Mất nhà, ôm nợ vì hợp đồng công chứng giả

Status
Not open for further replies.
tôi nghĩ ngành công chứng cũng nên thực hiện chuyển đổi số
các module ekyc, biometric verification, liveness detection nên đc áp dụng khi đi kí mấy cái hợp đồng lớn về tài sản như này
các vp công chứng sẽ sử dụng sdk của bên tư pháp hay gì đó, gọi trực tiếp đến bộ công an để xác minh danh tính ng đặt bút kí và bắt buộc người ủy quyền (nếu có) phải gọi video call có check live ness (vì bọn deepfake nó có thể giả dạng)
vừa tạo công ăn việc làm cho đội ngũ IT, vừa giảm thiếu fraud, gian lận tài chính, lừa đảo chiếm đoạt ts, công an cũng giảm KL công việc trong mấy vụ kiện cáo này, đất nước lại đc ngạo nghễ 4.0, vẹn cả mấy đường luôn
 
Thì đó, ccv phải check
Cho dù vcb hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đưa ra 1000 công văn đi chăng nữa thì cũng vậy, ccv phải là người chặn điều sai xảy ra, hợp đồng công chứng là hợp đồng có giá trị pháp lý

Người cầm ủy quyền là ai mà bạn bảo vcb gửi cái ủy quyền?

Hợp đồng đặt cọc, nội dung bên ông A ủy quyền thay bà B nhận cọc mà ko check đã chứng hợp đồng cọc là chết mịa thằng công chứng viên rồi chứ gì nữa
VCB nhận thế chấp, thì đương nhiên cái ủy quyền phải cung cấp cho vcb rồi, nên mới có chuyện ông chồng hờ đứng ra làm thủ tục từ a đến á. Nếu VCB không chấp nhận cái UQ này, thì KH phải lên ký tá đầy đủ thì làm sao phát sinh chuyện như này
 
Tầm này làm dịch vụ bên VPĐK đất còn khó nữa là làm ảo thuật bác ơi :D.
Mấy cái làm sai thì có ae ruột cũng lắc đầu chứ đừng nói là thân quen
mé làm cái cho tặng thôi mất mẹ vài tháng, đúng kiểu vạch lá tìm sâu để hành. Còn mua bán thì ôi thôi rồi, đm đẩy cho cò thì nhanh lắm, tự làm thì đi mòn đường chết cỏ luôn.
 
Thì đó, ccv phải check
Cho dù vcb hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đưa ra 1000 công văn đi chăng nữa thì cũng vậy, ccv phải là người chặn điều sai xảy ra, hợp đồng công chứng là hợp đồng có giá trị pháp lý

Người cầm ủy quyền là ai mà bạn bảo vcb gửi cái ủy quyền?

Hợp đồng đặt cọc, nội dung bên ông A ủy quyền thay bà B nhận cọc mà ko check đã chứng hợp đồng cọc là chết mịa thằng công chứng viên rồi chứ gì nữa
hỏi thật thì ccv trốn mất ai phải chịu?
 
A nào ở nước ngoài cho r hỏi xem. Ở nước ngoài luật lá và quy trình ngân hàng nó ntn.
Chứ ở VN toàn nhanh thuận tiện, có khi nhân viên đến nhà cầm cả tỷ, k giấy tờ.
Đến khi xảy ra chuyện thì ngân hàng đ có tí trách nhiệm nào. Bao nhiêu vụ ntn rồi:angry:
 
Vậy giờ mình cầm bank nó giữ sổ đỏ rồi mình đi làm cớ mất sổ đỏ dc k nhỉ. Bên hành chính có tra ra k?
trong hợp đồng vay của bank thì bọn bank nó cầm cái sổ đỏ lên vp đăng ký đất đai chuyển tình trạng đất là đang thế chấp.lúc trả hết nợ ngân hàng thì fen phải làm giải chấp để xóa cái tình trạng đang thế chấp đi. sổ mà dndag thế chấp ngân hàng mà báo làm lại sổ do mất có khi bọn vp đăng ký đất đai nó lại báo công an với dấu hiệu lừa đảo thì ăn cám :D
 
VCB nhận thế chấp, thì đương nhiên cái ủy quyền phải cung cấp cho vcb rồi, nên mới có chuyện ông chồng hờ đứng ra làm thủ tục từ a đến á. Nếu VCB không chấp nhận cái UQ này, thì KH phải lên ký tá đầy đủ thì làm sao phát sinh chuyện như này

