tin tức Bài thơ 'Đàn ghi ta của Lorca' tròn 45 tuổi

vấn đề này nó cũng khó nói, ý anh có cái đúng, có cái cũng chưa đúng lắm, theo tôi là vậy. Vấn đề đã liên quan tới quan điểm thì mọi người thường có góc nhìn khác nhau nhất định.
Nhà tôi ông bà già đều dạy văn, tủ sách gia đình non ngàn cuốn, từ cấp 2, lớp 6-7 tôi đã đọc vô số các thứ kiểu như Bỉ vỏ, Giông tố, Cát bụi chân ai, Ăn mày dĩ vãng, Gió qua đèo Hua Tạt, Không có vua... hay thơ Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Đồng Đức Bốn......tây thì đủ các loại văn học cổ điển, tàu thì cả Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai cũng nuốt.....
Thậm chí cuốn Thi nhân Việt Nam tôi cũng cày cho hết, không biết vì sao
Nhưng sau 20 năm tôi chợt nhận ra hồi đó không cảm nhận được cái gì từ tác phẩm cả, đọc như vẹt.

Tôi nghĩ là sau khi đọc nhiều đến thế tác phẩm văn chương, thì khi viết văn anh cũng biết được đại khái văn mình hay hay dở (dĩ nhiên tôi không quan tâm đến những nhân vật thuộc diện “dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”), hoặc khi cầm trên tay một văn chương mới thì anh cũng xếp được nó vào hạng nào (chẳng hạn như khi nghe tất cả ca từ thuộc diện nổi loạn bỏ nhà ra đi trong thời đại này, sẽ thấy, so với “Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bảy đứa, Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh, Bể vô tận, sá gì phương hướng nữa, Thuyền ơi thuyền! theo gió hãy lênh đênh.” của Vũ Hoàng Chương, thì hiểu được là dầu cho thời đại này cố tỏ ra thế nào, thì nó cũng nhỏ hơn thời đại lớn của Việt Nam, dù sao thời nay bỏ nhà vẫn cần đi tới những chỗ có biển núi đẹp đẽ, đâu có thể “Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng”).

Và nếu văn chương đã như vậy, việc tương tự cũng có thể ở văn nghị luận và văn phê bình. Tôi nghĩ là trước khi dạy viết văn nghị luận và văn phê bình thì ít nhất cũng nên cho học sinh thấy một văn bản nghị luận lớn hay văn bản phê bình lớn (đã có effect thực trong lịch sử) nôm ra làm sao. Dĩ nhiên, tôi nhớ là hồi đó chương trình vẫn có các văn bản nghị luận như văn bản Hồ Chí Minh phản đối thực dân Pháp, nhưng tôi không nhớ là văn bản đó có nhét vừa vào barem điểm văn nghị luận không, ai check giùm xem. Và tôi cũng nghĩ là khi cho học sinh so sánh văn mình với các văn bản lớn về các vấn đề thực trong lịch sử thì học sinh hiểu được nhiều điều hơn là một văn mẫu của nhân vật không tên không tuổi giải quyết một vấn đề ảo.

Ý tôi muốn nói là khi mà giáo dục luôn cần một mẫu, và học sinh luôn cảm thấy cái mẫu đó không hợp ý mình, thì thôi lấy những văn bản lớn nhất làm mẫu luôn đi, một văn bản lớn không làm vừa lòng học sinh thì văn mẫu cũng vậy, nhưng sự khó chịu của văn mẫu là sự khó chịu với giáo dục, sự khó chịu của văn bản lớn là sự khó chịu với lịch sử. Cứ mỗi lần lịch sử bị nhìn kỹ thì nó mới chịu chuyển động (hình như ý này tôi thuổng từ Montesquieu).

Ngoài ra, sự đọc của nghiên cứu văn chương (tức là văn học) rất khác với sự đọc của độc già bình thường. Như tất cả sự nghiên cứu khác, nghiên cứu văn chương hướng vào sự kiểm kê. Các nhà nghiên cứu đọc một lượng dữ liệu lớn để có thể thấy được chuyển động của khối văn chương, những cột mốc và bước ngoặt của nó. Mỗi một tác phẩm lớn xử lý một vấn đề riêng biệt trong thời của nó, độc giả phổ thông khi cầm một quyển sách thường không biết nó được viết ra để làm cái gì và đánh giá mù mờ như “cảm thấy hay” (sau một thời gian mày mò tìm hiểu, tôi được biết “cảm thấy hay” nghĩa là “dễ hiểu”). Giáo dục văn học ở nhà trường là cơ hội để độc giả tiếp cận với trật tự và sử tính của văn chương, học sinh không cần đi trồng đậu cũng biết được ông Mendel phát hiện điều gì. Với tôi, trong thời đại dư thừa thông tin này, học đọc cần hơn học viết (nhưng viết và đọc có xa nhau lắm đâu, đó là tấm màn thưa, đứng bên này thấy hết bên kia).
 
