HN cần thanh lý Grand Seiko thế hệ thứ 2 - 57GS- 5722A

oriole189

Junior Member
Chiếc đồng hồ grand seiko mà em muốn thanh lý là chiếc grand seiko trung kỳ với máy 5722A, tình trạng hoàn hảo, được sản xuất bởi nhà máy Suwa-Seikosha của seiko;
Máy: 5722A 35 jewels, hacking stop, calendar, lên cót bằng tay ,Chống nước 50m,Kính mica cong, đáy medal sử tử bằng vàng tình trạng hoàn hảo, máy hoạt động tốt, mọi thứ nguyên bản, chưa spa sửa chữa.
Giá mong muốn là 3x triệu, x bé ạ, thiện chí bán, giá cả có thể thương lượng
các cụ có nhu cầu liên hệ em theo sdt 0943483567.

Em xin giới thiệu qua về các dòng của Grand seiko thế hệ thứ 2 này:
57GS được Seiko tung ra thị trường vào tháng 3-1964 (4 năm sau GS1st), được biết đến như là GS thế hệ 2 và thường được viết tắt là 2nd GS hoặc 57GS.
So với GS thế hệ thứ nhất thì 57GS vẫn sử dụng máy lên cót bằng tay nhưng được trang bị thêm lịch ngày và số lượng đá chống sốc tăng từ 25 lên 35 viên. 10 viên đá này được dùng cho bộ lịch. Việc rút ty núm được thay đổi từ dạng ốc vặn sang dạng nút nhấn mà hầu hết đồng hồ Seiko sau đó đều sử dụng. Còn lại, tổng thể bề ngoài thì máy khá giống với GS1st.Về máy, 57GS có 3 loại. Loại tiền kỳ (nắp đáy 43999) là cal.430 (5 beats – 18.000 dao động/giờ), trung kỳ (nắp đáy 5722-9990) là cal.5722A (5 beats - 18.000 dao động/giờ) và hậu kỳ (nắp đáy 5722-9990, 9991, 9010, 9011, 9000, 9001) là cal.5722B (5,5 beats, 19.800 dao động/giờ). Cal.430 và cal.5722A có kết cấu máy hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở mã số cal in trên máy và nắp đáy.

