[Cần tư vấn] Bơm nước vào túi nilon chèn mái tôn chống bão

Làm thêm bước này để chống trượt nhé.
Lấy dây cột nối các bịch nước lại với nhau nữa. Cột chỗ miệng bọc ấy. Nối với nhau liền lại thành vòng tròn kín. Bên trong vòng tròn còn nối thêm chéo qua chéo lại nữa. Nãy đọc báo có thấy hình một nhà người dân đang làm như vậy.
 
Theo nguyên lý Bernoulli thì gió càng mạnh nó càng ép sát mái tôn xuống, cho nên chỉ cần nhà kín và chắc chắn thì không vấn đề gì. Nhưng bão cấp 12 thì mái tôn quên đi
 
Tôn bị bay do gió lùa vào hất dưới hất lên. Loại bỏ những yếu tố gây gió lùa là chống bay mái tôn ngay.
Nhà bị bay mái là do cửa bị tung ra gió thổi vào và chỗ nào yếu nhất là gió nó thoát ra, yếu nhất là mái tôn nên hất cả mái tôn lên trời.
Nhà mái tôn nhưng không mái che ngoài không lớn, cửa giả gia cô chặt không cho gió lùa vào thì yên tâm chỉ có đổ nhà chứ mái tôn không bốc được đâu.
Mái tôn dưới không có tường hay tường hở thì chắc chắn rằng sau bão kiếm thợ làm mái về lợp lại chứ dùng phương thức đè mái tôn không ăn thua với gió bão.
Cái fen nghĩ gió lùa thật ra là sự chênh lệch áp suất đấy, nếu gió mặt trên thổi với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với bề mặt dưới thì sẽ tự xuất hiện lực nâng nâng tấm tôn lên thôi. Cái này có học trong vật lý phổ thông rồi.
Nhiều người nghĩ là úm cho chặt phía trong nhà còn trên mái thì khỏi, gió sẽ không lùa làm bay mái, nhưng mà như thế càng làm cho chênh lệch áp suất 2 bề mặt càng lớn, tấm tôn càng dễ bay, cứ tưởng tượng như cái cánh máy bay vậy, tấm tôn mỏng dính nhằm nhò gì.
Tốt nhất là gia cố, nếu thấy sợ thì tạm lánh đi nơi kiên cố thôi đừng cố thủ rất nguy hiểm
 
ZBtnCkk.png
thím dỡ hết nhà đi, bảo xong r dựng lại, không lo bay mất hay sập hay bay mái tôn.
Đùa cái gì thằng dalit
26.gif
 
Theo nguyên lý Bernoulli thì gió càng mạnh nó càng ép sát mái tôn xuống, cho nên chỉ cần nhà kín và chắc chắn thì không vấn đề gì. Nhưng bão cấp 12 thì mái tôn quên đi
Fen dẫn nguyên lí bernoulli là đúng, nhưng diễn giải sai, phương trình cơ bản bernoulli cho chất lưu (chỉ ví dụ thôi vì không khí nén được, khác với nước)
v^2/2 + gh + p/q = hằng số
Trong đó
v là vận tốc gió
gh xem là áp lực theo độ cao
p là áp suất tác động lên mái
q là khối lượng riêng không khí
Bỏ qua yếu tố gh vì độ cao không ảnh hưởng nhiều, ta có
v^2/2 + p/q = hằng số
Dễ thấy q cũng là hằng số, nên nếu v tăng thì p sẽ giảm. Nói thông thường thì áp suất không khí tác động lên mái sẽ tỉ lệ nghịch với bình phương của vận tốc gió. Dễ thấy nếu áp suất trên nóc giảm nhiều thì tự động áp suất trong phòng sẽ đẩy lên thôi, kết quả là bay nóc.
 
cát khối nó nặng hơn nước gấp rưỡi còn bay nữa là
qZV215Z.png

Fen nên kiếm cát đá chèn lên nóc ấy... chứ nước thế này thì toang
Em ở Quảng Nam, mai bão vào rồi, nhà chỉ còn mỗi e là sức trẻ. Em tính chèn mái tôn bằng cách bơm nước vào túi nilong, bên ngoài thì được bọc bằng bao gạo. Các thím thấy có vấn đề gì không ạ. Em đang thắc mắc liệu nó có bị trượt k.

rjFbIBBXF1DPCvtQdAfZhwbWej3t5usqMKPzdcsU.jpeg
 
*CẢNH BÁO: Mọi sự chằng chống, gia cố nhà cửa của các căn nhà cấp 4 yếu kém lúc này đều trở nên vô nghĩa. Vì bão đi rất nhanh, thời gian chuẩn bị lúc này là không thể kịp. Vì thế hãy sơ tán trước khi quá muộn.
Nguồn: Trung Tâm Cảnh Báo Thiên Tai Quốc Gia

Coi té gấp đi bác
 
Hoặc là bịt kín mít xung quanh, hoặc là để thông bốn bè gió thông thẳng thì kbh bốc đi đc. Tôn hiên lại càng k bị bốc
 
cảm ơn các thím đã tư vấn, nhà e đã thành công vượt qua cơn bão số 9. Và chuẩn bị tinh thần cho đợt bão số 10, và nhắm tới cơn bão số 11, đậu má :cry: :cry: :cry: :cry:
 
Last edited:
Mái hiên thì tháo ra là thượng sách, và an toàn nữa, chứ ba cái túi đó chả ăn nhầm gì đâu. Cầm cây bắn vít lên chừng 2g là xong nhỉ?
Chúc bác may mắn :(
 
Mái hiên thì tháo ra là thượng sách, và an toàn nữa, chứ ba cái túi đó chả ăn nhầm gì đâu. Cầm cây bắn vít lên chừng 2g là xong nhỉ?
Chúc bác may mắn :(
Mái hiên theo tư vấn thì e đã k cần chèn luôn, e chỉ chèn bao nước ở mái nhà thôi. Combo bao nilong + bao gạo là best.
 
Back
Top