tin tức Bài thơ 'Đàn ghi ta của Lorca' tròn 45 tuổi

Tới h vẫn đéo hiểu sao xưa học phân tích bài củ cak này với ai đặt tên dòng sông chém đc 4 mặt giấy thi nể vcl :whistle:
 
Bài này học đau não vl. Chỉ nhớ là khuôn mặt ông tác giả trong sgk rất gợi đòn, thằng nào cũng ngứa tay vẽ bậy.
 
Thơ theo như tôi hiểu là bao gồm cả từ và nhịp điệu

Vần và luật mà anh nói là của mấy cái thể thơ đường luật hoặc 68 thôi vì cơ bản não anh khắc vào cái nhịp điệu của mấy bài thơ đấy rồi nên dễ tiếp thu , còn mấy cái thơ tự do anh chỉ thấy từ chứ k thấy nhịp điệu thì khó mà thẩm , mấy bài nhạc kịch hay cả mấy bài hát anh thử tách lyric ra xem nó cũng được gọi là thơ tự do đấy thôi
Thơ tự do là không bó buộc số câu số chữ nhưng vẫn phải đảm bảo vần và nhịp chứ (có thể không vần liên tục nhưng vẫn phải có). Có nhiều bài thơ tự do có vần và nhịp rất hay, đỉnh cao có thể kể mấy bài như Say đi em (Vũ Hoàng Chương), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), hoan hô chiến sỹ Điện Biên (Tố Hữu). Quan điểm của tôi làm thơ tự do mà không vần không nhịp điệu thì viết văn cho rồi.
 
Thơ ca như cứt , làm chết cả một làng thơ , hỏng cả thế hệ trẻ .
Nghe thơ của các cụ thời xưa đây này

“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc xâm phạm tới
Chúng bay thất bại hãy chờ coi “

Hoặc

“ Như nước Đại Việt ta từ trước ,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ,
Núi sông bờ cõi đã chia ,
Phong tục Bắc Nam cũng khác .
Từ Triệu , Đinh , Lí , Trần bao đời gây nền độc lập ,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương “

Học một lần , cả đời không quên !
 
Bài thơ chán thật.
Thơ trong sách giáo khoa, chỉ xét thời hiện đại, có nhiều bài thật sự hay gấp trăm lần cái bài củ chuối này :haha:
1/ Tây Tiến - Quang Dũng
2/ Nhớ rừng - Thế Lữ
3/ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
4/ Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh
5/ Bếp lửa - Bằng Việt
6/ Quê hương - Giang Nam
7/ Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh
8/ Tre Việt Nam - Nguyễn Duy
9/ Tương tư - Nguyễn Bính
10/ Nắng mới - Lưu Trọng Lư
11/ Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ
...
Thậm chí mấy bài cho trẻ tiểu học còn hay hơn như "Sắc màu em yêu" của Phạm Đình Ân, hay "Mưa" hoặc "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa chẳng hạn :sure:
 
Ae 92 thi khối D chắc nhớ đề đh bài này,còn ai thi chung bài này điểm danh nhỉ 😂
Tôi đây, khối D thi đh luật TP khoa luật thương mại. Năm đó câu đầu là trình bày phong cách văn học của hồ chí minh. Câu này cả phòng mỗi tôi làm đc, bọn kia ôn tủ ko ngờ ra câu này.
 
Ông tác giả bảo '' hứng lên thì viết thế chứ có nghĩ gì nhiều đâu mà giờ phân tích lắm thế ''.
Hoặc câu chuyện ông Nguyễn Khải phân tích Mùa Lạc hộ con trai bị cô giáo cho 4đ với bút phê là '' không hiểu ý tác giả ''.
tôi vẫn nhớ rõ trước ông này được phỏng vấn về bài thơ này thì nhà báo có hỏi về các tầng ý nghĩa của nó, trong hoàn cảnh nào mà tác giả nghĩ được như thế, tác giả trả lời là lúc viết bài thơ là lúc đang ngồi cùng mấy người bạn (uống rượu) rồi viết ra theo cảm hứng chứ không có nhiều tầng ý nghĩa gì cả.
Do đó, mới thấy mấy cha bộ giáo dục yêu cầu phân tích hình tượng các kiểu, ý nghĩa các thứ là bọn xàm xí, vẽ rắn thêm chân.
 
tôi vẫn nhớ rõ trước ông này được phỏng vấn về bài thơ này thì nhà báo có hỏi về các tầng ý nghĩa của nó, trong hoàn cảnh nào mà tác giả nghĩ được như thế, tác giả trả lời là lúc viết bài thơ là lúc đang ngồi cùng mấy người bạn (uống rượu) rồi viết ra theo cảm hứng chứ không có nhiều tầng ý nghĩa gì cả.
Do đó, mới thấy mấy cha bộ giáo dục yêu cầu phân tích hình tượng các kiểu, ý nghĩa các thứ là bọn xàm xí, vẽ rắn thêm chân.
Trần đăng khoa tự phân tích thơ của mình còn bị chấm dưới 5đ kìa fen.
 
