• Shopee đêm nay có mã cho ngày 5/5

thảo luận Cùng nhau bàn luận và tập tành YOGA rèn luyện sức khoẻ

Trước giờ cứ nghĩ Yoga chỉ gói gọn trong nhưng động tác uống éo, không ngờ nó còn hơn thế.
Không biết có liên quan lịch sử không, nhưng cho mình hỏi ngoài lề chút:
Vì sao lại gọi là tư thế anh hùng ạ?
Mình cũng không biết đến lịch sử các tên gọi, nó đã có từ thời cổ đại (trước khi thành lập nước Ấn Độ rất lâu rồi). Có thể lúc đó tính biểu tượng trong văn hoá họ như vậy, hoặc như một nghi thức trước khi ra trận. Văn hoá quỳ thì mình thấy ở người Nhật, từ người dân khi ngồi cho đến các chiến binh Samurai.
Ở một số nơi khác nó lại mang tính biểu tượng khác.
 
13. Tư thế biểu tượng của Yoga
1584400244691.jpg

Yoga-Mudra-Asana.jpg

Thực hiện: Ngồi hoa sen, tì hai gót chân vào phần dưới bụng, và hít vào. Vừa thở ra vừa cúi từ từ, chạm trán dưới đất, vừa đưa hai bàn tay ra sau lưng và nắm cổ tay phải bằng các ngón tay trái. Dừng ở tư thế này và nhịn thở càng lâu càng tốt. Rồi ngửng lên từ từ và hít vào thông thả, kết thúc bằng thở ra nhẹ nhàng.

Tác dụng chữa bệnh: Đặt các cơ quan trong bụng bị làm sai lệch trở lại đúng vị trí.Hiệu quả phục hồi nhờ sự xoa bóp cơ, từ bên trong và bên ngoài và sức ép ngang bụng. Bài Yoga Mudra phát triển mạnh mẻ các cơ bụng và tăng sức mạnh cho vùng ngang lưng. Tác dụng rất lớn về mặt tinh thần, có lợi một cách kỳ lạ đối với ai có khuynh hướng kiêu căng,làm mất tính kiêu căng.
 
14. Tư thế anh hùng nằm ngửa:
tu%20the%20Supta%20Vajrasana%20cai%20thien%20tieu%20hoa%20giam%20dau%20bung%20kinh%20va%20kich%20thich%20cac%20day%20than%20kinh%202.jpg

Hít sâu đưa hai tay ra sau càng xa càng tốt, thở ra hạ dần người về sau mỗi lần thở ra hạ thêm xuống cho đến khi toàn thân chạm thảm, (giữ tư thế thở tự do).

LỖI THƯỜNG GẶP:
- Hai bàn chân không mở.
- Hai chân không mở rộng.

SỬA LỖI:
- Hai bàn chân từ thế chuẩn bị cách xa nhau về hai bên khoảng 50cm.

- Hai gối khép chặt hoặc mở rộng bằng vai.

- Toàn thân trên ép sát thảm.

- Hai tay buông lỏng dọc theo thân.

- Đầu không nghiêng về hai phía.

THỜI GIAN:
Tập căn bản giữ 45-1 phút (nâng cao giữ 1-3 phút).
Tác dụng

- Căng vùng bụng, đùi và các hip sâu (thắt lưng), đầu gối và mắt cá chân.
- Làm giảm đôi chân mệt mỏi.
- Cải thiện tiêu hóa.
 
15. Tư thế vặn mình:
5-0-0-0-0-1533725111.png

Thực hiện: Đặt gót chân trái dưới đùi chân phải, cẳng chân trái tì ngang trên mặt đất,sau đó đưa bàn chân phải qua trên đùi trái và đặt lòng bàn chân xuống đất. Lúc đó, ngực đã quay về bên phải, và bàn tay trái nắm lấy mắt cá chân phải. Rồi từ từ quay lưng và đầu sang phải. Rồi đưa cánh tay phải ra sau. Hướng ý thức tới cột sống và thở đều đặn mặc dù lúc ấy ngực đang bị ép. Giữ tư thế này đến khi bản năng cảm thấy đã đủ. Rồi thay đổi 2 bàn chân và cẳng chân và tập lại cho phía bên kia.

