kiến thức Chia sẻ cách giúp mọi người "thực sự" tốt lên - Tiếng Anh

sususi

Junior Member
Sau bài chia sẻ đầu tiên của mình về nguồn gốc + quá trình rèn luyện Tiếng Anh thực tế ra sao
( Link: Quá trình học Tiếng Anh thực tế )
Thì hôm nay, mình sẽ chia sẻ tiếp các bác cách để hoà nhập vào 1 ngôn ngữ hoàn toàn mới sẽ như thế nào. Hiện tại mình cũng đang áp dụng cách này để học Tiếng Trung, mình đã hoà nhập môi trường vào Tiếng Trung cũng đã hơn 1 năm nay, mọi thứ hoàn toàn thay đổi... Thay đổi như thế nào mình sẽ nói ở phần dưới. Bắt đầu thôi!


1. Động lực viết bài chia sẻ với các bác:
Đầu tiên như mình đã chia sẻ, mình mất tận hơn 6 năm cho Tiếng Anh, thử đủ mọi cách để trở thành một người bản xứ - Nói tiếng anh chuẩn, nghe được chuẩn, viết sách, đọc được các đầu sách mình thích. Đây luôn là mục tiêu của mình để phấn đấu hằng ngày đó các bạn, chỉ vì lúc mới bắt đầu học Tiếng Anh, mình từng bị một đám Tây balo ăn hiếp vì nói cà lâm, nói bập bẹ - Broken English =((
Mình quyết tâm phải đạt được level bản xứ ( Đạt được 90% sau 6 năm ), và giờ đây mình cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm xương máu này đến anh em Việt Nam, tui muốn các bác phải thật tự tin làm việc với người nước ngoài :confident:

2. Immersion method là gì? Được dùng như thế nào?
Immersion method là hoà nhập hoàn toàn vô một ngôn ngữ, sử dụng chính cái môi trường mình đang có. Nói dễ hiểu, thường ngày ta gọi tên các tên đồ vật như bút bi, bàn, ghế, giày, ... thì giờ ta gọi chúng là pen, desk, chair, shoe, ...
Với một định nghĩa đơn giản như vậy thì rất dễ hiểu, nhưng cách ta áp dụng như thế nào mới quan trọng.
Ngay từ lúc bắt đầu, mình đã dần thay thế hết tất cả tên gọi các đồ vật thường hay sử dụng bằng Tiếng Anh ( 2 - 3 ngày là các bác quen thôi, bước này cực dễ làm quen ); Ở đây mình giả dụ trình mình chỉ mới vừa bắt đầu nên sẽ có 2 điểm yếu khiến mình tự ti là: Ít vốn từ vựng, Nghe không hiểu gì hết :go: , thì mình sẽ chọn 1 loại content mình yêu thích - Chính sự Nga với Ukraine, mình sẽ chọn 1 clip youtube hoặc podcast chứa đựng nhiều thông tin mình có thể hiểu & vốn từ dễ để ghi nhớ, sau đó mình tiến hành tải về máy để nghe thụ động. Bất kì lúc nào có thời gian rảnh rỗi hoặc đang làm việc gì đó không yêu cầu sự tập trung cao độ, mình đều bật lên cái clip ( podcast ) đó và nghe, dù nó nói nhanh, nói không hiểu, cũng phải nghe.
Dần dà khoảng 1 tháng thôi, các bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt từ bản thân mình, bắt đầu accent khi nói chuyện của mình sẽ uyển chuyển hơn và listening sẽ cải thiện đáng kể, cái tai của bạn hay lắm, nó dần dần hiểu ra được mấy người trong cái clip đó đang nói cái gì và họ đang nói tới đâu.
Bạn dần dà từ thụ động thành chủ động, như lúc xưa thì các bạn đang đi bộ thì đột nhiên giờ đã chạy chiếc Honda Future với bộ động cơ 125cc nhanh vãi chưởng :big_smile:
Các bạn hãy giữ vững niềm tin và tin tưởng vào quá trình mình cố gắng, nếu các bạn biết việc này nó đem đến sự thành công thì các bạn có làm nó không? Tui làm được và tui sẽ đồng hành cùng các bác nếu có bất kì trở ngại nào!