Thơ ca như cứt , làm chết cả một làng thơ , hỏng cả thế hệ trẻ .
Nghe thơ của các cụ thời xưa đây này

“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc xâm phạm tới
Chúng bay thất bại hãy chờ coi “

Hoặc

“ Như nước Đại Việt ta từ trước ,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ,
Núi sông bờ cõi đã chia ,
Phong tục Bắc Nam cũng khác .
Từ Triệu , Đinh , Lí , Trần bao đời gây nền độc lập ,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương “

Học một lần , cả đời không quên !
Nhảm à?
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, Bình Ngô Đại Cáo nguyên gốc là chữ Hán mà?
Anh dịch nghĩa ra xong nói câu "nghe thơ các cụ" không thấy lấn cấn à?
 
Tây Tiến? phải nói bài Tây Tiến tuyệt phẩm, đọc phiêu, bi tráng :big_smile:
nhưng bài này mà phân tích theo cái bi tráng và phêu của thím thì dễ bị ăn cái tích là lạc đề nhóa. Tôi vẫn cay bà cô dạy văn cho tôi năm 12, tôi thích bài này cực nên khi phân tích tôi làm theo cái cảm nhận chân thật của tôi, kết quả là ăn 3đ vì lạc đề, không đúng theo ba rem của cô. Vãi nhoái. Sau đó tôi có xem cái bài phân tích của con bé đc 8.5đ thì tôi thấy nó chả khác quái gì cái sườn bài bà cô cho cả. Từ đấy tôi đâm ra ghét học văn, dù vẫn thích đọc sách văn học.
 
Nhảm à?
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, Bình Ngô Đại Cáo nguyên gốc là chữ Hán mà?
Anh dịch nghĩa ra xong nói câu "nghe thơ các cụ" không thấy lấn cấn à?
Bài Nam Quốc Sơn Hà mình cũng thấy tùy bản dịch.
Hồi mình học là bản này:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
Do quen rồi nên khi đọc bản dịch khác sẽ thấy hơi sượng sượng, ví dụ như bản dịch của ông mà fen đang cmt.
 
Các tác phẩm được chọn để giới thiệu trong SGK toàn kinh điển, không nghi ngờ gì đó đều là những tác phẩm rất hay, đáng đọc.
Nhưng mà ngày xưa cách tôi bị bắt phải "cảm thụ" đống này nó hài hước lắm.
Ai đời Tam Quốc Diễn Nghĩa 120 chương hồi cắt ra 1 mẩu "hồi trống Cổ Thành" đọc rồi bắt học sinh hiểu Tam Quốc hay như nào, tình nghĩa huynh đệ keo sơn ra sao.
Truyện Kiều có 3200 câu thơ cắt ra vài câu "Kiều ở lầu Ngưng Bích" để cảm thụ số phận Kiều rồi bắt học thuộc phiên âm với dịch nghĩa đoạn trích đấy, wtf?
 
Chương trình Ngữ văn 12 có 2 bài thơ mình thích nhất đó là bài Vội vàng của Xuân Diệu và bài này. Có lẽ do thích thơ tự do hơn nên khi đọc bài này cảm thấy rất thích ở cái âm điệu của nó, sau này cũng nhờ bài thơ này mới tìm hiểu về Lorca cũng như chuyện Lorca và Dali (một họa sĩ mình rất thích). Người ta thích một bài thơ không phải riêng vì cái âm diệu hay gieo vần, mà là ở chỗ nó chạm được tới một góc nào đó trong tâm hồn. Vì vậy mà mình thích thơ tự do hơn, không gò bó, ràng buộc, không quy tắc khuôn mẫu, cứ để nó thuận theo những cảm xúc có khi đứt đoạn chẳng liền mạch. (đương nhiên là bỏ qua mấy cái phân tích áp đặt và sách vở của mấy bà cô).

Với Vội vàng thì có lẽ đó là đỉnh cao của Xuân Diệu. Sau này cái chất thơ đó nó cũng dần mất đi. Đây không phải tình trạng của riêng Xuân Diệu mà là của khá nhiều nhà thơ cùng thời, chỉ có sau này khi đã già họ mới tìm lại được chút chất thơ thời trẻ. Chắc là vì khi đó họ được làm thơ, chứ không phải làm nhiệm vụ.
thơ tự do thà viết mẹ thành đoạn văn cho xong, bày đặt thơ thẩn như cc
 
Hồi xưa học văn thích mấy bài thể thơ Đường luật của Đỗ Phủ, Lí Bạch kiểu

P/s : Sự thật là mấy bài này rất hay,
1000082943.jpg
đừng ai nói tôi cồ nâu nhé :confident:
1000082942.jpg
 
Các tác phẩm được chọn để giới thiệu trong SGK toàn kinh điển, không nghi ngờ gì đó đều là những tác phẩm rất hay, đáng đọc.
Nhưng mà ngày xưa cách tôi bị bắt phải "cảm thụ" đống này nó hài hước lắm.
Ai đời Tam Quốc Diễn Nghĩa 120 chương hồi cắt ra 1 mẩu "hồi trống Cổ Thành" đọc rồi bắt học sinh hiểu Tam Quốc hay như nào, tình nghĩa huynh đệ keo sơn ra sao.
Truyện Kiều có 3200 câu thơ cắt ra vài câu "Kiều ở lầu Ngưng Bích" để cảm thụ số phận Kiều rồi bắt học thuộc phiên âm với dịch nghĩa đoạn trích đấy, wtf?
Thím nhầm thì phải. Truyện Kiều nó full Nôm thì lấy đâu ra phiên âm
 
Back
Top