[Tản mạn] Đằng sau những bài Đồng dao

Tương tự, vd trò chơi chuyền banh hay thảy đá giúp bọn trẻ học đếm rất nhẹ nhàng, vui vẻ.
Hoặc vd như truyện tấm cám chủ thớt sưu tầm, chăn trâu phải chăn đồng xa, chứ gần làng nó ăn mẹ lúa trong ruộng thì làng nó phạt, đứa nào đi chăn trâu cũng phải nằm lòng. Có cả truyện dân gian vụ này, hình như truyện quỳnh hay cổ tích gì đó.
Sau nữa là nhặt đậu. Xưa thì gạo còn lẫn nhiều thóc, sạn là bình thường. Trước khi nấu cơm bữa nào cũng phải nhặt thấy mẹ luôn, ko là ăn cơm mẻ răng. Mà cái "xưa" đó của tôi chỉ mới vài chục năm trước thôi. Thế nên việc "tấm nhặt đậu" quá thường luôn. Giờ ăn no gạo sàng trắng tinh thì thấy tấm bị "hành hạ", do đéo hiểu cuộc sống người xưa thôi.
Nhiều, lười.
Nói chung văn phải đi đôi với sử.
 
Last edited:
Ngoài ra có thể thấy được phần nào lịch sử đau thương của dân tộc trong trò chơi "trốn tìm". Có thể hình dung việc cha mẹ dạy trẻ con tìm nơi ẩn nấp thật kỹ để ko bị kẻ thù tìm thấy. Trẻ con ko kiên nhẫn, chúng chỉ có kiên nhẫn và ko sợ hãi khi nghĩ đó là "trò chơi". Một trò chơi mà đứa trẻ 3 tuổi cũng hiểu cách chơi, có thể chơi. Khi giặc đến, chỉ cần nói "chúng ta chơi trò chơi ẩn trốn nhé, con ko được để bị bắt", và chúng sẽ vui vẻ ở yên một chỗ, ko la ko khóc, chỉ cần ko bị bắt. Ôi đất nước tôi.
 
Mấy cái này truyền miệng nên sẽ hay hơn nếu ông nhà văn nào sưu tầm rồi biên lại, giống Truyền Kì Mạn Lục ấy.
 
FB_IMG_1608990912084.jpg
e để con lợn nó dũi ở đây 1 tý. Lát e quay lại đọc
 
Sút lên phát , chuyện của bác @Traiquelua

CHI CHI CHÀNH CHÀNH VÀ CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ MỞ ĐẦU THỜI KỲ ĐEN TỐI CỦA DÂN TỘC
Chắc hẳn ai trong chúng ta đều quen thuộc bài đồng dao "chi chi chành chành" đã gắn liền với một trò chơi của tuổi ấu thơ. Nhưng có lẽ sẽ ít người mà biết được mỗi câu hát trong bài đồng dao quen thuộc gắn liền với những sự kiện lịch sử tăm tối khi thực dân Pháp bắt đầu đô hộ nước ta.
Theo giải thích của nhà văn Trương Tửu trong sách Kinh Thi Việt Nam, bài vè này được sáng tác trong những năm 1856 - 1888, ghi lại các sự kiện lịch sử.
Theo đó, có một bản gốc như sau:
Câu đầu: "Chu tri rành rành" nghĩa là bố cáo cho thiên hạ được biết.
Câu thứ 2: "Cái đanh nổ lửa" nói về tiếng súng đại bác đầu tiên của chiến hạm Catinat bắn vào Đà Nẵng năm Bính Thìn 1856 trong chủ trương gây hấn của người Pháp trước khi chính thức xâm lược Việt Nam vào năm 1858.
Câu thứ 3: "Con ngựa đứt cương", diễn tả sự rối loạn của triều đình Huế sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm Quí Mùi 1883. Lúc đó, ngoài Bắc đang đánh nhau với quân Pháp, trong triều thì quyền thần chuyên chế không còn trật tự, kỷ cương gì nữa.
Câu thứ 4: "Ba vương tập đế" ám chỉ vào việc Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường chuyên quyền làm bậy, giết hại công thần. Tháng 9 năm 1884 Tường và Thuyết đổi di chiếu của vua Tự Đức, đem Dục Đức giam vào nhà tối, không cho ăn uống để chết đói, đổ cho tội thông mưu với Pháp, lập Hiệp Hòa lên làm vua. Hơn 4 tháng sau, Tường và Thuyết đầu độc vua Hiệp Hòa, đưa Kiến Phúc, lúc đó mới 15 tuổi lên ngôi. Được hơn 6 tháng, Kiến Phúc ngộ độc chết, Tường và Thuyết lập Hàm Nghi mới 12 tuổi lên ngôi báu. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm mà có tới 3 ông vua thay nhau lên ngôi, câu “ba vương tập đế” chỉ vào những biến cố này.
Câu thứ 5: "Cấp kế đi tìm" nói về việc Tôn Thất Thuyết vì bị Thống Chế De Coursy xử ép nên đêm 22 tháng 5, 1885 liều đánh úp dinh Khâm Sứ và đồn Mang Cá ở Huế. Việc thất bại, Thuyết đem vua đi trốn rồi truyền hịch Cần Vương đi khắp nơi. Quân Pháp một mặt lo dẹp loạn, một mặt cấp tốc cho người đi tìm vua Hàm Nghi về để yên lòng dân.
Câu cuối: "Hú tim bắt ập" chỉ vào việc tên Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26 tháng 9, 1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt sống và đem nộp nhà vua cho Pháp lãnh thưởng (sau đó vua Hàm Nghi bị đày đi Algérie, Pháp thưởng cho Ngọc hàm lãnh binh, Tình được thưởng hàm quan võ, còn tất cả thủ hạ kẻ được thưởng hàm suất đội, người được thưởng tiền).

Cre: Tâm sự Underground
 
Back
Top