3. Giải thích chi tiết:
Các bác nhớ lúc còn bé tý, ta học Tiếng Việt kiểu gì? Ta đâu có đọc mấy cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, Cách nói chuyện Tiếng Việt hay như người bản xứ, ... Ta đơn giản là từ lúc sinh ra đã nghe ba mẹ mình nói Tiếng Việt rồi mình bắt chước tập nói theo, và cùng lúc áp dụng nó hằng ngày và hình thành nên cái ngôn ngữ mẹ đẻ như ngày hôm nay.
NÓ ĐƠN GIẢN NHƯ THẾ!
Rồi giờ ta cũng sẽ áp dụng như thế nhưng vì giờ não bộ của ta đã fully-developed, chứa rất nhiều thông tin và hằng ngày phải xử lý chúng, chúng ta đương đầu vào những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Nhưng chúng ta không thể từ bỏ việc cố gắng hằng ngày, và Tiếng Anh sẽ là một công cụ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống này. Vậy... Ta đã có mục tiêu phấn đấu, não chúng ta sẽ ghi nhớ rằng nếu:
  • Không học Tiếng Anh -> Không vui -> Không tạo ra dopamine :beat_plaster:
  • Học Tiếng Anh -> Gặp khó khăn -> Lười suy nghĩ giải quyết -> Ức chế dopamine -> Tạo ra sự trì hoãn :tire:
  • Nghe thụ động -> Vừa học Tiếng Anh -> Vừa làm việc khác -> Tạo ra dopamine nhẹ hằng ngày ( cực nhẹ chứ không phải giống chơi game sẽ tạo ra dopamine lớn nha nhưng dần dần nó sẽ nhiều lên ) :haha:
Thế nhé, lần sau có thời gian mình sẽ chia sẻ dần dần các kỹ năng và định hướng các bác trên con đường chinh phục ngôn ngữ Tiếng Anh này.
Bằng chứng sống đây các bác ( Nguồn & Tri ân ): Matt vs Japan
 
Last edited:
Bất kì lúc nào có thời gian rảnh rỗi hoặc đang làm việc gì đó không yêu cầu sự tập trung cao độ, mình đều bật lên cái clip ( podcast ) đó và nghe, dù nó nói nhanh, nói không hiểu, cũng phải nghe.


Ta đơn giản là từ lúc sinh ra đã nghe ba mẹ mình nói Tiếng Việt rồi mình bắt chước tập nói theo, và cùng lúc áp dụng nó hằng ngày và hình thành nên cái ngôn ngữ mẹ đẻ
  • Nghe thụ động -> Vừa học Tiếng Anh -> Vừa làm việc khác -> Tạo ra dopamine nhẹ hằng ngày ( cực nhẹ chứ không phải giống chơi game sẽ tạo ra dopamine lớn nha nhưng dần dần nó sẽ nhiều lên
Mình góp ý một chút là mấy cái này vi phạm Meaningful Input Hypothesis của Stephen Krashen nên gần như chắc chắn không có hiệu quả.

Khi nghe thì bạn phải tập trung toàn bộ tinh thần vào nghe, và đặc biệt là nghe phải hiểu (hoặc nếu không hiểu thì bạn phải có người giải thích cho các bạn) thì kiến thức ngôn ngữ mới đọng trong đầu bạn được. Chứ nếu bạn vừa nghe vừa làm việc khác, hoặc nghe không hiểu thì mọi thứ (kể cả ngữ âm, ngữ điệu) sẽ trôi tuột từ tai này sang tai kia.

Ngoài ra, khi học tiếng mẹ đẻ thì bạn đâu chỉ đơn giản là nghe nhiều và bắt chước, mà còn một phần rất quan trọng nữa là có sự tương tác giữa người với người, đặc biệt là có người sửa lỗi cho bạn (ví dụ bạn nói sai, dùng từ sai thì có bố mẹ sửa ngay). Thành ra nếu bạn muốn học theo kiểu này thì nên tìm thêm một người có trình độ tiếng Anh để sửa lỗi mỗi khi cần.

Đương nhiên, trong bài viết này cũng có những cách học tiếng Anh rất tốt (ví dụ như gán tên tiếng Anh cho đồ vật / chọn nguồn nghe thuộc các chủ đề mình thích và có thể hiểu), cảm ơn chủ thớt đã chia sẻ.
 
Last edited:
Mình góp ý một chút là mấy cái này vi phạm Meaningful Input Hypothesis của Stephen Krashen nên gần như chắc chắn không có hiệu quả.

Khi nghe thì bạn phải tập trung toàn bộ tinh thần vào nghe, và đặc biệt là nghe phải hiểu (hoặc nếu không hiểu thì bạn phải có người giải thích cho các bạn) thì kiến thức ngôn ngữ mới đọng trong đầu bạn được. Chứ nếu bạn vừa nghe vừa làm việc khác, hoặc nghe không hiểu thì mọi thứ sẽ trôi tuột từ tai này sang tai kia.

Ngoài ra, khi học tiếng mẹ đẻ thì bạn đâu chỉ đơn giản là nghe nhiều và bắt chước, mà còn một phần rất quan trọng nữa là có sự tương tác giữa người với người, đặc biệt là có người sửa lỗi cho bạn (ví dụ bạn nói sai, dùng từ sai thì có bố mẹ sửa ngay). Thành ra nếu bạn muốn học theo kiểu này thì nên tìm thêm một người có trình độ tiếng Anh để sửa lỗi mỗi khi cần.

