Chuyện kỳ bý, huyền hoặc trong quá trình khai hoang từ thế kỷ 19 của gia tộc em.

Status
Not open for further replies.
Chương 6
Tiến về Nam, hành trình đi mở đất,
Lấy sức người chống chọi với thiên nhiên.
Ôi quá khứ, xưa đất trời rộng bước,
Lại bừng sôi khát vọng của tổ tiên.

Xin lưu ý chút ạ, trong thời điểm cụ Tử Nam định cư lại Việt Nam, cụ đã chính thức chuyển từ họ Hoàng sang họ Huỳnh nhưng trong giai đoạn nào, năm nào thì không được ghi rõ, có thể là lúc đăng ký hộ tịch ạ.

Sau khi cụ Tử Nam mất, công việc kinh doanh, buôn bán trên biển của họ Huỳnh cũng dần sụp đổ do chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn, các thương thuyền và hội quán làm ăn của người Hoa cũng dần bị hạn chế. Các con cụ trở về trồng trọt trên mảnh đất hương hỏa do cha để lại cũng tạm nuôi sống bản thân qua ngày. 4 người con trai đều kết hôn cùng người Việt bản xứ và sinh được 14 người cháu, riêng người con út là cụ Huỳnh Phùng Ngọc chính là cụ cố kỵ trực hệ của em sinh được 2 người con trai là Ngọc Khiêm và Ngọc Minh. Thế hệ thứ ba này đã gần như Việt hóa rồi nhưng truyền thống gia đình vẫn giữ nguyên và nói được tiếng Hán. Vốn cuộc sống vẫn yên bình nhưng đến thời vua Tự Đức, quân viễn chinh của Phú Lang Sa và Y Pha Nho( Pháp và Tây Ban Nha) đổ bộ và tấn công nước ta, quân triều đình đại bại tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng đành rút về kinh thành Phú Xuân. Quân giặc tấn công rất nhiều lần và dân trong thành ngoài thành tử thương vô số. Rất nhiều gia quyến họ Huỳnh đã tử nạn hoặc bỏ trốn, cụ Phùng Ngọc cũng mất vợ trong cảnh loạn lạc. Cụ lúc đấy gánh 2 con trên quang gánh, chạy vào gần rừng núi mà sống. Tục rằng cụ đi suốt 1 ngày một đêm không dám ngừng, cũng không còn lương thực, chỉ uống nước cầm hơi, đến đêm không còn đi nỗi phần vì mệt và vì đói, các con thì nhớ mẹ mà khóc lả cả giọng, lòng cụ đau như cắt. Cứ tưởng 3 cha con sẽ chết ở xứ heo hút này thì bỗng thấy dưới đất có nắm xôi, nhưng xôi dính đầy đất cát, lại còn nổi mốc xanh. Còn cách nào khác nữa, cụ nhặt lên, phủi phủi bụi đất rồi 3 cha con chia nhau ăn, nhờ thế mà có sức mà vào đến được khu có người, rồi sống nương náu ở đấy đến khi cụ mất.
Về phần 2 cụ Ngọc Khiêm và Ngọc Minh thời gian lớn lên cũng có gia đình, cụ Khiêm có 9 người con. Do thời thế loạn lạc, mất mùa đói kém, đất đai trong rừng núi khô cằn khó trồng trọt, không đủ nuôi thân. 2 anh em quyết đưa tất cả gia quyến lên thuyền ra biển, suôi về Nam để lập nghiệp.
Trùng dương sóng cuộn ba đào
Kêu trời gọi đất biết nào hiểm nguy.
Giữa muôn trùng sóng nước, đoàn người như bầy kiến giữa dòng, cứ thả trôi như thế đến ngày thứ 4 thì gặp cơn bão biển, đêm đến sáng thì ghe thuyền của cụ Ngọc Minh đã không còn thấy tăm hơi đâu nữa, không biết đã trôi nơi nào hay đã bị chìm trong đêm bão. Thuyền cụ Ngọc Khiêm trôi về vùng Cần Giờ thì cập bến, người dân trong vùng thương tình cứu giúp và cho ở tạm.
Được một thời gian thì gia đình cụ có liên hiệp với hội bạn thương buôn, cùng nhau xuôi thuyền về xứ Hà Tiên, Cà Mau mà buôn bán và tìm nơi chốn lập nghiệp vì nghe rằng xứ Hà Tiên lúc đấy là nơi tấp nập, trù phú.