Tác dụng chữa bệnh: Chúng ta chỉ có thể duy trì cột sống được khỏe mạnh hoàn toàn khi chúng ta rèn luyện nó trong mọi hướng có thể. Vậy mà cột sống chỉ có thể uốn bằng 6 cách: đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải và vặn sang trái, vặn sang phải. Bài Ardha –Matsyendrasana là bài luyện duy nhất vặn người sang trái và sang phải. Bài này làm biến mất tật vẹo cột sống, có hiệu quả tốt đối với toàn bộ hệ thần kinh, với gan, tụy, lá lách, ruột,thận. Máu tràn về phía các đốt xương sống và các dây thần kinh tỏa ra từ cột sống được tăng cường tối đa, do đó gây một tác động điều trị và thanh xuân hóa toàn bộ cơ thể.
 
2. Tư thế mặt bò
View attachment 5334

Trường hợp bạn nào tay ngắn thì hai tay có thể không với đến nhau
82763502_879795935805974_8336709656055102347_n.jpg
Nhầm rồi nhé, không phải do tay ngắn nên hai tay không với được với nhau, mà là do các cơ và khớp kém linh hoạt. Kiểm tra một cách đơn giản nhất là đổi vị trí của 2 tay cho nhau, thì sẽ thấy một trường hợp hai tay sẽ gần nhau hơn. Thường là khi tay thuận để ở phía trên thì hai bàn tay sẽ với được gần nhau hơn
 
Nhầm rồi nhé, không phải do tay ngắn nên hai tay không với được với nhau, mà là do các cơ và khớp kém linh hoạt. Kiểm tra một cách đơn giản nhất là đổi vị trí của 2 tay cho nhau, thì sẽ thấy một trường hợp hai tay sẽ gần nhau hơn. Thường là khi tay thuận để ở phía trên thì hai bàn tay sẽ với được gần nhau hơn
Bác dùng từ khớp kém linh hoạt cũng đúng, nhưng có những người tạng tay ngắn bác ạ. Đơn cử như mình đây, cánh tay ngắn và ngón tay ngắn (mình đã so với mấy người bạn cùng chiều cao). Mình thử mọi cách, trong những thế thuận lợi nhất mà vẫn không với tới được.

Tóm lại là tạng người có tay ngắn so với tỉ lệ cơ thể, cộng với người có khớp tay kém linh hoạt đều rất khó hoặc không thể thực hiện đúng mẫu được.
 
Bác dùng từ khớp kém linh hoạt cũng đúng, nhưng có những người tạng tay ngắn bác ạ. Đơn cử như mình đây, cánh tay ngắn và ngón tay ngắn (mình đã so với mấy người bạn cùng chiều cao). Mình thử mọi cách, trong những thế thuận lợi nhất mà vẫn không với tới được.
Tóm lại là tạng người có tay ngắn so với tỉ lệ cơ thể, cộng với người có khớp tay kém linh hoạt đều rất khó hoặc không thể thực hiện đúng mẫu được.
Đúng là có người theo tỷ lệ thì cánh tay ngắn hơn, nhưng bạn không nghĩ rằng cánh tay ngắn thì khoàng cách từ vai đến khuỷu tay cũng sẽ ngắn hơn, khoảng cách của 2 khuỷu tay cũng sẽ ngắn hơn. Trừ trường hợp độ dài từ vai đến khuỷu tay nhỏ hơn độ dài từ khuỷu tay đến ngón tay (ai mà thế chắc dị vãi) thì không làm được. Đơn giản là bây giờ tay bên nào bạn đặt lên vai bên ấy, nếu làm được thì không phải do tay

Với cái hình này thì cánh tay bên phải tạo thành góc vẫn lớn, bàn tay phải cần gần về phía vai phải hơn; Cánh tay trái thì phần trên không sát với thân, góc tạo bởi khuỷu tay vẫn lớn. Giảm số đo góc của mấy cái góc trên là làm được.
yoga.jpg


Bạn muốn thực hiện động tác này mà hai tay không với tới, đơn giản bạn chỉ cần lấy một đoạn dây hay cái khăn cầm giữa hai bàn tay, khi thực hiện thì kéo dần hai bàn tay gần nhau. Đảm bảo tập sau một thời gian hai bàn tay sẽ gần hơn, không phải do cánh tay dài ra đâu
 
Đúng là có người theo tỷ lệ thì cánh tay ngắn hơn, nhưng bạn không nghĩ rằng cánh tay ngắn thì khoàng cách từ vai đến khuỷu tay cũng sẽ ngắn hơn, khoảng cách của 2 khuỷu tay cũng sẽ ngắn hơn. Trừ trường hợp độ dài từ vai đến khuỷu tay nhỏ hơn độ dài từ khuỷu tay đến ngón tay (ai mà thế chắc dị vãi) thì không làm được. Đơn giản là bây giờ tay bên nào bạn đặt lên vai bên ấy, nếu làm được thì không phải do tay