Đương nhiên, trong bài viết này cũng có những cách học tiếng Anh rất tốt (ví dụ như gán tên tiếng Anh cho đồ vật / chọn nguồn nghe thuộc các chủ đề mình thích và có thể hiểu), cảm ơn chủ thớt đã chia sẻ.
Cảm ơn bác đã góp ý xây dựng thêm vào bài viết, mình tin rằng nhiều đóng góp như bác giúp cho bài viết này có thêm nhiều góc nhìn giúp cho mọi người dễ dàng chinh phục Tiếng Anh hơn :byebye:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Sau bài chia sẻ đầu tiên của mình về nguồn gốc + quá trình rèn luyện Tiếng Anh thực tế ra sao
( Link: https://voz.vn/t/chia-se-moi-nguoi-cach-tu-hoc-tieng-anh-thuc-te.911825/#post-30052236 )
Thì hôm nay, mình sẽ chia sẻ tiếp các bác cách để hoà nhập vào 1 ngôn ngữ hoàn toàn mới sẽ như thế nào. Hiện tại mình cũng đang áp dụng cách này để học Tiếng Trung, mình đã hoà nhập môi trường vào Tiếng Trung cũng đã hơn 1 năm nay, mọi thứ hoàn toàn thay đổi... Thay đổi như thế nào mình sẽ nói ở phần dưới. Bắt đầu thôi!


1. Động lực viết bài chia sẻ với các bác:
Đầu tiên như mình đã chia sẻ, mình mất tận hơn 6 năm cho Tiếng Anh, thử đủ mọi cách để trở thành một người bản xứ - Nói tiếng anh chuẩn, nghe được chuẩn, viết sách, đọc được các đầu sách mình thích. Đây luôn là mục tiêu của mình để phấn đấu hằng ngày đó các bạn, chỉ vì lúc mới bắt đầu học Tiếng Anh, mình từng bị một đám Tây balo ăn hiếp vì nói cà lâm, nói bập bẹ - Broken English =((
Mình quyết tâm phải đạt được level bản xứ ( Đạt được 90% sau 6 năm ), và giờ đây mình cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm xương máu này đến anh em Việt Nam, tui muốn các bác phải thật tự tin làm việc với người nước ngoài :confident:

2. Immersion method là gì? Được dùng như thế nào?
Immersion method là hoà nhập hoàn toàn vô một ngôn ngữ, sử dụng chính cái môi trường mình đang có. Nói dễ hiểu, thường ngày ta gọi tên các tên đồ vật như bút bi, bàn, ghế, giày, ... thì giờ ta gọi chúng là pen, desk, chair, shoe, ...
Với một định nghĩa đơn giản như vậy thì rất dễ hiểu, nhưng cách ta áp dụng như thế nào mới quan trọng.
Ngay từ lúc bắt đầu, mình đã dần thay thế hết tất cả tên gọi các đồ vật thường hay sử dụng bằng Tiếng Anh ( 2 - 3 ngày là các bác quen thôi, bước này cực dễ làm quen ); Ở đây mình giả dụ trình mình chỉ mới vừa bắt đầu nên sẽ có 2 điểm yếu khiến mình tự ti là: Ít vốn từ vựng, Nghe không hiểu gì hết :go: , thì mình sẽ chọn 1 loại content mình yêu thích - Chính sự Nga với Ukraine, mình sẽ chọn 1 clip youtube hoặc podcast chứa đựng nhiều thông tin mình có thể hiểu & vốn từ dễ để ghi nhớ, sau đó mình tiến hành tải về máy để nghe thụ động. Bất kì lúc nào có thời gian rảnh rỗi hoặc đang làm việc gì đó không yêu cầu sự tập trung cao độ, mình đều bật lên cái clip ( podcast ) đó và nghe, dù nó nói nhanh, nói không hiểu, cũng phải nghe.
Dần dà khoảng 1 tháng thôi, các bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt từ bản thân mình, bắt đầu accent khi nói chuyện của mình sẽ uyển chuyển hơn và listening sẽ cải thiện đáng kể, cái tai của bạn hay lắm, nó dần dần hiểu ra được mấy người trong cái clip đó đang nói cái gì và họ đang nói tới đâu.
Bạn dần dà từ thụ động thành chủ động, như lúc xưa thì các bạn đang đi bộ thì đột nhiên giờ đã chạy chiếc Honda Future với bộ động cơ 125cc nhanh vãi chưởng :big_smile:
Các bạn hãy giữ vững niềm tin và tin tưởng vào quá trình mình cố gắng, nếu các bạn biết việc này nó đem đến sự thành công thì các bạn có làm nó không? Tui làm được và tui sẽ đồng hành cùng các bác nếu có bất kì trở ngại nào!


