Chợ sỉ bánh, mứt Tết lớn nhất TP.HCM: Khách nhộn nhịp, tiểu thương vẫn buồn rầu

mangos

Senior Member
Cuối tháng 1, không khí tại chợ Bình Tây và An Đông, nơi bán bánh kẹo, mứt Tết lớn nhất nhì của TP.HCM khá nhộn nhịp. Tuy lượng khách ra vào nhiều nhưng các tiểu thương vẫn chẳng thể vui.
"Chỉ dám nhập hàng cầm chừng"
Đầu giờ chiều các ngày 23 và 24/1, dù không phải là ngày cuối tuần nhưng lượng khách qua lại các quầy bánh kẹo, mứt Tết tại chợ Bình Tây và An Đông rộn ràng hơn. Theo ước tính của các tiểu thương, sức mua đã tăng từ 5-10% so với đầu tháng. Dẫu vậy, tình hình kinh doanh năm nay vẫn không được như mong đợi.

Hơn 50 năm gắn bó với sạp bánh kẹo tại chợ Bình Tây, bà Ứng Thị Hoa (70 tuổi) cho biết, năm nay khó khăn nhất, sức mua giảm chỉ còn 50%. Đoán trước tình hình mua bán khó khăn, bà Hoa cũng không dám trữ hàng như các năm trước.

“Bình thường vào dịp Tết, tôi nhập cả tấn bánh kẹo nhưng năm nay chỉ nhập cầm chừng tầm vài ba trăm ký, bán hết rồi lại nhập tiếp, mà cũng hồi hộp lắm”, bà kể.

Giữa trưa, lượng khách vãng lai ra vào khu chợ tấp nập.

Nói về chuyện “nghịch lý” khách đến chợ thì đông mà doanh thu vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, bà Hoa giải thích: “Đó chỉ là khách vãng lai, họ chỉ mua chút đỉnh, tầm nửa ký, 1 ký. Trong khi đó, mình bán chủ yếu là đơn hàng có số lượng lớn cho khách mối, mà tới thời điểm này các mối sỉ ở tỉnh vẫn chưa rục rịch gì. Ví dụ 10 mối thì mới chỉ có 5 người gọi mà mua cũng chỉ được 1/3 số lượng năm trước”.
Theo lời chủ sạp này, việc mua bán từ đầu năm đến giờ gồng lỗ là chính. Cho nên, dịp cuối năm là thời điểm bà kỳ vọng gỡ gạc lại vốn và kiếm chút đồng vô đồng ra để xài Tết. Dẫu doanh thu năm nay vẫn là ẩn số, nhưng bà Hoa vẫn không dám kỳ vọng tiền lời được 1/3 so với trước kia.

Đã gắn bó với sạp bánh hơn 50 năm nhưng đây là năm đầu tiên bà Hoa thấy mua bán khó khăn.

Chỉ vào sạp với 30 loại bánh mứt được trưng bày bắt mắt, chủ sạp Liên Phát ở chợ An Đông chia sẻ, giá cả các mặt hàng không thay đổi nhiều, rao bán giá từ 70.000-180.000 đồng/kg tùy loại. Chỉ riêng mứt mãng cầu có giá tăng đột biến, cao hơn 60.000 đồng/kg so với năm trước do nhu cầu cao nhưng nguồn cung ít.

“Hàng nào có giá đầu vào tăng chút đỉnh thì mình chịu lời ít một chút, không tăng giá để khách còn mua. Chứ kinh tế khó khăn, khách vào chợ cũng phải rảo một vòng, so đo, tính toán giá cả rồi mới mua. Mình mà bán nhích hơn sạp khác một chút là mất khách liền”, chị tâm sự.

Dù khách vãng lai có tăng nhưng số lượng bán ra vẫn không như mong đợi.
Bài toán của sự thay đổi
Trước sự cạnh tranh của những sàn thương mại điện tử, các tiểu thương ở chợ sỉ truyền thống cũng dần thay đổi, mở rộng các kênh bán lẻ để tìm đầu ra cho hàng hóa. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Trưởng ban quản lý chợ An Đông - cho hay, mặt hàng bánh kẹo thì các tiểu thương ở chợ hầu như không livestream.