Tích kể rằng khi đoàn thuyền đi ngang cửa sông Ba Lai trời đã sập tối, dự định ghé thuyền vào lạch nhỏ để nghĩ ngơi bỗng lúc đấy có người phát hiện nhiều đóm lửa ma trơi bay dập dìu trên mặt sông đang tiến lại gần thuyền. Cả đoàn cùng soi đuốc để xem sự lạ thì mới tả hỏa, thì ra là một bầy cọp có lớn có nhỏ đang bơi bập bõm lại gần, trên đầu chúng thì lửa ma cứ bay vờn quanh. Mọi người tái hết cả mặt mày, vội vàng nhổ sào chống thuyền đi gấp, bầy hổ vẫn cứ bơi theo thuyền một đoạn khá xa, chỉ còn thấy những đốm lửa xanh lập lờ trên mặt nước.
Đoàn thuyền đến cửa sông cái vùng Cù Lao Minh thì đã tối khuya, cả đội cùng vào bãi neo lại thổi cơm. Đây là một bãi hoang đưa ra cửa sông cây lá um tùm. Cơm nước xong xuôi thì cùng hẹn nhau đến giờ nước lên sẽ gọi nhau để nhổ neo lên đường. Yên tâm thế cộng với đường xa mệt nhọc nên cụ Ngọc Khiêm ngủ say giấc. Nào hay đến giờ thì các bạn thuyền âm thầm nhổ neo rời bến, không gọi một lời, tới khi cụ tỉnh giấc thì nước đã rút khiến thuyền mắc cạn, vợ chồng cụ chèo chóng thế nào cũng không xong. Đang lúc buồn não ruột vì bạn bè toan tính, hại mình và cũng lo lắng vì vốn không biết đường nào đi tiếp thì bỗng bên trong vàm lá hoang nghe văng vẳng tiếng phụ nữ ru con:
_ Ầu ơ... dí dầu...
.. Cây khô tưới nước cũng khô...
...Phận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo...
Ầu ơ....dí dầu...
Lời ru nghe não nề, tha thiết, cứ lặp đi lặp lại, vang vọng trong đêm thâu. Cụ hiểu được ý nghĩa của câu trên bèn thôi không đi nữa, vợ chồng con kiến cùng nhau dắt díu lên bờ. Từ đấy bắt đầu xây tạm mái nhà tranh, 2 cụ cùng nhau khai hoang từ mé sông Cái trở vào, điều lạ là lúc lên bờ và khai hoang thì tuyệt không thấy xung quanh có nhà cửa của ai cả, chỉ có một ngôi miếu nhỏ trong gò, lâu năm tiêu điều hoang phế nên cụ coi như đêm đấy là thần nhân chỉ điểm cho mình đường lối, cũng sửa sang lại ngôi miếu mà hương khói.
Nhờ chăm chỉ khai hoang, làm lụng và biết tích góp, ông bà dần dà giàu có. Ngoài đất do mình khai phá, ông bà còn mua thêm đất của những người nông dân nghèo nhập vào, trong vòng hai mươi năm ông bà đã có một gia tài đồ sộ gần 2000 mẫu đất ( đây là số liệu được ghi rõ lại ạ. Các bác lên Google xem về nhà cổ Đại Điền cũng có ghi số liệu chi tiết ạ.)

Từ đấy, ông trở thành 1 trong tam đại địa chủ giàu nhất của xứ Bến Tre, thời xưa gọi là Tam Hào Hoằng Trị gồm 3 vị Phủ Kiển, Phó Hoài và Hương Liêm( Phủ Hoằng Trị là tên gọi Bến Tre và một phần của tỉnh Vĩnh Long xưa).

