thảo luận Bếp từ Electrolux lại tiếp tục hư. Vẫn là do điện áp cao (230V) hay là thật sự chất lương bếp quá kém?

Lioa mà dùng cho nhà 2 máy bơm nước, 1 tivi, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt, 1 nồi chiên không dầu, 1 ấm siêu tốc thì nên dùng loại nào á bác? Nhà em ông cụ đang hỏi em loại nào để cụ đi mua, ở quê điện yếu kinh khủng, cụ bảo còn 150-160v như bác nói là thường bác ạ.
biến áp cách ly: Cái này là sao nữa ạ?
Bác tính tổng công suất rồi mua dư ra 20-30%
 
Mạch mấy cái bếp từ, máy giặt có nên phủ keo chống ẩm không nhỉ? Khí hậu miền Bắc vào mùa nồm đúng là tàn sát mạch điện tử
Bếp từ, máy giặt mình tháo ra rồi không có.
Nhớ ngày xưa cái bo máy giặt tháo ra nó đổ lớp keo chống ẩm phủ kín linh kiện, muốn thay thế linh kiện phải cạy keo rất vất vả giờ thì trơ trụi bình thường như các mạch khác. Nhà sản xuất giờ giảm giá thành và cũng làm cho nhanh hỏng để bán đồ mới.
 
Lioa mà dùng cho nhà 2 máy bơm nước, 1 tivi, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt, 1 nồi chiên không dầu, 1 ấm siêu tốc thì nên dùng loại nào á bác? Nhà em ông cụ đang hỏi em loại nào để cụ đi mua, ở quê điện yếu kinh khủng, cụ bảo còn 150-160v như bác nói là thường bác ạ.
biến áp cách ly: Cái này là sao nữa ạ?
Có điều kiện thì chơi 10kva và dải điện áp 90-250v đi bác, biến áp cách ly dành cho mấy bác chơi âm thanh hifi là chính, vì dòng điện rất sạch không bị can nhiễu từ các thiết bị bên ngoài và đặc biệt thằng này cực kỳ an toàn không bao giờ lo bị giật (trừ trường hợp bác nào lè lưỡi liếm cả 2 pha nhá :LOL: )
 
Bếp từ, máy giặt mình tháo ra rồi không có.
Nhớ ngày xưa cái bo máy giặt tháo ra nó đổ lớp keo chống ẩm phủ kín linh kiện, muốn thay thế linh kiện phải cạy keo rất vất vả giờ thì trơ trụi bình thường như các mạch khác. Nhà sản xuất giờ giảm giá thành và cũng làm cho nhanh hỏng để bán đồ mới.
Keo epoxy mới ngại chứ keo silicon cạy nó ra cả mảng mà bác, mà công nhận linh kiện giờ kém thật, chân linh kiện toàn bằng sắt mạ điển hình là mấy bố XamXung (trước bằng đồng đỏ) gặp trời nồm ẩm là một thời gian sau đứt hết chân linh kiện, bác nào có điều kiện thì nên phủ chống ẩm mạch bằg CRC 70 hoặc keo 705 là ok nhất
 
lại nói Electrolux, đợt đó mua con giặt lồng ngang của hãng này, xong hư lên hư xuống, báo lỗi ầm ầm
Từ ngày pass được máy đi mua toshiba về thấy êm ái hẳn. Từ đó cạch đồ Electrolux ra
 
ĐỒ ELEXTROLUX NỔI TIẾNG CÙI TỪ XƯA RỒI MÀ NHIỀU NG VẪN ĐÂM ĐẦU VÀO MUA THẾ NHỈ, ĐÚNG LÀ BÁO CHÍ PR MẠNH THIỆT
 
Hôm nay bên Electrolux đã qua thay board mới. Nhìn sơ qua thấy board có vẻ cũng lởm, không được xịn
t1nBM6b.jpeg


via theNEXTvoz for iPhone
 
em không rõ xịn hơn hay không mà hư hoài. Thằng kỹ thuật thì cứ đổ thừa do nhà anh điện 230V nên làm board Nhanh hư
Đồ điện tử 1 là điện lên cao quá cháy. 2 là điện yếu quá chạy lâu cố quá mới quá cố. Nên fen xem lại xem có bị sụt áp nghiêm trọng không nha. Nhất là fen kể nhà sài nhiều thiết bị, đôi khi dây yếu tải không đủ, làm khi mở thêm bếp điện nó sụt áp - mấy thằng kia nó chịu được do tuy tải cao nhưng không phải chạy cao thường xuyên, còn bếp tải cao lại thường xuyên nên dễ die hơn.
 
