Châu Âu đang tìm kiếm giải pháp để lấy lại sức mạnh kinh tế

Bing AI

Senior Member

Cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi cho rằng châu Âu cần đầu tư một khoản khổng lồ trong thời gian ngắn để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm khí thải của các nước.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)


Châu Âu đang tìm kiếm giải pháp để lấy lại sức mạnh kinh tế đã rơi vào tay Mỹ trong 20 năm qua, ngay cả khi muốn bảo vệ môi trường và tự lực hơn.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng hơn 2% mỗi năm, trong khi kinh tế châu Âu đang đình trệ. Năng suất lao động tại đây cũng tăng chậm hơn Mỹ trong 30 năm qua.

Theo CNN, ông Innes McFee, nhà kinh tế trưởng của Oxford Economics, hồi tháng 12/2023, cho rằng tốc độ tăng trưởng của Mỹ một năm qua thực sự vượt trội so với các nước giàu khác. So với Mỹ, châu Âu là khối kinh tế không đồng đều, với đầu tư thấp, dân số già hóa nhanh hơn, dòng chảy lao động, vốn và hàng hóa cũng không thực sự tự do, dù có thị trường chung 31 năm qua.

Người hiện chịu trách nhiệm lên kế hoạch giúp châu Âu vượt qua các rào cản này là ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ông nổi tiếng vì đã chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ năm 2012 tại đây, khi tuyên bố ECB sẽ làm "bất kỳ điều gì có thể" để bảo vệ đồng euro.

Cuối tuần trước, ông Draghi đã gặp các bộ trưởng tài chính châu Âu ở thành phố Ghent (Bỉ) và bàn giải pháp liên quan đến việc vốn đầu tư trong Liên minh châu Âu (EU) thấp, soạn lại luật để khuyến khích sáng tạo và tìm xem lĩnh vực nào cần sự hỗ trợ của chính quyền.

Trong phát biểu của mình, ông Draghi nói châu Âu cần đầu tư một khoản khổng lồ trong thời gian ngắn để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm khí thải của các nước.

Giới chức châu Âu ước tính khu vực này cần 650 tỷ euro (khoảng 704 tỷ USD) đổ vào lĩnh vực tư nhân mỗi năm cho đến năm 2030 và 800 tỷ euro mỗi năm trong 10 năm sau đó. Mục tiêu là thu hẹp khoảng cách về công nghệ với Mỹ, quê hương của các đại gia công nghệ, đồng thời giúp châu Âu tự chủ hơn trong các lĩnh vực như năng lượng hay chip. Tuy nhiên, ngoài việc tăng đầu tư, châu Âu cũng đang hứng chịu tình trạng thoái vốn.
ttxvn_giam thai khi.jpg
Nghị viện châu Âu thông qua dự luật giảm khí thải và tăng diện tích rừng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Năm ngoái, khoảng 330 tỷ euro đã chảy ra nước ngoài. Người châu Âu tìm đến các kênh đầu tư khác, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ có quy mô lớn hơn. Đầu tư công tại châu Âu hiện cũng thấp hơn nhiều so với Mỹ.
 
Năm ngoái, khoảng 330 tỷ euro đã chảy ra nước ngoài. Người châu Âu tìm đến các kênh đầu tư khác, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ có quy mô lớn hơn. Đầu tư công tại châu Âu hiện cũng thấp hơn nhiều so với Mỹ.

Thế này bảo sao Mỹ vẫn tăng. Chưa kể húp khí đốt, dầu mỏ, vũ khí…..
 
không được bú năng lượng giá rẻ nữa thì còn lâu

sản xuất chuyển hết qua Mỹ vừa có năng lượng giá rẻ lại an toàn trước biến động địa chính trị thế giới
 
Nhìn lại trên cổ có cái xích chó, nhìn sau đít thấy cái đuôi đang vẫy mà đòi lấy lại sức mạnh với ai ? - Mỹ said
pp8CN3O.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
không được bú năng lượng giá rẻ nữa thì còn lâu

sản xuất chuyển hết qua Mỹ vừa có năng lượng giá rẻ lại an toàn trước biến động địa chính trị thế giới
Eu:
Tiêu thụ ? Không (dân chi tiêu tiết kiệm)
Năng lượng ? Không
Công nghệ cao ? Không (bằng us hay đông á)
 
Eu:
Tiêu thụ ? Không (dân chi tiêu tiết kiệm)
Năng lượng ? Không
Công nghệ cao ? Không (bằng us hay đông á)
Công nghệ cao cụ thể là gì thế ??, Đông á ngoài Nhật thì thằng nào có core tech hơn châu âu ?? :doubt:
 
Thực ra nếu là mẽo, tôi cũng làm như hiện tại, làm thằng đệ khỏi có ý nghĩ lệch hướng đi, và phải phụ thuộc hoàn toàn vào, ko có khả năng trở mình.
 
Back
Top