• Shopee đêm nay có mã cho ngày 5/5

[Tản mạn] Đằng sau những bài Đồng dao

Mình yếu vía đọc nổi hết da gà, :beat_brick: thớt phát.
bRH4SLV.png


Gửi từ Samsung SM-N986N bằng vozFApp
 
Theo quan điểm của tôi thì đây chỉ là kiểu vẽ rắn thêm chân thôi. Từ một bài đồng dao đơn giản mà người ta cố tô vẽ ra thuyết âm mưu rồi bình luận loạn xà ngầu. Kiểu như bình giảng thơ văn ở ghế nhà trường mà thực sự tác giả éo có ý như vậy.
Mục đích thì rõ ràng đánh vào tâm lý tò mò của mọi người thích nghe những thứ thần bí vậy thôi.
 
thực sự cái bài đồng dao rồng rắn lên mây ghê vl
hồi bé đá thấy ghê bọn trong xóm chơi kiểu này thấy vui cười mới sợ:burn_joss_stick:

Sent from tools via nextVOZ
 
thực sự cái bài đồng dao rồng rắn lên mây ghê vl
hồi bé đá thấy ghê bọn trong xóm chơi kiểu này thấy vui cười mới sợ:burn_joss_stick:

Sent from tools via nextVOZ
thím giống em, cảm giác nó cứ sao sao ấy, nhưng hồi đó không có điều kiện để tìm hiểu như bây giờ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bài 2: Dung dăng dung dẻ
Có những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu trong lòng thế hệ 9x trở về trước mà ở thời điểm hiện giờ, những đứa trẻ khó lòng nào có thể có được. Đó chính là những giờ phút chơi trò chơi cùng bạn bè của mình trên sân trường, sân bóng, sân khu tập thể,...Những trò chơi dân gian thuở ấy đã dần mai một theo thời gian, nhường chỗ cho những chương trình, trò chơi vui mắt trên ti vi, màn hình điện thoại. Còn nhớ hồi ấy, những trò chơi dân gian "Bịt mắt bắt dê", "Cá sấu lên bờ", "Đồ cứu",... đã tạo nên những tiếng cười sảng khoái, những giọt mồ hôi mê mải của lũ trẻ mỗi khi tan trường. Những trò chơi dân gian ấy đã ra đời từ rất lâu, thời cha ông truyền lại, ai ai cũng biết cách chơi. Nhưng điều mà không phải ai cũng biết, đó chính là nguồn gốc của những trò chơi, những câu nói truyền miệng ấy từ đâu ra mà có?


Có những trò chơi ra đời hết sức vô tình nhưng lại có những trò chơi mang trong mình cả một câu chuyện phía sau. Và tất nhiên, không phải câu chuyện nào cũng dễ chịu. Điển hình như bài đồng dao đi kèm trò chơi "Dung dăng dung dẻ" mà bà và mẹ hay hát cho chúng ta nghe hồi bé:
"Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà Trời
Lạy Cậu lạy Mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào..."
Hay
" Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây"
Trò chơi vốn dĩ rất đơn giản, chỉ là một bài hát cho lũ trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn chơi, đến cuối bài hát thì ngồi thụp xuống. Thế nhưng thời xưa, đây lại là một bài đồng dao dùng để nhắc nhở những người lớn phải để tâm tới lũ trẻ trong nhà mình hơn. Nước Việt Nam hồi ấy vẫn còn vô cùng nghèo nàn, khốn khó. Mỗi gia đình lại có đông con vì vậy nên cái nghèo ngày ngày đeo bám họ không thôi. Chẳng mấy đứa trẻ nào được đi học mà phải ở nhà làm lụng phụ giúp bố mẹ việc đồng áng, chăn nuôi. Nếu chẳng may phụ mẫu thân bệnh thì gánh nặng lại càng đè nặng lên vai những đứa trẻ lớn trong nhà. Chúng phải dậy từ sáng sớm mò cua bắt ốc hay đi rình ếch trong đêm.