57GS tiền kỳ và trung kỳ nắp đáy gắn medal sư tử. Còn 57GS hậu kỳ nắp đáy có số 0 ở cuối là medal sư tử, số 1 ở cuối là medal GS. Ngoài ra, 57GS có một vài phiên bản đặc biệt được đặt riêng bởi công ty điện tử Shibaura, công ty Toshiba… làm quà tặng cho nhân viên gắn bó lâu năm. Những phiên bản này có nắp đáy mã số riêng là 5722-9970.
Về mặt số, 57GS tiền kỳ sử dụng cal.430, phía trên vị trí 6h có in ký hiệu SD (hình mặt trời, sản xuất trong khoảng 8-1963 đến 2-1964) hoặc AD (hình tam giác, sản xuất trong khoảng 3-1964 đến 4-1965), phía dưới cọc số 6h in dòng chữ MADE IN JAPAN, mã hiệu mặt số GSS14H380-SD hoặc 43999T0. Với 57GS sử dụng cal.5722A, phía trên vị trí 6h không có ký hiệu SD hay AD, phía dưới cọc số 6h in dòng chữ JAPAN và mã hiệu mặt số 5722-9990TAD. Ngoài những sai khác nhỏ như trên thì tổng thể 2 loại này giống nhau.
Phiên bản hậu kỳ của 57GS thì có nhiều sự thay đổi lớn. Đầu tiên phải kể đến là máy được nâng cấp từ 5 beats lên 5,5 beats. Cần tinh chỉnh nhanh chậm dạng con nòng nọc ở tiền kỳ được chuyển sang dạng nút vặn. Trên máy dòng chữ khắc GRAND SEIKO CHRONOMETER được bỏ đi. Mặt số cũng được thiết kế khác khá nhiều, dòng chữ GRAND SEIKO dạng viết hoa cách điệu được thay thế bằng dạng viết hoa thông thường, cụm chữ 35 JEWELS bị lược bỏ chỉ còn chữ DIASHOCK. Thêm vào đó chữ CHRONOMETER dưới logo SEIKO cũng không còn và được thay thế bởi logo GS phía trên vị trí 6h. Sở dĩ dòng chữ Chronometer không được sử dụng từ phiên bản hậu kỳ là do phát sinh vấn đề bản quyền trong việc sử dụng ký hiệu Chronometer. Và thời điểm đó Seiko cũng muốn nhấn mạnh vào tiêu chuẩn GS nội bộ của mình còn cao hơn tiêu chuẩn Chronometer của Thụy Sĩ. Cỗ máy 5722B thì lại tồn tại 2 loại, 5722B được sản xuất trong những năm cuối có khắc thêm chữ JAPAN trên máy và bộ phận đỡ bánh xe số 3 có lỗ trống.
Thời điểm 57GS được tung ra thị trường, Seiko nhấn mạnh vào 2 điểm chính là Phẩm Cách và Thực Dụng. Vì thế tính năng chống thấm nước được nâng cấp lên 50m (cao nhất trong các dòng đồng hồ Seiko thời đó). Để đạt tiêu chuẩn này thì 57GS được trang bị nắp vặn với gioăng cao su bên trong. Núm được khắc chữ W SEIKO (W có lẽ là viết tắt của waterproof).
Điểm cuốn hút rất lớn của 57GS tiền, trung kỳ chính là nắp đáy được gắn medal sư tử vàng. So với GS1st thì medal sư tử trên 57GS to hơn. Medal zin tồn tại 2 loại. Loại thứ nhất với chữ SEIKO to, chân sư tử cũng to - cong hơn. Loại thứ 2 chữ SEIKO mảnh hơn, chân sư tử nhỏ thẳng hơn. Bố cục 4 ngôi sao phía trên medal cũng hơi khác một chút mà nếu không nhìn kỹ thì ít người nhận ra. Ở 57GS hậu kỳ sản xuất từ sau tháng 12-1966, medal sư tử được thay thế bởi medal GS. Tuy nhiên vẫn tồn tại medal sư tử ở những chiếc hậu kỳ (nắp đáy có số 0 ở cuối) được sản xuất từ tháng 6 đến tháng 11-1966 (medal tồn kho chăng?).
Về chất liệu vỏ, 57GS tiền trung kỳ (cal.430, 5722A) thì chỉ có 1 loại là inox. Đến 57GS hậu kỳ (cal.5722B) có 3 loại vỏ là inox (5722-9990, 9991), bọc vàng (cap gold, 5722-9010, 9011) và vàng 18K (5722-9000, 9001).
Về số lượng sản xuất, so với GS1st được Seiko bán ra thị trường khoảng 36.000 chiếc, thì 57GS có số lượng khoảng 81.000 chiếc. Nếu xét về giá thành cao và việc chỉ lưu hành nội địa tại Nhật thì có thể thấy được mức độ “hot” của dòng 57GS sau khi được tạo bước đệm bởi người anh của mình là GS1st. Trong khoảng 81.000 chiếc 57GS thì không biết có bao nhiêu chiếc đang có mặt tại Việt Nam nhỉ?

IMG_3698.jpeg
IMG_0620.jpeg
IMG_0622.jpeg
IMG_0621.jpeg
 
chiếu seiko lord marvel bản chữ khắc lõm trên dial
 

Attachments

  • EDCCD213-E4CB-4FA2-AD66-6CDB33520313_1_105_c.jpeg
    EDCCD213-E4CB-4FA2-AD66-6CDB33520313_1_105_c.jpeg
    527.5 KB · Views: 118
Back
Top