Thằng bạn trai ăn chia với tụi nhân viên bank để lừa đảo
Bất ngờ, khi làm thủ tục bán nhà, bà Nguyễn Thị Mỹ phát hiện có một hợp đồng công chứng đặt cọc 11 tỉ đồng để mua căn nhà của bà. Hợp đồng này được ký ngày 29-11-2021 tại Phòng Công chứng số 7 (quận 6, TP HCM) với nội dung bên đặt cọc là ông Nguyễn Hoàng Lam Đô, bên nhận đặt cọc là bà Nguyễn Thị Mỹ, giá trị mua căn nhà là 25 tỉ đồng (!?).

Lập tức, bà Mỹ thông báo cho Vietcombank Tân Bình biết vụ việc. Đồng thời, đề nghị Vietcombank Tân Bình cùng tố cáo đến công an, song đơn vị này từ chối.

Quá hoang mang, tháng 10-2023, bà Mỹ nộp đơn tố cáo vụ việc đến Công an quận 6. Qua giám định, Công an quận 6 kết luận có người giả mạo chữ ký, dấu vân tay điểm chỉ bà Nguyễn Thị Mỹ trên hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, số công chứng 13704, quyển số 11/2021 TP/CC-SCC/HĐGD ngày 29-11-2021.
Khách hàng không lên ký kọt gì đâu các anh, thằng nào đó nó làm giả hết, tầm này thì không chỉ móc nối với bank đâu, cả phòng công chứng tham gia thì mới ra đc cái hợp đồng bán nhà đểu kia. Vụ này thằng công chứng viên chết chắc.
A nào ở nước ngoài cho r hỏi xem. Ở nước ngoài luật lá và quy trình ngân hàng nó ntn.
Chứ ở VN toàn nhanh thuận tiện, có khi nhân viên đến nhà cầm cả tỷ, k giấy tờ.
Đến khi xảy ra chuyện thì ngân hàng đ có tí trách nhiệm nào. Bao nhiêu vụ ntn rồi:angry:
Theo tôi thì quy trình ở mình là kín kẽ rồi, đương nhiên thì vẫn có những đại cao thủ tìm ra đc khe hẹp để lách. Nhưng thông thường những vụ như thế này không phải lỗi ở quy trình, mà do người thực thi cố tình làm láo tôi. Để không làm láo nổi thì chắc phải số hóa, ký điện tử để hệ thống tự động kiểm tra toàn bộ hợp đồng. Nhưng chắc vẫn có lỗi xảy ra, hệ thống nào chả có lỗi.
 
Hỏi ngu chứ giờ mua nhà làm sao check dc nó có đang bị thế chấp bank k nhỉ? K lẽ cầm sổ đỏ đi hỏi từng bank?
Bác cầm cuốn sổ photo ra phòng cc quen gửi các e 100k - 200k các em check cho. Nếu vay bank hay tranh chấp thì hệ thống PCC check ra dc hết. Còn chủ nó vay ngoài thì chịu, nhưng trong HĐ cọc công chứng thì ghi điều khoản chủ nhà nó cam kết k vay mượn tranh chấp gì vào là okie thôi !
 
Nhà mình gởi tiết kiệm, nó ra sổ đàng hoàng nhưng check ra thì ko có trên hệ thống, nó lừa 100 mấy người
Chịu nhá, ghi nhận vào hệ thống mới tính là tham ô, giả mạo sổ tiết kiệm đưa cho khách thì bị lừa đảo, bank không đền
 
Chịu nhá, ghi nhận vào hệ thống mới tính là tham ô, giả mạo sổ tiết kiệm đưa cho khách thì bị lừa đảo, bank không đền
Nhưng ngoài nhân viên chính bank đó ra thì thằng nào đc xem hệ thống nhà chúng nó mà biết đã vào hay chưa?
 