Mọi sự bắt đầu trong một gia đình nghèo khổ như vậy ở thôn A. Đứa trẻ trong câu chuyện là một bé trai độ 12,13 tuổi, là anh cả trong gia đình có tận 8 anh chị em. Các em của cậu bé vẫn còn rất nhỏ, đứa nhỏ nhất vừa mới được 3 tháng tuổi, bố của em bệnh nặng, đau ốm liên miên. Mọi việc trong gia đình đổ dồn lên người mẹ gầy guộc và ba đứa trẻ lớn nhất. Cậu cả gọi tắt là B phải đi chăn trâu cắt cỏ, tối thì đi bắt ếch hay cùng các em mò ốc đem ra chợ bán. Những đứa bé hơn thì bị bán đi ở đợ hay đi chăn gia súc thuê cho gia đình các hộ phú trong làng. Cuộc sống vô cùng bần hàn, nheo nhóc. Người lớn quá khổ sở nên sẽ chẳng bao giờ để ý được hết những lời phàn nàn của con trẻ, những trận tranh chấp vụn vặt của chúng hàng ngày. Miếng ăn còn chẳng bao giờ đủ nữa là kiên nhẫn lắng nghe.
Người mẹ của B cũng như vậy, chị quẩn quanh bên mối lo cơm, áo, gạo, tiền mà gạt phắt đi lời nói của đứa con gái thứ tư: "Mẹ ơi, con hay nhìn thấy có một chú mặc áo đen, đứng ngoài cửa nhà mình rồi đi theo các anh chị lúc anh chị ra đồng."
"Chúng bay chỉ tưởng tượng vớ vẩn! Làm gì có ai. Gặp người lạ nhớ đừng nghe theo người ta là được. Còn con trâu thì trông cho kĩ không lại chạy mất..."
Mọi chuyện cứ thế trôi qua cho tới ngày chị nhận hung tin: Đứa con trai thứ hai của chị đuối nước chết.
Xác đứa trẻ được tìm thấy ở một lạch nước nông ngoài đồng, vốn dĩ do người dân đào để tưới tiêu cho những thửa ruộng gần đó. Rõ ràng đêm hôm trước nó vẫn còn cùng các anh chị em đi bắt ếch vậy mà giờ đã nằm lại một mình. Lúc những đứa trẻ tản về nhà đã không thấy cậu thứ hai đi theo. Chúng mệt mỏi nên cũng không đợi lâu mà bỏ về nhà trước. Chúng nghĩ địa hình đồng ruộng ở đây đã quá quen thuộc, chắc cậu hai mải mê gì đó chứ không thể có chuyện lạc đường. Cái chết vô cùng kì lạ, lạch nước nông nhưng đứa trẻ lại nằm úp, sặc mà chết.
Người mẹ quằn quại trong nỗi đau đớn. Chứng kiến điều đó, sự áy náy dâng lên trong lòng người con cả. Cậu bé tự trách mình đã không để mắt tới em cẩn thận. Chỉ có đứa con gái thứ ba và thứ tư nhìn nhau buồn rầu đầy lấm lét. Ai nấy đều bận rộn nên cái chết của đứa trẻ cũng không được điều tra thỏa đáng, chỉ an táng ở nghĩa địa của làng rồi thôi. Những đứa trẻ trong gia đình vẫn lại tiếp tục nhiệm vụ, càng thêm mệt mỏi khi mất đi một cánh tay. Em tư mới 8 tuổi phải thay anh đi mò cua bắt ốc ban đêm. Người mẹ để các con đi cũng có phần lo lắng nhưng chị phải chăm chồng ốm ở nhà, trông mấy đứa con nhỏ và thức đêm làm đồ hàng xén, chút quà sáng mang ra chợ bán nên cũng chẳng thể sát sao được. Vậy nhưng họa vô đơn chí, tai ương cứ thế ập xuống mà chẳng thể nào tránh khỏi.
Đám tang của cậu thứ hai chưa lâu, vào một đêm trăng tĩnh mịch, hai đứa trẻ lem luốc hớt hải chạy về nhà, khuôn mặt thất thần gào thét tên mẹ:
"Mẹ ơi! Mẹ ơi!"
Những đứa trẻ đang ngủ gật gù trên chõng cũng giật mình tỉnh giấc.
"Anh Cả...Anh cả...."
"Anh làm sao! Giời ơi khổ lắm nữa!" Người mẹ khổ sở nói.
"Anh cả ngất rồi, anh cả nằm ngoài ruộng....Mẹ! Cứu..."
Nghe tới đó người mẹ chạy như bay ra ngoài bãi ruộng của làng, thấy đứa con trai của mình đang nằm ở thửa ruộng xa xôi, mặt úp xuống dưới lớp bùn dày. Cô xốc đứa con lên thấy người nó lạnh ngắt. Cô ba cô tư đành phải gõ cửa nhà dân gần đó xin trợ giúp. Cơn ác mộng dường như lặp lại với người mẹ trẻ.