Chương 6 này kể về quá trình vào Nam và định cư của các cụ, phần này em khái quát sơ lược chút về hoàn cảnh, phần sau em sẽ bắt đầu kể cụ thể và chi tiết hơn, sẽ bắt đầu một đoạn các chuyện ly kỳ huyền bí trong quá trình khai hoang, lập ấp và các chuyện xung quanh xứ Đại Điền.
Cám ơn cả nhà đã theo dõi ạ.
 
Vụ âm binh giết mấy chục mạng người trên sông theo tôi nếu có thật thì là do kẻ nào có thù hoặc muốn thanh toán đoàn người đó vì mục đích lợi ích gì đó nên chọn ngày thảm sát, hoặc lũ cướp biết dân đến ngày đó trốn trong nhà, vớ phải đúng cái thuyền buôn nước ngoài ko rõ tập tục nên bị nó cướp giết.
 
Chương 6
Tiến về Nam, hành trình đi mở đất,
Lấy sức người chống chọi với thiên nhiên.
Ôi quá khứ, xưa đất trời rộng bước,
Lại bừng sôi khát vọng của tổ tiên.

Xin lưu ý chút ạ, trong thời điểm cụ Tử Nam định cư lại Việt Nam, cụ đã chính thức chuyển từ họ Hoàng sang họ Huỳnh nhưng trong giai đoạn nào, năm nào thì không được ghi rõ, có thể là lúc đăng ký hộ tịch ạ.

Sau khi cụ Tử Nam mất, công việc kinh doanh, buôn bán trên biển của họ Huỳnh cũng dần sụp đổ do chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn, các thương thuyền và hội quán làm ăn của người Hoa cũng dần bị hạn chế. Các con cụ trở về trồng trọt trên mảnh đất hương hỏa do cha để lại cũng tạm nuôi sống bản thân qua ngày. 4 người con trai đều kết hôn cùng người Việt bản xứ và sinh được 14 người cháu, riêng người con út là cụ Huỳnh Phùng Ngọc chính là cụ cố kỵ trực hệ của em sinh được 2 người con trai là Ngọc Khiêm và Ngọc Minh. Thế hệ thứ ba này đã gần như Việt hóa rồi nhưng truyền thống gia đình vẫn giữ nguyên và nói được tiếng Hán. Vốn cuộc sống vẫn yên bình nhưng đến thời vua Tự Đức, quân viễn chinh của Phú Lang Sa và Y Pha Nho( Pháp và Tây Ban Nha) đổ bộ và tấn công nước ta, quân triều đình đại bại tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng đành rút về kinh thành Phú Xuân. Quân giặc tấn công rất nhiều lần và dân trong thành ngoài thành tử thương vô số. Rất nhiều gia quyến họ Huỳnh đã tử nạn hoặc bỏ trốn, cụ Phùng Ngọc cũng mất vợ trong cảnh loạn lạc. Cụ lúc đấy gánh 2 con trên quang gánh, chạy vào gần rừng núi mà sống. Tục rằng cụ đi suốt 1 ngày một đêm không dám ngừng, cũng không còn lương thực, chỉ uống nước cầm hơi, đến đêm không còn đi nỗi phần vì mệt và vì đói, các con thì nhớ mẹ mà khóc lả cả giọng, lòng cụ đau như cắt. Cứ tưởng 3 cha con sẽ chết ở xứ heo hút này thì bỗng thấy dưới đất có nắm xôi, nhưng xôi dính đầy đất cát, lại còn nổi mốc xanh. Còn cách nào khác nữa, cụ nhặt lên, phủi phủi bụi đất rồi 3 cha con chia nhau ăn, nhờ thế mà có sức mà vào đến được khu có người, rồi sống nương náu ở đấy đến khi cụ mất.
Về phần 2 cụ Ngọc Khiêm và Ngọc Minh thời gian lớn lên cũng có gia đình, cụ Khiêm có 9 người con. Do thời thế loạn lạc, mất mùa đói kém, đất đai trong rừng núi khô cằn khó trồng trọt, không đủ nuôi thân. 2 anh em quyết đưa tất cả gia quyến lên thuyền ra biển, suôi về Nam để lập nghiệp.
Trùng dương sóng cuộn ba đào
Kêu trời gọi đất biết nào hiểm nguy.
Giữa muôn trùng sóng nước, đoàn người như bầy kiến giữa dòng, cứ thả trôi như thế đến ngày thứ 4 thì gặp cơn bão biển, đêm đến sáng thì ghe thuyền của cụ Ngọc Minh đã không còn thấy tăm hơi đâu nữa, không biết đã trôi nơi nào hay đã bị chìm trong đêm bão. Thuyền cụ Ngọc Khiêm trôi về vùng Cần Giờ thì cập bến, người dân trong vùng thương tình cứu giúp và cho ở tạm.
Được một thời gian thì gia đình cụ có liên hiệp với hội bạn thương buôn, cùng nhau xuôi thuyền về xứ Hà Tiên, Cà Mau mà buôn bán và tìm nơi chốn lập nghiệp vì nghe rằng xứ Hà Tiên lúc đấy là nơi tấp nập, trù phú.