Ngoài ra để bền đừng bao giờ chạy full công suất liên tục. Bếp từ thông thường có 8 hay 10 mức công suất thì mình chỉ chạy ở tầm 60-70% thôi thì nó rất bền còn full hết mức + hết bếp thì nhanh hỏng hơn nhiều so với dùng an toàn non tải.
Ví dụ bếp nhà mình có 8 mức công suất + 2 bếp thì mặc công suất lớn nhất là 5.4KW mình giảm công suất tổng xuống 4.8KW cũng như khi dùng ít khi qua mức 6. Mặc định khi bật nó ở mức 4/8 là đủ để nấu rồi tăng lên thì chỉ mức 6 là tối đa còn mức 8 nó mạnh kinh khủng nấu nhiều khi không kịp nhưng như thế là hại bếp vì linh kiện sẽ gồng hết mức để sử dụng cũng như điện áp của nhà mình đã cao hơn mức điện áp khuyến nghị là 235v/200v rồi (bếp Nhật điện 200v).
 
board này xịn hơn khối thằng rồi ấy bác
Keo epoxy mới ngại chứ keo silicon cạy nó ra cả mảng mà bác, mà công nhận linh kiện giờ kém thật, chân linh kiện toàn bằng sắt mạ điển hình là mấy bố XamXung (trước bằng đồng đỏ) gặp trời nồm ẩm là một thời gian sau đứt hết chân linh kiện, bác nào có điều kiện thì nên phủ chống ẩm mạch bằg CRC 70 hoặc keo 705 là ok nhất
Ngoài ra để bền đừng bao giờ chạy full công suất liên tục. Bếp từ thông thường có 8 hay 10 mức công suất thì mình chỉ chạy ở tầm 60-70% thôi thì nó rất bền còn full hếư thế là hại bếp vì linh kiện sẽ gồng hết mức để sử dụng cũng như điện áp của nhà mình đã cao hơn mức điện áp khuyến nghị là 235v/200v rồi (bếp Nhật điện 200v).
có bác nào thay bạc đạn-vòng bi cho máy giặt với cục nóng điều hòa chưa nhỉ?
thấy quay 1 thời gian là bạc đạn-vòng bi nó gỉ sét hết quay nặng máy quá mà không biết có thợ nào nhận thay mấy cái này ko
 
Ngoài ra để bền đừng bao giờ chạy full công suất liên tục. Bếp từ thông thường có 8 hay 10 mức công suất thì mình chỉ chạy ở tầm 60-70% thôi thì nó rất bền còn full hết mức + hết bếp thì nhanh hỏng hơn nhiều so với dùng an toàn non tải.
Ví dụ bếp nhà mình có 8 mức công suất + 2 bếp thì mặc công suất lớn nhất là 5.4KW mình giảm công suất tổng xuống 4.8KW cũng như khi dùng ít khi qua mức 6. Mặc định khi bật nó ở mức 4/8 là đủ để nấu rồi tăng lên thì chỉ mức 6 là tối đa còn mức 8 nó mạnh kinh khủng nấu nhiều khi không kịp nhưng như thế là hại bếp vì linh kiện sẽ gồng hết mức để sử dụng cũng như điện áp của nhà mình đã cao hơn mức điện áp khuyến nghị là 235v/200v rồi (bếp Nhật điện 200v).
Với om nhiệt nếu để bếp âm nữa nhé
Mình đang chưa biết xử lý thế nào với cái tủ bếp kín, bếp âm nấu lâu mỗi lần mở cửa cánh tủ dưới bếp là nóng hầm hập - cánh tủ nó còn 1 khúc nữa mới lên tới mặt bếp thì nhiệt lượng ngay cái bếp từ nó cứ luẩn quẩn ở đó rồi
Chắc ko phải tự nhiên mà bếp nội địa nhật nó làm cái thoát nhiệt luôn lên mặt bếp
 
