Bất lực vì lao động trẻ vào học việc đến khi thành thạo thì xin nghỉ việc

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Nhiều lao động trẻ chọn đại một công ty với mục đích học việc là chính, sau khi thành thạo thì xin nghỉ việc khiến người tuyển dụng tốn kém tiền bạc, thời gian.

Cả tháng nay, chị Lê Thị Huyền - trưởng phòng của một công ty vận chuyển tại quận Hoàng Mai, Hà Nội - vô cùng đau đầu vì thiếu nhân lực. Không phải do chưa tuyển được người mà là tuyển vào, đào tạo xong, nhân viên lại viết đơn xin nghỉ.

“Những tháng trước Tết và sau Tết, tôi phải ký đơn xin nghỉ cho 3 nhân viên. Điều đáng buồn là những nhân viên này vừa trải qua quá trình đào tạo cơ bản, đã sẵn sàng để bắt đầu làm việc thì lại xin nghỉ việc” - chị Huyền cho hay.

Qua tìm hiểu, chị Huyền được biết lý do chính các nhân viên mới xin nghỉ là về làm công ty khác cùng lĩnh vực có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Tuy nhiên, công ty đó chỉ nhận nhân viên có kinh nghiệm. Muốn có kinh nghiệm, ứng viên sẽ chọn các công ty như của chị Huyền vì khi tuyển dụng có hỗ trợ đào tạo.

Theo nữ trưởng phòng, phần lớn những lao động xin nghỉ sau đào tạo là lao động trẻ độ tuổi từ 21 - 28. Lứa tuổi này, theo chị, rất thích nhảy việc. Đối với họ, áp lực gia đình, cơm áo gạo tiền vẫn chưa nhiều, thậm chí không có, nên chưa cần sự ổn định.

Chia sẻ về những ảnh hưởng tiêu cực, thiệt hại khi lao động xin nghỉ sau đào tạo, chị Huyền cho biết, rất tốn công sức, thời gian và cả năng suất công việc. Bởi nữ trưởng phòng phải dành ra 2 tiếng/ngày để đào tạo, mài giũa nhân viên mới trong ít nhất 2 tháng. Điều này vô tình khiến hiệu quả công việc chung của chị cũng bị ảnh hưởng một phần.

Tình trạng nghỉ việc ngay sau khi đào tạo không chỉ diễn ra ở phân khúc lao động trí óc mà còn xuất hiện rất phổ biến ở cả lao động chân tay.

Anh Nguyễn Tiến Đông (30 tuổi) - nhân viên tuyển dụng một công ty may mặc ở Nam Định - cho biết, trong khu vực chỉ có công ty anh và một công ty khác hỗ trợ đào tạo công nhân mới để thu hút nhân lực. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để nhiều người lợi dụng với mục đích vào để học việc rồi nghỉ.

“Thông thường, công ty tôi sẽ đào tạo trong 1 - 2 tháng tùy năng lực từng người. 10 người vào đào tạo đến khi biết việc chỉ còn khoảng 6 người ở lại với công ty, 4 người còn lại xin nghỉ do thấy không phù hợp hoặc xin về công ty khác để làm” - anh Đông cho hay.

Anh Đông chia sẻ, công ty anh ở gần tỉnh Thái Bình, chỉ cách con sông Hồng đi phà 5 phút đến nơi. Ở bên đó, các công ty may mặc đều yêu cầu phải có tay nghề mới nhận nên rất nhiều lao động sang công ty anh Đông để học việc. Đến khi thành thạo, họ xin nghỉ về công ty ở quê nhà làm việc với lý do khác tỉnh, đi lại không tiện.

Mặc dù biết sẽ rất thiệt hại vì quá trình đào tạo phải cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thuê người giảng dạy nhưng công ty vẫn duy trì. Bởi chính sách đào tạo công nhân chưa có tay nghề vẫn là một cách hữu dụng để tuyển người.

Để giảm bớt thiệt hại cho công ty khi tuyển dụng, anh Đông đã trình ban lãnh đạo ty phương án sàng lọc kỹ với lao động vào học việc.

.....
 
Vậy là có nhiều bên đang đãi ngộ tốt hơn bên chị, vậy thì nâng đãi ngộ lên, vấn đề đâu phải tại tụi nhỏ, hay chị đào tạo mục đích để trả lương thấp hơn

Qua tìm hiểu, chị Huyền được biết lý do chính các nhân viên mới xin nghỉ là về làm công ty khác cùng lĩnh vực có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Tuy nhiên, công ty đó chỉ nhận nhân viên có kinh nghiệm. Muốn có kinh nghiệm, ứng viên sẽ chọn các công ty như của chị Huyền vì khi tuyển dụng có hỗ trợ đào tạo.
 