Cậu B được đưa về nhà nhưng hơi thở rất yếu. Cả gia đình lại chẳng có tài sản gì, khó mà mời được thầy thuốc giỏi về. Thầy lang trong làng cũng lắc đầu thở dài, chỉ chữa trị bằng thuốc Nam còn số mệnh cậu bé tới đâu thì đành phải nghe theo ý trời. Người bố người mẹ héo hon vì đau buồn. Nhà có 8 người con mà giờ đã mất gần như hai đứa.
"Chắc chắn là do người đàn ông đó...Mẹ ạ..." Cô bé tư nói.
"Người đàn ông nào?"
" Người đàn ông áo đen..."
"Tức là có kẻ ám hại anh con hả? Cái Ba có nhìn thấy không? Trời ơi là trời, sao trời đọa đày số con khổ quá. Nhà đã nghèo mạt rệp rồi... Quan sẽ không tin nhà mình, sẽ không giúp nhà mình đâu...Con tôi khổ quá..."
"Con...con không nhìn thấy...Nhưng con tin em Tư... Lần trước nó cũng bảo anh Hai đi theo người đàn ông đó... Rồi...rồi..."
Người mẹ thở dài hiu hắt. Chuyện gì đang diễn ra, cô không thể hiểu được.
Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, dù của cải không có là bao nhưng tình người vẫn luôn ấm áp, mấy ngày biết tin gia đình của cậu bé B xảy ra nhiều chuyện, hàng xóm qua lại rất đông. Họ an ủi tinh thần của bà mẹ, góp thêm ít đồ ăn, thuốc thang. Người mẹ vẫn sầu muộn, khóc lóc không thôi. Đúng lúc đó, bà cụ ở cuối thôn sang thăm hỏi, khuyên nhủ vài ba câu.
"Bà giờ đôi mắt đã mù lòa không còn như xưa nữa nhưng tâm lại có thể nhìn rõ nhiều chuyện khác. Cái chết của thằng bé hai rồi tai nạn của thằng cả đều có nguyên do cả đấy..."
"Cháu ngu muội dốt nát, từ bé đã chẳng học hành gì. Bà thương xót nói rõ hơn giúp cháu. Nếu mà cứu được thằng cả thì cháu muôn vàn đội ơn..."
"Thằng thứ năm nhà cháu sinh năm nào nhỉ? Có sinh năm Dần không?"
"Dạ vâng... thằng bé sinh năm Mậu Dần...Sao...sao ạ? Vậy thì có liên quan gì?"
"Chẹp chẹp... Vậy thì số thằng bé đoạt trưởng rồi cháu ạ. Anh em trong nhà lớn hơn, nhất là anh em trai không tai nạn thì cũng mất mạng sớm... Hơn nữa... Vong ma lẩn khuất ngoài ruộng đồng nhiều... Coi như cũng là lí do để bắt mạng..."
"Là sao??? Là sao ạ? Vong ma? Đoạt trưởng?"
"Đúng thế... Số mệnh mấy thằng bé đã khắc với em trai nó, lại gặp được vong hợp bắt đi... Mệnh khổ rồi...Tức là số thằng Năm đáng nhẽ phải là con trưởng, vì thế nên anh trai trên nó sẽ không sống được lâu. Phải qua được cái nạn này mới coi như thoát."
"Vậy giờ làm sao đây... Con bé tư nhà cháu cũng bảo nó nhìn thấy người đàn ông lạ mặt đi theo chúng nó...Cháu thì lại không thấy gì... Chẳng nhẽ...đó là ma sao? Bà ơi, bà thương thì thương cho trót, giờ cháu phải làm sao để cứu thằng cả bây giờ. Cháu cũng dồn hết của nả mời thầy thuốc rồi nhưng chỉ hỗ trợ phần nào... Chưa mời được thầy giỏi... Cháu cũng cạn sức rồi.... Huhu..."
"Có những điều trẻ con có thể thấy mà người lớn lại chẳng tin. Cũng may...cũng có cái may là...Gia tiên nhà cháu vẫn đang chống cự, đang gánh cho rất nhiều. Bên họ nhà chồng có gia đình cô dì chú bác nào từng mất nhiều người không?"