Đi học hồi xưa thích cả bài "Tôi yêu em" , thơ tự do nhưng dễ nhớ vl, hồi đấy còn bập bẹ biết yêu nữa
đồng âm, nhớ bài này thuộc văn học nước ngoài lớp 11, tuổi mới lớn mà đọc bài này mà mơ mộng tới nàng thơ của mình.
 
bài này cá nhân của tôi thấy hay. Kiểu như cảm xúc nhất thời nó như thế, nó cô đọng như thế.
Bắt phân tích nó thành văn nghị luận mới là cái xàm lol.
UzmVGnM.png
 
“Nguyên tắc không tạo ra tác phẩm, tác phẩm tạo ra nguyên tắc.” (Alain)

Tôi nghĩ vấn đề của môn Văn trong giáo dục Việt Nam, và cũng như tất cả môn khác, là ở chỗ họ là các nhà sư phạm tốt quá, đến nỗi, khi cần làm cho việc giáo dục dễ hơn (tức là dễ học, dễ chấm, dễ dạy, …) họ bóp méo luôn cái họ dạy, cho dễ làm việc hơn. Chương trình giáo dục môn Văn, bằng cách chọn những cái tầm tầm dễ đọc, thất bại trong việc trình hiện con đường văn chương Việt Nam. Dạy học, trước hết, là phải làm cho kinh ngạc, người học trò phải kinh ngạc bởi người thầy của mình thì việc học mới thực sự bắt đầu, Aristotle từng bình luận khả năng kinh ngạc rất riêng của con người.

Dạy viết văn nghị luận? Tôi sẽ bảo là hãy cho học sinh chép lại 10 bài báo của ông Phan Khôi. Trong thời tiền chiến, trí thức Việt Nam có một tầm vóc lớn đến kỳ lạ, các tờ báo là bãi chiến trường cho thế hệ huyền thoại này, thế hệ phải lựa chọn con đường cho Việt Nam, sự phê bình giữa những người cùng thời, một lời phê bình có thể được đáp trả ngay vào ngày hôm sau, rồi tiếp tục sau đó là những bài viết tranh luận xoay quanh vấn đề mãi không ngừng, đời sống trí thức trên báo kéo dài đến khi Việt Nam đã chọn xong con đường của mình. Nhiều nhân vật thế hệ này đã đọc những gì ở mức cao nhất của trí thức Âu Mỹ cùng thời. Và chương trình Văn học đã bỏ qua ông Phan Khôi, ngự sử văn đàn thời kỳ này. Môn văn thất bại khi nó không cho học sinh biết những người trí thức để ngưỡng mộ và vượt qua, đọc Phan Khôi thì dễ thoát được nhiều thứ nhảm nhí.

Dạy phân tích văn học? Tôi sẽ bảo là hãy để học sinh chép lại các text của ông Phan Ngọc. Giáo dục đã làm ngớ ngẩn và cùn đi văn chương khi đánh đồng phân tích và cảm nhận. Cảm nhận là việc của đọc một lần, thậm chí không cần đọc hết cũng có thể lên một cơn hysteria để mà cảm động với cảm nhận. Phân tích là việc của đọc một lần? Không hẳn. Đọc nhiều lần? Không hẳn. Phân tích là việc của đọc hết. Lúc ông Phan Ngọc viết: “Trong Kiều chỉ có 575 câu tự sự (17,5% tác phẩm). […. ] Chỉ riêng những câu của tác giả dùng để phân tích nội tâm của nhân vật đã chiếm 775 câu thơ tức là 24,2% tác phẩm, một tỉ lệ phải nói là khủng khiếp.”, để chứng minh từ Truyện Kiều thì văn chương Việt Nam bắt đầu vào pha của tiểu thuyết hiện đại (thời tiền chiến ngoài Thơ Mới còn là sự bùng nổ của thể loại tiểu thuyết), thì đó chẳng có liên quan gì đến cảm xúc với cảm nhận, đó là fact, là sự vị.

Tương tự, khi Đỗ Long Vân viết việc truyện kiếm hiệp Kim Dung khác với kiếm hiệp cổ điển ở chỗ người anh hùng trong truyện Kim Dung xuống núi để thấy cái đạo mình chưa đủ (còn anh hùng trong kiếm hiệp cổ điển xuống núi thì không hề thay đổi đạo của mình cho đến cuối truyện) trùng với thời kỳ Trung Quốc bắt đầu nhìn ra thế giới, thì đó cũng là fact, và ý kiến tác giả chẳng thay đổi được gì những sự vị này, thế hệ mới trở nên khác biệt mà không nhận ra sự khác biệt của mình, chuyện bình thường. Để phân tích thì sau khi đọc một tác phẩm, còn phải đọc hết, đọc đến kiệt cùng các tác phẩm xung quanh nó.

Vấn đề là phải cho học sinh đọc những gì ở mức cao nhất của văn chương Việt Nam, để có đặc ân được kinh ngạc, chứ không phải mấy thứ tầm tầm văn mẫu giúp việc dạy và chấm dễ hơn. Nguyễn Tuân phải là “Thiếu quê hương” và “Chùa Đàn” chứ.
chữ người tử tù đúng là kém so với tàm vóc của cụ.
 
bài này là nằm trong "đọc thêm" thì phải, khóa 2k6 - 2k9 cái khóa mà phải học sách thử nghiệm từ đầu cấp 2 đến cấp 3.
 
12 năm học phổ thông thì nhớ nhất 3 tác phẩm : Thu điếu mỗi lần đọc lại có cảm giác mùa thu, Khi con tu hú đọc lại thì cảm giác nghỉ hè sắp đấy, Tôi đi học vì cảm giác khai trường đang đến :D
 
Em thấy mình khác người thật, hồi xưa em thích bài này lắm các bác ạ.
Nhưng đúng là đem thơ siêu thực đi cho học sinh cấp 3 phân tích thì ai mà làm đc
 
Đm đi học ghét nhất môn văn. Đến giờ kiểm tra là đéo biết viết cái gì luôn. Vì nó không tường minh như toán. Toàn bắt phân tích cái gì không biết
 
Back
Top