Báo chí giật tít, viết bài lập lờ mất dạy, tôi đọc bài thấy rõ bọn này đang muốn vu vạ cho Vietcom để chây ì trả nợ, gây áp lực cho ngân hàng. Giải thích với các anh như sau:

1. Về hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán:
Để hiểu đúng vụ việc trong bài thì trước hết cần phân biệt hai loại hợp đồng này:
a) Hợp đồng đặt cọc dùng để bảo đảm cho việc các bên sẽ ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán. Bên bán nhận cọc mà không bán thì trả cọc và bị phạt cọc. Bên mua đặt cọc mà không mua thì mất cọc. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng và không được đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai.

b) Hợp đồng mua bán dùng để xác lập giao dịch mua bán nhà đất. Bên bán mà không thực hiện thì bên mua có quyền khởi kiện yêu cầu Toà buộc bên bán phải giao tài sản, sang tên hoặc huỷ hợp đồng, trả lại tiền đã nhận và bồi thường thiệt hại. Hợp đồng mua bán bắt buộc phải công chứng và phải đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai thì giao dịch chuyển nhượng mới có hiệu lực (thường gọi là đi đăng bộ sang tên).

Trong bài viết chỉ mới ký HĐ đặt cọc, không phải HĐ mua bán. Tức là chưa phát sinh giao dịch nhà đất. Sổ đỏ bank vẫn đang giữ, nên không có chuyện mất nhà mất cửa gì ở đây :baffle:

2. Các vấn đề liên quan thế chấp:
Khi thế chấp nhà đất cho ngân hàng, chủ tài sản và ngân hàng sẽ ký kết Hợp đồng thế chấp tại cơ quan công chứng và đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký đất đai. Khi nhà đất đã được đăng ký thì không thể ký Hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng và không thể đăng bộ sang tên, vì trên hệ thống lúc này ghi nhận tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng.

Khi thế chấp tài sản cho ngân hàng, sẽ có lúc chủ nhà muốn bán tài sản (ví dụ kinh doanh thua lỗ không có tiền trả nợ nên muốn chủ động bán tài sản để được giá, không bị dính nợ xấu...). Quy trình thông thường sẽ là:
Tất toán toàn bộ nợ => Ngân hàng thông báo giải chấp => Làm thủ tục xoá thế chấp tại VP ĐKĐĐ => Ký Hợp đồng mua bán công chứng => Đăng ký sang tên.

Vấn đề là nếu không có tiền thì không tất toán nợ được. Bên mua cũng không dám đưa tiền cho bên bán khi không có tờ giấy lận lưng. Lúc này các bên sẽ thoả thuận với nhau ký kết Hợp đồng đặt cọc và bên mua đặt cọc cho bên bán; Bên bán sẽ dùng tiền đặt cọc trả nợ cho ngân hàng, sau khi xoá thế chấp thì sẽ ký Hợp đồng mua bán với bên đặt cọc/bên mua. Lúc này, ngân hàng sẽ được hỏi ý kiến về việc có đồng ý cho phép nhận cọc hay không.

Nếu ngân hàng đéo đồng ý => Toàn bộ quy trình trên không thể xảy ra, khách hàng chắc chắn vỡ nợ, ăn combo nợ xấu + lãi quá hạn + dính kiện tụng + chịu án phí, chi phí thi hành án... Do đó, việc ngân hàng đồng ý cho chủ nhà nhận đặt cọc là sự hỗ trợ của ngân hàng để chuỗi giao dịch trên được thực hiện.

Ngoài ra, kể cả khi Hợp đồng đặt cọc đã được ký, bên bán đã nhận cọc nhưng nếu khoản nợ chưa được tất toán thì Hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực, đồng nghĩa với việc không có bất kỳ Hợp đồng mua bán nào được ký kết. Do đó, việc ngân hàng phát hành văn bản đồng ý cho chủ tài sản nhận cọc không có gì sai, không mờ ám và cũng không phải là nguyên nhân để có thể dẫn đến mất nhà :confuse:

3. Về việc ngân hàng đồng ý cho nhận cọc theo yêu cầu của ông Cường:
Theo thông tin bài báo thì rõ ràng bà Mỹ đã từng uỷ quyền cho ông Cường giao dịch nhà cửa. Nếu trước đó đã cung cấp giấy uỷ quyền cho ngân hàng nhưng lúc huỷ không gửi thông báo thì chủ tài sản tự chịu trách nhiệm với sự bất cẩn của mình. Việc ngân hàng chỉ giữ bản photo giấy uỷ quyền không phải vấn đề quan trọng, vì bản photo này photo từ bản gốc (đã được confirm là có uỷ quyền).

