mà lại ngại xuống số :whistle:. Đừng nói là cũng toàn để số 2 số 3 rồi rà côn để đề pa nhé.
Nôm na như này, cùng 1 tua máy thì số khác nhau tốc độ chạy cũng khác nhau, ví dụ tua 4000 số 1 xe chạy 10 km/h thì số 2 20km/h, số 3 30km/h... Đang chạy thong thả 40 km/h ở số 4 chẳng hạn, tua máy 4000, giờ cần vào cua phải chạy chậm lại xuống 20 km/h chẳng hạn, nếu cứ để nguyên số 4 thì tua nó tụt xuống còn có 2000, không đủ lực kéo -> xe giật giật xong chết máy; giờ muốn nó không chết máy thì tua phải cao, cho nên giảm xuống 20 km/h thì về số 2, lúc này tua là 4000, máy đủ lực kéo không bao giờ chết máy được. Ra cua tăng tốc lại lên dần số 3, số 4...
Rev matching cũng là nó thôi, cùng một tốc độ thì ở số thấp hơn tua máy phải cao hơn. Đang 40km/h ở số 4 tua 4000, cắt côn xuống số 3, thì ga cũng phải vặn 1 tí để tua nó lên tầm 5000 rồi thả côn thì tốc độ - tua - số đồng bộ xe sẽ không bị giật (nếu không vặn thêm tí ga lúc thả côn ra cái tua 4000 ở số 3 bị thấp hơn tốc độ hiện tại nên máy ghì xe lại gây ra giật).
Thế tại sao đi xe côn lại lên xuống số liên tục? Không để chết máy là một chuyện, mà quan trọng hơn là để động cơ hoạt động trong dải tua lý tưởng. Chạy chậm ở số cao thì tua quá thấp máy ì, chết máy; chạy nhanh ở số thấp thì máy gào hú, nóng máy tốn xăng hư hỏng nhanh. Xuống số ngoài những lúc cần giảm tốc để vào cua hay dừng xe thì còn để khi cần phải tăng tua để có lực kéo mạnh, ví dụ như muốn tăng tốc để vượt xe hay leo dốc cao.

Tập lên xuống số cho quen đi, lười nữa thì chạy xe ga cho lành.
Bác nói em cũng hiểu ra nhiều điều
Cảm ơn bác
 
Đơn giản 1: vù ga khi hạ số
Đơn giản 2: chuỗi thao tác bóp 1/3-1/2 côn, hạ số, vù ga, buông côn
Lý thuyết: khi cắt côn hạ số và buông ra, vận tốc quay của bánh (quán tính xe) đang nhanh hơn vận tốc quay của máy, nên bị giật ghì mạnh 1 cái! Để hạn chế giật thì sẽ vù ga nhanh 1 cái để tăng tốc máy lên, để khi buông côn, nồi hợp thì 2 thằng ko lệch tốc quá nhiều, sẽ ko bị giật đột ngột! Ví dụ đang chạy số 5, 70km/h, RPM~6k1, tương đương tốc độ đó ở số 4 là RPM~7k5 và 3 là 8k9, thì khi muốn về số 4 bạn cần vù ga lên hơn 7k5 rồi buông côn. Còn muốn về 3 thì phải nẹt lên hơn 9k!

Nói là vậy nhưng chuỗi thao tác này cực nhanh, vù ga bao nhiêu, bóp côn bao nhiêu thì cần thực hành nhiều cho quen!
trong 1 turn xuống 1 số thì đc chứ xuống liền 2 số thì mình chịu chưa làm đc, bác làm đc món này chưa, vì cơ bản 3 thao tác bóp côn-trả số-vù ga phải làm cùng lúc, mà giờ phải bóp côn - xuống 2 số - vù ga mạnh hơn khó làm thấy mụ luôn
 
Back
Top