3. Giải thích chi tiết:
Các bác nhớ lúc còn bé tý, ta học Tiếng Việt kiểu gì? Ta đâu có đọc mấy cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, Cách nói chuyện Tiếng Việt hay như người bản xứ, ... Ta đơn giản là từ lúc sinh ra đã nghe ba mẹ mình nói Tiếng Việt rồi mình bắt chước tập nói theo, và cùng lúc áp dụng nó hằng ngày và hình thành nên cái ngôn ngữ mẹ đẻ như ngày hôm nay.
NÓ ĐƠN GIẢN NHƯ THẾ!
Rồi giờ ta cũng sẽ áp dụng như thế nhưng vì giờ não bộ của ta đã fully-developed, chứa rất nhiều thông tin và hằng ngày phải xử lý chúng, chúng ta đương đầu vào những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Nhưng chúng ta không thể từ bỏ việc cố gắng hằng ngày, và Tiếng Anh sẽ là một công cụ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống này. Vậy... Ta đã có mục tiêu phấn đấu, não chúng ta sẽ ghi nhớ rằng nếu:
  • Không học Tiếng Anh -> Không vui -> Không tạo ra dopamine :beat_plaster:
  • Học Tiếng Anh -> Gặp khó khăn -> Lười suy nghĩ giải quyết -> Ức chế dopamine -> Tạo ra sự trì hoãn :tire:
  • Nghe thụ động -> Vừa học Tiếng Anh -> Vừa làm việc khác -> Tạo ra dopamine nhẹ hằng ngày ( cực nhẹ chứ không phải giống chơi game sẽ tạo ra dopamine lớn nha nhưng dần dần nó sẽ nhiều lên ) :haha:
Thế nhé, lần sau có thời gian mình sẽ chia sẻ dần dần các kỹ năng và định hướng các bác trên con đường chinh phục ngôn ngữ Tiếng Anh này.
Bằng chứng sống đây các bác ( Nguồn & Tri ân ): Matt vs Japan
chấm hóng, cho mình hỏi sao link bài trước của thím bị die rồi, mình bấm vào ko thấy nội dung gì cả?
 
Theo tôi nghe và đọc (reading, not speaking) là 2 kỹ năng quan trong nhất, vì đây là phần input, sau nó mới tới writing và speaking là phần output, input ko đủ data ko đủ stable thì output kết quả ko thể tốt được

Kỹ năng nói nhiều khi nó còn liên quan đến khả năng nói chuyện của một người (đứng trước gái, đám đông tiếng việt còn thể hiện bập bẹ thì tiếng anh khó tự nhiên được)
 
Em có một cái lấn cấn là việc listening, từ nghe mọi người nói hay nghe podcast, em đều có khả năng hiểu được khoảng 80%. Cơ mà khi em nói thì lại rất khó trôi chảy, kiểu không giải thích được hết ý nghĩ trong đầu mình ấy. Ai giải đáp giúp em với ạ.
 
Em có một cái lấn cấn là việc listening, từ nghe mọi người nói hay nghe podcast, em đều có khả năng hiểu được khoảng 80%. Cơ mà khi em nói thì lại rất khó trôi chảy, kiểu không giải thích được hết ý nghĩ trong đầu mình ấy. Ai giải đáp giúp em với ạ.
Theo trải nghiệm cá nhân của bản thân mình, đây là giai đoạn mà bác phải xây dựng được cho mình cái tâm lý vững vàng và tự tin. Bản chất của việc nằm không nằm ở vốn từ vựng hay nguồn input của bác không đủ mà nằm ở việc cái tâm lý bác chưa sẵn sàng cho điều này.
Mình trích dẫn một vấn đề của mình trong quá khứ xem giống bác hiện tại không nhé!
Lúc ấy mình đang có 1 cuộc gặp mặt khá quan trọng với một nhà tuyển dụng, và bài phỏng vấn yêu cầu mình phải dùng Tiếng Anh để giải thích các case chuyên ngành, và mình chỉ giải thích được phần nào đó và phần còn lại là nói lắp, nói cà lâm, giựt giựt ... Không thể nào nói ra được ý mình muốn và mình bị đánh trượt :beat_plaster: ( Mình đã khóc sau khi về nhà và nghĩ mình thật thất bại khi cái việc nói cũng ko làm được ).
Và mình đã dành thời gian nghiên cứu, mình đã tìm ra được giải pháp. Bất kể lúc nào, mình muốn nói chuyện Tiếng Anh hay gặp KH, mình đều chuẩn bị sẵn topic mình sẽ nói với họ khi đó, mình sẽ tự tập dợt nói với chính mình xong thu âm lại - Nghe lại xem chỗ nào mình nói chưa tự nhiên thì luyện lại ( Quá trình tự đánh giá & cải thiện ).
Sau khi đã có chuẩn bị đầy đủ thì tự khắc cái tâm lý bác nó tự tin lắm! Bác sẽ nói với tâm thế đã có chuẩn bị và lưu loát là chuyện hên xui nhưng không bị cà lâm, nói lắp, hay nói không ra được ý.
Chúc bác thành công nhé bạn tôi!
 
