Boeing tìm tương lai mới hậu cải tổ

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Ngày 25-3, giám đốc điều hành (CEO), chủ tịch hội đồng quản trị và lãnh đạo mảng máy bay thương mại của Tập đoàn Boeing đã cùng tuyên bố sẽ rời vị trí, báo hiệu đợt xáo trộn nhân sự sẽ làm thay đổi tương lai của nhà sản xuất máy bay này.

1711513485420.png

Sự ra đi của CEO Dave Calhoun được kỳ vọng sẽ mở ra một giai đoạn khác tích cực hơn cho Boeing - Ảnh: Reuters

Ba thay đổi trên là hệ quả trực tiếp từ chuỗi sự cố kỹ thuật đã xảy ra với các máy bay Boeing từ đầu năm đến nay. Các sự cố đã đẩy Boeing vào cuộc khủng hoảng chưa từng có và cần một dàn lãnh đạo mới để chèo lái qua sóng gió.

Thời điểm bước ngoặt

Theo tuyên bố của Boeing, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Larry Kellner sẽ không ứng cử trong đại hội cổ đông diễn ra vào tháng 5. Ông Steve Mollenkopf, cựu CEO Tập đoàn bán dẫn Qualcomm, sẽ tạm thay ông Kellner.

Chủ tịch kiêm CEO Boeing Commercial Airlines (nhánh sản xuất máy bay thương mại của Boeing) Stan Deal cũng rời ghế ngay lập tức và người thay thế là bà Stephanie Pope, giám đốc vận hành tập đoàn (COO).

Sự ra đi đáng chú ý nhất là của CEO tập đoàn Dave Calhoun. Ông Calhoun sẽ không rời đi ngay mà ở lại đến cuối năm để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ.

Tuyên bố trên đánh dấu thời điểm "hoàng hôn" của Boeing dưới thời ông Calhoun - giai đoạn tập đoàn này thua nhiều hơn thắng.

Ông Calhoun quay lại làm CEO Boeing vào tháng 1-2020 nhằm đưa tập đoàn này thoát khỏi khủng hoảng sau hai vụ rơi máy bay 737-MAX liên tiếp vào tháng 10-2018 và tháng 3-2019.

Trong hơn bốn năm dưới quyền ông Calhoun, giá trị thị trường của Boeing đã giảm đến 40%, từ 183,37 tỉ USD (tháng 1-2020) xuống còn 116,78 tỉ USD (tháng 3-2024). Chỉ tính riêng từ tháng 1-2024 đến nay, giá trị tập đoàn này đã bốc hơi 24%.

Không chỉ thua thiệt về kinh tế, Boeing tiếp tục hụt hơi trong cuộc đua sản lượng máy bay với đối thủ chính Airbus.

Những lùm xùm liên tục liên quan đến chất lượng máy bay của họ còn làm xói mòn niềm tin của các cơ quan quản lý hàng không, hãng bay và hành khách.

Quyết định cho ba lãnh đạo cao cấp nghỉ việc của Boeing nhận được sự đón nhận tích cực từ giới chuyên gia và các đối tác. Ông Richard Aboulafia, chuyên gia phân tích kỳ cựu về hàng không tại đơn vị tư vấn AeroDynamic, khẳng định đây là "khoảnh khắc bước ngoặt trong lịch sử Boeing".

Ông Aboulafia nhận xét: "Tôi thấy được những cơ hội to lớn ở đây. Việc cho ba nhân vật chủ chốt nghỉ việc chỉ trong một ngày mở ra rất nhiều tiềm năng cho cả tập đoàn và lực lượng lạo động. Tất cả những gì còn thiếu là một người lãnh đạo thực thụ với kiến thức uyên bác về ngành hàng không".

Trong nhiều năm qua, giới lãnh đạo của Boeing đã liên tục bị chỉ trích vì xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc hại.

Ông Calhoun và các cộng sự đã rất chú tâm vào việc đạt các mục tiêu về sản lượng máy bay và tăng giá cổ phiếu của tập đoàn, nhưng họ lại thờ ơ với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Trong lần thanh tra nhà máy sản xuất Boeing 737 ở TP Seattle (bang Washington) gần đây, Cục hàng không liên bang Mỹ đã chấm điểm rớt cho Boeing trong hơn 30 hạng mục tiêu chuẩn sản xuất.

1711513501666.png

Nguồn: Companies Market Cap, Boeing, Airbus - Dữ liệu: NGỌC ĐỨC - Đồ họa: T.ĐẠT

Những gì Boeing cần làm

Hành trình sửa sai của Boeing sẽ còn dài. Trước tiên, theo ông Aboulafia, mọi chuyện phụ thuộc rất nhiều vào việc ai sẽ thay ông Calhoun.

Bà Pope, ngôi sao đang lên trong nội bộ Boeing, được đánh giá là ứng viên sáng giá. Ông Patrick Shanahan, cựu lãnh đạo cấp cao của Boeing kiêm cựu quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cũng là "lựa chọn tốt".

Ngoài việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp, dự kiến, dàn lãnh đạo mới sẽ phải vượt qua một loạt thách thức, bao gồm cuộc điều tra hình sự của Bộ Tư pháp Mỹ về sự cố máy bay "thủng thân" hôm 5-1, tình hình tài chính bết bát, mất thị phần vào tay Airbus... Quan trọng nhất, Boeing phải lấy lại được niềm tin từ các hãng bay và hành khách.

Một trong những động thái rõ nhất cho quyết tâm cải thiện chất lượng máy bay của Boeing là việc họ bắt đầu đàm phán mua lại Spirit AeroSystems - đơn vị gia công thân máy bay và nhiều bộ phận khác cho Boeing.

Chính những lỗi của Spirit đã đẩy Boeing vào các rắc rối hiện nay. Về lý thuyết, việc mua lại công ty này sẽ giúp Boeing tăng quyền kiểm soát với công đoạn sản xuất những bộ phận quan trọng.

...........................
 
Sơn mẹ cái cờ 7 màu hay BLM lên máy bay xem thằng nào dám chửi, nếu thằng nào chửi cho FBI gán vào khủng bố nội địa rồi dớp nó

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top