Tích kể rằng khi đoàn thuyền đi ngang cửa sông Ba Lai trời đã sập tối, dự định ghé thuyền vào lạch nhỏ để nghĩ ngơi bỗng lúc đấy có người phát hiện nhiều đóm lửa ma trơi bay dập dìu trên mặt sông đang tiến lại gần thuyền. Cả đoàn cùng soi đuốc để xem sự lạ thì mới tả hỏa, thì ra là một bầy cọp có lớn có nhỏ đang bơi bập bõm lại gần, trên đầu chúng thì lửa ma cứ bay vờn quanh. Mọi người tái hết cả mặt mày, vội vàng nhổ sào chống thuyền đi gấp, bầy hổ vẫn cứ bơi theo thuyền một đoạn khá xa, chỉ còn thấy những đốm lửa xanh lập lờ trên mặt nước.
Đoàn thuyền đến cửa sông cái vùng Cù Lao Minh thì đã tối khuya, cả đội cùng vào bãi neo lại thổi cơm. Đây là một bãi hoang đưa ra cửa sông cây lá um tùm. Cơm nước xong xuôi thì cùng hẹn nhau đến giờ nước lên sẽ gọi nhau để nhổ neo lên đường. Yên tâm thế cộng với đường xa mệt nhọc nên cụ Ngọc Khiêm ngủ say giấc. Nào hay đến giờ thì các bạn thuyền âm thầm nhổ neo rời bến, không gọi một lời, tới khi cụ tỉnh giấc thì nước đã rút khiến thuyền mắc cạn, vợ chồng cụ chèo chóng thế nào cũng không xong. Đang lúc buồn não ruột vì bạn bè toan tính, hại mình và cũng lo lắng vì vốn không biết đường nào đi tiếp thì bỗng bên trong vàm lá hoang nghe văng vẳng tiếng phụ nữ ru con:
_ Ầu ơ... dí dầu...
.. Cây khô tưới nước cũng khô...
...Phận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo...
Ầu ơ....dí dầu...
Lời ru nghe não nề, tha thiết, cứ lặp đi lặp lại, vang vọng trong đêm thâu. Cụ hiểu được ý nghĩa của câu trên bèn thôi không đi nữa, vợ chồng con kiến cùng nhau dắt díu lên bờ. Từ đấy bắt đầu xây tạm mái nhà tranh, 2 cụ cùng nhau khai hoang từ mé sông Cái trở vào, điều lạ là lúc lên bờ và khai hoang thì tuyệt không thấy xung quanh có nhà cửa của ai cả, chỉ có một ngôi miếu nhỏ trong gò, lâu năm tiêu điều hoang phế nên cụ coi như đêm đấy là thần nhân chỉ điểm cho mình đường lối, cũng sửa sang lại ngôi miếu mà hương khói.
Nhờ chăm chỉ khai hoang, làm lụng và biết tích góp, ông bà dần dà giàu có. Ngoài đất do mình khai phá, ông bà còn mua thêm đất của những người nông dân nghèo nhập vào, trong vòng hai mươi năm ông bà đã có một gia tài đồ sộ gần 2000 mẫu đất ( đây là số liệu được ghi rõ lại ạ. Các bác lên Google xem về nhà cổ Đại Điền cũng có ghi số liệu chi tiết ạ.)