"Mất nhiều người ạ? Họ hàng bên chồng cháu cũng lưu lạc cũng khá lâu rồi. Trước nhà cháu sống ở thôn khác, đói rét quá mới tản cư lên đây. Nhà chồng thì cháu cũng chỉ nhớ là có gia đình cậu mợ của anh ấy, có mất trong một lần dính bom bà ạ..."
"Vậy thì đúng rồi... Họ đang giúp đấy. Cầu khẩn họ đi... Thằng bé đang nằm ở lằn ranh sinh tử. Tử thần đứng ngoài cửa rồi...Vong ma kia muốn bắt thêm trẻ em nữa..."
"Vâng... Cháu sẽ làm lễ khấn cậu mợ... Giờ cũng còn nước còn tát thôi ạ..." Người mẹ thở hắt ra buồn rầu.
"Thế hàng ngày, thằng cả phải làm những gì?"
"Cũng nhiều bà ạ. Từ sáng tới tối. Ban ngày nó ra làm đồng, dắt con trâu cày mấy vòng ruộng. Hôm nào bố nó khỏe mà đi làm đồng được thì nó qua phụ thằng Hai, con Ba đi chăn dê thuê cho ông Điền Lí tổng. Tối thì về bắt trứng, cho gà, lợn ăn, đêm đi bắt ếch... Ngày được nghỉ có hai canh giờ. Trời ơi...Tội thằng bé quá... Nó làm anh cả nên thiệt thòi đủ thứ. Có gì ngon hay có áo mới phải nhường cho các em mặc trước... vậy mà..."
"Những vật hàng ngày thằng bé chăm sóc, dành tâm tư tâm huyết vào đó chắc cũng sẽ giúp đỡ nó được phần nào... Bà có một bài thuốc cổ, tăng sức trợ lực cho người đau ốm. Cháu cứ cho thằng bé dùng thử. Hiệu nghiệm lắm: Bột sừng dê, máu mào gà và nhầy da cóc..."
Bà lão hướng dẫn người mẹ cách bào chế phương thuốc quý hiếm rồi lặng lẽ rời đi. Người mẹ ngẫm nghĩ, lo lắng lắm. Máu mào gà thì cô có thể miễn cưỡng dùng con gà già của nhà được. Nhưng còn cóc không hề dễ tìm, hơn nữa nếu lấy mẩu sừng của đàn dê quý nhà ông Lí tổng thì e cả đời gia đình cô không ngóc đầu lên được ở cái làng này... Trong đầu người mẹ chỉ văng vẳng lời nói của bà cụ: "Cầu lấy gia tiên, nếu số thằng bé còn cứu được thì mọi thứ tự khắc an bài..."
Cô đành dặn đứa con thứ ba đi chăn dê cho ông Lí, được lúc nào tranh thủ cưa một mẩu sừng dê rồi giấu đi, bày ra lí do nói dối nào đó.
Người mẹ ở nhà lo hương khói cầu khẩn gia tiên cứu giúp đứa con trai cả của mình. Hai hôm trời mưa to khiến cho người mẹ càng nóng ruột. Hơi thở của đứa trẻ ngày một yếu. Công việc cũng phải hoãn lại nhiều, đàn dê ở trong chuồng không cần chăn dắt. Những đứa trẻ cũng không đi bắt ếch đêm được nữa là tìm được một chú cóc nào.
Tối hôm ấy, đang vo gạo ở góc nhà, chợt người mẹ nghe tiếng reo lên của cô bé Tư.
"A! Mẹ ơi! Nhìn này..."
Cô bé chìa ra chiếc giỏ nhỏ mà lũ trẻ hay mang đi bắt ếch và ốc. Trong chiếc giỏ có một chú cóc bé xíu đang khẽ cử động giữa những con ếch xanh đậm.
"Là đám ếch còi hôm trước chị Ba bắt được, mưa nên chưa mang ra chợ bán được. Con nghe tiếng kêu mới chạy ra xem. Ai ngờ lại lẫn một chú cóc vào đây!"
"May quá!" Người mẹ mừng rỡ rồi bắt con cóc ra lột da chế thuốc. Điều đáng lo nhất giờ là mẩu sừng dê của nhà ông lí, không biết làm cách nào để lấy được.
Ngày hôm sau trời sáng tỏ, những đứa trẻ lại quay về công việc thường ngày. Đến cuối buổi chiều, người mẹ thấy cô bé Ba chạy như bay về nhà, nét mặt rạng rỡ.