Do ngân hàng đồng ý dựa trên giấy uỷ quyền của bà Mỹ nên văn bản đồng ý dĩ nhiên phải ghi "theo đề nghị của bà Nguyễn Thị Mỹ..." vì về mặt pháp lý, ông Cường đại diện bà Mỹ làm việc với ngân hàng. Cái này anh nào hay giao dịch hoặc có công ty thì biết. Bọn 3 môn 9 điểm và cả bà Mỹ cố tình lập lờ chỗ này rồi bảo là bên Vietcom lập khống văn bản khi bả ko có yêu cầu thì khác éo j đạp lên pháp lý :choler:

4. Không tồn tại quan hệ mua bán, và có thể không có việc đặt cọc:
Toàn bộ bài viết chỉ có nội dung về Hợp đồng đặt cọc được công chứng, mà không có thông tin nào về việc có việc đặt cọc thực tế hay không. Hợp đồng cọc ký từ tháng 11/2021 nhưng tới tháng 9/2023, khi làm thủ tục mua bán nhà thì bà Mỹ mới biết (nội dung này hơi lập lờ, vì . Tức là gần 2 năm trời, bên đặt cọc không hề yêu cầu ký Hợp đồng mua bán và giao nhà. Điều này là quá vô lý nếu các bên có giao dịch đặt cọc để mua bán ngay tình :baffle:

Vậy thì liệu có việc đặt cọc tiền hay không? Vì thực tế các bên có thể ký HĐ đặt cọc nhưng sau đó không đặt cọc (do đổi ý ko mua nữa, do nghi ngờ ông Cường không có quyền giao dịch...). Chưa trả lời được câu hỏi trên, nhưng vẫn có thể khẳng định là nhà chưa bị bán, sổ đỏ bank vẫn đang giữ, nên không có chuyện bà Mỹ mất nhà.

Vướng mắc của bà Mỹ nằm ở chỗ trên hệ thống công chứng đang ghi nhận tồn tại 1 hợp đồng đặt cọc đối với căn nhà của bà, nên nếu muốn ký hợp đồng mua bán cho người khác thì công chứng sẽ không thực hiện mà yêu cầu phải huỷ HĐ cọc trước (công chứng lo ngại nếu tuỳ tiện công chứng HĐ mua bán thì sau này sẽ tranh chấp giữa các bên). Muốn huỷ HĐ cọc thì chỉ có 2 cách: (1) cả 2 bên cùng ra công chứng xác nhận huỷ; và (2) khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.

Việc huỷ hợp đồng là có căn cứ vì đã có kết luận giám định chữ ký là giả (đồng nghĩa với việc công chứng là bên có lỗi vì đã xác định không đúng chủ thể ký kết hợp đồng đặt cọc). Mọi vấn đề quyền lợi, bà Mỹ phải yêu cầu bên công chứng và ông Cường giải quyết.

Tuy nhiên, bà Mỹ lại dựa vào tình huống có hợp đồng đặt cọc được ký để từ chối trả nợ cho ngân hàng. Báo chí thì lên bài viết theo hướng bà Mỹ mất nhà (trong khi nhà còn đó) và định hướng ngân hàng có dấu hiệu tiếp tay cho sự việc, trong khi từ góc độ pháp lý thì ngân hàng không làm gì sai, vì:
a) Bà Mỹ huỷ uỷ quyền nhưng không thông báo cho ngân hàng.
b) Sự kiện mấu chốt là khi công chứng Hợp đồng cọc, công chứng ko phát hiện có người giả mạo bà Mỹ.

Nói tóm lại, rõ ràng bà Mỹ đang chây ì trả nợ, lợi dụng việc thằng nhân tình của bà cho người giả mạo ký HĐ cọc (nhưng chưa biết có nhận cọc hay không, khả năng cao là ko vì nếu có thì thằng đặt cọc nó đã quậy tưng bừng 2 năm nay rồi) để gây áp lực cho bên Vietcombank. Thực tế không thiếu mấy vụ cố tình tạo dựng/lợi dụng các sự việc tranh chấp để gây áp lực cho bên ngân hàng phải miễn giảm lãi :baffle:

Mấy ý giải thích với các anh như vậy. Vụ này đợi bên CA mời người đặt cọc và ông Cường lên là rõ. Bọn báo chí bây giờ hay viết theo đơn đặt hàng nên có định ném gạch bên nào thì các anh cũng nên đợi 1 thời gian đã.:angry:
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top