Tuy nhiên, các tiểu thương cũng có các kênh bán hàng trực tuyến khác như Zalo hoặc trang Facebook cá nhân. Họ chụp hình sản phẩm rồi chia sẻ ở các kênh đó hoặc kênh chung của chợ. Từ đó, cũng giúp thu hút nhiều khách hàng hơn.

Chợ truyền thống “tân trang” diện mạo nhằm thu hút khách check-in, kích cầu mua sắm.

Ngoài kênh bánh hàng trực tuyến, các chợ truyền thống cũng đẩy mạnh hoạt động thương mại kết hợp du lịch. Theo thông tin từ đại diện Ban quản lý chợ Bình Tây, tuần vừa qua có ngày ngôi chợ này đón hơn 1.000 khách du lịch tới tham quan kết hợp mua sắm.

Sau khi dùng thử một số loại kẹo mứt tại quầy, ông Gerald, du khách Đức, nói: “Những người bán hàng cho tôi thử rất nhiều loại. Thú thật thì hầu hết chúng đều có ngọt hơn so với khẩu vị của người châu Âu. Tuy nhiên, tôi quyết định mua một ít vì những người bán hàng rất nhiệt tình, luôn tươi cười trò chuyện khiến tôi cảm thấy trải nghiệm này rất thú vị”.

Du khách nước ngoài hào hứng thử bánh mứt Việt.

Chị Kim Ngân (25 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chọn chợ Bình Tây để chụp ảnh với áo dài cũng tiện ghé tham quan các mặt hàng bánh mứt Tết.

Chi cho hay đã lâu rồi không mua mứt vì không thích đồ ngọt nhưng khi thấy các quầy hàng bày trí bắt mắt đã kéo chị dừng lại để thử một vài món mứt trái cây. "Các loại mứt quen thì thấy không ngọt như trong ký ức của mình. Nhưng một số loại mứt có vị chua thanh như mứt mãng cầu, mứt me khá ngon nên mình cũng mua một ít về nhà”, chị cho hay.

Không chỉ mở rộng kênh bán hàng, các tiểu thương cũng chú trọng hơn về cách bày trí, đóng gói sản phẩm.
..............
 
Ai buồn rầu thì đứng qua hết 1 bên
osCpCsi.png
 
Chợ tết nổi tiếng nhất Sài Gòn chắc là chợ Ông Tạ, nơi giao thoa hai miền Nam Bắc.
 
rồi cận tết lại có bài về lái thương chợ hoa tết đạp bỏ hết cây vì thà bỏ chứ ko bán rẻ cho khách, năm nào cũng lên bài khóc mà năm nào cũng vẫn cứ làm :sick:
 
Đũy lều tranh thủ khóc mướn cho đám gian thương này để được nó cho tí kẹo ăn tết à, lên bài liên tục thế...:surrender:
 
gì chứ riêng khoản mấy cái món ô mai và một số món mứt là hàng công ty ăn mèo ngon bằng các cửa hàng thủ công bình dân, giá thì đắt, sạch hơn hay không thì cũng chỉ là một dấu chấm hỏi. Ngà xưa, hồi 80,90 nhiều loại ô mai thủ công làm ngon value lon coca ra mà giờ chẳng thấy, tớ nhớ có loại ô mai mơ sốt cay ngọt gì chỉ có đúng một cửa hàng bán, sau giải tỏa thì họ đi mất, cũng chẳng thấy đâu bán nữa, toàn kiểu ô mai khô :shame:
 
Anh em trong này biết loại mứt, bánh kẹo nào ngon không tư vấn với
Tết tính mua xíu về ăn, sẵn chia bạn bè đồng nghiệp luôn 8-)
 
Back
Top