"Mẹ! Mẹ ơi! Lấy được rồi...lấy được rồi..."
Đứa trẻ đưa vào tay mẹ một mẩu sừng bé xíu.
"Sao con lấy được? Ông lí có bắt tội gì không?"
"Không mẹ ạ... Hôm nay trong đàn dê, có hai con dê đực lao vào cọ sừng đấu đá rồi chẳng may mắc vào nhau. Con báo cáo ông Lí, ông cũng chẳng lại gần để gỡ chúng ra được, đành sai hai anh người làm kéo ra. Ai ngờ chúng ngọ nguậy mãi rồi một chiếc sừng bị gãy văng ra. Ông lí chỉ mải hậm hực chứ không để ý tới con nên con đã nhặt được về..."
"Đúng là trời muốn giúp chúng ta...Để đó mẹ làm thuốc cho anh cả..."
Người mẹ ra khu chuồng bắt con gà trống duy nhất của nhà, chích lấy chút máu trên mào gà rồi mài chiếc sừng trộn lẫn cộng thêm dãi cóc đã lọc qua, thêm một chút lá thuốc các loại. Đêm hôm đó, cậu cả đã được uống bát thuốc kì lạ ấy nhưng chưa tỉnh lại ngay.
Đêm khuya mệt mỏi nằm thiếp đi trên chiếc chõng cũ ọp ẹp, người mẹ nằm mộng, thấy trời mưa rất to, ngoài cửa lại có tiếng gõ:
"CỘC! CỘC! CỘC!"
Tiếng gõ hết sức gấp gáp vội vàng thúc giục cô phải mở cửa ngay ra.
Đứng trước cửa là hai bóng người cao lớn, một nam, một nữ, khuôn mặt ướt trong nước mưa, toàn thân có vài vết máu. Tay hai người nắm chặt lấy một đứa trẻ rồi đưa cho cô.
"Giữ chặt lấy...10 ngày nữa, vào ban đêm dù có chuyện gì cũng không được đưa nó ra khỏi nhà...không mở cửa nhà thì càng tốt."
Cô đưa tay ôm lấy đứa trẻ thì cũng đúng là lúc tiếng sấm phía sau hai người rền vang. Một đoàn binh lính mũ mão chỉnh tề lao ầm ầm tới.
Cô giật mình tỉnh giấc, không hiểu ý nghĩa giấc mơ lộn xộn vừa rồi.
Sáng tinh mơ hôm sau, cậu bé B khẽ khàng mở mắt, hồi tỉnh sau khoảng thời gian hôn mê. Người mẹ hết sức mừng rỡ, coi như đứa con của cô đã có cơ hội sống tiếp.
Tuy nhiên đứa trẻ từ lúc tỉnh dậy hết sức bần thần, miệng lại hay lẩm bẩm những câu chuyện linh tinh. Người mẹ cố gắng hỏi điều xảy ra đêm cậu bé gặp tai nạn ấy.
Cậu bé B ngập ngừng rồi cũng trả lời:
"Con...thấy một người đàn ông trông hiền lành lắm. Có nhờ con kéo giúp gầu nước tưới cuối mương. Con nghĩ mẹ dặn không nhận đồ người lạ chứ còn giúp đỡ thì cũng không sao... Dù con thấy hơi lạ là đêm rồi mà họ vẫn đứng tưới nước nhưng con vẫn đi theo người ta.. Xong rồi...tự dưng con ngã xuống, mê đi. Con thấy mình vẫn đi theo người đàn ông lạ mặt đó trên một quãng đường rất lạ, xung quanh nhìn như các tầng mây.... Đi lâu lắm, con muốn về mà không biết lối, có hỏi người đó cũng không trả lời, cũng chẳng quay đầu lại"
"Tức là có người hại con rồi..." Người mẹ thảng thốt nhưng không dám nói ra sự thật vì lo con sẽ sợ hãi.
"Tới một chiếc cổng lớn, người đó định đưa con vào trong thì gặp hai người chặn lại. Hai người đó tự xưng là cậu, mợ của bố, con gọi bằng ông bà... Nói rằng con không được bước tiếp, hỏi con có muốn về với bố mẹ, tiếp tục làm lụng chăm sóc các em không... Huhu..."