Theo trải nghiệm cá nhân của bản thân mình, đây là giai đoạn mà bác phải xây dựng được cho mình cái tâm lý vững vàng và tự tin. Bản chất của việc nằm không nằm ở vốn từ vựng hay nguồn input của bác không đủ mà nằm ở việc cái tâm lý bác chưa sẵn sàng cho điều này.
Mình trích dẫn một vấn đề của mình trong quá khứ xem giống bác hiện tại không nhé!
Lúc ấy mình đang có 1 cuộc gặp mặt khá quan trọng với một nhà tuyển dụng, và bài phỏng vấn yêu cầu mình phải dùng Tiếng Anh để giải thích các case chuyên ngành, và mình chỉ giải thích được phần nào đó và phần còn lại là nói lắp, nói cà lâm, giựt giựt ... Không thể nào nói ra được ý mình muốn và mình bị đánh trượt :beat_plaster: ( Mình đã khóc sau khi về nhà và nghĩ mình thật thất bại khi cái việc nói cũng ko làm được ).
Và mình đã dành thời gian nghiên cứu, mình đã tìm ra được giải pháp. Bất kể lúc nào, mình muốn nói chuyện Tiếng Anh hay gặp KH, mình đều chuẩn bị sẵn topic mình sẽ nói với họ khi đó, mình sẽ tự tập dợt nói với chính mình xong thu âm lại - Nghe lại xem chỗ nào mình nói chưa tự nhiên thì luyện lại ( Quá trình tự đánh giá & cải thiện ).
Sau khi đã có chuẩn bị đầy đủ thì tự khắc cái tâm lý bác nó tự tin lắm! Bác sẽ nói với tâm thế đã có chuẩn bị và lưu loát là chuyện hên xui nhưng không bị cà lâm, nói lắp, hay nói không ra được ý.
Chúc bác thành công nhé bạn tôi!
Ui đúng cái case của em hôm bữa luôn, cũng đi pv cho job nọ, cũng dùng tiếng Anh. Trước đó em có chuẩn bị topic để giới thiệu bản thân rồi, cũng trôi chảy. Cho đến khi giao tiếp với chủ đề tự do và việc chuyên ngành, thì có câu giải thích được câu không, mặc dù em biết những từ để diễn giải đó, rồi lại ấp úng, cứ à ờ hoài á. Mặc dù người ta nói mình vẫn nghe hiểu được. Bác cho em xin lười khuyên giờ em nên kiếm môi trường để thực hành nhiều hay sao ạ? Trong trường hợp bác nói trên thì biết trước topic chủ đề nên có thể chuẩn bị trước được ấy ạ, còn giao tiếp tự do thì sao bác?
 
Em có một cái lấn cấn là việc listening, từ nghe mọi người nói hay nghe podcast, em đều có khả năng hiểu được khoảng 80%. Cơ mà khi em nói thì lại rất khó trôi chảy, kiểu không giải thích được hết ý nghĩ trong đầu mình ấy. Ai giải đáp giúp em với ạ.
theo mình nghĩ là do kiến thức thôi chỉ có cách học tập thêm th kkk
 
Ui đúng cái case của em hôm bữa luôn, cũng đi pv cho job nọ, cũng dùng tiếng Anh. Trước đó em có chuẩn bị topic để giới thiệu bản thân rồi, cũng trôi chảy. Cho đến khi giao tiếp với chủ đề tự do và việc chuyên ngành, thì có câu giải thích được câu không, mặc dù em biết những từ để diễn giải đó, rồi lại ấp úng, cứ à ờ hoài á. Mặc dù người ta nói mình vẫn nghe hiểu được. Bác cho em xin lười khuyên giờ em nên kiếm môi trường để thực hành nhiều hay sao ạ? Trong trường hợp bác nói trên thì biết trước topic chủ đề nên có thể chuẩn bị trước được ấy ạ, còn giao tiếp tự do thì sao bác?
Ở trường hợp này, bác phải tự tạo cho mình một môi trường để thực hành hằng ngày với cái vốn kiến thức bác có để luyện khả năng phản xạ. Trong quá trình này, bác cũng cần phải bồi thêm cho mình cái vốn từ vựng xíu xíu hằng ngày ( Không nhất thiết phải 30 - 40 từ hằng ngày, 10 - 15 từ hằng ngày cũng đủ rồi ). Sau đó, bác cứ thế nói chuyện với người ta hằng ngày thôi.
Mình biết cái lý do bác bao biện cho sự trì trệ của mình trong việc học Tiếng Anh sẽ là:
"Trời ơi, tui có môi trường thực hành đâu mà nói tiếng anh"
"Do tui học chưa đủ thôi chứ không phải do tui nói không được"
Mình cũng.. từng thế mà :sweat:
Giải pháp cho chuyện này ở đây, mình chỉ bác luôn chứ không để bác phải mất nhiều năm như em => Free4talk ( Bác lên web này mà tìm phòng nào nói Tiếng Anh, xong vô đó nói hằng ngày, mình đảm bảo 1 tháng thấy kết quả )
Chúc bạn tôi thành công!
 