Với om nhiệt nếu để bếp âm nữa nhé
Mình đang chưa biết xử lý thế nào với cái tủ bếp kín, bếp âm nấu lâu mỗi lần mở cửa cánh tủ dưới bếp là nóng hầm hập - cánh tủ nó còn 1 khúc nữa mới lên tới mặt bếp thì nhiệt lượng ngay cái bếp từ nó cứ luẩn quẩn ở đó rồi
Chắc ko phải tự nhiên mà bếp nội địa nhật nó làm cái thoát nhiệt luôn lên mặt bếp
Cái bếp âm của nó thoát nhiệt xuống dưới, cái đó không sai vì thoát xuống dưới bên trên rất đẹp liền mạch tấm kính, cái sai là người tiêu dùng không thiết kế ống dẫn nhiệt để thoát nhiệt ra. Ngày trước khi thiết kế tủ bếp tôi đã định thiết kế đường ống thoát nhiệt đó để ra ngoài qua quạt hút nhỏ nhưng sau khi mua bếp từ Nhật thấy có ống thoát nhiệt linh kiện, lò nướng hướng lên trên nên bỏ chứ nếu dùng bếp âm của Châu Âu phải thiết kế hệ thống ống thông khí dưới gầm để thoát ra thì bếp sẽ bền hơn không bị om nhiệt linh kiện. Giờ bếp thiết kế kiểu đó khi quạt hút gió đẩy gió nóng giải nhiệt linh kiện xuống dưới, dưới lại kín mít như bưng thì nhiệt giải ra lại hút lại tuần hoàn không giải nhiệt tốt được.
 
Cái bếp âm của nó thoát nhiệt xuống dưới, cái đó không sai vì thoát xuống dưới bên trên rất đẹp liền mạch tấm kính, cái sai là người tiêu dùng không thiết kế ống dẫn nhiệt để thoát nhiệt ra. Ngày trước khi thiết kế tủ bếp tôi đã định thiết kế đường ống thoát nhiệt đó để ra ngoài qua quạt hút nhỏ nhưng sau khi mua bếp từ Nhật thấy có ống thoát nhiệt linh kiện, lò nướng hướng lên trên nên bỏ chứ nếu dùng bếp âm của Châu Âu phải thiết kế hệ thống ống thông khí dưới gầm để thoát ra thì bếp sẽ bền hơn không bị om nhiệt linh kiện. Giờ bếp thiết kế kiểu đó khi quạt hút gió đẩy gió nóng giải nhiệt linh kiện xuống dưới, dưới lại kín mít như bưng thì nhiệt giải ra lại hút lại tuần hoàn không giải nhiệt tốt được.
Chung cư nó làm sẵn tủ bếp rồi, em phải khoét vài lỗ tròn thông các ngăn rồi thông ra mặt sau luôn rồi, nhưng không thể thoát sát mặt đá được nên cỡ nào vẫn bị om nhiệt
Đang phải tính phương án xem xài quạt sò hút để bơm gió sát mặt đá ra ngoài mà khó thao tác quá :v với con bếp Goldsun j đó mua có 2tr mà xài trộm vía chứ trâu chó lắm
 
Có thể khoét lỗ để nó thông các khoang với nhau và đẩy ra khoang chậu rửa, khoang chậu rửa rộng nhất và chỗ đó ẩm nếu có hơi nóng thổi đến đó cũng rất tốt làm cho khoang có chậ rửa khô ráo. Bạn có thể lắp cái quạt nhỏ 12v vài wat để đẩy gió hoặc hút gió từ mặt dưới của bếp.
Hoàn chỉnh nhất là làm ống dẫn gió dùng ống nước phi 27-32 đẩy thẳng từ khoang chậu rửa đến khu vực thoát gió của bếp.
 
Back
Top