Với cái hình này thì cánh tay bên phải tạo thành góc vẫn lớn, bàn tay phải cần gần về phía vai phải hơn; Cánh tay trái thì phần trên không sát với thân, góc tạo bởi khuỷu tay vẫn lớn. Giảm số đo góc của mấy cái góc trên là làm được.
View attachment 11201

Bạn muốn thực hiện động tác này mà hai tay không với tới, đơn giản bạn chỉ cần lấy một đoạn dây hay cái khăn cầm giữa hai bàn tay, khi thực hiện thì kéo dần hai bàn tay gần nhau. Đảm bảo tập sau một thời gian hai bàn tay sẽ gần hơn, không phải do cánh tay dài ra đâu
Cái phân tích của bác thì mình hiểu. Cơ mà thử tối ưu tất cả yếu tố trên thì cùng lắm cũng chạm 2 ngón giữa vào nhau thôi, chứ còn xa mới cầm được, chắc phải dùng dây một thời gian :v
 
trc có học ở bảo tàng lịch sử quốc gia vì gần chỗ làm, được vài tháng thì bị tai nạn xe máy, xong chuyển chỗ làm nên ko học nữa.

ở nguyễn phong sắc, Hà Nội có Lớp thiền Sahaja Yoga miễn phí vào chủ nhật hàng tuần, nhưng chỉ chuyên về thiền và hơi thở thôi, ko tập các động tác uốn dẻo
 
thớt tự tập yoga hay là có thầy nào dạy ko
Mình tự đọc từ nhiều nguồn trên mạng, chọn lọc ra những động tác không quá hard để tập.
trc có học ở bảo tàng lịch sử quốc gia vì gần chỗ làm, được vài tháng thì bị tai nạn xe máy, xong chuyển chỗ làm nên ko học nữa.

ở nguyễn phong sắc, Hà Nội có Lớp thiền Sahaja Yoga miễn phí vào chủ nhật hàng tuần, nhưng chỉ chuyên về thiền và hơi thở thôi, ko tập các động tác uốn dẻo
Cái tập hơi thơ trong cây Yoga nó thuộc nấc 4, mà tính ra cái tập thở này rất có giá trị, nó hỗ trợ chặt chẽ cho cái asana . Nếu ai gặp vấn đề xương khớp không tập asana được thì tập thở kết hợp ngồi thường, hoặc đi bộ, nằm thư giãn cũng rất hay
 
Mình tự đọc từ nhiều nguồn trên mạng, chọn lọc ra những động tác không quá hard để tập.

Cái tập hơi thơ trong cây Yoga nó thuộc nấc 4, mà tính ra cái tập thở này rất có giá trị, nó hỗ trợ chặt chẽ cho cái asana . Nếu ai gặp vấn đề xương khớp không tập asana được thì tập thở kết hợp ngồi thường, hoặc đi bộ, nằm thư giãn cũng rất hay

Tập asana thì có kết hợp với hơi thở không nhỉ?
 
Tập asana thì có kết hợp với hơi thở không nhỉ?
Có chứ, tất cả các asana đều cần chủ động điều tiết hơi thở, nhịp thở để đạt hiệu quả cao nhất.
Mà nói rộng ra trong vận động, thể dục thể thao thì người biết cách thở sâu và nhẹ luôn mang lại hiệu quả cao hơn là kiểu thở tuỳ tiện theo cơ chế tự động của cơ thể.
 
(nick mượn) Mình đang có chút bất ổn về tâm lý, được khuyên nên tập yoga để cải thiện sức khoẻ, tập thở và bớt nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên mình ko biết bắt đầu từ đâu, mình khá lười thể thao và sức khoẻ kém, xin 1 địa chỉ có thể hướng dẫn bài bản ở SG, khu vực các quận trung tâm
 
(nick mượn) Mình đang có chút bất ổn về tâm lý, được khuyên nên tập yoga để cải thiện sức khoẻ, tập thở và bớt nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên mình ko biết bắt đầu từ đâu, mình khá lười thể thao và sức khoẻ kém, xin 1 địa chỉ có thể hướng dẫn bài bản ở SG, khu vực các quận trung tâm
Mat Yoga - Võ Thị Sáu nha bạn.
Môn này cũng như những môn khác, nên đi học cơ bản trước ko nên tự học dễ dẫn đến sai tư thế ảnh hưởng đến cơ thể. Nắm đc cơ bản rồi có thể đk tập luyện tại các tt gym, vì tt nào giờ cũng có các lớp thực hành yoga cả.
 
Back
Top