Từ đấy, ông trở thành 1 trong tam đại địa chủ giàu nhất của xứ Bến Tre, thời xưa gọi là Tam Hào Hoằng Trị gồm 3 vị Phủ Kiển, Phó Hoài và Hương Liêm( Phủ Hoằng Trị là tên gọi Bến Tre và một phần của tỉnh Vĩnh Long xưa).

Chương 6 này kể về quá trình vào Nam và định cư của các cụ, phần này em khái quát sơ lược chút về hoàn cảnh, phần sau em sẽ bắt đầu kể cụ thể và chi tiết hơn, sẽ bắt đầu một đoạn các chuyện ly kỳ huyền bí trong quá trình khai hoang, lập ấp và các chuyện xung quanh xứ Đại Điền.
Cám ơn cả nhà đã theo dõi ạ.
Tôi ở Bến Tre mà cũng không nắm rõ lịch sử vùng đất này, hi vọng được nghe fen kể lại chi tiết quá trình từ lúc khai hoang đến thời hiện đại, Tết nếu có điều kiện sẽ đến tham quan nhà cổ Đại Điền ở Thạnh Phú.
 
Vụ âm binh giết mấy chục mạng người trên sông theo tôi nếu có thật thì là do kẻ nào có thù hoặc muốn thanh toán đoàn người đó vì mục đích lợi ích gì đó nên chọn ngày thảm sát, hoặc lũ cướp biết dân đến ngày đó trốn trong nhà, vớ phải đúng cái thuyền buôn nước ngoài ko rõ tập tục nên bị nó cướp giết.
Thật ra nếu bỏ chuyện tâm linh, huyền hoặc qua một bên thì rõ ràng đấy là một vụ cướp ấy bác ạ. Xưa giờ chuyện trộm cướp giả ma giả quỷ cũng không hiếm mà. Nhưng hiện ta cũng không rõ hoàn cảnh ngày ấy nên các cụ kể sao thì em cứ thuật lại chứ không dám bàn.
 
Cho tôi hỏi: Mộ của cụ Tử Nam ở Huế bây giờ còn không? Nếu đặt cụ Tử Nam là đời 1 của dòng họ nhà thím thớt thì tôi đoán đến đời thím thớt là đời thứ 9 hoặc 10, đúng không?

Từ tên của cụ Huỳnh Ngọc Khiêm, dừng chân và khai hoang vùng đất Bến Tre ngày nay, sao mà trở thành "Hương Liêm" được? Đoạn này thím thớt có đi nhanh quá không?
 
Cho tôi hỏi: Mộ của cụ Tử Nam ở Huế bây giờ còn không? Nếu đặt cụ Tử Nam là đời 1 của dòng họ nhà thím thớt thì tôi đoán đến đời thím thớt là đời thứ 9 hoặc 10, đúng không?

Từ tên của cụ Huỳnh Ngọc Khiêm, dừng chân và khai hoang vùng đất Bến Tre ngày nay, sao mà trở thành "Hương Liêm" được? Đoạn này thím thớt có đi nhanh quá không?
Dạ mộ cụ tổ thì qua năm dài tháng rộng, vật đổi sao dời đã không sao tìm được nữa, cũng không còn có thể xác định vị trí ở chỗ nào.

Còn về tên và danh xưng của cụ Hương Liêm em để qua chương sau sẽ nói chi tiết vì chương này khái quát tình huống thôi ạ.
 