Ở trường hợp này, bác phải tự tạo cho mình một môi trường để thực hành hằng ngày với cái vốn kiến thức bác có để luyện khả năng phản xạ. Trong quá trình này, bác cũng cần phải bồi thêm cho mình cái vốn từ vựng xíu xíu hằng ngày ( Không nhất thiết phải 30 - 40 từ hằng ngày, 10 - 15 từ hằng ngày cũng đủ rồi ). Sau đó, bác cứ thế nói chuyện với người ta hằng ngày thôi.
Mình biết cái lý do bác bao biện cho sự trì trệ của mình trong việc học Tiếng Anh sẽ là:
"Trời ơi, tui có môi trường thực hành đâu mà nói tiếng anh"
"Do tui học chưa đủ thôi chứ không phải do tui nói không được"
Mình cũng.. từng thế mà :sweat:
Giải pháp cho chuyện này ở đây, mình chỉ bác luôn chứ không để bác phải mất nhiều năm như em => Free4talk ( Bác lên web này mà tìm phòng nào nói Tiếng Anh, xong vô đó nói hằng ngày, mình đảm bảo 1 tháng thấy kết quả )
Chúc bạn tôi thành công!
Vãi ò đúng bác đi guốc trong bụng em luôn rồi, em cũng hay tự viện cớ là không có môi trường thực hành thật. Đúng là muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do mà. Em cảm ơn bác nhiều nhá.
 
Sau bài chia sẻ đầu tiên của mình về nguồn gốc + quá trình rèn luyện Tiếng Anh thực tế ra sao
( Link: Quá trình học Tiếng Anh thực tế )
Thì hôm nay, mình sẽ chia sẻ tiếp các bác cách để hoà nhập vào 1 ngôn ngữ hoàn toàn mới sẽ như thế nào. Hiện tại mình cũng đang áp dụng cách này để học Tiếng Trung, mình đã hoà nhập môi trường vào Tiếng Trung cũng đã hơn 1 năm nay, mọi thứ hoàn toàn thay đổi... Thay đổi như thế nào mình sẽ nói ở phần dưới. Bắt đầu thôi!


1. Động lực viết bài chia sẻ với các bác:
Đầu tiên như mình đã chia sẻ, mình mất tận hơn 6 năm cho Tiếng Anh, thử đủ mọi cách để trở thành một người bản xứ - Nói tiếng anh chuẩn, nghe được chuẩn, viết sách, đọc được các đầu sách mình thích. Đây luôn là mục tiêu của mình để phấn đấu hằng ngày đó các bạn, chỉ vì lúc mới bắt đầu học Tiếng Anh, mình từng bị một đám Tây balo ăn hiếp vì nói cà lâm, nói bập bẹ - Broken English =((
Mình quyết tâm phải đạt được level bản xứ ( Đạt được 90% sau 6 năm ), và giờ đây mình cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm xương máu này đến anh em Việt Nam, tui muốn các bác phải thật tự tin làm việc với người nước ngoài :confident:

2. Immersion method là gì? Được dùng như thế nào?
Immersion method là hoà nhập hoàn toàn vô một ngôn ngữ, sử dụng chính cái môi trường mình đang có. Nói dễ hiểu, thường ngày ta gọi tên các tên đồ vật như bút bi, bàn, ghế, giày, ... thì giờ ta gọi chúng là pen, desk, chair, shoe, ...
Với một định nghĩa đơn giản như vậy thì rất dễ hiểu, nhưng cách ta áp dụng như thế nào mới quan trọng.
Ngay từ lúc bắt đầu, mình đã dần thay thế hết tất cả tên gọi các đồ vật thường hay sử dụng bằng Tiếng Anh ( 2 - 3 ngày là các bác quen thôi, bước này cực dễ làm quen ); Ở đây mình giả dụ trình mình chỉ mới vừa bắt đầu nên sẽ có 2 điểm yếu khiến mình tự ti là: Ít vốn từ vựng, Nghe không hiểu gì hết :go: , thì mình sẽ chọn 1 loại content mình yêu thích - Chính sự Nga với Ukraine, mình sẽ chọn 1 clip youtube hoặc podcast chứa đựng nhiều thông tin mình có thể hiểu & vốn từ dễ để ghi nhớ, sau đó mình tiến hành tải về máy để nghe thụ động. Bất kì lúc nào có thời gian rảnh rỗi hoặc đang làm việc gì đó không yêu cầu sự tập trung cao độ, mình đều bật lên cái clip ( podcast ) đó và nghe, dù nó nói nhanh, nói không hiểu, cũng phải nghe.
Dần dà khoảng 1 tháng thôi, các bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt từ bản thân mình, bắt đầu accent khi nói chuyện của mình sẽ uyển chuyển hơn và listening sẽ cải thiện đáng kể, cái tai của bạn hay lắm, nó dần dần hiểu ra được mấy người trong cái clip đó đang nói cái gì và họ đang nói tới đâu.
Bạn dần dà từ thụ động thành chủ động, như lúc xưa thì các bạn đang đi bộ thì đột nhiên giờ đã chạy chiếc Honda Future với bộ động cơ 125cc nhanh vãi chưởng :big_smile:
Các bạn hãy giữ vững niềm tin và tin tưởng vào quá trình mình cố gắng, nếu các bạn biết việc này nó đem đến sự thành công thì các bạn có làm nó không? Tui làm được và tui sẽ đồng hành cùng các bác nếu có bất kì trở ngại nào!


3. Giải thích chi tiết:
Các bác nhớ lúc còn bé tý, ta học Tiếng Việt kiểu gì? Ta đâu có đọc mấy cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, Cách nói chuyện Tiếng Việt hay như người bản xứ, ... Ta đơn giản là từ lúc sinh ra đã nghe ba mẹ mình nói Tiếng Việt rồi mình bắt chước tập nói theo, và cùng lúc áp dụng nó hằng ngày và hình thành nên cái ngôn ngữ mẹ đẻ như ngày hôm nay.
NÓ ĐƠN GIẢN NHƯ THẾ!
Rồi giờ ta cũng sẽ áp dụng như thế nhưng vì giờ não bộ của ta đã fully-developed, chứa rất nhiều thông tin và hằng ngày phải xử lý chúng, chúng ta đương đầu vào những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Nhưng chúng ta không thể từ bỏ việc cố gắng hằng ngày, và Tiếng Anh sẽ là một công cụ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống này. Vậy... Ta đã có mục tiêu phấn đấu, não chúng ta sẽ ghi nhớ rằng nếu:
  • Không học Tiếng Anh -> Không vui -> Không tạo ra dopamine :beat_plaster:
  • Học Tiếng Anh -> Gặp khó khăn -> Lười suy nghĩ giải quyết -> Ức chế dopamine -> Tạo ra sự trì hoãn :tire:
  • Nghe thụ động -> Vừa học Tiếng Anh -> Vừa làm việc khác -> Tạo ra dopamine nhẹ hằng ngày ( cực nhẹ chứ không phải giống chơi game sẽ tạo ra dopamine lớn nha nhưng dần dần nó sẽ nhiều lên ) :haha:
Thế nhé, lần sau có thời gian mình sẽ chia sẻ dần dần các kỹ năng và định hướng các bác trên con đường chinh phục ngôn ngữ Tiếng Anh này.
Bằng chứng sống đây các bác ( Nguồn & Tri ân ): Matt vs Japan
cảm ơn thớt đã chia sẽ nhé
 
Sau bài chia sẻ đầu tiên của mình về nguồn gốc + quá trình rèn luyện Tiếng Anh thực tế ra sao
( Link: Quá trình học Tiếng Anh thực tế )
Thì hôm nay, mình sẽ chia sẻ tiếp các bác cách để hoà nhập vào 1 ngôn ngữ hoàn toàn mới sẽ như thế nào. Hiện tại mình cũng đang áp dụng cách này để học Tiếng Trung, mình đã hoà nhập môi trường vào Tiếng Trung cũng đã hơn 1 năm nay, mọi thứ hoàn toàn thay đổi... Thay đổi như thế nào mình sẽ nói ở phần dưới. Bắt đầu thôi!