"Con níu lấy tay hai người đó xin về...Thế là họ kéo con đi trở lại. Chạy thật nhanh vì ngay sau có một đám bộ binh trông rất lạ đuổi theo. Họ nói rằng tới đây rồi thì không về nữa. Nhưng con cố chạy, con rất sợ, con sợ không được gặp bố mẹ và các em nữa. Cuối cùng con thoát ra khỏi giấc mơ, thấy mình đang nằm trên giường nhà. Con mừng quá...huhu"
Người mẹ ôm con khóc ròng. Cơn ác mộng gần như lí giải những thứ vừa diễn ra. Có vẻ như đúng người cậu mợ mất từ lâu đã cứu giúp đứa trẻ bị bắt hồn oan.
Những ngày sau, sức khỏe cậu bé phục hồi nhanh. Cậu muốn xin mẹ tiếp tục ra đồng làm việc nhưng người mẹ xót con, nhất quyết chưa cho. Đến đêm ngày thứ 8 sau khi cậu bé tỉnh dậy, nửa đêm, cửa nhà lại vang lên tiếng động lớn.
"CỘC, CỘC, CỘC!"
"Ai đó?" Người mẹ hỏi.
"Chị C ơi, mở cửa ra giúp tôi một chút. Nhà tôi đang có chuyện, gấp lắm!!!"
Người mẹ tính đứng dậy mở cửa rồi bỗng khựng lại.
"Cô Ban à?"
"Vâng! Ban cạnh nhà chị đây! Mở cửa em nhờ chút..."
Cô bé Ba mắt nhắm mắt mở, định đứng dậy mở cửa thay mẹ thì bị mẹ túm chặt lại.
"Sao thế mẹ?"
"Cô Ban...Chiều nay mẹ vừa gặp ngoài chợ rồi. Cô có nói là cô đang đi qua thôn Tây thăm họ hàng... Tối nay làm gì có nhà kịp được..."
"Vậy đó là ai hả mẹ?"
"Là ai thì để sáng mai tính..."
Người mẹ nhớ tới giấc mơ đêm hôm trước, nhớ lời dặn của hai người lạ mặt đó, không được mở cửa đêm hôm trong 10 ngày tới nên kiên quyết không mở cửa.
Ai ngờ sau đó, tiếng dộng cửa vang lên thình thình, cửa rung lắc dữ dội như có người công phá thật mạnh vào. Tiếng duyệt binh ầm ầm vang lên ngoài sân cả đêm khiến gia đình run sợ. Nghe như một đoàn Thiên binh thiên tướng tới đòi người bị cướp mất.
Sáng hôm sau, trời sáng rõ, người mẹ và những đứa con mới dám bước ra khỏi nhà, thấy sân nhà và vườn rau có nhiều vết dẫm nát. Tuy nhiên sau đêm đó, những hiện tượng lạ không còn xảy ra nữa. Câu chuyện đứa trẻ thoát chết thần kì đã dần lan rộng ra các làng các thôn xung quanh.
Người mẹ sau đó cũng không bắt các con phải ra đồng đêm nữa, e sợ lại gặp phải thế lực bắt hồn nào đó. Như các cụ đã từng có câu: "Đi đêm lắm có ngày gặp ma"
Câu chuyện ấy sau này trở thành bài đồng dao quen thuộc mà người lớn dặn trẻ con, người lớn dặn dò lẫn nhau. Lời lẽ của bài đồng dao ám chỉ việc có thế lực bắt hồn dẫn đứa trẻ lên chầu Trời rồi vô tình được gia tiên cứu về, không thể không kể công những con vật vô tội hàng ngày đứa trẻ chăn dắt: Dê, gà, cóc,... Đồng thời câu thơ cuối cũng nói đến việc "đóng sập cửa vào" hay "ngồi thụp xuống đây" nhằm trốn tránh các đoàn lính âm tới bắt lại linh hồn đứa trẻ.
Câu chuyện này sau đó cũng biến tướng trở thành hình tượng Ông Ba bị hay đi bắt trẻ con mà người lớn hay đem ra dọa trẻ em không nghe lời.
Con trẻ là búp non trên cành, cần phải được nâng niu, bao bọc khỏi mọi khó khăn vất vả, mọi nguy hiểm ngoài cuộc đời. Vì vậy nên cha mẹ cần để mắt tới con em của mình hơn để tránh những câu chuyện ngoài ý muốn xảy ra.
thớt xịn quá :3 e xin cắm mắt trước
 
Back
Top