Từ đấy, ông trở thành 1 trong tam đại địa chủ giàu nhất của xứ Bến Tre, thời xưa gọi là Tam Hào Hoằng Trị gồm 3 vị Phủ Kiển, Phó Hoài và Hương Liêm( Phủ Hoằng Trị là tên gọi Bến Tre và một phần của tỉnh Vĩnh Long xưa)
Theo lời kể của thím thì người con trai út của cụ Tử Nam là Huỳnh Phùng Ngọc, có có 2 con trai là Ngọc Khiêm và Ngọc Minh. Thuyền của cụ Minh thì gặp bão biển lạc mất. Còn cụ Khiêm thì vào đến Nam, gặp thần nhân giúp đỡ mà khai hoang, dựng lên cơ nghiệp. Sau thím đề cập đến nhà cổ của cụ Hương Liêm. Vậy cụ Liêm có phải là cụ Khiêm không hay là con trai của cụ Khiêm?
 
Theo lời kể của thím thì người con trai út của cụ Tử Nam là Huỳnh Phùng Ngọc, có có 2 con trai là Ngọc Khiêm và Ngọc Minh. Thuyền của cụ Minh thì gặp bão biển lạc mất. Còn cụ Khiêm thì vào đến Nam, gặp thần nhân giúp đỡ mà khai hoang, dựng lên cơ nghiệp. Sau thím đề cập đến nhà cổ của cụ Hương Liêm. Vậy cụ Liêm có phải là cụ Khiêm không hay là con trai của cụ Khiêm?
Em dự sẽ đề cập vào chương sau khi kể cụ thể cho các bác rõ nhưng thôi đính chính: cụ Khiêm khi vào xứ Bến Tre do phạm Húy vị nào đấy, cụ phải đổi tên thành Liêm trong Liêm Chính tức trong sạch. Cụ làm chức Hương Trưởng nên dân quen miệng gọi là Hương Liêm dù sau cụ làm đến chức Tri Huyện.
 
Em dự sẽ đề cập vào chương sau khi kể cụ thể cho các bác rõ nhưng thôi đính chính: cụ Khiêm khi vào xứ Bến Tre do phạm Húy vị nào đấy, cụ phải đổi tên thành Liêm trong Liêm Chính tức trong sạch. Cụ làm chức Hương Trưởng nên dân quen miệng gọi là Hương Liêm dù sau cụ làm đến chức Tri Huyện.
Thank thím thớt đã giải thích. Có điều kiện thím kể thêm sao cụ được lên làm Hương rồi làm Tri huyện nhé. Không biết thời đó có qua thi cử khoa bảng không, hay cụ là người tiên phong, nhiều uy tín nên được dân vùng đó tín nhiệm rồi triều đình công nhận.
Tính từ cụ Tử Nam đến đời thím thớt mới có 6 đời. Mà thớt mang tên cụ nội, kiểu bố thớt lấy tên ông nội đặt cho con, giống Son goku với Son Gohan thế :D
 
Thank thím thớt đã giải thích. Có điều kiện thím kể thêm sao cụ được lên làm Hương rồi làm Tri huyện nhé. Không biết thời đó có qua thi cử khoa bảng không, hay cụ là người tiên phong, nhiều uy tín nên được dân vùng đó tín nhiệm rồi triều đình công nhận.
Tính từ cụ Tử Nam đến đời thím thớt mới có 6 đời. Mà thớt mang tên cụ nội, kiểu bố thớt lấy tên ông nội đặt cho con, giống Son goku với Son Gohan thế :D
Dạ, em là đời thứ 9 rồi ạ, từ cụ Ngọc Khiêm thì họ nhà em đặt theo chữ lót để nhận nhau, ví như đời thứ 3 là Huỳnh Ngọc, đời thứ 4 là Huỳnh Tôn, thứ 5 là Huỳnh Nhân.... đến đời em thứ 9 là Huỳnh Ngọc, hiện người đang giữ nhà cổ là Huỳnh Ngọc Thu, 58 tuổi nhưng bằng vai với em vì nằm hàng chữ Ngọc dù em nay mới 26. Còn về tên em thì không phải cố ý đặt giống cụ đâu, ông bà nào ai dám liều thế, đấy là kỵ húy đấy, để hồi sau em kể lý do em trùng tên cụ tổ, ly kỳ lắm.😂
 