Vậy là có nhiều bên đang đãi ngộ tốt hơn bên chị, vậy thì nâng đãi ngộ lên, vấn đề đâu phải tại tụi nhỏ, hay chị đào tạo mục đích để trả lương thấp hơn

Qua tìm hiểu, chị Huyền được biết lý do chính các nhân viên mới xin nghỉ là về làm công ty khác cùng lĩnh vực có chế độ đãi ngộ tốt hơn. Tuy nhiên, công ty đó chỉ nhận nhân viên có kinh nghiệm. Muốn có kinh nghiệm, ứng viên sẽ chọn các công ty như của chị Huyền vì khi tuyển dụng có hỗ trợ đào tạo.
Đúng rồi. Đừng đào tạo nữa, tăng đãi ngộ là có nv trẻ nhảy vào xin làm ngay
 
Việc của mấy anh chị trong bài chả có gì ngạc nhiên cả. Nó hết sức bình thường đi, muốn tuyển được nhân lực ngon thì công ty phải top, còn công ty đãi ngộ lương thưởng không tốt thì sao có nhân lực ngon. Công ty hộ gia đình đãi ngộ, trả lương rẻ mạt thì sao yêu cầu trình độ nhân viên phải tầm những công ty top thế giới sao đc. Một ví dụ đơn giản là google singapore toàn tuyển người có kinh nghiệm đầy mình chứ hiếm khi nào tuyển sinh viên thực tập.
 
Có mấy cty nó tuyển fresh lương cao vãi shit ra, vào nó đào tạo trong 2 tháng luôn. Đến khi đc việc nó mới ở nó cống hiến cho.
 
Chuyện này bên ngành IT, ngân hàng nó diễn ra từ chục năm trước.
Thời 2014 tôi làm VIB, 1 anh chuyên viên cao cấp làm việc từ ngày ra trường tới 2014 là 9 năm, lương 21 triệu.
Thời 2018 tôi làm ACB, cậu em Back End làm từ ngày ra trường lương được 11 triệu sau 2 năm làm việc. Giữ chân kiểu gì khi bên ngoài trả từ 20-25 triệu?
Tăng lương không nhiều thì phải có đãi ngộ tốt, còn không thì chấp nhận tiếp tục tuyển đứa mới mà bóc lột thôi.
Mấy cái hợp đồng đào tạo cũng đừng hòng doạ, ký thoải mái nhé các anh. Cam kết 10 năm phạt 1 tỷ cũng được. Chả có ý nghĩa gì.
 
Chuyện này bên ngành IT, ngân hàng nó diễn ra từ chục năm trước.
Thời 2014 tôi làm VIB, 1 anh chuyên viên cao cấp làm việc từ ngày ra trường tới 2014 là 9 năm, lương 21 triệu.
Thời 2018 tôi làm ACB, cậu em Back End làm từ ngày ra trường lương được 11 triệu sau 2 năm làm việc. Giữ chân kiểu gì khi bên ngoài trả từ 20-25 triệu?
Tăng lương không nhiều thì phải có đãi ngộ tốt, còn không thì chấp nhận tiếp tục tuyển đứa mới mà bóc lột thôi.
Mấy cái hợp đồng đào tạo cũng đừng hòng doạ, ký thoải mái nhé các anh. Cam kết 10 năm phạt 1 tỷ cũng được. Chả có ý nghĩa gì.
mấy hợp đồng đào tạo sao lại không có ý nghĩa fen? có điều khoản phạt mà.
cty tôi HR nó cho ký cái NDA và NCA, với ng mới vào không ký là nó cũng ko tuyển luôn.
còn điều khoản phạt thì toàn là 2 năm lương.
:oh:
 
Chuyện này bên ngành IT, ngân hàng nó diễn ra từ chục năm trước.
Thời 2014 tôi làm VIB, 1 anh chuyên viên cao cấp làm việc từ ngày ra trường tới 2014 là 9 năm, lương 21 triệu.
Thời 2018 tôi làm ACB, cậu em Back End làm từ ngày ra trường lương được 11 triệu sau 2 năm làm việc. Giữ chân kiểu gì khi bên ngoài trả từ 20-25 triệu?
Tăng lương không nhiều thì phải có đãi ngộ tốt, còn không thì chấp nhận tiếp tục tuyển đứa mới mà bóc lột thôi.
Mấy cái hợp đồng đào tạo cũng đừng hòng doạ, ký thoải mái nhé các anh. Cam kết 10 năm phạt 1 tỷ cũng được. Chả có ý nghĩa gì.

Đm lương dev IT ở bank khá thấp so với mấy cty chuyên IT. Được cái IT bank dễ chăn múi mít và ổn định hơn, chỉ cần IT held desk thôi cũng đủ khối e rụng trứng rồi. = ))

- Thực ra ngoài lương và đãi ngộ ra thì còn 1 cái nữa khiến nta chuyển việc mà ít ai nhắc đến : Sếp dốt nát. Mấy cty kiểu nhân viên làm vài tháng nghỉ thường là có sếp vừa dốt vừa hãm lol, kiểu người nhà tụi nó đưa bừa lên.
 
Ở lại cống hiến rồi công ty coi như người nhà, xong lúc già nó tống cổ người nhà ra đường chăng???
 
Thế không biết gài điều khoản thử việc xong phải làm trong thời gian bao nhiêu lâu đó à?
 
Back
Top