1. Động lực viết bài chia sẻ với các bác:
Đầu tiên như mình đã chia sẻ, mình mất tận hơn 6 năm cho Tiếng Anh, thử đủ mọi cách để trở thành một người bản xứ - Nói tiếng anh chuẩn, nghe được chuẩn, viết sách, đọc được các đầu sách mình thích. Đây luôn là mục tiêu của mình để phấn đấu hằng ngày đó các bạn, chỉ vì lúc mới bắt đầu học Tiếng Anh, mình từng bị một đám Tây balo ăn hiếp vì nói cà lâm, nói bập bẹ - Broken English =((
Mình quyết tâm phải đạt được level bản xứ ( Đạt được 90% sau 6 năm ), và giờ đây mình cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm xương máu này đến anh em Việt Nam, tui muốn các bác phải thật tự tin làm việc với người nước ngoài :confident:

2. Immersion method là gì? Được dùng như thế nào?
Immersion method là hoà nhập hoàn toàn vô một ngôn ngữ, sử dụng chính cái môi trường mình đang có. Nói dễ hiểu, thường ngày ta gọi tên các tên đồ vật như bút bi, bàn, ghế, giày, ... thì giờ ta gọi chúng là pen, desk, chair, shoe, ...
Với một định nghĩa đơn giản như vậy thì rất dễ hiểu, nhưng cách ta áp dụng như thế nào mới quan trọng.
Ngay từ lúc bắt đầu, mình đã dần thay thế hết tất cả tên gọi các đồ vật thường hay sử dụng bằng Tiếng Anh ( 2 - 3 ngày là các bác quen thôi, bước này cực dễ làm quen ); Ở đây mình giả dụ trình mình chỉ mới vừa bắt đầu nên sẽ có 2 điểm yếu khiến mình tự ti là: Ít vốn từ vựng, Nghe không hiểu gì hết :go: , thì mình sẽ chọn 1 loại content mình yêu thích - Chính sự Nga với Ukraine, mình sẽ chọn 1 clip youtube hoặc podcast chứa đựng nhiều thông tin mình có thể hiểu & vốn từ dễ để ghi nhớ, sau đó mình tiến hành tải về máy để nghe thụ động. Bất kì lúc nào có thời gian rảnh rỗi hoặc đang làm việc gì đó không yêu cầu sự tập trung cao độ, mình đều bật lên cái clip ( podcast ) đó và nghe, dù nó nói nhanh, nói không hiểu, cũng phải nghe.
Dần dà khoảng 1 tháng thôi, các bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt từ bản thân mình, bắt đầu accent khi nói chuyện của mình sẽ uyển chuyển hơn và listening sẽ cải thiện đáng kể, cái tai của bạn hay lắm, nó dần dần hiểu ra được mấy người trong cái clip đó đang nói cái gì và họ đang nói tới đâu.
Bạn dần dà từ thụ động thành chủ động, như lúc xưa thì các bạn đang đi bộ thì đột nhiên giờ đã chạy chiếc Honda Future với bộ động cơ 125cc nhanh vãi chưởng :big_smile:
Các bạn hãy giữ vững niềm tin và tin tưởng vào quá trình mình cố gắng, nếu các bạn biết việc này nó đem đến sự thành công thì các bạn có làm nó không? Tui làm được và tui sẽ đồng hành cùng các bác nếu có bất kì trở ngại nào!


3. Giải thích chi tiết:
Các bác nhớ lúc còn bé tý, ta học Tiếng Việt kiểu gì? Ta đâu có đọc mấy cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, Cách nói chuyện Tiếng Việt hay như người bản xứ, ... Ta đơn giản là từ lúc sinh ra đã nghe ba mẹ mình nói Tiếng Việt rồi mình bắt chước tập nói theo, và cùng lúc áp dụng nó hằng ngày và hình thành nên cái ngôn ngữ mẹ đẻ như ngày hôm nay.
NÓ ĐƠN GIẢN NHƯ THẾ!
Rồi giờ ta cũng sẽ áp dụng như thế nhưng vì giờ não bộ của ta đã fully-developed, chứa rất nhiều thông tin và hằng ngày phải xử lý chúng, chúng ta đương đầu vào những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Nhưng chúng ta không thể từ bỏ việc cố gắng hằng ngày, và Tiếng Anh sẽ là một công cụ giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống này. Vậy... Ta đã có mục tiêu phấn đấu, não chúng ta sẽ ghi nhớ rằng nếu:
  • Không học Tiếng Anh -> Không vui -> Không tạo ra dopamine :beat_plaster:
  • Học Tiếng Anh -> Gặp khó khăn -> Lười suy nghĩ giải quyết -> Ức chế dopamine -> Tạo ra sự trì hoãn :tire:
  • Nghe thụ động -> Vừa học Tiếng Anh -> Vừa làm việc khác -> Tạo ra dopamine nhẹ hằng ngày ( cực nhẹ chứ không phải giống chơi game sẽ tạo ra dopamine lớn nha nhưng dần dần nó sẽ nhiều lên ) :haha:
Thế nhé, lần sau có thời gian mình sẽ chia sẻ dần dần các kỹ năng và định hướng các bác trên con đường chinh phục ngôn ngữ Tiếng Anh này.
Bằng chứng sống đây các bác ( Nguồn & Tri ân ): Matt vs Japan
Thank you bro đã giúp t có thêm động lực cũng như phương pháp học hiệu quả hơn

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top