Thím là hiện thân của cụ Huỳnh Ngọc Khiêm, minh chứng rõ ràng của thuyết luân hồi - tái sinh? Bất chợt tôi nghĩ ra ý tưởng kỳ lạ vậy thôi, không dám bông đùa, cười cợt gì đâu. Chờ thím viết, hehe
Hơ hơ, em nào dám so với cụ. Thời xưa cụ kiêu hùng tài giỏi bao nhiêu, tay trắng dựng cơ đồ hùng vĩ, trăm năm rồi vẫn để lại tiếng thơm, bác đọc thêm vài chương tiếp theo em sẽ kể rõ về việc nhân nghĩa, tài năng của cụ. Hehe, em giờ là thằng loser thực tập thoai chưa được loser chính quy nữa mừ. Hehe Mà cũng cảm ơn bác.
 
Hơ hơ, em nào dám so với cụ. Thời xưa cụ kiêu hùng tài giỏi bao nhiêu, tay trắng dựng cơ đồ hùng vĩ, trăm năm rồi vẫn để lại tiếng thơm, bác đọc thêm vài chương tiếp theo em sẽ kể rõ về việc nhân nghĩa, tài năng của cụ. Hehe, em giờ là thằng loser thực tập thoai chưa được loser chính quy nữa mừ. Hehe Mà cũng cảm ơn bác.
người sáng lập đạo Hoà Hảo Huỳnh Phú Sổ có phải họ hàng bên thím ko
 
Hơ hơ, em nào dám so với cụ. Thời xưa cụ kiêu hùng tài giỏi bao nhiêu, tay trắng dựng cơ đồ hùng vĩ, trăm năm rồi vẫn để lại tiếng thơm, bác đọc thêm vài chương tiếp theo em sẽ kể rõ về việc nhân nghĩa, tài năng của cụ. Hehe, em giờ là thằng loser thực tập thoai chưa được loser chính quy nữa mừ. Hehe Mà cũng cảm ơn bác.

Chuẩn, có acc vOz là loser 50% rồi :ROFLMAO:có combo lùn lùn cận đụt trĩ vàng vẩu là đúng bài luôn :sleep:
 
người sáng lập đạo Hoà Hảo Huỳnh Phú Sổ có phải họ hàng bên thím ko
Hơ hơ, bác là người thứ 2 hỏi em câu này trong thớt đấy ạ. Đức Huỳnh Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ cũng họ Huỳnh nhưng cũng không rõ được, chắc phải về xem lại gia phả nhưng cũng khó vì họ hàng phân nhánh rất nhiều, khó lòng xác định, giờ em mà nhận các bác lại bảo nhận vơ, hehe.
 
Dạ, em là đời thứ 9 rồi ạ, từ cụ Ngọc Khiêm thì họ nhà em đặt theo chữ lót để nhận nhau, ví như đời thứ 3 là Huỳnh Ngọc, đời thứ 4 là Huỳnh Tôn, thứ 5 là Huỳnh Nhân.... đến đời em thứ 9 là Huỳnh Ngọc, hiện người đang giữ nhà cổ là Huỳnh Ngọc Thu, 58 tuổi nhưng bằng vai với em vì nằm hàng chữ Ngọc dù em nay mới 26. Còn về tên em thì không phải cố ý đặt giống cụ đâu, ông bà nào ai dám liều thế, đấy là kỵ húy đấy, để hồi sau em kể lý do em trùng tên cụ tổ, ly kỳ lắm.😂
Hóng chuyện của thím. Nãy đọc bài trên vietnamnet thấy phỏng vấn ông Huỳnh Ngọc Thu này. Nghĩ thớt cũng phải cứng tuổi rồi cơ, vì đoán ông Thu cũng phải tầm 50-60.

https://m.vietnamnet.vn/vn/doi-song...i-cua-tri-huyen-giau-co-o-ben-tre-440615.html
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top